You are on page 1of 5

Tên: Dương Gia Huy

Lớp: 8-1
ĐỀ ÔN THI SINH CUỐI KÌ II
Lí thuyết
Bài 38 Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết.
- Bài tiết là một hoạt động để đào thải các sản phẩm bài tiết của cơ thể ra ngoài môi trường
- Cấu tạo gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
- Thận có cấu tạo gồm: Vỏ thận, tủy thận, bể thận
- Mỗi quả thận có 1 triệu đơn vị chức năng
- Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là thận
- Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
Bài 39 Bài tiết nước tiểu.
- Sự tạo thành nước tiểu được diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận
- Xảy ra ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu
- Quá trình hấp thụ lại các chất còn cần thiết
- Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và chất không cần thiết ở ống thận để tạo nên nước tiểu chính
thức và ổn định một số thành phần của máu.
- Nước tiểu chính thức được đổ vào bể thận qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, rồi
được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.
- Một số thông tin khác trong sách:
+ Mỗi ngày, Cầu thận người bình thường sẽ phải lọc khoảng 1 440l máu và tạo ra khoảng 170 lít
nước tiểu đầu sau đó hấp thụ lại nước để lại 1,5 lít nước tiểu chính thức thải ra ngoài.
+ Khi lượng nước tiểu trong bóng đái đạt tới ngưỡng 200ml sẽ cho chúng ta cảm giác mắc tiểu.
Bài 47 Đại não
- Đại não được phân làm hai nửa nhờ rãnh liên bán cầu.
- Nhờ hệ thống rãnh chia đại não làm 4 thuỳ: Thuỳ trán, thuỳ đỉnh, thuỳ chẩm, thùy thái dương.
- Cấu tạo: Chất xám nằm ngoài tạo thành vỏ đại não, vỏ đại não có nhiều nếp gấp => làm tăng diện
tích bề mặt của đại não
- Vỏ não cấu tạo từ 6 lớp tế bào hình tháp
- Chất trắng nằm dưới lớp vỏ chất xám trong đó chứa các nhân nền. Là các đường dẫn truyền, các
đường này bắt chéo nhau ở hành não hoặc tủy sống.
- Các vùng chức năng có ở người và động vật: Vùng thính giác, vùng thị giác, vùng vị giác, vùng cảm
giác, vùng vận động
- Vùng chỉ có ở người: Vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết, vùng vận động ngôn ngữ( nói và
viết )
Bài 50 Vệ sinh mắt
- Tật cận thị:
+ Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
+ Nguyên nhân: Do bẩm sinh cầu mắt quá dài hoặc do không giữ vệ sinh học đường khiến thể thuỷ
tinh luôn ở trạng thái phồng
+ Cách khắc phục: Đeo kính cận( kính mặt lõm, kính phân kì)
- Tật viễn thị:
+ là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa
+ Nguyên nhân: Bẩm sinh do cầu mắt ngắn, do vệ sinh học đường không đúng cách khiến thể thuỷ
tình luôn xẹp
Bài 52 Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có không cần phải trải qua quá trình học tập
- PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn
luyện, rút kinh nghiệm.
- Sự hình thành phản xạ có điều kiện: Bản chất là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời
trên vỏ não
- Ức chế phản xạ có điều kiện: Khi phản xạ không được rèn luyện và củng cố => Xuất hiện sự ức
chế phản xạ có điều kiện
● Ý nghĩa của sự ức chế phản xạ có điều kiện:
+ Giúp con người thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống
+ Hình thành các thói quen sống tốt
So sánh PXCĐK và PXKĐK
Giống: Trả lời các kích thích của môi trường đối với cơ thể, và đảm bảo sự thích nghi đối với môi trường.
Khác:
Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện

1. Trả lời các kích thích tương ứng 1’. Trả lời các kích thất bất kì hay kích thích có điều
2. Bẩm sinh kiện( đã được kết hợp với kích thích không điều
3. Bền vững, không bao giờ mất kiện một số lần )
4. Có tính chất di truyền, mang tính chất 2’. Được hình thành trong đời sống
chủng loại 3’.Dễ mất khi không củng cố
5. Số lượng hạn chế 4’.Có tính chất cá thể và không di truyền
6. Cung phản xạ đơn giản 5’. Số lượng không hạn định
7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống 6’. Hình thành đường liên hệ tạm thời
7’.Bộ phận trung ương nằm ở vỏ đại não

Câu hỏi
I /Trắc nghiệm.
Câu 1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:
a. Thận, cầu thận, bóng đái.
b. Thận, ống thận, bóng đái.
c. Thận, bóng đái, ống đái.
d. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
Câu 2. Cấu tạo của thận gồm:
a. Phần vỏ, phần tủy, bể thận, ống dẫn nước tiểu.
b. Phần vỏ, phần tủy, bể thận.
c. Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng, bể thận.
d. Phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.
Câu 3. Khi đạt tới bao nhiêu ml nước tiểu trong bóng đái thì sẽ xuất hiện cảm giác buồn tiểu ?
a. 155 ml
b. 200 ml
c. 500 ml
d. 369 ml
Câu 4. Cơ nào không tham gia quá trình thải nước tiểu ?
a. Cơ bụng
b. Cơ bóng đái
c. Cơ vòng ống đái
d. Cơ vân
Câu 5. Máu có gì mà nước tiểu đầu không có ?
a. Các chất dinh dưỡng
b. Các ion
c. Nước
d. Các tế bào máu và protein có kích thích lớn hơn lỗ lọc
Câu 6. Con người chúng ta có những vùng nào mà động vật không có ?
a. Vùng hiểu tiếng nói
b. Vùng hiểu chữ viết
c. Vùng vận động ngôn ngữ ( nói và viết )
d. Tất cả các phương án trên
Câu 7. Đại não tổng cộng có bao nhiêu thuỳ ?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 8
Câu 8. Vỏ đại não gồm mấy lớp và chủ yếu là các tế bào gì ?
a. 10 lớp, tế bào hình nón
b. 4 lớp, tế bào hình que
c. 6 lớp, tế bào hình lăng trụ
d. 6 lớp, tế bào hình tháp
Câu 9. Ai là người đầu tiên xây dựng một thí nghiệm quy mô về sự hình thành phản xạ có điều kiện ở loài
chó ?
a. C. Đacuyn

b. G. Simson

c. I.V. Paplôp

d. Pythagoras

Câu 10. Điều nào sau đây là sai ?

a. Phản xạ có điều kiện được hình hành trong đời sống và dễ mất khi không củng cố

b. Phản xạ có điều kiện tính chất cá thể và không di truyền

c. Phản xạ không điều kiện có số lượng không hạn định và hình thành đường liên hệ tạm thời

d. Không có gì sai

Câu 11. Phản xạ nào sau đây là phản xạ không điều kiện ?

a. Khi thấy có người lao đến mình thì né

b. Khi nghe tiếng gọi thì quay lại nhìn

c. Mặt đồ nhiều mồ hôi khi đi dưới nắng


d. Khi sắp trễ giờ học thì chạy nhanh như flash

Câu 12. Phản xạ nào sau đây là phản xạ có điều kiện ?

a. Cảm thấy nổi da gà khi đi trong một khu rừng tăm tối và lạng lẽo

b. Đổ nhiều mồ hôi vì luyện tập nhiều

c. Vô game chơi khi bạn rủ vào

d. Thở hổn hển khi chạy quá sức

II / Tự luận

Câu 1. Hãy nêu nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và cách phòng chống của bệnh đau mắt hột.

Nguyên nhân:

- Do vi khuẩn xâm nhập vào mắt

- Tay hoặc vật dụng có dính vi khuẩn chạm vào mắt

- Vệ sinh nơi ở không sạch sẽ

- Không thường xuyên rửa mặt và rửa tay

- Xài chung dụng cụ sinh hoạt với người bệnh

- Nguồn nước vệ sinh cá nhân dơ

Biểu hiện:
- Xuất hiện nhiều hột ở mắt, hột có hình tròn, có kích thước từ 0,5 mm trở lên, có màu xám
trắng, thường nổi trên bề mặt kết mạc hay ở rìa giác mạc.
- Xuất hiện nhú gai là những khối đa giác, có màu hồng.
- Nếu như người bệnh đã mắc bệnh trong một thời gian dài thì sẽ xuất hiện sẹo. Sẹo là những dải
xơ trắng hình sao, có nhánh hình thành dạng lưới, sẹo thường xuất hiện ở kết mạc sụn mi trên.
- Khi bị bệnh đau mắt hột, người bệnh thường có các biểu hiện như ngứa, sưng kích ửng mí mắt;
gỉ mắt chứa chất nhầy hoặc dịch mủ; cảm giác đau mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng xanh.
Hậu quả:

- Nếu như kịp thời chữa trị thì hậu quả sẽ không đáng kể

- Nếu như để nặng thì sẽ bị mất một phần thị giác hoặc bị mù
Để phòng bệnh đau mắt hột hiệu quả, trước hết phải nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ
trong cộng đồng. Người bệnh không dùng chung các dụng cụ sinh hoạt cá nhân với người lành.Nguồn
nước vệ sinh cá nhân phải là nước sạch. Để phòng chống bệnh đau mắt hột, tổ chức y tế thế giới đã
đưa ra chiến lực SAFE như sau:

- S(Surgery) người bệnh nên mổ quặm sớm vì đây là nguyên nhân trực tiếp gây mù, xử lý lông
xiêu bằng nhổ lông xiêu.
- A(Antibiotics) điều trị đau mắt hột hoạt tính bằng kháng sinh, nhằm tiêu diệt ổ nhiễm khuẩn và
hạn chế tình trạng lây lan hiệu quả.
- F(Face Washing) rửa mặt 3 lần mỗi ngày bằng nước sạch và sử dụng khăn mặt riêng nhằm loại
bỏ chất tiết kết mạc, hạn chế lây lan bệnh trong gia đình và cộng đồng.
- E(Environmental Improvements) Cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, cung cấp nước
sạch, tạo nơi ở sạch sẽ, rộng rãi, xây hố xí hợp vệ sinh, chuồng gia súc xa nhà.
Cách phòng chống:

+ Cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường


+ Tạo nơi ở sạch sẽ, rộng rãi
+ Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ
+ Sử dụng nước sạch để vệ sinh cá nhân

+ Thường xuyên rửa tay và rửa mặt

+ Không xài chung dụng cụ sinh hoạt với người bệnh

You might also like