You are on page 1of 2

CÂU 5: Hệ bài tiết

a. Trong cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu, nêu chức năng của các bộ phận: thận, bóng đái, ống dẫn nước
tiểu, ống đái.
- Hai quả thận: có chức năng lọc màu và hình thành nước tiểu.
- Ống dẫn nước tiểu: có vai trò dẫn nước tiểu từ thận đến bóng đái.
- Bóng đái: có vai trò tích trữ nước tiểu.
- Ống đái: có vai trò đưa nước tiểu từ bóng đái ra ngoài cơ thể.
b. Biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu
- Thường xuyên giữ vệ sinh cơ thể và vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
- Điều chỉnh khẩu phần ăn uống hợp lý:
+ Không nên ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, thức ăn có nhiều chất tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn thừa, thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn bị nhiễm độc.
- Cần uống đủ nước, khi mắc tiểu thì cần đi ngay, không nên nhịn tiểu lâu.
CÂU 6: Hệ hô hấp
a. Hoàn thành bảng sau

b. Biện pháp bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp


- Xây dựng môi trường trong sạch: trồng nhiều cây xanh, chống ô nhiễm không khí.
- Cần nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường chung.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cần rèn luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải khí độc.
- Đeo khẩu trang khi lao động nơi có nhiều bụi, khi đi đường.
c. So sánh sự trao đổi khí ở phổi và tế bào
* Giống nhau: Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều khuếch tán CO2 và O2 từ nơi có nồng độ cao đến nơi
có nồng độ thấp.
* Khác nhau:
- Trao đổi khí ở phổi xảy ra giữa máu và phế nang. Nồng độ O2 trong phế nang cao hơn và nồng độ CO2
trong phế nang thấp hơn so với nồng đồ các chất khí tương ứng ở trong máu của các mao mạch phổi dẫn
đến O2 khuếch tán từ phế nang vào máu và CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào xảy ra giữa máu và tế bào. Nồng độ O2 trong tế bào thấp hơn và nồng độ CO2
trong tế bào cao hơn so với nồng đồ các chất khí tương ứng ở trong máu của các mao mạch tế bào dẫn đến
O2 khuếch tán từ máu vào tế bào và CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
CÂU 7: Hệ thần kinh
a. Vẽ sơ đồ các thành phần của hệ thần kinh chia theo Cấu tạo:
b. Phân biệt tật cận thị và viễn thị về nguyên nhân, biểu hiện, biện pháp phòng tránh
Cận thị Viễn thị
Nguyên nhân Có thể do bẩm sinh cầu mắt dài hoặc do Có thể do cầu mắt quá ngắn hoặc thể thủy
nhìn gần khi đọc sách hay làm việc trong tinh bị lão hóa xẹp xuống khó phồng lên
ánh sáng yếu lâu dần làm thể thủy tinh
phồng lên. Tình trạng này kéo dài làm thể
thủy tinh mất dần khả năng đàn hồi
Biểu hiện Mắt chỉ nhìn rõ các vật ở gần mà không Mắt chỉ nhìn rõ các vật ở xa, ảnh của vật
nhìn rõ các vật ở xa, ảnh của vật ở phía nằm ở phía sau màng lưới.
trước màng lưới
Biện pháp Để khắc phục tật cận thị cần đeo kính cận Cần đeo kính lão (kính hội tụ) phù hợp giúp
phòng tránh (kính phân kỳ) phù hợp giúp ảnh lùi về kéo ảnh về đúng màng lười
đúng màng lưới
CÂU 8: Môi trường trong cơ thể
Thành phần của môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết. Môi trường trong cơ thể
thường xuyên liên hệ với môi trường bên ngoài thông qua các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ
hô hấp và da,…

You might also like