You are on page 1of 16

THÔNG TIỂU – DẪN LƯU NƯỚC TIỂU

RỬA BÀNG QUANG

MỤC TIÊU
1. Nhắc lại được đặc điểm giải phẩu học và sinh lý hệ tiết niệu.
2. Trình bày được 10 yếu tố ảnh hưởng đến sự bài tiết nước tiểu.
3. Nêu được mục đích, chỉ định, chống chỉ định thông tiểu, dẫn lưu nước tiểu, rửa
bàng quang.
4. Kể được 7 tai biến của thông tiểu.
5. Trình bày được 6 nguyên tắc chung của thông tiểu.
6. Trình bày được 5 yếu tố gây nhiễm trùng tiểu.
7. Xác định được dấu hiệu nhiễm trùng tiểu.
8. Thực hiện được thủ thuật đúng qui trình, nhẹ nhàng, tế nhị, vô khuẩn trong chăm
sóc người bệnh có đặt ống thông tiểu.
1. ĐẠI CƯƠNG:
1.1. Đặc điểm giải phẩu học về hệ tiết niệu
Hệ tiết niệu bao gồm: hai thận, 2 niệu quản, bàng quang và niệu đạo
- Hai thận nằm ở phía sau trên khoang bụng, đi từ ngang mức đốt sống ngực 12 tới
ngang mức sống lưng 3, mỗi thận dài 11cm, rộng 6cm, dày 3cm, nặng khoảng 150g
và có khoảng một triệu đơn vị chức năng của thận là các nephron, mỗi nephron gồm
cầu thận và các ống thận. Thận trái cao hơn thận phải, trên đầu 2 quả thận là tuyến
thượng thận. Bể thận hình phểu chứa nước tiểu do thận tạo ra. Thận là cơ quan sản
suất nước tiểu để bài xuất các chất thải của chuyển hóa, đào thải chất độc, giữ vững
hằng định nội mô (cân bằng nước, điện giải và kiềm toan).
- Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang dài 25 cm, đường
kính niệu quản trên to, niệu quản dưới hẹp, đường kính trung bình 3 – 5 mm.
+ Niệu quản ở nam giới nằm sát thành bên chậu hông, chạy dọc theo động mạch
chậu trong, chạy ra trước ruôt thẳng lách giữa túi tinh và bàng quang.

Trang 1
+ Niệu quản nữ sát thành bên chậu hông rồi chui vào đáy dây chằng rộng, sau đó
lách giữa âm đạo và bàng quang, đặc biệt là khi cách cổ tử cung 15 cm, niệu quản
bắt chéo phía sau động mạch tử cung.
- Bàng quang nằm ở dưới phúc mạc, ngay sau khớp mu. Khi rỗng, bàng quang nằm
hoàn toàn trong phần trước vùng chậu, phía sau là trực tràng và tạng sinh dục. Khi
chứa đầy nước tiểu, bàng quang căng lên thành hình cầu, vượt lên trên khớp mu và
nằm trong ổ bụng. Bàng quang là 1 túi chứa nước tiểu, dung tích trung bình 250 –
300 ml, có thể chứa tới 3 lít.
- Niệu đạo nam dài 16cm – 17cm, đi từ cổ bàng quang xuyên qua tuyến tiền liệt,
cong ra phía trước lên trên ôm lấy bờ dưới khớp mu sau đó quặt xuống dưới để vào
vật xốp của dương vật.
+ Niệu đạo bao gồm: Niệu đạo tiền liệt dài 2,5 cm đến 3 cm, niệu đạo màng dài 1,2
cm và niệu đạo xốp dài 12 cm.
+ Về giải phẩu học, niệu đạo chia 2 đoạn:
 Đoạn cố định bao gồm niệu đạo tiền liệt, niệu đạo màng và 1 phần của niệu
đạo xốp.
 Đoạn di động: phần còn lại của đoạn xốp
 Chỗ giới hạn 2 đoạn nầy là chỗ quặt xuống dưới để vào dương vật.
- Dương vật là cơ quan niệu – sinh dục ngoài vừa dẫn nước tiểu vừa để phóng tinh
dịch.
+ Dương vật bao gồm gốc, thân và đầu.
+ Gốc dương vật dính với ngành ngồi mu
+ Thân dương vật
+ Đầu dương vật là chỗ phình của vật xốp còn gọi là quy đầu, được bọc trong bao
quy đầu
+ Đỉnh quy đầu có lỗ tiểu thông với niệu đạo
- Niệu đạo nữ thẳng to và ngắn, dài 4cm, đi từ cổ bàng quang tới âm hộ
+ Âm hộ là phần ngoài cùng của cơ quan sinh dục nữ gồm môi lớn, môi bé, tiền
đình, lỗ tiểu, âm đạo.
Trang 2
+ Lỗ tiểu thông với niệu đạo ở trước lỗ âm đạo và sau âm vật
+ Giữa lỗ tiểu và lỗ âm đạo có củ niệu đạo (mốc tìm lỗ niệu đạo để thông tiểu)
1.2. Đặc điểm sinh lý tiết niệu:
- Thận có chức năng lọc, tái hấp thu, bài tiết nước tiểu ra ngoài.
-Sự sản xuất nước tiểu của thận phụ thuộc vào tuổi tác
- Số lượng nước tiểu trung bình trong 24 giờ
+ Dưới 2 tuổi: 500 – 600ml/24 giờ
+ 2 - 5 tuổi: 500 – 800 ml/24 giờ
+ 5 - 8 tuổi: 600 – 1.200 ml/giờ
+ 8 - 14 tuổi: 1000 – 1500ml/giờ
+ > 14 tuổi 1500 ml/24 giờ
+ Ngoài ra lượng nước tiểu còn tùy thuộc vào lượng nước nhập và sự bài tiết các
chất ra ngoài cơ thể.
+ Màu sắc: vàng nhạt, tỉ trọng 1,018
+ Tính chất: trong, không lợn cợn
+ Độ pH: 4.5 – 8
+ Đường: bình thường không có trong nước tiểu
+ Đạm: bình thường trong nước tiểu có rất ít protein khoảng 20mg/24 giờ. Khi
protein trong nước tiểu vượt quá ngưỡng nầy mới gọi là đạm niệu
+ Máu: bình thường không có hồng cầu trong thành phần nước tiểu, nếu có hồng
cầu là có bệnh lý về thận và ngoài thận như viêm cầu thận bởi tổn thương màng cơ
bản của cầu thận nên hồng cầu lọt qua hoặc viêm ống thận gây chảy máu vào lòng
ống thận, hoặc do chấn thương vùng niệu đạo
+ Vi trùng: bình thường không có vi trùng trong nước tiểu
+ Mùi: khai nhẹ (ammoniac), thuốc hoặc thức ăn có thể làm thay đổi mùi nước tiểu.
+ Số lượng nước tiểu trung bình để kích thích bàng quang có phản xạ mắc đi tiểu là
250 – 300ml.
- Trẻ sơ sinh không thể kiểm soát sự đi tiểu, trung bình 18 – 24 tháng tuổi mới có
khả năng tự kiểm soát sự đi tiểu, 4-5 tuổi trẻ kiểm soát được hoàn toàn sự đi tiểu.

Trang 3
- Ở người già, tốc độ lọc cầu thận giảm, khả năng cô đặc nước tiểu giảm. Vì vậy
người lớn tuổi thường hay đi tiểu đêm. Vì bàng quang không thể co 1 cách hiệu quả
nên người lớn tuổi thường hay giữ 1 lượng nước tiểu trong bàng quang (nhịn tiểu)
sẽ làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn.
- Đối với người u xơ tiền liệt tuyến, thường đi tiểu không hết nước tiểu, sự ứ đọng
nước tiểu cũng làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn và nhiễm trùng hệ tiết niệu.
- Đối với truờng hợp lịệt chi hoàn toàn, các kết nối giữa tủy sống và não bị gián
đọan, bàng quang không thể gửi tín hiệu đến não khi bàng quang đã đầy nuớc tiểu,
nguợc lại não cũng không gửi tín hiệu đến bàng quang để điều khiển bàng quang
họat động. Khi BN bị liệt chi, các cơ bàng quang gần như không họat động do thiếu
phản xạ bài tiết, bàng quang có nguy cơ bị ứ nuớc gây bí tiểu, cần thông tiểu dẫn
lưu nuớc tiểu ra ngòai, làm rỗng bàng quang tránh thận bị tồn đọng nuớc tiểu dẫn
đến phá hủy các tế bào, nhiễm trùng và gây sỏi thận.
- Thông tiểu là kỹ thuật đưa ống thông qua niệu đạo vào bàng quang để đưa nước
tiểu ra ngoài, lấy nước tiểu xét nghiệm, trong một số trường hợp đặt biệt hoặc kết
hợp làm thuốc điều trị tại chỗ các tổn thương ở bàng quang. Trong trường hợp cần
phải thông tiểu nhiều lần, có thể lưu ống thông trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày gọi
là dẫn lưu nước tiểu (hay thông tiểu giữ lại).
2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
- Dịch xuất nhập của cơ thể: lượng nước cung cấp vào qua ăn uống, dịch truyền,
thuốc, nước tiểu, mồ hôi, phân, hơi thở, vác chất bài tiết từ ODL…
- Dinh dưỡng: Thức ăn lỏng, rược bia, nước trà, Coca,…
- Tư thế.
- Yếu tố tâm lí: stress, lo lắng có thể gây bí tiểu hoặc kích thích tiểu nhiều lần
- Tắc nghẽn đường tiểu: chấn thương vùng thận, khối u trong ổ bụng chèn ép, sỏi, u
xơ tiền liệt tuyến.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng lỗ tiểu do vệ sinh kém, kỹ thuật thông
tiểu không đảm bảo vô khuẩn.
- Tổn thương thần kinh - cột sống

Trang 4
- Thuốc lợi tiểu.
- Thời tiết: môi trường nóng, lạnh.
- Bệnh lý về thận gây tổn thương cầu thận, ống thận.
3. SỰ BÀI TIẾT BẤT THƯỜNG QUA ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
- Thiểu niệu: <500ml/24h (<30ml/giờ)
- Vô niệu: <100ml/24h (<10ml/giờ)
- Đa niệu: >2500-3000ml/24h
- Bí tiểu
- Tiểu rát buốt
- Mắc tiểu không nín được
- Tiểu nhiều lần trong ngày
- Tiểu đêm: dùng các chất kích thích trước khi ngủ (rượu, cà phê), ở người già khó
ngủ, hoặc một số bệnh lý về thận, huyết áp
- Tiểu dầm: là sự mất khả năng kiểm soát tiểu tiện có thể tạm thời hay vĩnh viễn.Tiểu
dầm có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, hay gặp nhất là trẻ nhỏ, người gia.
- Tiểu máu: nước tiểu có màu đỏ
- Tiểu mủ: trong nước tiểu có tế bào mủ, nước tiểu đục, để lâu lắng cặn mủ
- Tiểu dưỡng chấp: trong nước tiểu có dưỡng chấp, màu trắng đục như sữa hoặc
trắng như nước vo gạo, để lâu đặc như thạch, màu trắng trong (thành phần:
triglyceriid, cholesterol – protein trong hệ bạch huyết do có sự lưu thông giữa đường
bạch huyết và đường dẫn niệu).
- Tiểu lipid
- Tiểu hemoglobin: tiểu ra huyết cầu tố
4. CÁC LOẠI ỐNG THÔNG
- Thông tiểu thường: ống Nelaton
- Thông ống tiểu giữ lại: ống Foley
- Khui bàng quang: ống Pezzer, Malecot
- Nong niệu đạo: ống kim loại
5. THÔNG TIỂU THƯỜNG (NAM VÀ NỮ )

Trang 5
5.1 Chỉ định
- Bí tiểu (chỉ thông tiểu khi áp dụng phản xạ có điều kiện kích thích không kết quả)
- Cần có mẫu nước tiểu vô trùng để xét nghiệm tìm vi trùng trong nước tiểu
- Trước các cuộc mỗ lớn
- Trước khi sinh (nếu cần)
- Thông tiểu kết hợp bơm dung dịch sát khuẩn để rửa bàng quang
- Chẩn đoán các bệnh về hệ tiết niệu
5.2 Chống chỉ định
- Nhiễm khuẩn niệu đạo
- Dập rách niệu đạo
- Chấn thương tiền liệt tuyến
6. DẪN LƯU NƯỚC TIỂU THÔNG TIỂU GIỮ LẠI
6.1 Mục đích:
Đặt ống thông trong bàng quang giữ lâu ngày để:
- Dẫn nước tiểu ra ngoài liên tục
- Giữ giường bệnh được khô ráo
- Giữ vết mổ bàng quang và bộ phận sinh dục không bị nhiễm trùng
- Tạo sự nén ép lên thành niệu đạo ngăn chặn sự chảy máu ở thành niệu đạo.
6.2 Chỉ định
- Bệnh nhân đi tiểu không tự chủ ( hôn mê, liệt cơ vòng ).
- Trước và sau những cuộc mỗ lớn
- Bệnh nhân được phẩu thuật ở bàng quang, niệu đạo, tiền liệt tuyến, tầng sinh môn.
- Bệnh nhân bí tiểu thường xuyên.
- Theo dõi, đánh giá chức năng lọc, bài tiết của thận trong những giờ nhất định
6.3. Chống chỉ định
- Nhiễm trùng niệu đạo
- Dập rách niệu đạo
- Chấn thương tiền liệt tuyến
7. RỬA BÀNG QUANG

Trang 6
7.1. Mục đích
- Rửa sạch các chất dơ lắng đọng trong bàng quang và để ống thông được thông
- Điều trị tại chỗ viêm bàng quang
7.2. Chỉ định
- Đặt ống thông tiểu liên tục lâu ngày.
- Bàng quang bị nhiễm khuẫn chảy máu.
- Sau mổ cắt u xơ tiền liệt tuyến.
- Rửa sạch bàng quang, sau đó bơm thuốc vào bàng quang để điều trị.
8. TAI BIẾN CỦA THÔNG TIỂU
- Các tai biến có thể xảy ra trong quá trình thông tiểu, dẫn lưu nước tiểu, rửa bàng
quang thường gặp:
+ Tổn thương niêm mạc đường tiểu, xuất huyết niệu đạo - bàng quang do quá trình
làm thủ thuật thô bạo, ống thông tiểu cứng, to.
+ Nhiễm trùng lỗ tiểu, niệu đạo, bàng quang, niệu quản, thận do không đảm vô
khuẩn trong quá trình thực hiện kỹ thuật.
+ Hoại tử niệu đạo trong thông tiểu giữ lại do ống thông vừa vào tới bang quang đã
bơm bóng chèn cố định quá chặt làm máu không đến nuôi dưỡng được gây hoại tử
hoặc do túi chứa nước tiểu quá nặng kéo bóng chèn ra đường niệu đạo cũng gây
hoại tử.
+ Tránh để xảy ra bằng cách: khi cố định ống thông tiểu phải chừa khoảng cách cử
động, túi chứa nước tiểu phải có phần xả, nên xả nước tiểu mỗi phiên trực hoặc hơn
khi nước tiểu đầy ½ túi (ghi lại số lượng trước khi đổ bỏ)
+ Rò niệu đạo do cố định ống thông không đúng vị trí
+ Hẹp niệu đạo khi niêm mạc niệu đạo bị tổn thương (do tạo sẹo làm hẹp niệu đạo)
+ Sỏi bàng quang: thường gặp do thời gian lưu ống thông quá lâu, người bệnh uống
ít nước, có thể phòng tránh bằng cách thay ống thông đúng thời gian lưu ống, tùy
theo chất liệu của ống thông và tình trạng người bệnh. Khi chăm sóc điều dưỡng
nên xoa nhẹ vùng bàng quang cho người bệnh.

Trang 7
+ Teo bàng quang do đặt thông tiểu lưu ống lâu ngày, nếu không cần theo dõi nước
tiểu mỗi giờ, nên khóa dây dẫn nước tiểu và xả nước tiểu từ bàng quang ra túi chứa
mỗi 3 giờ /lần.
9. NGUYÊN TẮC CHUNG KHI THÔNG TIỂU
- Thông tiểu khi có y lệnh
- Thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối, thao tác nhẹ nhàng.
- Trường hợp khẩn cấp chưa có y lệnh, ĐD phải quan sát biết chắc người bệnh bị
bí tiểu và chỉ thông tiểu sau khi đã áp dụng các phản xạ kích thích không có kết quả
- Trấn an BN và che người bệnh kín đáo khi thực hiện thủ thuật
- BN bí tiểu, số lượng nước tiểu quá nhiều, phải cho nước tiểu chảy ra từ từ, không
lấy hết nước tiểu trong bàng quang ra 1 lúc vì sẽ làm giảm áp lực đột ngột và gây
chảy máu
- Không thông tiểu nhiều lần
10. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CÓ THỂ GÂY NÊN NHIỄM TRÙNG ĐUỜNG
TIẾT NIỆU
- Thao tác thông tiểu không đảm bảo vô khuẩn
- Nuớc tiểu còn tồn đọng lại trong bàng quang lâu ngày
- Ống thông tiểu giữ lại lâu ngày
- Vệ sinh kém khi có đặt ống thông tiểu giữ lại lâu ngày
- Uống ít hơn 1,5 L nuớc mỗi ngày
11. DẤU HIỆU NHIỄM TRÙNG ĐUỜNG TIẾT NIỆU
- Nuớc tiểu đục, có mùi hôi
- Tiểu bất thuờng, không kiểm sóat đuợc sự bài tiết
- Đột ngột khởi phát các triệu chứng như ra mồ hôi, co cứng và đau đầu
- Sốt và có máu trong nuớc tiểu.
12. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo tuyệt đối vô trùng.
- Thao tác phải nhẹ nhàng.
- Tránh thông tiểu nhiều lần không nên thông tiểu quá 2 lần trong 24 giờ.

Trang 8
- Thời gian lưu ống thông không quá 48 giờ, nếu cần phải thực hiện thông tiểu giữ
lại và phải kẹp ống thông tiểu giữ lại mỗi 3 giờ/ lần để tập bàng quang hoạt động
bình thường.
- Theo dõi người bệnh trong và sau khi thông tiểu, phát hiện sớm các dấu hiệu bất
thường để xử trí kịp thời.
- Cung cấp đủ nuớc để lọc thận và bàng quang.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục để tránh sự xâm nhập vi khuẩn vào niệu đạo và bàng
quang.
13. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ ĐẶT THÔNG TIỂU
13.1. Nhận định tình trạng người bệnh
- Tình trạng của người bệnh, tuổi, giới tính, da niêm mạc vùng đáy chậu, lỗ
niệu đạo có bị viêm không?, sự lo lắng của người bệnh nếu họ tỉnh.
- Các dấu hiệu sinh tồn
- Nếu người bệnh trong tình trạng suy thận cấp: cần nhận định toàn trạng, các phản
ứng của người bệnh, theo dõi và ghi nhận số lượng nước tiểu mỗi giờ.
- Thăm khám vùng bụng: căng bàng quang (do bí tiểu), đau tức vùng bàng
quang?...).
- Đánh giá mức độ tỉnh táo và khả năng hợp tác của người bệnh để chuẩn bị thêm
người hổ trợ khi thực hiện.
13.2 Chẩn đoán điều dưỡng
- Nguy cơ chảy máu liên quan đến tổn thương niệu đạo do kỹ thuật đưa ống.
- Nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến dụng cụ và thao tác không đảm bảo vô khuẩn.
- Nước tiểu đục liên quan đến viêm nhiễm bàng quang - niệu đạo.
13.3 Can thiệp điều dưỡng
Săn sóc BN có đặt ống thông tiểu giữ lại:
- Cần săn sóc bộ phận sinh dục hàng ngày để tránh nhiễm trùng.
- Theo dõi, quan sát số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu, vị trí ống thông, tình
trạng bụng người bệnh ( đau vùng bụng dưới, sốt…)
- Thời gian thay ống thông tiểu tùy theo tính chất của ống thông:

Trang 9
+ Ống cao su: 5 - 7 ngày
+ Ống Plastic: 7 - 10 ngày
+ Ống Latex: 2 - 3 tuần
+ Ống Silicon: 2 tháng
- Dây câu nước tiểu thay mỗi ngày
- Bơm rửa bàng quang theo y lệnh
- Khi cần tập bàng quang hoạt động bình thường trở lại nên kẹp ống lại mỗi 3 giờ
mở 1 lần cho nước tiểu chảy ra.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ y tế..ĐDCB. (đào tạo CĐĐD) tập 1.- chủ biên TS Đỗ Đình Xuân NXB y học
HN 2007.
2. Bộ y tế- Điều dưỡng cơ bản 2 (Dùng đào tạo Cử nhân điều dưỡng) - Chủ biên:
TS Lê thị Bình - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Bộ y tế - Điều dưỡng cơ bản 2 (dùng cho đào tạo CNĐD) – Chủ biên PGS. TS.
Hoàng Ngọc Chương và BSCK II Trần Đức Thái - Nhà xuất bản Giáo dục VN
4. Giáo trình ĐDCB, tập 2 - Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch – Khoa Điều
dưỡng kỹ thuật y học- Bô môn ĐDCB -Chủ biên: PGS. TS. BS Cao văn Thịnh –
Nhà xuất bản y học (2014).

Trang 10
BẢNG KIỂM
SOẠN DỤNG CỤ
KT SOẠN DỤNG CỤ THÔNG TIỂU THƯỜNG

STT Nội dung Có Không

1 Chuẩn bị BN:
Xem hồ sơ, mang khẩu trang đến giường bệnh,
kiểm tra BN.
Báo và giải thích cho BN biết việc sắp làm.

2 Trấn an BN, nếu BN tỉnh dặn BN làm vệ sinh bộ


phận sinh dục trước.

3 Chuẩn bị bình phong, bồn tiểu.


Rửa tay soạn dụng cụ.

4 Chuẩn bị dụng cụ:


- Dụng cụ vô khuẩn để trong mâm trải khăn vô
khuẩn và được đậy lại:
+ 2 Bồn hạt đậu vô khuẩn
+ Ống thông tiểu (Nelaton), người lớn số 14-16-18, trẻ
em số 6-8-10-12.
+ 1 kềm Kelly.
+ Ly đựng dung dịch sát khuẩn.
+ Gòn viên, gạc, chất trơn.
+ Khăn có lỗ.
- Dụng cụ bên ngoài mâm:
+ Mâm, mền hoặc vải trải, tấm cao su, túi rác, bình
phong.
+ Găng tay vô khuẩn.

Trang 11
BẢNG KIỂM
KT THÔNG TIỂU THƯỜNG

STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Có Không

1 Mang dụng cụ đến giường NB

2 Kiểm tra lại NB, báo cho NB biết việc sắp làm

3 Che bình phong


4 Trải tấm cao du dưới mông NB

5 Đắp mền, bỏ quần, xoay mền,cột 2 cổ chân với nam, quấn 2 bàn
chân với nữ.
6 Nam: Cho 2 chân dang rộng ra
Nữ: chống 2 chân và dang rộng ra 2 bên.
7 Để mâm dụng cụ vào giữa 2 chân BN và để túi giấy nơi thích hợp,
dặn BN không khép chân lại
8 1 tay dở mền ra, để lộ bộ phận sinh dục.

9 Sát khuẩn tay nhanh


10 Mở khăn vô khuẩn
11 Mang găng vô khuẩn.
12 Thoa trơn ống thông: nam từ 7-10 cm, nữ từ 5 - 6 cm.

13 Trải khăn có lỗ lên bộ phận sinh dục.

Trang 12
14 * Thao tác cho BN nam:
- Dùng kềm gắp gạc bao quanh đầu dương vật BN.
- Tay không thuận cầm dương vật BN, kéo da qui đầu lên để lộ lỗ
tiểu.
- Tay kia dùng kềm gắp gòn thấm dung dịch sát khuẩn rửa lỗ tiểu
trước rồi vòng ra da qui đầu theo hình xoắn ốc cho đến khi sạch.
- Tay giữ dương vật vẫn kéo da qui đầu không cho đụng vào lỗ tiểu.
- Đặt bồn hạt đậu vào vị trí thích hợp để hứng nước tiểu.
- Cầm đứng dương vật lên thẳng góc với cơ thể.
- Đưa ống thông vào lỗ tiểu từ từ và nhẹ nhàng, bảo BN há miệng
thở đều và chậm. Đưa ống thông vào khoảng 10 cm, hạ dần dương
vật xuống song song với thành bụng, tiếp tục đưa ống thông vào sâu
thêm khoảng 7-10cm nữa, thấy nước tiểu chảy ra.

15 * Thao tác cho BN nữ:


- Dùng kềm gắp 2 miếng gạc để trên 2 môi lớn của bộ phận sinh
dục.
- Tay không thuận vạch 2 môi lớn để rửa
- Tay kia dùng kềm gắp gòn thấm dung dịch sát khuẩn rửa môi lớn,
môi bé (rửa từ trên xuống dưới).
- Dùng ngón cái và ngón trỏ của ĐD vạch 2 môi nhỏ để lộ lỗ tiểu,
rửa và giữ yên.
- Để bồn hạt đậu vào vị trí thích hợp để hứng nước tiểu.
- Đưa ống thông nhẹ nhàng vào lỗ tiểu khoảng 5-6 cm thấy nước
tiểu chảy ra.
16 Khi nước tiểu ra hết, gập đuôi ống thông lại, rút ống ra nhẹ nhàng,
dốc hết nước tiểu trong ống vào bồn hạt đậu, cuộn gọn ống bỏ vào
túi giấy.
17 Lấy bồn hạt đậu hứng nước tiểu ra.

18 Dùng gạc lau khô bộ phận sinh dục.


19 Lấy khăn lỗ ra.

20 Phủ mền lại.

21 Thu dọn dụng cụ để lên xe

22 Tháo bỏ găng dơ

23 Trả NB về tư thế tiện nghi

24 Ghi hồ sơ

Trang 13
BẢNG KIỂM
KT THÔNG TIỂU GIỮ LẠI

STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Có Không

1 Mang dụng cụ đến giường NB

2 Kiểm tra lại NB, báo cho NB biết việc sắp làm

3 Che bình phong


4 Trải tấm cao su dưới mông NB

5 Đắp mền, bỏ quần, xoay mền, cột 2 cổ chân với nam, quấn 2 bàn
chân với nữ.
6 Nam: Cho 2 chân dang rộng ra
Nữ: chống 2 chân và dang rộng ra 2 bên.
7 Để mâm dụng cụ vào giữa 2 chân BN và để túi giấy nơi thích hợp,
dặn BN không khép chân lại.
8 1 tay dở mền ra, để lộ bộ phận sinh dục.

9 Sát khuẩn tay nhanh


10 Mở khăn vô khuẩn
11 Mang găng vô khuẩn.
12 Rút nước cất vào ống tiêm

Trang 14
- Thử bóng (bơm lượng nước cất vào bóng của ống thông để kiểm tra xem
có bị xì không, nắn bóng lại nếu bóng bị méo). Rút ngược nước cất trong
bóng vào bơm tiêm
13 Thoa trơn ống thông: nam từ 7-10 cm, nữ từ 5 - 6 cm.

14 Gắn đuôi ống thông vào dây câu nước tiểu

15 Trải khăn có lỗ lên bộ phận sinh dục.


16 * Thao tác cho BN nam:
- Dùng kềm gắp gạc bao quanh đầu dương vật BN.
- Tay không thuận cầm dương vật BN, kéo da qui đầu lên để lộ lỗ
tiểu.
- Tay kia dùng kềm gắp gòn thấm dung dịch sát khuẩn rửa lỗ tiểu
trước rồi vòng ra da qui đầu theo hình xoắn ốc cho đến khi sạch.
- Tay giữ dương vật vẫn kéo da qui đầu không cho đụng vào lỗ tiểu.
- Đặt bồn hạt đậu vào vị trí thích hợp để hứng nước tiểu.
- Cầm đứng dương vật lên thẳng góc với cơ thể.
- Đưa ống thông vào lỗ tiểu từ từ và nhẹ nhàng, bảo BN há miệng
thở đều và chậm. Đưa ống thông vào khoảng 10 cm, hạ dần dương
vật xuống song song với thành bụng, tiếp tục đưa ống thông vào sâu
thêm khoảng 7-10cm nữa, thấy nước tiểu chảy ra.
- Bơm nước cất vào nhánh bóng của ống thông, kéo nhẹ ống thông
để kiểm tra

17 * Thao tác cho BN nữ:


- Dùng kềm gắp 2 miếng gạc để trên 2 môi lớn của bộ phận sinh
dục.
- Tay không thuận vạch 2 môi lớn để rửa
- Tay kia dùng kềm gắp gòn thấm dung dịch sát khuẩn rửa môi lớn,
môi bé (rửa từ trên xuống dưới).
- Dùng ngón cái và ngón trỏ của ĐD vạch 2 môi nhỏ để lộ lỗ tiểu,
rửa và giữ yên.
- Để bồn hạt đậu vào vị trí thích hợp để hứng nước tiểu.
- Đưa ống thông nhẹ nhàng vào lỗ tiểu khoảng 5-6 cm thấy nước
tiểu chảy ra.
- Bơm nước cất vào nhánh bóng của ống thông, kéo nhẹ ống thông
để kiểm tra
18 Lấy khăn lỗ ra.
19 Dùng gạc lau khô bộ phận sinh dục.
20 Phủ mền lại.

21 Thu dọn dụng cụ để lên xe.

22 Tháo bỏ găng dơ

Trang 15
23 Dán băng keo chỗ nối và cố định ống. Nữ: mặt trong đùi, Nam: vùng
bụng dưới.
Dán băng keo có ghi ngày giờ đặt thông tiểu lên ống thông và túi chứa
nước tiểu
24 Treo túi hứng nước tiểu vào thành giường, cách mặt giường 60-80cm

25 Trả NB về tư thế tiện nghi

26 Ghi hồ sơ

Trang 16

You might also like