You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: SINH HỌC


Câu 1: Hệ hô hấp, hệ tiêu hoá và hệ bài tiết có vai trò gì trong sự trao đổi chất giữa cơ thể và
môi trường?
-Hệ hô hấp: lấy O2 từ môi trường, lọc khí, cung cấp O 2 cho các hoạt động sống của cơ thể sao
đó cơ thể tạo ra CO2, sau quá trình sống sẽ do hệ hô hấp thải ra.
-Hệ tiêu hóa: Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ,
đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.
Hệ bài tiết: lọc máu để giữ lại các chất cần thiết và thải ra các chất bã, độc hại thjong6 qua mồ
hôi, nước tiểu.
Câu 2: Bài tiết là gì? Nêu sản các sản phẩm bài tiết từ phổi, thận và da.
Bài tiết là một quá trình mà chất thải từ quá trình trao đổi chất được loại bỏ ra khỏi cơ th ể.
Sản ph ẩm bài tiết của phổi: CO2
Sản ph ẩm bài tiết của thận: nước tiểu
Sản ph ẩm bài tiết của da: mồ hôi
Câu 3: Trình bày cấu tạo và vai trò của hệ bài tiết nước tiểu.
-Cấu tạo: Bao gồm thận, ống dẫn nước tiểu (niệu quản), bóng đái (bàng quang), ống đái (niệu
đạo). Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: Phần vỏ có nang cầu thận, cầu thận và ống thận.
Phần tủy có ống góp.
-Vai trò:
+Thải ra ngoài cơ thể những chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra và các
chất dư thừa.
+Đảm bảo tính ổn định cua môi trường trong cơ thể.
Câu 4: Phân biệt nước tiểu chính thức và nước tiểu đầu.
Nước tiểu đầu:

 Nồng độ hòa tan: loãng


 Chất cặn bã: Có ít
 Chất dinh dưỡng: có nhiều

Nước tiểu chính thức:


 Nồng độ hòa tan: đậm đặc
 Chất cặn bã: có nhiều
 Chất dinh dưỡng: gần như không có

Câu 5: Trình bày quá trình bài tiết nước tiểu ở thận.
- Quá trình bài tiết nước tiểu diễn ra ở các đơn vị thận:
- Quá trình bài tiết nước tiểu bao gồm:
+ Quá trình lọc máu để hình thành nước tiểu đầu
+ Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết
+ Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và không cần thiết ở ống thận để tạo nên nươc tiểu chính
thức và ổn định một số thành phần của máu.
Câu 6: Bộ phận nào giúp da tiếp nhận kích thích và bộ phận nào của da thực hiện chức năng
bài tiết mồ hôi?
– Bộ phận dưới da tiếp nhận kích thích là thụ quan. Bộ phận thực hiện chức năng bài tiết là tuyến mồ
hôi.
Câu 7: Trình bày chức năng của da.
-Bảo vệ cơ thể
-Tiếp nhận các kích thích của môi trường
-Bài tiết
-Điều hòa thân nhiệt
-Tạo vẻ đẹp
Câu 8: Đặc điểm nào của da thực hiện chức năng bảo vệ?

Câu 9: Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá?
+ Khi trời quá nóng: mao mạch dưới da dãn, tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi.
+Khi trời quá lạnh: mao mạch dưới da co lại, cơ chân lông co lại gây hiện tượng sởn gai ốc.
Câu 10: Em hãy nêu một số biện pháp giữ vệ sinh da?

 Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh
ngoài da
 Rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da
 Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng.
 Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

You might also like