You are on page 1of 54

Bộ môn Phụ Sản

Trường Đại học Y Dược Thái Bình

SINH LÝ CHUYỂN DẠ
và THEO DÕI CHUYỂN DẠ

Ths.Bs. Đặng Thị Việt Hằng


Mục tiêu học tập
• Nêu được định nghĩa chuyển dạ, nguyên nhân
gây chuyển dạ.

• Trình bày được các giai đoạn chuyển dạ và


động lực của chuyển dạ.

• Mô tả được những thay đổi về phía mẹ, thai và


phần phụ của thai trong chuyển dạ.

• Trình bày được chẩn đoán chuyển dạ, theo dõi


chuyển dạ.
Đại cương
• Chuyển dạ (CD) là quá trình sinh lý làm xóa mở cổ tử
cung và đẩy thai, phần phụ của thai ra khỏi đường sinh
dục của người mẹ
• Chuyển dạ đẻ đủ tháng là CD xảy ra từ đầu tuần 38
đến cuối tuần 41.
• Sẩy thai: thai và rau thai bị tống ra khỏi buồng tử cung
khi tuổi thai < 22 tuần.
• Đẻ non: là CD đẻ khi tuổi thai từ tuần thứ 22 đến hết
tuần 36.
• Thai già tháng: là CD đẻ khi tuổi thai trên 41 tuần
CƠ CHẾ PHÁT KHỞI CHUYỂN DẠ

• Prostaglandin:
- Đóng vai trò cơ bản trong khởi phát chuyển
dạ và góp phần vào sự chín muồi cổ tử cung.
- Có trong nước ối, màng rụng và cơ tử cung.
- Tăng từ từ trong thời kỳ thai nghén và đạt tỷ
lệ cao khi bắt đầu chuyển dạ
- Các yếu tố: phá ối, nhiễm trùng ối, lóc ối có
thể gây tăng tổng hợp đột ngột Prostaglandin
vào cuối thai kỳ.
CƠ CHẾ PHÁT KHỞI CHUYỂN DẠ
• Estrogen và progesteron:
+ Estrogen:
- Làm tăng sự nhạy cảm của cơ trơn và tốc độ truyền
của hoạt động điện tế bào, do đó hỗ trợ cho cơn co cơ
tử cung.
- Làm thuận lợi cho sự tổng hợp các Prostaglandin.
+ Progesteron: có tác dụng ức chế cơn co cơ tử cung
Nồng độ của Progesteron giảm ở cuối thời kỳ thai
nghén làm thay đổi tỷ lệ estrogen/ progesteron góp
phần khởi phát chuyển dạ.
CƠ CHẾ PHÁT KHỞI CHUYỂN DẠ

• Oxytocin: Người ta quan sát thấy những đỉnh kế


tiếp của nồng độ oxytoxin với tần suất tăng trong
chuyển dạ, đạt tối đa trong pha sổ thai. Oxytocin
không gây khởi phát chuyển dạ nhưng thúc đẩy
nhanh quá trình chuyển dạ.
• Yếu tố về thai:
- Quái thai vô sọ, giảm sản tuyến thượng thận: thai
nghén thường kéo dài
- Tăng sản tuyến thượng thận của thai nhi, thường
gây đẻ non
Những thay đổi trong chuyển dạ
• Thay đổi về phía mẹ:
+ Thành lập đoạn dưới.
+ Sự xóa mở CTC.
+ Thay đổi ở phần mềm đáy chậu.
• Thay đổi về phía thai:
+ Hiện tượng chồng khớp xương sọ: hộp sọ thai nhi thu
nhỏ kích thước bằng cách các xương chồng lên nhau.
+ Thành lập bướu huyết thanh: huyết thanh thấm dưới
da dần xuống vị trí thấp nhất của ngôi.
• Thay đổi về phía phần phụ thai:
+ Thành lập đầu ối.
+ Bong và sổ rau.
Cơn co tử cung CCTC
• CCTC là động lực của cuộc CD, gây xoá mở cổ tử
cung và sự xuống của thai trong tiểu khung.
• Rối loạn co bóp TC (tăng hoặc giảm) sẽ làm cho CD
kéo dài hoặc gây các tai biến cho người mẹ hoặc thai
nhi.
• Trương lực cơ bản cơ tử cung: khi bắt đầu chuyển dạ
khoảng 8mmHg, tăng lên 12-13 mmHg khi CTC mở
hết
• Cường độ CCTC: số đo ở thời điểm áp lực TC cao
nhất.
• Tần số cơn co: là số đo cơn co trong 10 phút.
Cơn co tử cung
• Hoạt độ = tần số x cường độ, được tính bằng
đơn vị Montévideo (UM) trong 10 phút. Hoạt
độ ~120 UM khi bắt đầu CD, ~250UM khi sổ
thai
• Đo CCTC: bằng tay hoặc bằng monitor sản
khoa. Đơn vị mmHg hoặc Kilo Pascal
(1mmHg = 0,133H Pa).
Cơn co tử cung ghi được trên Monitoring sản
khoa, có hình chuông, thời gian nghỉ dao động
giữa 1-3 phút
Các thông số của cơn co tử cung
Sinh lý co cơ của sợi cơ trơn tử cung: là kết
quả của sự trượt các sợi actin và myosine.
được của năng lượng cung cấp bởi ATP.

Tư thế nằm nghiêng: so với tử thế nằm


ngửa
-Không làm thay đổi trương lực cơ bản
-Cường độ cơn co tăng từ 10 mmHg
-Tần số cơn co giảm
Cơn co tử cung
• Đặc điểm CCTC:
+ Xuất hiện tự nhiên ngoài ý muốn của thai phụ.
+ CCTC có tính chất chu kỳ và đều đặn.
+ Cơn co tử cung gây đau >= 25mmHg
• CCTC có tính chất 3 giảm:
+ Xuất phát ở sừng TC lan tỏa xuống đáy TC, thân TC
rồi đi xuống đoạn dưới và CTC.
+ Thời gian co bóp của cơ TC giảm dần từ trên xuống
dưới, ở thân TC co bóp dài hơn ở đoạn dưới.
+ Áp lực cơn co cũng giảm dần từ trên xuống dưới, ở
thân TC áp lực cao nhất rồi giảm dần và áp lực ở lỗ
ngoài CTC = 0.
Cơn co tử cung trong chuyển
dạ
• Xuất hiện nhịp nhàng, đều đặn, tăng dần
về cường độ và thời gian.
• Trong cơn co thấy bệnh nhân đau.
• Xuất hiện ít nhất 2 - 3 cơn trong 10 phút,
cơn co kéo dài ít nhất 20 giây.
Điều hoà cơn co tử cung được kiểm soát
bởi
• Estrogen cho phép tạo các protein co cơ nên sợi cơ tử
cung dễ bị kích thích và dễ dẫn truyền các kích thích.
• Progesteron: Tăng những nối calci-ATP, gây hạ thấp
calci tự do trong tế bào kéo theo sự giãn của các sợi cơ.
Ức chế sự truyền các hoạt động điện của sợi cơ.
• Prostaglandin: giải phóng calci dự trữ trong màng tế bào.
• Oxytocin khởi phát những cơn co tử cung, làm mạnh hoạt
động go, tăng lưu thông calci.
• Yếu tố thần kinh: giải phóng từng đợt những yếu tố thần
kinh dẫn truyền nhất là catecholamines khuếch tán về
phía các sợi cơ .
HIỆU QUẢ CỦA CƠN CO TỬ
CUNG
• Hình thành đoạn dưới
• Thành lập đầu ối
• Xóa mở cổ tử cung
• Tiến triển của ngôi thai
Sự hình thành đoạn dưới
• Trong khi mang thai, eo tử cung phát triển và
kéo dài trở thành đoạn dưới.
• Đoạn dưới chỉ có 2 lớp cơ ngang và dọc, không
có lớp cơ đan chéo.
• Trong mỗi cơn co đoạn thân tử cung co bóp
mạnh và rút lên trên trong khi các dây chằng tử
cung cùng giữ tử cung xuống phía dưới. Đoạn
thân ngắn lại, đoạn dưới tử cung dài ra.
• Ở con so, đoạn dưới thành lập từ tháng thứ 9, ở
người con rạ, đoạn dưới thành lập vào lúc bắt
đầu chuyển dạ.
Sự xoá và mở cổ tử cung
• Xóa:là hiện tượng mở của lỗ trong cổ tử cung
trong khi lỗ ngoài vẫn đóng kín, khi xóa hết cổ tử
cung chỉ còn là một phên mỏng.
• Mở: là hiện tượng mở của lỗ ngoài cổ tử cung
khi cổ tử cung xóa hết, khi cổ tử cung mở hết thì
tử cung thông thẳng với âm đạo và thành lập ống
cổ tử cung – âm đạo.
• Sự xóa mở cổ tử cung phụ thuộc vào các yếu tố:
Đầu ối đè vào cổ tử cung nhiều hay ít.
Tình trạng cổ tử cung dày cứng, sẹo cũ.
Cơn co tử cung có đồng bộ hay không.
Sự xoá và mở cổ tử cung
• Con so: CTC xóa từ lỗ trong ra đến lỗ ngoài,
CTC ngắn dần lại. khi CTC xóa xong thì bắt
đầu mở, đến khi mở hết là 10cm.
• Con rạ: sự xoá và mở CTC có thể diễn ra
đồng thời. Thời gian: khác nhau, thường ngắn
hơn so với người sinh con so.
Sự xoá và mở cổ tử cung
SỰ THÀNH LẬP ĐẦU ỐI
Dưới tác dụng của cơn co tử cung, một phần
màng ối bị tách ra khỏi đoạn dưới, nước ối bị đẩy
xuống trước ngôi tạo thành đầu ối. Khi khám âm
đạo và đưa tay vào lỗ cổ tử cung sẽ cảm nhận sự
bóc tách màng ối khỏi đoạn dưới và cổ tử cung
và một túi dịch trước ngôi thai (ngôi đầu).
SỰ THÀNH LẬP ĐẦU ỐI
• Đầu ối dẹt: thường gặp khi ngôi thai bình chỉnh tốt.
Khám thấy giữa đầu thai nhi và màng ối là một lớp dịch
mỏng, chỉ phát hiện rõ trong cơn go tử cung.
• Đầu ối phồng: thường gặp khi ngôi thai bình chỉnh
chưa tốt, ngôi bất thường, nước ối nhiều... Khám thấy
giữa ngôi thai và màng ối là một lớp dịch ối dày, có thể
phát hiện dễ ngay ngoài cơn go tử cung. Nên tránh
khám trong cơn co tử cung vì dễ gây vỡ ối.
• Ối hình quả lê: thường gặp trong các trường hợp
chuyển dạ đẻ thai chết lưu do màng ối mất độ đàn hồi
Các giai đoạn của cuộc chuyển dạ
• Giai đoạn I: giai đoạn xóa - mở cổ tử cung
- Giai đoạn Ia: xóa và mở 3 cm
+ Tính từ khi CTC bắt đầu xóa đến khi mở được 1 cm
thời gian là 3 giờ.
+ CTC mở từ 1 -> 2 cm: thời gian cho phép là 3 giờ.
+ CTC mở từ 2 -> 3 cm: thời gian cho phép là 2 giờ.
+ Ở giai đoạn này CCTC tần số 3.
- Giai đoạn Ib: CTC mở từ 3 cm đến khi mở hết.
+ Thời gian cho phép tối đa là 8 giờ.
+ Trung bình cứ 1 giờ CTC mở thêm 1 cm.
+ Ở giai đoạn này CCTC tần số 3, 4.
Các giai đoạn của cuộc chuyển dạ
• Giai đoạn II: giai đoạn sổ thai
Tính từ khi CTC mở hết đến khi thai sổ ra ngoài.
+ CCTC tần số 4 - 5.
+ Ngôi thai xuống thấp, đầu có thể thập thò ở âm
hộ.
+ Tầng sinh môn phồng căng.
+ Thời gian rặn: con so cho phép 50 phút.
con rạ cho phép 20 phút.
Quá thời gian cho phép mà thai không sổ phải can
thiệp thủ thuật vì rặn đẻ kéo dài thai sẽ suy.
Các giai đoạn của cuộc chuyển dạ
• Giai đoạn III: giai đoạn sổ rau

+ Tính từ sau khi sổ thai đến khi rau sổ ra ngoài.

+ Thời gian cả con so và con rạ đều không quá 30 phút.

+ Ở giai đoạn này sau khi sổ thai sản phụ đau bụng trở
lại, có cảm giác mót rặn, dây rốn tụt thấp so với vị trí
ban đầu, nghiệm pháp bong rau dương tính.
Các giai đoạn của cuộc chuyển dạ
Thời gian của chuyển dạ bình thường

Giai đoạn Con so Con rạ

Giai đoạn I 6 giờ - 18 giờ 2 giờ - 10 giờ


Giai đoạn II 30 phút – 1 giờ 5 phút – 30 phút
Giai đoạn III 0-30 phút 0 – 30 phút
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI KHI CHUYỂN DẠ

• Cơn co tử cung CCTC


- Khi CCTC đạt cực điểm: Lưu lượng trong động mạch
tử cung giảm 30%, áp lực trong buồng ối vượt áp lực
của hồ huyết (30mmHg)
- Sự chèn ép tĩnh mạch trở về làm tuần hoàn gián đoạn
trong khoảng 15-60 giây.
- Máu dự trữ ở hồ huyết 250ml có dự trữ oxy để tạm
thời cho thai và PO2 trong hồ huyết giữ ổn định ở
40mmHg.
• Khi sổ thai: CCTC tăng + cơn co thành bụng → áp lực
buồng ối 100 -120 mmHg → tuần hoàn bị gián đoạn.

• CCTC bình thường : không ảnh hưởng đến thai bình


thường.

• CCTC quá dày/dài: dẫn đến tình trạng nhiễm toan (acid
lactic) do chuyển hóa glucose kỵ khí ở thai nhi có thể đe
doạ một thai bình thường.

• CCTC bình thường, nếu rau suy hoặc kém tưới máu, dẫn
đến trao đổi oxy giảm, thai có thể suy.

• Thai yếu, thai kém phát triển, do dự trữ glucoza giảm


nên thai chịu đựng kém với cơn co tử cung.
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI KHI CHUYỂN DẠ

• Lực cơ học
• Nếu còn màng ối, áp lực thành tử cung không ảnh
hưởng trực tiếp đến thai và dây rốn.
• Sau khi ối vỡ, áp lực chèn vào đầu thai nhi có thể tăng
2-3 lần, dây rốn có thể bị ép giữa tử cung và thai nhi.
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI KHI CHUYỂN DẠ
Ảnh hưởng của mẹ đến thai nhi
• Mẹ thở nhanh và gắng sức→Tăng thông khí phổi
→ nhiễm kiềm hô hấp, PCO2 hạ → giảm lưu lượng máu
tử cung rau.
• Trong khi sổ thai những cố gắng rặn với thanh
môn mẹ đóng lại, tăng PCO2 và đưa đến tình trạng nhiễm
toan ở mẹ, từ đó ảnh hưởng đến thai.
• Chỉ định thở oxy cho mẹ không phải luôn luôn có
lợi, vì nhiễm kiềm và tăng oxy kéo theo sự hạ thấp dung
lượng tử cung rau, ngược lại nó cần thiết trong trường
hợp giảm oxy của người mẹ.
• - Rối loạn huyết động:
+ Ở tư thế nằm ngửa: tử cung mang thai với xu hướng lệch phải
nên gây chèn ép tĩnh mạch chủ dưới và động mạch chủ bụng,
giảm dung lượng máu đến động mạch tử cung và rau thai, có
thể làm giảm sức chịu đựng của thai trong cuộc chuyển dạ. Tư
thế sản phụ nằm nghiêng trái sẽ tránh được hiện tượng này.
+ Hạ huyết áp mẹ: do gây tê ngoài màng cứng có thể kéo theo
tình trạng suy thai do giảm huyết áp dẫn đến giảm thể tích máu
gây giảm lưu lượng máu tới rau.
+ Đau và lo lắng trong chuyển dạ làm tăng tiết cortisol và
catecholamine có tác dụng co mạch tử cung và tăng tình trạng
nhiễm acid lactic. Do vậy luôn phải cho giảm đau và tránh buồn
phiền.
- Một số thuốc có thể làm ức chế trung tâm hô hấp và ức chế
cơ tim của thai (như Barbiturat, Dolargan, Morphin…).
SỰ THÍCH ỨNG CỦA THAI ĐỐI VỚI CHUYỂN DẠ

• Hậu quả chung của tất cả những kích thích trên


là giảm oxy ở thai, dẫn đến những biểu hiện
thay đổi về chuyển hoá và tim mạch
SỰ THÍCH ỨNG CỦA THAI ĐỐI VỚI CHUYỂN DẠ
• . Những thay đổi về chuyển hoá do giảm oxy gây nhiễm
toan chuyển hoá
• Glycogen của gan sẽ hoạt hoá và chuyển hoá
thành năng lượng. Sự chuyển hoá này luôn trong tình
trạng kỵ khí, chuyển thành Lactate và CO2. Với mức độ
thiếu oxy vừa phải, thai có trọng lượng trung bình có
thể thích ứng với tình trạng thiếu oxy này bằng cách sử
dụng glycogen của thai. Ngược lại, đối với thai kém
phát triển, không có dự trữ sẽ chịu đựng kém vì thiếu
oxy.
SỰ THÍCH ỨNG CỦA THAI ĐỐI VỚI CHUYỂN DẠ
Sự thay đổi về tim mạch
• Phân bố lại những lượng máu riêng cho từng
vùng, ưu tiên những cơ quan quan trọng của thai (não,
tim, thượng thận) và giảm lưu lượng máu tới hệ tiêu
hoá, lách, xương, da, cơ, phổi.
•Tăng CO2 + giảm oxy giãn mạch não ứ trệ tuần
hoàn, phù não tăng thiếu máu não, giải phóng
Thromboplastine tổ chức hội chứng xuất huyết não ở
trẻ sơ sinh.
Tim thai
• . Trong thời kỳ xoá mở CTC: nhịp tim thai cơ bản
nằm trong khoảng 120-160lần/phút, tim thai có thể
nhanh trong vài chục giây nhưng không bao giờ chậm
không có lý do. Sự ổn định của tim thai trong chuyển dạ
là bằng chứng không có nguy cơ đối với thai.
• Trong lúc sổ thai: nhịp tim thai giảm chậm trong
1/3 trường hợp
• Khi thai có tình trạng giảm oxy
- Trong giai đoạn sớm, có sự tăng huyết áp, tăng nhịp tim
thai do tác động của hệ Adrenergic.
- Trong giai đoạn muộn, nhịp tim giảm do nhiễm toan.
• Máu thai nhi lúc sinh:
- pH = 7,25
- P02 = 10mmHg
- PC02 = 45mmHg
- Tăng Catecholamin, Cortisol, ACTH và
TSH, Angiotensin, Renin, Vasopressin trong
máu. Sự thay đổi nội tiết này dường như có
lợi đối với sự thích ứng của thai sau sinh.
SỰ THÍCH ỨNG CỦA TRẺ SƠ SINH SAU
ĐẺ
• Khi thai ở trong tử cung các cơ quan thai nhi còn trong
tình trạng nghỉ ngơi hoặc chưa hoạt động hoàn toàn
như phổi, hệ tiêu hoá, thận … (những trao đổi khí và
chuyển hoá diễn ra ở rau thai)
• Thai duy trì thân nhiệt bởi sự truyền nhiệt của mẹ, sự
chuyển hóa của thai, rau và nước ối.
• Tuần hoàn vận hành theo cách riêng do sức cản ngoại
vi thấp vì
+ Tuần hoàn rau thai.
+ Mỗi tâm thất chỉ chịu một phần của cung lượng tim.
+ Có 3 nối tắt riêng (ống Arantius, lỗ Botal, ống động
mạch).
SỰ THÍCH ỨNG CỦA TRẺ SƠ SINH SAU ĐẺ
• Ngay sau sinh, trẻ sơ sinh phải thích hợp với cuộc
sống mới, các thích ứng ở phổi, tim mạch xảy ra ngay
tức thì để đảm bảo cuộc sống. Những thích ứng khác
ở tiêu hoá, thân nhiệt, năng lượng, thận được thiết lập
chậm hơn.
SỰ THÍCH ỨNG CỦA TRẺ SƠ SINH SAU ĐẺ

Hệ thống hô hấp
• Khi sổ thai ngực của thai nhi bị chèn ép, điều đó loại
bỏ một phần dịch ở đường hô hấp trên (khoảng 20ml), sau
đó lồng ngực lấy lại thể tích của nó đưa vào phổi một lượng
không khí lớn khởi phát phản xạ hô hấp. Với điểm khởi
phát là hầu, không khí tràn vào phổi đẩy tiếp dịch phổi ra,
không khí trộn lẫn với các dịch tiết tạo thành bọt khí phủ
phế nang làm thuận lợi duy trì một thể tích khí trong phế
nang. Áp lực mạnh của sự thở ra đẩy dịch tiết trong nhu mô
phổi về phía khoảng kẽ và hệ thống bạch huyết.
• Sự bài tiết adrenalin của thai trong lúc đẻ góp phần
làm giảm sự bài tiết dịch ở phổi và làm thuận lợi cho sự
hấp thu dịch.
• Khi tạo ra trong phổi một áp lực vượt quá 40-100
cmH2O có thể gây vỡ phế nang, hoặc tràn khí màng phổi.
SỰ THÍCH ỨNG CỦA TRẺ SƠ SINH SAU ĐẺ
Hệ thống tuần hoàn
• Hô hấp đầu tiên kéo theo sự giãn mạch .
• Hạ thấp PC02 và tăng P02 đưa tới tăng lưu
lượng máu phổi
• Cắt đứt tuần hoàn rau tăng sức cản đại tuần
hoàn.
• Áp lực trong động mạch phổi trở nên thấp
hơn áp lực động mạch chủ, động mạch đảo ngược
và trở thành trái phải, máu qua từ động mạch chủ
đến động mạch phổi
SỰ THÍCH ỨNG CỦA TRẺ SƠ SINH SAU
ĐẺ
Hệ tiêu hoá
• Phản xạ mút kích thích sự xuống sữa non,
cung cấp năng lượng, các yếu tố miễn dịch.
Thận
• Huyết áp động mạch tăng, lưu lượng máu
động mạch thận tăng, tăng lọc cầu thận.
Quân bình năng lượng
• Glucose cung cấp bởi rau bị cắt đứt nên
chuyển sang sử dụng glucogen của gan, huỷ lipit
bằng oxy hoá mỡ xám của trẻ sơ sinh
SỰ THÍCH ỨNG CỦA TRẺ SƠ SINH SAU
ĐẺ
Sự thích hợp điều hoà thân nhiệt
• Sự co mạch ở da, tăng chuyển hoá nhằm bảo
đảm sưởi ấm.
•Sự sinh nhiệt bởi oxy hoá mỡ xám (tập trung chủ yếu
ở vùng tầng sinh môn và hai mạn sườn của trẻ sơ sinh
trong vài ngày đầu để cung cấp năng lượng đầu tiên
cho trẻ).
•Trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh rất nhanh, nếu để trần hoặc
làm ướt thân nhiệt bị giảm 2độ trong 30 phút. Những
trẻ bị ngạt hạ thân nhiệt xảy ra nhanh hơn.
SỰ THÍCH ỨNG CỦA TRẺ SƠ SINH SAU
ĐẺ
Thay đổi thần kinh
Sau sinh, hệ thần kinh thực vật chiếm ưu thế
nên trẻ sơ sinh ăn ngủ, cử động không ý
thức, tuỳ thuộc bữa bú và hô hấp.
Chẩn đoán chuyển dạ
• Chẩn đoán xác định
- Cơ năng:
• Đau bụng từng cơn, tăng dần.
• Ra chất nhầy màu hồng.
- Thực thể:
• Có cơn co tử cung của chuyển dạ.
• CTC có dấu hiệu xóa mở.
• Đầu ối đã thành lập.
Chẩn đoán chuyển dạ
• Chẩn đoán phân biệt
- Tiền chuyển dạ: xuất hiện trước CD chính
thức một vài giờ, một vài ngày thậm chí
hàng tuần: cơn co nhẹ, không gây xóa mở
CTC.
- Chuyển dạ giả: có CCTC, đau, song CCTC
không đồng bộ, không có sự xóa mở CTC.
Theo dõi chuyển dạ
• Tình trạng toàn thân của sản phụ.
• Cơn co tử cung.
• Nhịp tim thai.
• Sự xóa mở CTC.
• Theo dõi tình trạng ối.
• Theo dõi độ tiến triển của ngôi thai.
• Theo dõi sổ thai: con so 1h, con rạ 30 phút.
• Theo dõi sổ rau
Theo dõi toàn thân
• Mạch: trong chuyển dạ 1 giờ một lần,
sau đẻ 15 phút một lần trong giờ đầu sau sinh,
30 phút một lần trong giờ tiếp theo, 1 giờ một
lần trong 4 giờ tiếp theo.
• Huyết áp: đo mỗi giờ một lần.
• Đo thân nhiệt: 4 giờ một lần.
Theo dõi cơn co tử cung
• Theo dõi tần số và cường độ của
cơn go tử cung
• Trong pha tiềm tàng 1giờ một lần,
pha tích cực 30 phút một lần. Xác định
cơn go thưa yếu, quá mạnh hoặc rối loạn.
• Theo dõi tim thai
• Nghe nhịp tim thai trong 1 phút
• Pha tiềm tàng: 30 phút nghe một lần.
• Pha tích cực: 15 phút nghe một lần.
• Nghe trước và ngay sau khi bấm ối hay vỡ ối.
• Giai đoạn rặn đẻ thì nghe tim thai ngay sau mỗi khi rặn đẻ
• Tim thai bình thường ở khoảng giữa 120 và 160 lần/phút.
• Nếu nghe thấy nhịp tim thai tăng trên 160 lần/ phút hoặc
giảm dưới 110 lần/phút trong một khoảng thời gian liên tục (trên
10 phút), thai nhi có nguy cơ nhiễm toan, cần có sự can thiệp kịp
thời.
Theo dõi tình trạng ối
• Ghi nhận thời điểm vỡ ối (tự nhiên hoặc nhân
tạo)
• Quan sát màu sắc và lượng nước ối.
• Nếu nước ối có màu xanh, màu đỏ hoặc nâu đen,
có mùi hôi thối, đa hoặc thiểu ối đều là những
dấu hiệu nguy cơ tiềm tàng cho thai.
• Nếu ối vỡ trên 6 giờ mà chưa sinh thì phải cho
kháng sinh.
Theo dõi độ xoá mở cổ tử cung
• Khám âm đạo: + Pha Ia: 3 - 4 giờ một lần
• + Pha Ib: 1 - 2 giờ một lần
Theo dõi độ tiến triển của ngôi thai.
• Đánh giá độ lọt đầu thai nhi bằng nắn ngoài hoặc
khám âm đạo. Nếu chuyển dạ tiến triển thuận lợi thì
ngôi thai lọt và xuống tốt. Đặc điểm này có thể xác
định qua việc ước lượng vị trí của phần ngôi thai
thấp nhất so với gai tọa ở người mẹ.
• Ghi độ lọt vào biểu đồ chuyển dạ để phát hiện
sớm chuyển dạ đình trệ.
Theo dõi sổ thai
• Đối với con so: thời gian sổ thai không được
vượt quá một giờ kể từ khi cổ tử cung mở hết.
• Đối với con rạ: không được vượt quá 30 phút.
• Nghe tim thai sau mỗi lần rặn.
Theo dõi sổ rau
• - Thời gian không vượt quá 30 phút kể từ khi sổ
ra.
• - Theo dõi lượng máu sau sổ rau
• - Kiểm tra bánh rau
Các nguyên tắc cơ bản về chăm sóc
trong khi chuyển dạ

• Bà mẹ phải được theo dõi tại cơ sở y tế…


• Đảm bảo cho mẹ có đủ nước và dinh
dưỡng…
• Nếu thai phụ được quyết định đẻ tại cơ sở y
tế…
• Tận tình, kiên nhẫn và tỉ mỉ…
• Hỗ trợ tinh thần để giúp thai phụ bớt lo âu…

You might also like