You are on page 1of 25

ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, GIẢI PHẪU

HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EM

Ths. Bs. Nguyễn Thị Thuận


MỤC TIÊU HỌC TẬP

• Trình bày các đặc điểm giải phẫu – sinh lý hệ tiết


niệu trẻ em theo từng lứa tuổi.

• Nắm rõ một số triệu chứng bệnh lý cơ bản hệ tiết


niệu trẻ em.
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU

Hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI THẬN

• Thận là một tạng nằm sau phúc mạc. Hai quả


thận nặng chưa tới 1% trọng lượng cơ thể.
• Trọng lượng thận của trẻ sơ sinh tương đối lớn
hơn ở người lớn nếu so sánh với cân nặng toàn
thân (12g/3kg chiếm 4% so với 150g/50kg chiếm
0,3%).
• Thận lớn nhanh trong năm đầu, một năm tuổi
lớn hơn gấp 3 lần, sau đó phát triển từ từ và
phát triển mạnh vào thời kỳ dậy thì.
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI THẬN
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI THẬN
• Về kích thước: Theo H. Seipelt thì chiều dài của
thận tương đương với độ dài của 4 đốt sống thắt
lưng đầu tiên cho bất kỳ lứa tuổi nào và không
khác biệt giữa trẻ nam và nữ.
• - Trẻ em < 1 tuổi: chiều dài thận = 4,98 + 0,115 x
tuổi (tháng) (tính bằng đơn vị cm)
• - Trẻ em ≥ 1 tuổi: chiều dài thận = 6,97 + 0,22 x
tuổi (năm) (tính bằng đơn vị cm)
• Ở trẻ sơ sinh phần vỏ mỏng hơn so với trẻ lớn,
tỷ lệ giữa vỏ và tủy thận ở sơ sinh là 1:4, và ở
người lớn là 1:2. Sau 6 tháng tuổi nhu mô thận có
những đặc điểm như thận của người lớn.
Đặc điểm chức năng thận
• Đơn vị cấu tạo và chức năng của thận là
nephron. Số lượng nephron khoảng một triệu
cho mỗi thận kể từ tuần thứ 25 của thai nhi và
không tăng lên nữa theo tuổi.
• Diện tích lọc của cầu thận tỉ lệ thuận và tương
ứng với diện tích da.
• Cấu tạo của nephron: Gồm cầu thận và ống thận.
Các bó mao mạch cuộn lại thành các cầu thận
(gồm 3 lớp: lớp tế bào nội mô, lớp màng đáy, lớp
tế bào có chân), bao Bowman. Ống thận gồm có
ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống góp.
ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG THẬN
Đặc điểm chức năng thận
• Hệ thống tuần hoàn thận có các đặc điểm sau:
+ Bình thường thận nhận khoảng 20% cung lượng
tim. Phần vỏ được cung cấp nhiều máu nhất
(90%). Hai hệ thống tuần hoàn ở phần vỏ và tủy
tương đối độc lập với nhau.
+ Hệ tuần hoàn tại thận có khả năng tự điều chỉnh
để đảm bào sự tuần hoàn thường xuyên trong
thận. Đó là nhờ vào sự co giãn của hệ thống tiểu
động mạch đến, bộ máy cạnh cầu thận đảm bảo
thận được tưới máu đầy đủ.
+Đường kính tiểu động mạch đến lớn gấp hai lần
tiểu động mạch đi
+Hệ thống mao mạch hẹp ở phần vỏ.
ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG THẬN
ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG
Đài thận- bể thận – niệu quản
▪ Mỗi thận có từ 10-12 đài thận, thường được xếp thành 3
nhóm: trên, giữa và dưới. Hình dáng đài bể thận thay đổi
theo nhu động và theo từng lứa tuổi nên rất khác nhau.
▪ Niệu quản trẻ em có đường kính tương đối và tương đối dài
lớn nên dễ bị gấp hoặc xoắn. Niệu quản trẻ sơ sinh đi ra từ
bể thận một cách vuông góc, còn ở trẻ lớn thì thường góc
tù. Do vậy thận trẻ em thường dễ bị ứ nước.
ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG
Bàng quang
Bàng quang ở trẻ nhỏ nằm cao hơn ở người lớn,
phần lớn nằm ngoài hố chậu nhỏ nên có thể dễ sờ thấy
được cầu bàng quang. Tổ chức cơ và đàn hồi của bàng
quang chưa kiện toàn, đặc biệt là ở lỗ đổ niệu quản gây
hiện tượng trào ngược chức năng và tự hồi phục khi trẻ
lớn.
Tuổi Sơ sinh Bú mẹ 6 tuổi 10 tuổi 15 tuổi
V (ml) 30 – 60 60 - 100 100 - 250 250 - 350 300 - 400

Dung tích bàng quang ước lượng = 30+ 30x tuổi (ml)
ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG
Niệu đạo
• Chiều dài niệu đạo từ sơ sinh đến tuổi dậy thì ở trẻ gái
tăng khoảng 2 – 4 cm, ở trẻ trai tăng từ 6 – 15 cm. Niệu
đạo trẻ gái ngắn, thẳng và rộng hơn niệu đạo trẻ trai: sơ
sinh gái dài 0,8-1cm; sơ sinh trai 5-6cm. Tuổi dậy thì con
gái 2-4cm; con trai 6-15cm.
• Do niệu đạo trẻ gái ngắn và hướng thẳng hơn trẻ trai
nên dễ bị nhiễm trùng ngược dòng.
ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EM
Thận có một số chức năng sinh lý chính sau đây:
• Bài tiết nước tiểu, bài tiết chất độc
• Cân bằng nội mô,
• Tham gia tạo hồng cầu và điều hòa huyết áp
(Renin-Angiotensin-Aldosteron)
• Erythropoietin: liên quan đến tạo hồng cầu,
• Hydroxylase-1, 25 dihydroxycholecalciferol: tham
gia chuyển hóa Ca, P liên quan đến hoạt động của
xương.
ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EM
• Thời kỳ bào thai: Vào khoảng tháng 7-8 của thai kỳ, thận
đã hoạt động bài tiết nước tiểu và chất lạ đối với cơ thể.
Tuy nhiên, hoạt động của hai thận là chưa thực sự cần
thiết cho hoạt động của bào thai, sự bài tiết của thai nhi
chủ yếu vẫn nhờ mẹ qua nhau thai.
• Thời kỳ sơ sinh: Chức năng thận phát triển mạnh ngay
từ sau khi đẻ . Chức năng lọc của cầu thận trong thời kỳ
sơ sinh còn thấp, tăng nhanh chóng trong 3 tháng đầu,
và đạt được mức lọc như người lớn sau 2 năm tuổi. Khả
năng cô đặc nước tiểu kém, nguyên nhân do giảm nhạy
cảm với hormon chống bài niệu ở ống lượn xa. Do giảm
bài tiết lượng nước thừa nên cơ thể trẻ nhỏ có xu hướng
giảm natri máu do pha loãng
Quá trình tạo nước tiểu
• Hiện nay thuyết lọc và tái hấp thu là thuyết được nhiều
người công nhận. Động mạch thận trực tiếp tách ra từ
động mạch chủ bụng nên áp lực khá cao, máu vào thận
nhiều qua các mao quản cầu thận Malpighi, tạo thành
dịch lọc. Dịch lọc này sẽ được tái hấp thu có chọn lọc tại
ống thận, phần dịch lọc còn lại sau quá trình tái hấp thu
này được gọi là nước tiểu.
• Mức lọc cầu thận trung bình là 120 – 125
ml/phút/1,73m2, như vậy trong 24 giờ khối lượng dịch lọc
là 173 – 180 lít/24 giờ.
• Quá trình tái hấp thu ở ống lượn gần 75%, quai henle
5%, ống lượn xa 15%, ống góp 5%.
Quá trình tạo nước tiểu
SỐ LƯỢNG NƯỚC TIỂU
Tuổi Số lượng nước tiểu Số lần đi tiểu trong
ml/24 giờ ml/phút ngày
Ngày đầu và ngày thứ 2 30 - 60 0,02 2- 6

Ngày thứ 3 đến 10 100 - 300 0,15 20 -25

Ngày thứ 10 đến 2 tháng 250 - 450 0,25 18 – 20

2 tháng đến 1 tuổi 400 - 500 0,34 15 – 20


1 tuổi đến 3 tuổi 500 - 600 0,50 10 -14
3 tuổi đến 5 tuổi 600 - 700 0,65 8 -10
5 tuổi đến 8 tuổi 650 - 1000 0,80 7–8
8 tuổi đến 14 tuổi 800 - 1400 0,8 – 1,0 5-6

Trẻ > 1 tuổi: V (ml/24giờ) = 600+100 x (n-1) ( n: tuổi)


SỐ LẦN ĐI TIỂU VÀ THÀNH PHẦN NƯỚC TIỂU
• 92% trẻ sơ sinh đi tiểu trong 24h đầu, 7% đi tiểu trong ngày
thứ 2, chỉ 1% vào ngày thứ 3. Những ngày đầu sau sinh trẻ
tiểu rất ít có khi không đi tiểu do tình trạng mất nước sinh lý.
Sau đó số lần đi tiểu tăng lên do dung tích bàng quang nhỏ,
khả năng điều khiển của hệ thần kinh trung ương còn kém,
khả năng cô đặc nước tiểu kém.
• Dưới 1 tuổi: 16-28lần/ngày. 1-5tuổi: 8-14lần/ngày, 5-14tuổi:
5-8lần/ngày.
• Thành phần nước tiểu: pH: gần tương tự người lớn, Tỷ trọng
nước tiểu rất thấp. Bài tiết Kali ở trẻ nhỏ nhiều hơn trẻ lớn
còn bài tiết Na thì ngược lại. Bài tiết Urê và Creatinin ở trẻ bú
mẹ kém hơn trẻ lớn trong khi bài tiết Amoniac và acid Amin
lại nhiều hơn trẻ lớn.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM BỆNH LÝ HỆ TIẾT NIỆU

• - Tiểu rắt: có nghĩa là tăng số lần đi tiểu so với sinh lý


bình thường, số lượng mỗi lần đi tiểu ít
• - Tiểu đêm: tăng số lần đi tiểu ban đêm, bình thường bài
tiết nước tiểu giảm trong đêm 2 -3 lần so với ban ngày
• - Tiểu khó: khó khăn trong việc bài xuất nước tiểu ra
ngoài, biểu hiện trẻ đau khi đi tiểu (quấy khóc), rặn khi đi
tiểu
MỘT SỐ KHÁI NIỆM BỆNH LÝ HỆ TIẾT NIỆU
• - Vô niệu: thận không bài tiết nước tiểu, <1ml/kg/ngày,
trong vô niệu thường không có nước tiểu trong bàng
quang. Khác với bí tiểu là tình trạng nước tiểu chứa đầy
trong bàng quang, bàng quang căng và có cầu bàng
quang nhưng trẻ không bài xuất nước tiểu ra ngoài
được.
• Thiểu niệu: giảm lượng nước tiểu bài xuất trong ngày,
được định nghĩa là khi lượng nước tiểu <1ml/kg/giờ đối
với trẻ nhỏ, <0,5 ml/kg/giờ đối với trẻ lớn hoặc <
(300ml/m2/ngày)
MỘT SỐ BẤT THƯỜNG GIẢI PHẪU
HỆ TIẾT NIỆU
• Những bất thường về giải phẫu (dị dạng đường tiểu :
hẹp khúc nối bể thận niệu quản, trào ngược bàng quang
niệu quản…) thường dẫn đến tình trạng nhiểm trùng
đường tiểu tái phát nhiều lần ở trẻ nhỏ, tăng huyết áp
hoặc suy thận.
• Khi thăm khám hệ tiết niệu hay gặp một số bất thường
của cơ quan sinh dục (hẹp bao qui đầu, tinh hoàn ẩn, lổ
tiểu đóng thấp..), cần giải quyết kịp thời tránh di chứng
về sau.
MỘT SỐ BẤT THƯỜNG GIẢI PHẪU
HỆ TIẾT NIỆU
MỘT SỐ BẤT THƯỜNG GIẢI PHẪU
HỆ TIẾT NIỆU
MỘT SỐ BẤT THƯỜNG GIẢI PHẪU
HỆ TIẾT NIỆU

You might also like