You are on page 1of 4

Sinh

C1: Cấu tạo của thận là?

TL: -Thận gồm 2 quả, mỗi quả có 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cầu thận, nang cầu thận và ống thận

C2: Các cơ quan trong hệ bài tiết?

TL: Thận, Ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
C3: Hãy giải thích cơ sở khoa học của các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước
tiểu?

TL: hói quen: tiểu đúng lúc, không ăn quá mặn, quá chua, không ăn nhiều chất có khả năng tạo
sỏi, uống nhiều nước, khẩu phần ăn uống hợp lý.

Giaỉ thích cơ sở khoa học của thói quen ấy:

– Tiểu đúng lúc: Để lượng nước tiểu được bài thải ra ngoài hoàn toàn, không tích tụ chất cặn bã
lại => không tích tụ sỏi thận.

– Không ăn quá mặn, quá chua vì trong những món mặn chua có nhiều thứ làm hại hệ bài tiết
nước tiểu.

– Uống nhiều nước để quá trình lọc máu, thải bỏ các chất độc dại diễn ra một cách trôi chảy, dễ
dàng, không ê buốt.

C4: Việc làm và chất có hại cho hệ bài tiết?

TL: -ko giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu

-khẩu phần ăn uống ko hợp lý:ăn quá nhiều protein, ăn quá chua và thức ăn bị nhiễm độc,uống
ko đủ nước ...

-nhịn tiểu gây hại cho hệ bài tiết

C5: cấu tạo phù hợp với chức năng của da?

TL: * Bảo vệ cơ thể: Ở tầng biểu bì của da có tầng sừng có các tế bào chết thường xuyên bong ra
có tác dụng đẩy bụi và vi khuẩn có trên lớp bề mặt lớp này ra ngoài. Các sắc tố tạo màu da có tác
dụng bảo vệ da ngăn chặn sự xâm nhập của các tia bức xạ trong ánh sáng mặt trời. Móng có tác
dụng bảo vệ đầu ngón tay, ngón chân. Toàn bộ lớp da tạo thành một lớp bao phủ bảo vệ cơ thể,
lớp mỡ dưới da còn có chức năng tạo thành lớp đệm bảo vệ cơ, xương và các nội quan.
* Thu nhận cảm giác: Trong lớp biểu bì của da có các cơ quan thụ cảm là các dây thần kinh cảm
giác lan tỏa thành một mạng dày đặc giúp ta nhận biết được các kích thích cảm giác về sự tiếp
xúc, nhiệt độ và đau đớn.

* Bài tiết: Trong lớp biểu bì của da có:

- Các tuyến mồ hôi làm nhiệm vụ lấy bã từ máu để sản xuất thành mồ hôi bài tiết

- Các mạch máu có chức năng vừa mang chất dinh dưỡng đến nuôi da vừa mang chất bã đến cho
tuyến mồ hôi.

* Điều hòa thân nhiệt:

- Sự sản xuất và bài tiết mồ hôi của da cũng góp phần điều hòa thân nhiệt

- Lớp mỡ dưới da tạo thành lớp cách nhiệt giúp cơ thể ngăn chặn một phần sự xâm nhập nhiệt độ
từ môi trường vào

- Các cơ dựng lông có thể co rút gây dựng lông để điều hòa thân nhiệt; đặc biệt là chống lạnh.

C6:Bộ phận của da tiếp nhận các kích thích và thực hiện chức năng bài tiết?
TL: + Cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da tiếp nhận các kích thích.

+ Tuyến mồ hôi ở lớp bì giúp da thực hiện chức năng bài tiết

C7: Hoạt động của bộ phận nào giúp da luôn mềm mại và không bị thấm nước?
TL: Hoạt động của tuyến nhờn giúp da luôn mềm mại và không bị thấm nước

C8: Nguyên nhân của tật cận thị?

TL: Nguyên nhân gây ra cận thị:

+ Tật bẩm sinh do cầu mắt dài

+ Không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường làm cho thủy thể tinh luôn luôn phồng
lâu dần mắt khả năng co dãn

C9: Nêu các tế bào của cơ quan phân tích thị giác?

TL: Gồm: Tế bào thụ cảm thị giác (ở màng lưới của cầu mắt), dây thần kinh thị giác, vùng thị
giác ở thuỳ chẩm.
C10: Các vùng ở não bộ?

TL: Vùng vận động, vùng cảm giác, vùng thị giác, vùng thính giác, vùng vị giác. Đặc biệt là
vùng vận đọng ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói và vùng hiểu chữ viết (chỉ có ở người ở động vật
không có)

C11: Nêu cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh?

TL: * Cấu tạo:

- Hệ thần kinh được cấu tạo bởi các tế bào thần kinh (nơron).

- Hệ thần kinh bao gồm:

+, Phần trung ương: Não và tủy sống.

+, Phần ngoại biên: Các dây thần kinh và hạch thần kinh.

* Chức năng:

- Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ
cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất, giúp cơ thể luôn thích nghi với những thay đổi
của môi trường.

C12: Nêu chức năng của tuyến tụy?

TL: Tuyến tụy vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết.
+ Chức năng ngoại tiết: Tiết dịch tụy tiêu hóa thức ăn

+ Chức năng nội tiết: Tiết hormone insulin và glucagon có tác dụng điều hòa lượng đường trong
máu luôn ổn định.

C13: Phân biệt đường đi của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?

TL: * Giống nhau: Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết

* Khác nhau: - Cấu tạo:

+ Tuyến ngoại tiết: Gồm các tế bào tuyến và ống dẫn

+Tuyến nội tiết: Gồm các tế bào tuyến và mạch máu, bao quanh, không có ống dẫn
- Sản phẩm tiết:

+Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm tiết là các chất dịch

+ Tuyến nội tiết: Sản phẩm tiết là các hoocmon

- Đường đi của sản phẩm tiết:

+ Tuyến ngoại tiết: Chất tiết theo ống dẫn tới các cơ quan tác động

+ Tuyến nội tiết: Chất tiết ngấm vào máu tới các cơ quan đích

- Cho ví dụ:

+ Tuyến ngoại tiết: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt….

+ Tuyến nội tiết: Tuyến yên, tuyến giáp….

You might also like