You are on page 1of 27

MỔ LẤY THAI

Là mổ thai nhi sống hoặc chết qua đường mở bụng và tử cung


Là một trong những phẩu thuật thực hiện nhiều nhất hiện nay
A. Chỉ định mổ lấy thai do bất xứng đầu chậu
Bất xứng đầu chậu (BXĐC) là khi đầu thai to hơn khung chậu, phải mổ lấy thai
dù thai còn sống hay đã chết để tránh những tai biến khác xảy ra cho mẹ. Ngày trước,
khi chưa có đủ kháng sinh và kỹ thuật gây tê hay gây mê chưa phát triển tương đối an
toàn như hiện nay, người ta có thể chọc óc hay kẹp sọ để lấy thai ra nếu thai đã chết để
tránh cuộc mổ và vết mổ cho mẹ nhưng thủ thuật nầy không còn hoặc rất ít khi được
thực hiện trong sản khoa hiện đại.
BXĐC được ước đoán khi khám trên lâm sàng thấy:
 Thai to, khung chậu bình thường
 Thai bình thường, khung chậu giới hạn hay hẹp
Chẩn đoán BXĐC:
Nghiệm pháp lọt ngôi thai: NPLNT là thử tạo những điều kiện tốt nhất để đầu thai
lọt vào trong tiểu khung như, ở giai đoạn hoạt động của chuyển dạ, cơn co tốt (nếu
chưa tốt có thể dùng Oxytocin truyền nhỏ giọt tĩnh mạch để tăng cường độ cơn co), ối
đã vỡ (nếu chưa vỡ thì bấm ối nếu đã có đủ các điều kiện trên) để đầu thai có thể áp sát
cổ tử cung và nong cổ tử cung một cách hiệu quả nhất. Trong các điều kiện như vậy
mà trong 1 – 2 giờ, đầu thai vẫn không lọt được thì phải mổ lấy thai. Nên nhớ, chỉ làm
NPLNT trong ngôi chẩm
Ở sản phụ đa sản, có thể thai lần này to hơn các lần sinh trước hoặc là ngôi chẩm
nhưng đầu thai nằm lệch nên vẫn có thể có BXĐC. Chúng ta có thể gặp trường hợp đa
sản, thường là chuyển từ tuyến trước đến phòng cấp cứu, cổ tử cung đã mở trên 4-5
cm và phù nề, ối đã vỡ, đầu thai có bướu huyết thanh to, chuyển dạ đã kéo dài nhưng
cơn co tử cung thưa và yếu. Phải hỏi và khám thật cẩn thận vì đây rất có thể là BXĐC,
không được cho thêm Oxytocin vì có thể gây vỡ tử cung ngay. Người ta thường gọi
trường hợp nầy là “multip-trap (cái bẫy của đa sản)”
B. Các chỉ định do thai
1. Ngôi thai bất thường:
1.1 Ngôi ngang là ngôi bất thường không thể lọt vào khung chậu được nên phải mổ lấy
thai trừ trường hợp thai rất nhỏ (<1.500 g) hoặc là thai thứ nhì trong song thai, ối chưa
vỡ và cổ tử cung đã mở trọn. Trong trường hợp thai chết lưu, thai có thể gập người lại
để qua được tiểu khung và sổ thai qua đường âm đạo.
1.2 Ngôi trán cũng là ngôi bất thường với đường kính lọt là Chẩm Cằm (13,5 cm)
không thể lọt vào khung chậu nên cần phải mổ lấy thai. Tuy nhiên, nên nhớ, ngôi trán
(không cúi tốt và không ngửa tốt) là ngôi trung gian giữa ngôi chẩm (cúi tốt) và ngôi
mặt (ngửa tốt). Khi ngôi thai còn cao, ối chưa vỡ, nên chờ thêm nếu cơn co không
cường tính hay dồn dập, vì khi thai xuống thấp hơn với sức đẩy của cơn co từ đáy tử
cung, đầu thai chạm vào tiểu khung, ngôi thai có thể cúi tốt hơn và trở thành ngôi
chẩm hoặc ngửa tốt hơn và trở thành ngôi mặt. Ngôi trán chỉ đúng là ngôi trán khi ối
đã vỡ và ngôi thai đã chặt, tức là ngôi đã chạm vào tiểu khung và không thể đẩy lên
nữa
1.3 Ngôi mặt cũng là ngôi bất thường dù đường kính lọt là đường kính hạ cằm-thóp
trước = 9,5 cm, có thể lọt vào tiểu khung và sổ thai qua đường âm đạo được nếu ngôi
mặt ở kiểu thế cằm vệ. Thai không thể sổ nếu ở kiểu thế cằm cùng. Theo thống kê, 2/3
ngôi mặt lọt theo kiểu thế trước (Cằm Chậu Trái Trước hoặc Cằm Chậu Phải Trước)
và sẽ xoay 450 để trở thành cằm vệ. Trong 1/3 ngôi mặt còn lại, lọt theo kiểu thế cằm
sau (Cằm Chậu Trái Sau hoặc Cằm Chậu Phải Sau) thì có 2/3 sẽ xoay thành cằm vệ,
chỉ có 1/3 thành cằm cùng, nếu chẩn đoán đúng chỉ có 1-2 trường hợp phải mổ lấy
thai.
1.4. Ngôi thóp trước là ngôi có đường kính lọt là Chẩm Trán = 12 cm nên cũng không
thể lọt vào tiểu khung được nếu thai đủ tháng nên phải mổ lấy thai. Chúng ta cũng
không nên chẩn đoán ngôi thóp trước khi ngôi thai còn cao vi khi đầu thai bị các cơn
co tử cung đẩy xuống khung chậu, có thể chạm vào tiểu khung và cúi tốt hơn để trở
thành ngôi chẩm. Trong các sách giáo khoa, người ta cũng không coi ngôi thóp trước
là một ngôi riêng biệt.
1.5. Ngôi mông đã từng được xem là một ngôi bình thường. Tuy nhiên, ngày càng có ít
nhà sản khoa có thể đỡ đẻ ngôi mông một cách tự tin, đa số có khuynh hướng mổ lấy
thai vì khó tiên lượng diễn tiến cuộc chuyển dạ. Đầu thai là phần to và cứng nhất của
thai nhi lại sổ sau cùng, nếu kẹt đầu hậu thì chắc chắn thai sẽ chết, còn mẹ sẽ có thể có
tai biến dù thai nhi sau kẹt đầu hậu được lấy ra bằng đường âm đạo hay mổ lấy thai.
Hiện nay, người ta thường chỉ định mổ lấy thai trong ngôi mông với những chẩn đoán
như sau:
 Ngôi mông + thai to (> 3000g đối với con so và > 3500g đối với con rạ)
 Ngôi mông + thai đủ tháng + ối vỡ non
 Ngôi mông + khung chậu giới hạn hay khung chậu hẹp
 Ngôi mông + đầu thai ngửa (nhìn trên phim chụp Xquang)
 Ngôi mông + vết mổ cũ trên tử cung
1.6. Ngôi phức tạp là ngôi trong đó nhiều phần thai trình diện trước eo trên cùng một
lúc, như qua khám âm đạo, ta có thể sờ được đầu , tay, chân thai nhi. Nếu thai nhỏ,
thiếu tháng (< 2500 g), ối chưa vỡ, ta có thể thử đẩy các phần thai khác lên trên. Nếu
thai đủ tháng thì nên mổ lấy thai sớm.
2. Thai suy
2.1. Thai suy cấp (xem bài chẩn đoán thai suy)
2.2. Thai suy trường diễn được chẩn đoán khi:
 Có thiểu ối nặng và Non Stress test không đáp ứng
 Qua soi ối thấy màu nước ối xanh sệt hay vàng nâu sệt
 Thai quá ngày + Non Stress test không đáp ứng hoặc Stress test (hay
Oxytocin test) dương tính
3. Con quý
 Khi đã có nhiều lần sẩy thai (sẩy thai liên tiếp)
 Đã có một hay nhiều lần sinh hay mổ lấy thai mà thai chết lưu hay chết trong
chuyển dạ
 Đã qua một thời gian vô sinh và điều trị vô sinh
 Mẹ lớn tuổi + sinh con lần đầu (khoảng 40 tuổi, cơ may có thai trở lại khó
khăn hơn tuổi trẻ)
C. Các chỉ định do phần phụ của thai
1. Nhau bong non có chỉ định mổ lấy thai khi:
 Nhau bong non thể nặng hay thể trung bình, gây tụt huyết áp, có thể ảnh hưởng
đến tính mạng của mẹ
 Nhau bong non thể nhẹ hay trung bình mà cổ tử cung còn đóng chắc, tiên lượng
không thể sổ thai trong vòng 2 giờ
 Nhau bong non thể nhẹ hay trung bình mà tim thai còn > 80 lần /phút
 Dù mổ hay cho sinh đường âm đạo, cần phải bấm ối ngay khi chẩn đoán là nhau
bong non
2. Nhau tiền đạo có chỉ định mổ lấy thai trong trường hợp:
 Nhau tiền đạo trung tâm ra huyết nhiều
 Nhau tiền đạo bán trung tâm > 60% khi cổ tử cung mở 3 cm, ra huyết nhiều
 Nhau tiền đạo trung tâm hay bán trung tâm > 60%, ra huyết ít, thai đủ tháng (>
2500g hay trên 36 tuần)
 Nhau tiền đạo trung tâm hay bán trung tâm đã bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ
3. Ối vỡ non giục sinh thất bại hoặc ối vỡ non +/- nhiễm trùng ối mà cổ tử cung không
thuận tiện để giục sinh.
4. Thiểu ối kèm theo non-stress test không đáp ứng hay Vô ối
5. Sa dây rốn khi sờ được dây rốn trước hay một bên đầu thai, thường xảy ra trong các
trường hợp sau vỡ ối, đa ối, ngôi thai cao hoặc ngôi mông hay ngôi ngang. Sa dây rốn
trong bọc ối cũng là chỉ định mổ lấy thai.
6. Dây rốn ngắn chỉ chẩn đoán chính xác sau khi sổ thai và nhau. Trước khi sổ thai, có
thể chỉ thấy tim thai chậm mỗi khi có cơn co và đầu thai bị đẩy xuống tiểu khung thấp
hơn. Tùy theo mức độ chậm nhiều hay ít của tim thai mà có chỉ định mổ lấy thai hay
không.
D.Các chỉ định do bệnh lý của mẹ
1. Sản giật hay tiền sản giật nặng mà điều trị nội khoa không kết quả hoặc điều trị ổn
định sau 24 giờ mà không thể lấy thai ra bằng đường âm đạo
2. Tiểu đường nếu không phát hiện được từ đầu thai kỳ và không có điều trị nội khoa
để kiểm soát được tốt mức đường huyết, thai nhi thường bị rối loạn phát triển và dễ
mất đột ngột tim thai vào khoảng trước 37 tuần tuổi thai. Do đó, nếu khám thai, phải
làm xét nghiệm tìm đường niệu và đường huyết từ đầu thai kỳ; nếu có nghi ngờ tiểu
đường thì phải làm tiếp thử nghiệm “dung nạp glucose uống” để có chẩn đoán xác
định và điều trị ngay. Nếu phát hiện đường huyết cao quá muộn, thì nên mổ lấy thai
lúc thai được 36 tuần sau khi tiêm cho mẹ Betamethasone và giải thích cho sản phụ
cùng với gia đình.
3. Có các bệnh nhiễm siêu vi có thể lây truyền cho con khi sổ thai qua đường âm đạo
như Herpès simplex, HIV (ý kiến hiện nay còn khác biệt, có người cho rằng cần mổ
lấy thai trên tất cả sản phụ có HIV (+) để dự phòng lây truyền cho con nhưng cũng có
ý kiến cho rằng không nên gây cho mẹ một sang chấn không cần thiết nếu chưa có chỉ
định sản khoa phải mổ lấy thai như các sản phụ bình thường).
4. Có khối u tiền đạo như u xơ tử cung đóng ở eo tử cung, u nang buồng trứng mà
trong quá trình chuyển dạ không di chuyển hoặc bị đẩy ra khỏi tiểu khung được, nhất
là u nang thể bì thường nằm ở mặt trước của độan dưới tử cung.
5. Có vết mổ cũ trên tử cung để bóc nhân xơ tử cung hay chỉnh hình tử cung hay mổ
lấy thai mà có thêm một trong các yếu tố sau:
 Chỉ định mổ lấy thai lần trước vẫn còn tồn tại như khung chậu hẹp toàn diện
 Khung chậu giới hạn mà tử cung có vết mổ cũ là một chống chỉ định làm
nghiệm pháp lọt ngôi chẩm nên phải mổ lấy thai chủ động
 Mổ lấy thai lần trước là mổ dọc thân tử cung
 Hậu phẫu mổ lấy thai lần trước có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng vết mổ như
sốt kéo dài sau mổ, sản dịch có mủ, thời gian nằm bệnh viện sau mổ kéo dài
 Đã mổ lấy thai trên hai lần
 Vết mổ cũ đau trong lần có thai nầy: cần xác định rõ là điểm đau nằm trên vết
mổ tử cung chứ không phải nằm dọc theo vết sẹo ngoài da và cảm giác đau xuất
hiện ngoài các cơn co tử cung
Có vết mổ cũ trên tử cung mà có thêm một bất thường của lần có thai nầy như ngôi
mông, thai ước lượng quá to, song thai hay đa thai trong trường hợp có thêm ối vỡ
non cần chấm dứt thai kỳ mà chưa có cơn co tử cung tự nhiên, thiểu ối hay vô ối
E. Chỉ định do rối loạn cơn go tử cung khơng điều chỉnh được
Thường là cơn co cường tính hay dồn dập – có thể là dấu hiệu của một bất thường
khác nguy hiểm hơn cho thai nhi và cho mẹ như doạ vỡ tử cung sau khi chuyển dạ kéo
dài do bất xứng đầu chậu hay có khối u tiền đạo mà không được phát hiện và chẩn
đoán kịp thời
F. Chỉ định do phần mềm
- Cổ tử cung xơ cứng không dãn nở do tiền căn đốt điện hay đốt lạnh, khoét chóp
- Hoặc cổ tử cung đã có khâu để điều trị hở eo tử cung bằng kỹ thuật Shirodkar
- Hay âm đạo có vách ngăn cứng và sâu không thể cắt được
- Có khối u ở âm đạo to, dễ chảy máu như u nhú mồng gà to
G. Chỉ định mổ lấy thai sau khi mẹ tử vong (POST-MORTEM)
Thường có khó khăn trong quyết định thời điểm cho chính xác vì khi mẹ còn hấp hối
mà mổ thì không thể nào còn hy vọng cứu mẹ nhưng nếu cho chỉ định quá trễ, sau khi
tuần hoàn của mẹ đã ngưng trên 3 phút thì cơ hội cho con có thể sống và sống tốt rất ít
ỏi
Không có chống chỉ định tuyệt đối trong mổ lấy thai nếu có chỉ định sản khoa phải mổ
lấy thai để đảm bảo tính mạng của mẹ và con, kể cả khi mẹ có bệnh lý nội khoa vì kỹ
thuật gây mê hồi sức ngày nay rất tiến bộ.
Chuẩn bị trước mổ
+ Cần phải giải thích cho sản phụ và gia đình: nguyên nhân phải mổ, cách gây vô
cảm, thời gian mổ và các sự hợp tác cần thiết để mẹ và con sớm trở lại bình thường
+ Nếu phải mổ lấy thai mà tuuổi thai  34 tuần, phải cho Betamethasone 72 giờ
trước mổ. Nhưng những trường hợp phải mổ gấp trong vòng 24 giờ, cũng nên cho
Betamethasone vì cũng có thể có lợi cho thai nhi
+ Nếu mổ chủ động, thụt tháo trước mổ
+ rửa bụng, sát trùng
+ Đặt thông tiểu
+ Đường truyền tĩnh mạch
+ Có thể gây tê hoặc tê tủy sống. Nếu gây mê toàn thân, phải chuẫn bị vùng mổ
và thông tiểu trước khi bắt đầu gây mê. Nếu gây tê tủy sống, chuẩn bị sau khi tiêm tủy
sống
+ Nhóm mổ bao gồm 1 phẫu thuật viên chính, 1 phụ mổ chính, 2 phụ dụng cụ
Chuẩn bị mổ lấy thai

Hình 4 Làm vệ sinh vùng bụng ( cạo lông sạch, rửa bụng tại bệnh phòng)
+ Hình 5 Tại phòng mổ đặt ống thông tiểu sau khi rửa sạch âm hộ. Cẩn
thận khi đầu thai và bướu huyết thanh chèn vào niệu đạo, có thể khó khăn khi đặt ống
thông tiểu, phải cho tay đã mang găng tiệt trùng vào âm đạo đẩy nhẹ đầu lên. Dùng
ống Foley, có bóng nhỏ ở đầu sau khi bơm 5ml (hoặc 10ml - theo chữ số ghi trên mỗi
ống) để giữ ống không tuột ra ngoài.

Hình 6 Bôi Betadine 10% sau khi rửa sạch bụng trở lại tại phòng mổ.
Hình 7
Dụng cụ để mổ lấy thai gồm:
+ 1 dao (bistouri)
+ 1 kéo Mayo
+ 1 kéo cắt chỉ
+ 1 kềm phẫu thuật có mấu
+ 1 kềm phẫu thuật không mấu
+ 10 kềm kelly
+ 4 kềm kocher
+ 2 kềm kẹp kim khâu
+ 2 kềm đầu hình tim
+ 1 van
+ 1 forceps nhỏ (nếu đầu thai còn cao)
+ Chỉ vicryl 0ø, chỉ catgut chromic 0 và chỉ plain catgut 0.
Hình 8 Trải săn vải, bọc xung quanh nơi sẽ mổ (sau khi gây tê tuỷ sống hay gây tê
quanh màng cứng).
Các thì mổ chính

Hình 9 Rạch da đường Pfannenstiel, dài khoảng 12cm, ở nếp gấp da bụng, cách bờ
trên xương vệ khoảng 2 cm.
Hình 10 Sau khi rạch da và mỡ

Hình 11Rạch màng cân 2 bên đường giữa, mỗi bên khoảng 2cm

Hình 12 Dùng tay xé màng cân và mỡ (ít chảy máu hơn dùng kéo cắt)
Nếu đã có vết mổ cũ, xé khó khăn, phải cắt bằng kéo.
Hình 13 Dùng 2 kềm kocher kẹp mép trên vết cắt màng cân, dùng 2 ngón tay tách
màng cân khỏi cơ thẳng bụng lớn thành bụng

Hình 14 Dùng kéo Mayo cắt màng cân dọc theo đường giữa để tách màng cân ra khỏi

Hình 15 Sau khi đã tách màng cân bên trên ra khỏi cơ thẳng bụng lớn thành bụng
Hình 16 Tiếp tục tách màng cân bên dưới ra khỏi 2 cơ hình tháp

Hình 17 Có thể cắt màng cân bên dưới theo đường dọc giữa đến bờ trên xương vệ để
lấy đầu thai dễ dàng hơn
Hình 18 Tách 2 cơ thẳng bụng lớn thành bụng dọc đường trắng ở giữa. Tránh móc 2
ngón tay vào sau cơ vì có thể gây đứt mạch máu nhỏ sau cơ, dẫn đến máu tụ ở thành
bụng sau khi khâu phục hồi thành bụng (nếu không nhìn thấy và cột mạch máu chảy)

Hình 19 Dùng kềm Kelly kẹp phúc mạc thành bụng lên để mở phúc mạc. Chú ý tránh
kẹp vào bàng quang (đục – vùng số 1), với phúc mạc (trong hơn).

Hình 20 Cắt phúc mạc vào ổ bụng


Hình 21 Mở rộng vết cắt phúc mạc. Cẩn thận khi cắt xuống dưới: nhìn phúc mạc dưới
ánh đèn sáng- chỉ cắt chỗ trong suốt

Hình 22 Đặt van vào trên xương vệ để che bàng quang


Rạch phúc mạc trước đoạn dưới tử cung khoảng 2cm (có thể bóc tách khỏi cơ tử cung
dễ dàng)
Hình 23 Dùng kềm Kelly mở rộng thêm vết rạch phúc mạc

Hình 24 Dùng 2 ngón tay xé rộng phúc mạc ra 2 bên

Hình 25 Dùng van đặt vào mép dưới của vết rạch phúc mạc để che bàng quang

Hình 26 Dùng dao rạch nhẹ nhàng đoạn dưới tử cung khoảng 2cm
Hình 27 Rạch vừa đến đúng lớp niêm mạc tử cung và màng ối, nước ối trào ra ngoài.

Hình 28 Dùng 2 ngón tay xé cơ tử cung rộng ra 2 bên.


Cần nhớ: Tử cung mang thai thường xoay lệch qua bên phải nên khi xé cơ tử cung nên
sờ trước 2 dây chằng tròn để không làm tổn thương mạch máu tử cung phía bên trái.
Hình 29 Cho tay vào để lấy đầu thai

Hình 30 Dùng bàn tay trái bật đầu thai lên, tay phải ấn đáy tử cung (hoặc người phụ
mổ ấn mạnh đáy tử cung).
Nên nhớ: tránh ấn tay trái vào mép cắt bên dưới của đoạn dưới tử cung vì có thể làm
rách thêm và gây tổn thương mạch máu tử cung

Hình 31 Đầu thai đã được lấy ra

Hình 32 Nếu đầu thai cao, có thể dùng Forceps để lấy đầu thai
Hình 33 Móc nhớt miệng và hút nhớt qua miệng và mũi trước khi lấy thai ra khỏi tử
cung để tránh thai hít nước ối vào khí quản.

Hình 34 Kẹp cắt rốn

Hình 35 Lấy bánh nhau


Hình 36 Chú ý: Cần lấy sạch bánh nhau và màng nhau

Hình 37 Lau buồng TC sau lấy nhau:


+ Tay phải ấn đáy TC qua thành bụng
+ Tay trái bọc trong miếng gạc lớn cho vào buồng TC để lau buồng TC

Hình 38 MAY GÓC TỬ CUNG


Dùng 2 kềm đầu hình tim kẹp 2 mép cắt tử cung

Hình 39 Khâu 2 mũi góc trước


Hình 40 Cần nhìn kỹ góc mép cắt, khâu bên ngoài góc cắt khoảng 1cm, tránh xuyên
kim qua các mạch máu ở góc

Hình 41 Khâu mũi chữ X

Hình 42 Sau khi khâu và cột góc mép cắt

Hình 43 Khâu phục hồi vết cắt ở đoạn dưới tử cung: Có thể khâu rời, mũi chữ X rời
Hình 44 Hoặc khâu chỉ liên tục

Hình 45 Hoặc khâu vắt để cầm máu tốt hơn


Hình 46 Khâu lớp thứ nhì bằng mũi Lembert sau lớp thứ nhất khâu vắt

Hình 47 Sau khi đã khâu lớp thứ nhì bằng mũi Lambert vùi đường khâu lớp thứ nhất
Hình 48 Sau khi kiểm tra cầm máu kỹ đường khâu tử cung và mặt sau bàng quang,
phủ phúc mạc. Nhớ không lấy sâu quá vì sẽ làm bàng quang bị kéo lên cao, lần mổ sau
dễ gây tổn thương bàng quang khi vào ổ bụng

Hình 49 Sau khi lau sạch ổ bụng, nhớ xem kỹ 2 buồng trứng (không cần phải lấy cả tử
cung ra ngoài)
Trường hợp này: sản phụ có 2 buồng trứng bình thường

Hình 50 Khâu phúc mạc (bằng chỉ catgut chromic 00 hoặc plain catgut 0)
Hình 51 Nhớ không được bỏ sót mép phúc mạc vì có thể gây chảy máu rỉ rả ở mép
phúc mạc

Hình 52 Khâu phục hồi lớp cân bằng chỉ vicryl 0 hoặc catgut chromic 0 (sau khi khâu
cơ thẳng đứng thành bụng 2 mũi)

Hình 53 Khâu da sau khi khâu lớp mỡ: có thể khâu dưới da hay khâu mũi rời-tuỳ từng
bệnh nhân
NHIỆM VỤ PHẪU THUẬT VIÊN CHÍNH VÀ PHỤ MỔ

Phaãu thuaät vieân chính Phuï moå


-         Raïc h da ñeán caân -         Giöõphaãu tröôøn g saïc h, keïp caùc maïc h maùu chaûy nhieàu
-         Caét caân -         Keùo moâmôõboäc loäphaãu tröôøn g
-         Xeùcaân sang 1 beân -         Xeùcaân beân ñoái dieän
-         Taùch cô thaún g buïng vaøcô thaùp -         Keùo valve boäc loäphaãu tröôøn g
-         Môûphuùc maïc thaønh -         Keùo valve boäc loäphaãu tröôøn g
-         Môûphuùc maïng taïn g vaøtaïo khoaûn g troáng -         Keùo valve boäc loäphaãu tröôøn g, ñaët valve che baøn g quang
sau baøn g quang xuoán g döôùi
-         Raïc h ngang ñoaïn döôùi töûcung vaømôûroäng -         Boäc loäphaãu tröôøn g the o ñöôøn g caét cô töûcung. Huùt lieân
tuïc maùu vaønöôùc oái
-         Laáy ñaàu thai nhi -         Ñaåy ñaùy töûcung khi coùyeâu caàu vaøgiuùp ñôõphaàn thai nhi
-         Laáy nhau, kieåm tra töûcung -         Keïp caàm maùu ôûveát caét cô. Huùt lieân tuïc maùu vaønöôùc oái.
-         May cô töûcung -         Coät chævaøcaét chæ
-         Ñoùn g caân -         Boäc loäphaãu tröôøn g, coät chæ, caét chæ
-         Ñoùn g da -         Hoåtrôï tuøy kyõthuaät
-         Baêng veát thöông vaøkhaùm aâm ñaïo, laáy maùu
ñoïng trong töûcung vaøkieåm tra löôïng maùu chaûy
ra töøloøng töûcung

TAI BIẾN CỦA PHẪU THUẬT MỔ LẤY THAI


 Tai biến, khó khăn trong khi mổ
 Tổn thương bàng quang
 Tổn thương thai nhi
 Tổn thương động mạch TC
 Đờ tử cung và chảy máu nhiều :
- Máu mất trung bình khoảng 300ml
- Đánh giá lượng máu mất chính xác
- > bù dịch hợp lý (truyền máu nếu cần)
+ Dịch truyền:
* Lactate Ringer’s và Dextrose 5%
* Thể tích dịch truyền từ 2 đến 3 lít (cả sau mổ)
+ Lấy thai khó, nhất là trong trường hợp ngôi thai bất thường
+ Nếu ngôi mông
* Lấy thai nhi ra bằng chân
* Xác định đúng chân trước khi kéo
* Đỡ sanh tương tự như sanh ngã âm đạo
(Chú ý đúng kỹ thuật để tránh tổn thương thai nhi và rách thêm)
+ Ngôi ngang, lưng phía dưới: cho tay lên đáy tử cung, nắm 1 chân tay kéo từ từ
xuống và lấy thai ra giống nhu ngôi mông
+ Nếu ngôi phức tạp:
* Mở rộng đường mở cơ TC
* Không chần chừ (có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi)
+ Thêm thuốc dãn cơ trong trường hợp khó
+ Khó nhất là nhau tiền đạo
+ Xác định rõ
* Vị trí nhau bám
* Rạch TC cao hơn mép bánh nhau
* Nếu không xác định được mép của bánh nhau:
Mở TC bằng đường rạch dọc đoạn dưới TC
+ Không nên do dự vì khi đã đụng tới TC và bánh nhau thì máu chảy rất nhiều
Tai biến sau khi mổ
+ Đờ tử cung thứ phát
+ Khối máu tụ, thường ở mặt sau bàng quang,
+ Viêm NMTC
(nhất là các trường hợp vỡ ối sớm, vỡ ối non)
+ Viêm tiết niệu
+ Viêm tắc tĩnh mạch vùng chậu
+ Thận ứ nước
(nếu có tai biến cột niệu quản khi cầm máu trong khi mổ)
+ Viêm nhiễm trùng vết mổ ở tử cung, bung vết mổ ở các lớp từ tử cung ra đến
phúc mạc, cân, mỡ, da
+ Sốt do căng sữa
CHĂM SÓC SAU KHI MỔ
Theo dõi:
 Dấu hiệu sinh tồn
 Gò tử cung
 Máu và sản dịch
 Nước tiểu
Rút ống thông tiểu: 12 giờ sau mổ
Nhu động ruột: ngày 2-3 sau mổ
Ngày đầu sau mổ phải ngồi dậy ít nhất 2 lần. Ngày thứ 2 có thể bắt đầu đi lại.
+ Sử dụng thuốc giảm đau, sử dụng kháng sinh
+ Nếu có nhiễm trùng ối -> kháng sinh truyền TM liên tục đến khi hết sốt
+ Nếu có sốt: Khám âm đạo xác định:
* Lượng và mùi sản dịch
* Có khối máu tụ trong vùng chậu không
+ Theo dõi vết mổ mỗi ngày: bóp nhẹ hai bên vết mổ (Nếu có máu tụ phải lấy
khối máu tụ ra trước khi bệnh nhân bị sốt)
+ Nếu mất con sau mổ, phải cho thuốc để tránh căng sữa:
* Benzogynestryl 5mg TB ngay sau mổ
* Nếu lỡ quên mà sản phụ đã bị lên sữa rồi:
Băng ép quanh ngực, cho Estrogen, Aspirin
+ Nếu bà mẹ có TSG hoặc SG trước mổ thì phải tiếp tục cho thuốc điều trị như
trước mổ.
KẾT LUẬN
MLT là một phẫu thuật thường được sử dụng để giải quyết những trường hợp
sinh khó, không sinh được bằng đường âm đạo
Có thể có một vài tai biến do gây mê hay tai biến trong và sau mổ, gây ảnh hưởng đến
cả tương lai sản khoa của bịnh nhân sau này.
Không chỉ định chậm hay sớm quá
Tránh những trường hợp mổ không cần thiết nhưng không do dự gây thiệt hại cho tính
mạng của bà mẹ và thai nhi.

You might also like