You are on page 1of 40

126 câu ôn tập LS Sản

(tham khảo)
1. Hãy nêu 5 tai biến sản khoa?
 Vỡ tử cung
 Tiền sản giật, sản giật
 Băng huyết sau sanh
 Nhiễm trùng hậu sản
 Uốn ván rốn
2. Tại sao Ergometrine không được dùng để tăng co?
 Ergometrine maleat (ergonovin maleat) có tác dụng trên co tử cung
mạnh, dễ gây các cơn co cường tính, co cứng các cơ làm giảm lưu lượng
máu đến tử cung gây suy thai, thời gian tác dụng kéo dài khó kiểm soát
liều hơn so với oxytocin nên chống chỉ định dùng trong thời kì mang
thai để tăng co khởi phát chuyển dạ.
3. Nhiệt độ phòng mổ thường là bao nhiêu để giảm nguy cơ nhiễm trùng?
 Nhiệt độ 23 +/- 2
 Độ ẩm 50 +/- 5%
4. Một sản phụ 40 tuổi sau khi MLT bao lâu thì có thể mang thai lại?
 Tốt nhất là khoảng 1 năm sau. 6 tháng đầu để vết mổ hồi phục, 6 tháng
tiếp theo để cơ thể hồi phục đủ dinh dưỡng, sức khỏe vì mang thai là
một quá trình tốn nhiều sức lực. (Theo Thầy Tuấn chỉ cần tối thiểu 6
tháng là có thể mang thai lại vì sự lành vết mổ sau 6 tháng là đã đủ, dù
có kéo dài hơn cũng không lành hơn được)
 Còn tính khoảng cách từ lúc MLT đến ngày dự sanh của thai sau thì tốt
nhất là 24 tháng, tối thiểu là 18 tháng.
5. Có thể dùng dung dịch Glucose 10%, 20% để tăng co được không?
 Không nên pha oxytocin với các dung dịch G10%, 20% là các dung dịch
ưu trương vì bản thân Oxytocin có tác dụng phụ là chống bài niệu làm ứ
nước lại trong cơ thể. Nếu dùng dung dịch ưu trương truyền tĩnh mạch
sẽ gây kéo nước vào mạch máu, gây tăng huyết áp, ảnh hưởng đến mẹ
và thai 
6. Nêu các cách phân biệt thóp trước và thóp sau?
Thóp trước Thóp sau
Hình tứ giác, rộng Hình tam giác, hẹp
Xung quanh có 4 xương, 2 xương đỉnh Xung quanh có 3 xương: 1 xương chẩm
và 2 xương trán và 2 xương đỉnh
Sờ quanh các đường liên thóp cảm nhận Sờ quanh các đường liên thóp cảm nhận
đươc 4 gờ được 3 gờ

7. Nêu các mục đích của việc tắm bé? (sau 24h ở khoa hậu sản)
 Làm cho trẻ thoải mái
 Kích thích tuần hoàn của trẻ
 Giảm nguy cơ mắc các nhiễm trùng ngoài da
8. Biểu đồ Friedmann mô tả điều gì? Ứng dụng?
 Năm 1954, Friedmann mô tả diễn biến của mở CTC dưới dạng một biểu
đồ, trong đó sử dụng số trung vị để mô tả sự biến thiên của CTC theo
thời gian. 
 Ứng dụng của biểu đồ Friedmann: nó là tiền thân cho sản đồ của WHO
ra đời, không chỉ giúp ghi lại quá trình chuyển dạ mà còn là một công cụ
tầm soát, so sánh với đường báo động để nhận ra sớm một chuyển dạ
kéo dài và có thái độ xử trí đúng đắn.
9. Cách khám độ lọt trên lâm sàng?
 Khám ngoài:
+ Leopold 4: Xác định thai đã lọt hay chưa bằng cách đặt 2 bàn tay dọc
2 bên cực dưới của tử cung, nếu hai bàn tay không hội tụ vào nhau được
tức thai đã lọt.
+ Phương pháp 5 ngón: Đặt 5 ngón tay lên trên xương vệ: Nếu 5 ngón
tay ôm hết đầu thai nhi thì độ lọt là 5/5, nếu 4 ngón là 4/4,…nếu không
sờ thấy đầu thai nhi thì độ lọt là 0/5
 Khám trong: Tìm mối tương quan giữa “phần thấp nhất xương sọ thai
nhi” với 2 gai hông:
+ Nếu ngang với 2 gai hông: độ lọt 0
+ Nếu trên 2 gai hông 1 đốt ngón tay (1cm): độ lọt là -1
+ Nếu dưới 2 gai hông 1 đốt ngón tay (1cm: độ lọt là -1
(Có các độ: -3, -2, -1, 0, +1, +2, +3)
 Tính là lọt khi: PP 5 ngón tay <2/5; khám âm đạo lọt +1, Leopold 4: 2
bàn tay không hội tụ. Ngoài ra còn có thể dựa vào:
+ Dấu hiệu Farabeuf: ngón tay không sờ được đốt sống cùng thứ 2
+ Nghe tim thai: vị trí nghe tim thai rõ nhất cách bờ trên xương vệ <7cm
10.  Ngôi mông có tính được độ lọt không?
 Ngôi mông không tính được độ lọt
 Tuy nhiên, có thể tiên lượng đẻ dựa vào đường kính lọt của ngôi mông
là đường kính lưỡng ụ đùi khoảng 9,5cm sẽ lọt qua đường kính chéo của
eo trên. Sanh đầu hậu đầu phải cúi tối đa khi lọt theo đường kính ngang
hoặc chéo của eo trên.
11. Hãy nêu 3 mục đích của lập sản đồ?
 Phát hiện sớm chuyển dạ bất thường
 Phòng tránh chuyển dạ kéo dài
 Phát hiện sớm bất xứng đầu chậu trước khi có chuyển dạ đình trệ
 Giảm thiểu những tai biến cho mẹ và thai nhi do chuyển dạ kéo dài gây
nên như BHSS, nhiễm trùng hậu sản, vỡ TC, ngạt sơ sinh,…
 Cơ sở để quyết định sử dụng thuốc tăng co, chuyển tuyến hay tiến hành
can thiệp
12. Cơ chế hình thành “bướu huyết thanh”?
 Trong quá trình chuyển dạ, đầu thai nhi bị ép mạnh vào khung chậu mẹ
làm cho các mạch máu ở bề mặt xương sọ bị tổn thương dẫn đến chảy
máu dưới màng xương. Máu chảy tích tụ lại giữa màng xương và bản
xương sọ sẽ hình thành một khối mềm gọi là bướu huyết thanh.
13. Cách khám góc vòm vệ nhọn?
 Góc vòm vệ là góc giữa 2 ngành ngồi mu, bình thường >90 độ. 
 Cách khám: Áp sát 2 ngón tay vào góc vòm vệ, nếu 2 ngón tay áp sát
vào góc vòm vệ => Bình thường. Nếu cảm giác góc vòm vệ chật, không
thể áp sát 2 ngón tay vào được thì gọi là góc vòm vệ nhọn, khung chậu
hẹp, tiên lượng sanh ngả âm đạo khó khăn.
14. Khi bị bệnh tim mức độ nào thì không thể cho con bú?
 Suy tim mất bù với NYHA III, IV không được cho bé bú vì nguy hiểm
cho mẹ do đây là hoạt động gắng sức 
15. Mục đích chèn gạc 2 bên ổ bụng khi MLT?
 Chèn gạc ướt 2 bên tử cung để giữ các tạng trong ổ bụng lại (chủ yếu
tránh ruột tràn xuống) khi làm phẫu thuật giúp hạn chế nguy cơ tắc ruột
sau mổ.
  Hạn chế nước ối tràn vào ổ bụng khi bắt bé, đặc biệt trong các trường
hợp nhiễm trùng ối, tránh được tình trạng nhiễm trùng và viêm phúc
mạc thời kì hậu phẫu
16.  Ưu và khuyết điểm khi 1 phòng mổ có 2 bàn mổ?
 Ưu điểm:
+ Tiết kiệm được không gian khu mổ
+ Chuẩn bị dụng cụ mổ dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi
 Nhược điểm:
+ Giảm vô khuẩn, dễ nhiễm trùng cho bệnh nhân
+ Sự ảnh hưởng qua lại giữa các kíp mổ, dễ gây nhầm lẫn trong quá
trình mổ
17. Mẹ bị lao có cho bú được không?
 Mẹ bệnh lao thời kì tiến triển không nên cho trẻ bú sữa mẹ. Thứ nhất,
trực khuẩn lao có thể lây truyền qua đường sữa mẹ, cộng với việc khi
cho trẻ bú còn phải tiếp xúc trực tiếp giữa mẹ với bé nên khả năng lây
nhiễm vi khuẩn lao từ nhiều đường. Thứ hai, khi cho bé bú trong giai
đoạn này, cơ thể mẹ sẽ càng suy kiệt hơn về mặt dinh dưỡng, sụt giảm
sức đề kháng là nguy cơ để bệnh lao tiến triển nặng thêm.
 Lao cũ, lao sau 2 tuần sử dụng thuốc kháng lao vẫn có thể hút sữa ra cho
trẻ uống.
18. Sau khi thụ thai bao lâu thì test thai +?
 Có nhiều loại test thai. Que thử thai (+) sau 7-10 ngày thụ thai nhưng
nên thử lại lần 2 sau đó hoặc thử vào sau khi trễ kinh 1 tuần. Định lượng
nồng độ Beta-Hcg trong huyết thanh hoặc nước tiểu sẽ cho kết quả
dương tính vào ngày 8-9 sau khi thụ thai.
19.  Tuổi thai tối thiểu bao nhiêu tuần thì không được đi máy bay?
 Về cơ bản, tuổi thai lí tưởng để di chuyển là khoảng 12-28 tuần. Từ 36
tuần trở lên thì không được phép bay.
 Lí do quy định giới hạn tuổi thai để dự phòng những sản phụ có thai kì
nguy cơ cao, tiên lượng một cuộc sanh khó khăn nhưng lại vào chuyển
dạ sanh trên máy bay sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của
mẹ và bé.
20. Tại sao có hiện tượng hạ huyết áp khi nằm ngửa?
Khi sản phụ nằm ngửa, tử cung, thai, phần phụ thai và dịch ối sẽ chèn ép
vào tĩnh mạch chủ dưới, làm cản trở lượng máu về tim, làm giảm
khoảng 30% cung lượng tim dẫn đến tình trạng hạ huyết áp.
21. Tình trạng tăng đông trong thai kì?
 Vào khoảng tháng thứ 7 của thai kì, lượng máu của mẹ tăng lên do nhu
cầu của thai nhi cao hơn. Nhưng sự tăng huyết tương lại chiếm ưu thế so
với huyết cầu, dẫn đến tình trạng pha loãng máu, số lượng tiểu cầu giảm.
Sự gia tăng lượng huyết tương cộng với nội tiết tố thay đổi, đặc biệt là
tăng tiết estrogen đã dẫn đến sự gia tăng hầu hết các yếu tố đông máu,
ngoại trừ yếu tố XI. Bên cạnh đó, cũng ghi nhận sự giảm nồng độ
protein S, protein C làm ức chế tiêu sợi huyết. Các biến đổi về đông cầm
máu theo hướng tăng đông là phù hợp về sinh lý, giúp cho cơ thể đối
phó với tình trạng mất máu có thể xảy ra thường xuyên trong quá trình
mang thai và chuyển dạ sanh. Tuy nhiên, tình trạng tăng đông cũng làm
cho sản phụ tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch dù rằng trong điều
kiện sức khỏe bình thường, có sự cân bằng tương đối giữa hệ thống
đông cầm máu và tiêu sợi huyết.
22. Tại sao ngôi mông thiếu kiểu chân và kiểu gối không thể sanh ngả âm
đạo?
 Ngôi mông thiếu kiểu chân và kiểu gối không sanh ngả âm đạo được vì
đường kính lọt của ngôi thai khá nhỏ, dễ dàng lọt qua được eo trên của
khung chậu mẹ thậm chí trong điều kiện CTC chưa mở trọn nên dễ gặp
trường hợp đầu hậu bị kẹt lại vì chưa cúi tốt, dẫn đến các tai biến kẹt
đầu hậu gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai 
23. Các thủ thuật được dùng trong đỡ sanh ngôi mông?
 Ngôi mông khó nhất là đỡ sanh đầu hậu, thường phải áp dụng nhiều thủ
thuật để hỗ trợ cho việc sổ đầu hậu được dễ dàng:
+ Thủ thuật Bratch (con nhỏ, con rạ, tầng sinh môn mềm giãn): giữ cho
chân thai nhi luôn duỗi thẳng, áp sát lưng thai nhi vào khớp vệ của mẹ,
dùng tay ấn vào xương vệ cho thai sổ ra tự nhiên.
+ Thủ thuật Mariceau (con so, tầng sinh môn chắc): hỗ trợ cho đầu thai
nhi cúi tốt, sau khi hạ chẩm sổ ra ngoài thì ngửa đầu dẫn để sổ các phần
còn lại
+ Thủ thuật sanh đầu hậu bằng focerp piper
+ Thủ thuật đại kéo thai ngôi ngược
24. Kể tên 3 nguy cơ cho mẹ và 3 nguy cơ cho thai khi sản phụ <20 tuổi?
 Nguy cơ cho mẹ: 
+ Dễ bị thai trứng
+ Sẩy thai do tử cung của mẹ chưa phát triển đầy đủ để tiếp nhận thai
làm tổ
+ Tiền sản giật
+ Chuyển dạ đình trệ do khung chậu mẹ chưa phát triển hoàn chỉnh, hẹp
 Nguy cơ cho thai:
+ Sanh khó, kéo dài dẫn tới nguy cơ suy thai
+ IUGR do mẹ chưa có đủ kiến thức về dinh dưỡng, sức khỏe khi mang
thai, ăn uống không hợp lí
+ Thai non tháng do tử cung mẹ chưa đầy đủ chức năng để giữ thai làm
tổ
+ Thai không được tầm soát đây đủ trong 3 tháng đầu thai kì do thiếu
hiểu biết, tâm lí lo sợ, giấu giếm của sản phụ dẫn tới bỏ sót các bất
thường NST, uốn ván rốn sơ sinh do mẹ không tiêm ngừa,...
25. Kể tên 5 thủ thuật có thể dùng khi kẹt vai?
 Thủ thuật McRobert: sản phụ gập đùi tối đa vào bụng, giúp mở rộng
khung chậu
 Thủ thuật Rubin I : đè phía trên xương vệ
 Thủ thuật Rubin II: đè vào phía sau của vai trước
 Thủ thuật Woods: giúp đưa vai trước thành vai sau
 Thủ thuật Gaskin: xoay thai theo nhiều hướng
 Thủ thuật Jacquemier: sổ vai sau trước
26. Ưu điểm khi xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ? (gồm sử dụng oxytocin
co hồi tc, kéo dây rốn có kiểm soát, xoa đáy tc)
 Rút ngắn giai đoạn 3 chuyển dạ
 Giảm nguy cơ BHSS
 Giảm nguy cơ thiếu máu thời kì hậu sản
 Giảm việc sử dụng oxytocin sau sanh
27. Thể tích dạ dày của bé ngay sau sanh?
 Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang và cao, các cơ co thắt chưa hoàn
chỉnh, các van tâm vị và môn vị đóng mở chưa nhịp nhàng nên dễ bị
trào ngược dạ dày thực quản nếu cho bú không đúng cách. Thể tích dạ
dày ngày đầu sau sanh chỉ khoảng 5-7ml, sang ngày thứ 3 khoảng 30ml,
1 tuần khoảng 60ml và 1 tháng khoảng 150ml. Cần căn cứ vào thể tích
dạ dày để cho bú lượng sữa phù hợp.
28. Các nguyên nhân gây sốt hậu sản ngày 1, 2, 3?
 Sốt hậu sản là tình trạng thân nhiệt trên 38 độ từ trên 24h sau sanh. Sốt
hậu sản thường do nhiều nguyên nhân gây nên:
+ Bệnh nội - ngoại khoa: nhiễm trùng vết mổ, viêm bàng quang, viêm
đài bể thận cấp, viêm phổi, thương hàn, sốt rét,…
+ Do vú: cương vú, viêm vú, abcess vú,…
+ Nhiễm trùng hậu sản: viêm tử cung, viêm phần phụ, viêm phúc mạc
khu trú/toàn thể, viêm tắc tĩnh mạch, NTH, NK TSM, âm hộ, âm đạo,…
29. Trùng Câu 28 
30. Các điều kiện để phương pháp ngừa thai bằng cho bú vô kinh có hiệu
quả?
 Phương pháp cho bú vô kinh (LAM) là một biện pháp tránh thai hiệu
quả. Cơ chế của phương pháp này là việc tiết sữa và động tác mút vú
của trẻ sẽ kích thích cơ thể phóng thích Prolactin. Hormon này có tác
dụng ức chế FSH và GnRH là những hormon có tác dụng cho sự phát
triển của trứng và rụng trứng. Tỉ lệ thành công của phương pháp này
khoảng 98%
 Các điều kiện:
+ Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn
+ Thời gian giữa 2 lần bú không quá 4 giờ (ban đêm không quá 6 giờ)
+ Mẹ chưa có kinh lại trong vòng 56 ngày sau sanh
+ Trẻ < 6 tháng tuổi
31. Phân loại lộn tử cung?
 Cấp tính: trong vòng 24h sau sổ nhau
 Bán cấp: trên 24h sau sanh
 Mạn tính: dài hơn 1 tháng sau sanh
 Phân độ lộn tử cung cấp tính:
+ Độ I: không hoàn toàn, đáy CTC bị lộn tới gần lỗ ngoài
+ Độ II: hoàn toàn, toàn bộ thân tử cung lộn tới lỗ trong, lồi vào âm đạo
+ Độ III: TC, CTC, âm đạo bị lộn sa ra ngoài âm hộ.
32. Dấu hiệu đặc trưng của lộn TC?
 Đau hạ vị dữ dội, chảy máu nhiều có thể dẫn tới sốc mất máu
 Mót rặn là một đáu hiệu đặc trưng, chỉ gặp trong 2 trường hợp sau sanh:
có khối máu tụ ở tiểu khung, âm đạo và lộn tử cung
 Khám ngoài có thể sờ thấy lõm ở đáy tc hoặc không sờ thấy tc trên vệ
tùy mức độ
 Khám âm đạo là chẩn đoán chính xác nhất, sờ thấy một khối tử cung
trong âm đạo, mềm, đau, có vòng thắt trên đó.
33. Ưu nhược điểm khám độ lọt bằng 5 ngón tay?
 Khám trên thành bụng (phương pháp 5 ngón tay): đặt 5 ngón tay lên trên
xương vệ
+ Nếu 5 ngón tay ôm hết đầu thai thì độ lọt 5/5
+ 4 ngón thì 4/5
+ Không sờ được đầu thai thì 0/5
 Ưu điểm (so với khám trong):
+ Tránh nguy cơ nhiễm trùng bào thai nhất là khi ối đã vỡ
+ Tránh khó chịu cho sản phụ
+ Khám chính xác đối với trường hợp đầu thai nhi uốn khuôn (chồng
khớp), có bướu huyết thanh.
 Nhược điểm:
+  Không khám được ở người béo phì
+ Không xác định được ngôi, thế, kiểu thế, độ xóa mở CTC, sa dây rốn
như khám trong
 Mối tương quan giữa 2 phương pháp 5 ngón và khám trong (theo WHO)

4/5 3/ 2/5 1/5


5
-3 -2 -1 0 +1 +2
34. Tại sao lại quy định bắt cơn co trong 10p?
Do tần số cơn co định nghĩa là số cơn co trong 10 phút. Phải bắt trọn
trong 10 phút mang tính chính xác cao (thay vì bắt 5 phút x2 sẽ gây sai
lệch nhiều), không bắt quá 10 phút vì thao tác lâu.
35. Kể các bệnh lý trẻ sơ sinh tránh được khi bú mẹ?
 Nhiễm trùng đường tiêu hóa
 Nhiễm trùng tai
 Nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp dưới
 Hen suyễn
 Chàm di ứng
 Thừa cân/béo phì
 Dị ứng với protein lạ trong sữa công thức
 Nhiễm trùng mắt
 Rối loạn tiêu hóa
 Giảm nguy cơ SIDS (đột tử ở trẻ sơ sinh)
(Ngoài ra còn phòng ngừa được nhiều bệnh về sau này khi trẻ trưởng thành:
phát triển xương hàm, ngừa sâu răng, giảm tỉ lệ mắc đái tháo đường, giảm
cholesterol máu, ngừa một số bệnh tim mạch, giảm ung thư vú và CTC ở bé
gái, phát triển thị lực, trí thông minh,…)
36. Hãy nêu khuyến cáo của WHO đối với các trường hợp cho bú mẹ?
 Bắt đầu cho con bú trong giờ đầu tiên của cuộc đời
 Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu
 Cho con bú theo nhu cầu
 Không sử dụng chai, ấm, núm vú giả
???
37. Dấu hiệu giúp chẩn đoán “Ngôi chẩm cúi tốt”?
 Ngôi chỏm cúi tốt: khám âm đạo khi CTC đã mở sẽ sờ được thóp sau ở
ngay chính giữa mặt phẳng của eo trên hoặc ở ngay chính giữa của
CTC.
 Ngôi chỏm không cúi tốt: thóp sau nằm ở một bên của CTC, không nằm
chính giữa, đôi khi sờ được cả thóp trước. 
38. Bất lợi khi thai có bướu huyết thanh?
 Khi phát hiện thai có bướu huyết thanh, chứng tỏ có sự chèn ép của đầu
thai nhi vào khung chậu, khi đó gợi ý đến những tình trạng sau:
+ Chuyển dạ đình trệ, sanh khó do sự cản trở đường ra của thai nhi. VD:
u tiền đạo, bất tương xứng đầu chậu,...
+ Ối vỡ sớm hoặc nước ối ít (thiểu ối, giảm ối)
+ Đôi khi bướu huyết thanh hình thành do sự can thiệp của dụng cụ hỗ
trợ sinh.
39. Ý nghĩa của “Ối phồng”?
 Thường gặp trong các trường hợp ngôi thai bình chỉnh chưa tốt, ngôi bất
thường, nước ối nhiều,… Khám CTC sờ được một lớp dịch dày giữa đầu
thai nhi và màng ối, có thể khám được ngoài cơn co TC, nên tránh khám
trong cơn co vì có thể gây vỡ ối sớm.
40. Ưu điểm của kẹp dây rốn muộn (kẹp dây rốn 1 thì)
 Trong phút đầu tiên, trẻ được cung cấp thêm khoảng 80-100ml máu để
tránh tình trạng thiếu máu trong vài tháng đầu đời.
 Lượng sắt được vận chuyển qua dây rốn giúp trẻ tránh được tình trạng
thiếu sắt trong 1 năm đầu đời.
 Cắt dây rốn muộn giúp trẻ có thêm oxy, có thêm thời gian để cơ quan hô
hấp tập thích nghi với môi trường bên ngoài.
 Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc cắt dây rốn muộn góp phần làm
giảm tỉ lệ xuất huyết não thất và nhiễm trùng huyết muộn sau sanh.
41. Sau sanh bao lâu thì phải tiêm ngừa HBIG cho trẻ có mẹ bị VGSVB?
 Nếu sản phụ có HbSAg (+) và HbeAg (+) thì tỷ lệ lây truyền sang con là
90%, trong đó 90% khả năng lây truyền trong giai đoạn chuyển dạ. Do
đó ngay sau sanh, trong 24h đầu phải tiêm cho bé 2 mũi kháng huyết
thanh để trung hòa kháng nguyên và 1 mũi vaccin ngừa VGB. Trong
quá trình cho con bú, khả năng lây truyền từ mẹ sang con vẫn có nhưng
thấp nếu đầu vú không bị nứt nẻ, chảy máu.
 Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ sơ sinh:

Tuổi bé Loại vaccin


Sơ sinh (càng sớm càng tốt) Lao
Viêm gan B mũi 0
2 tháng tuổi BH-HG-UV-VGB-Hib mũi 1
Bại liệt uống lần 1
3 tháng tuổi BH-HG-UV-VGB-Hib mũi 2
Bại liệt uống lần 2
4 tháng tuổi BH-HG-UV-VGB-Hib mũi 3
Bại liệt uống lần 3
9 tháng tuổi Sởi mũi 1
18 tháng tuổi BH-HG-UV mũi 4
Sởi mũi 2

42. Các phương pháp làm giảm tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con ở những sản
phụ nhiễm HIV?
 Biết rằng HIV lây truyền từ mẹ sang con ở 3 giai đoạn: trong lúc mang
thai (5-10%), trong khi chuyển dạ (10-20%) và sau khi sinh (10-15%) .
Sự toàn vẹn của màng nhau là yếu tố quan trọng góp phần làm giảm tỉ lệ
lây truyền từ mẹ sang con.
 Các phương pháp làm giảm tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con gồm:
+ Theo dõi thai kì, tình trạng HIV, các bất thường của màng nhau, cho
sản phụ đủ tiêu chuẩn sử dụng ARV để dự phòng, nâng cao thể trạng, bổ
sung dinh dưỡng cho sản phụ
+ Hạn chế các can thiệp thăm khám, thủ thuật có nguy cơ làm tổn
thương đường sinh dục của sản phụ
+ Sanh mổ chủ động trước khi ối vỡ giúp giảm 50% tỉ lệ lây nhiễm
+ Sau sanh không cho trẻ bú mẹ, đặc biệt ở trẻ non tháng, có tổn thương
đường tiêu hóa
+ Cho trẻ uống ARV
43. Ưu điểm của sữa non? (tiết ra trong 48-72h sau sanh)
 Có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ
 Giúp trẻ làm quen dần với sữa mẹ sau này
 Chứa lượng bạch cầu và kháng thể rất cao, giúp hệ miễn dịch của trẻ
chống lại nhiễm khuẩn trong những tháng đầu đời
 Giúp loại bỏ lượng lớn billirubin, tránh được tình trạng vàng da sơ sinh
 Lượng đường phù hợp giúp cung cấp năng lượng dồi dào cho trẻ
 Lượng protein giúp trẻ cảm nhận tốt, ngủ lâu hơn
 Tăng cường một số vi chất thiết yếu như kẽm, các loại vitamin
 Giúp trẻ phát triển hệ thần kinh do chứa nhiều cholesterol.
44. Các ứng dụng của oxytocin trong sản khoa?
 Khởi phát chuyển dạ:  Oxytocin 5UI pha 500ml dd G5% TTM VII g/p,
nâng tốc độ truyền mỗi 30p đến khi đạt được 3 cơn go/10p, mỗi cơn 40s.
KPCD thất bại khi truyền hết 5UI mà chưa đạt được cơn go như mong
muốn.
 Tăng co/giục sanh: 5UI pha 500ml dd G5% TTM VIII-X g/p, nâng tốc
độ mỗi 30p hoặc 5UI pha 49ml G5% BTTĐ 2,4ml/h.
 Dự phòng và điều trị BHSS: 10UI tiêm bắp hoặc 20UI pha 1000ml dd
G5% TTM 60g/p sau đó duy trì ở 40g/p.
45. Phân loại “chồng xương sọ” và ý nghĩa?
 Chồng xương sọ bẩm sinh (nguyên phát): đây là một di tật bẩm sinh
chưa rõ nguyên nhân, khớp sọ đóng chặt từ lúc còn trong bào thai.
 Chồng xương sọ thứ phát:
+ Do bệnh lí xương sọ đơn thuần: sự cản trở đường ra của thai nhi làm
cho các khớp sọ khép sát lại để giảm diện tích đầu thai nhi giúp cho quá
trình lọt và sổ được dễ dàng hơn, thường tự trở về bình thường trong
tháng đầu sau sanh
+ Do bệnh lí của não bộ: chẳng hạn teo não, não kém phát triển, khớp sọ
đóng sớm gây tật đầu nhỏ
46. Kể tên 5 bệnh lí sàng lọc sơ sinh. Tại sao phải lấy máu gót chân xét
nghiệm?
 Thiếu men G6PD bẩm sinh
 Tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh
 Suy giáp bẩm sinh
 Tim bẩm sinh
 Điếc bẩm sinh
 Trong 5 bệnh lí trên có 3 bệnh lí cần lấy máu gót chân để xét nghiệm:
thiếu men G6PD, tăng sản thượng thận và suy giáp bẩm sinh. Quy trình
lấy máu được tiến hành sau 48-72 giờ sau sanh, khi bé đã bú được
khoảng 8 cữ bú. Về nguyên tắc, lấy máu có thể ở bất cứ bộ phận nào của
trẻ, nhưng thống nhất lấy máu ở gót chân vì vùng này có lượng máu dồi
dào, dễ lấy đủ lượng để xét nghiệm, thụ thể cảm giác vùng này cũng ít
hơn nên trẻ sẽ đỡ đau hơn.
47. Phân biệt giữa bàn tay và bàn chân thai nhi?
 Bàn chân có độ dài ngón ngắn, mức độ di động ít hơn, sờ được mắt cá
và gót chân là một góc vuông giữa bàn chân và cẳng chân.
48. Chống chỉ định sử dụng Ergometrine?
 Cơ chế tác dụng của Ergometrine là làm tăng cơn co tử cung kéo dài,
tăng trương lực cơ tử cung kéo dài, gây co các mạch máu gây tăng huyết
áp ở sản phụ.
 Có tác dụng sau TB 20p, sau tiêm cơ tử cung 5p
 Thời gian bán hủy 2h
 Không được dùng trong thai kì, chỉ dùng để dự phòng và điều trị BHSS
do đỡ TC sau khi TC đã rỗng.
 Chống chỉ định: tiền sản giật, THA thai kì chưa được kiểm soát, có bệnh
tim mạch trước đó.
49. Vai trò của thạch Warton trong dây rốn?
 Thạch Warton nằm giữa lớp nội sản mạc và các ĐM, TM rốn bên trong
dây rốn, là một chất nhầy có tác dụng bảo vệ các mm của dây rốn không
tắc nghẽn hoàn toàn khi dây rốn bị chèn ép, xoắn vặn, uốn cong và ngăn
mm dây rốn dãn ra khi thai cử động
 Thạch Warton đủ dày còn giúp tránh tình trạng mm dây rốn bị siết chặc
lại khi có dây rốn thắt nút.
 Có liên quan đến chỉ số RI trên siêu âm
50. Nguyên nhân sa dây rốn?
 Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa ra ngoài, bên dưới của ngôi thai.
Sa dây rốn ngôi chẩm là một siêu cấp cứu trong sản khoa do dây rốn dễ
bị chèn ép giữa đầu thai nhi và thành xương cứng của eo trên dẫn đến
tắc nghẽn tuần hoàn, bên cạnh đó dây rốn sa ra khỏi nước ối nên dễ bị
khô và mất nước, ảnh hưởng đến tuần hoàn trong cuống rốn.
 Sa dây rốn thường xảy ra ngay sau khi ối vỡ, nên điều đầu tiên cần quan
tâm khi sản phụ vỡ ối là phải loại trừ được sa dây rốn. Tuy nhiên vẫn có
trường hợp sa dây rốn trong bọc ối, thường ít nguy hiểm hơn do vẫn còn
lực đẩy của nước ối giúp giảm chèn ép, dây rốn cũng không bị khô.
 Nguyên nhân của sa dây rốn thường là do có khoảng trống ở trước ngôi
thai hoặc có lực cuốn dây rốn sa xuống, cụ thể: sanh non tháng, ngôi đầu
cao không lọt xuống tiểu khung, bấm ối khi chưa đủ điều kiện, vỡ ối đột
ngột, ngôi bất thường, đa ối,…
 Sa dây rốn trong các ngôi khác hoặc sa dây rốn thể ẩn, sa dây rốn thành
bên thường ít khẩn cấp hơn do dây rốn không bị chèn ép giữa 2 phần
cứng, tuần hoàn không tắc nghẽn hoàn toàn, dây rốn cũng ít bị khô hơn.
Tuy nhiên cũng cần phải có thái độ xử trí đúng đắn vì suy thai cấp vẫn
có thể diễn ra.
 Cách xử trí đối với sa dây rốn phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Thai nhi còn sống không? (nghe tim thai liên tục): nếu thai nhi còn
sống, cần phải đưa thai ra ngoài ngay lập tức. Nếu thai nhi chết, chỉ định
cấp cứu không còn, nên để cho sản phụ sanh ra ngoài qua ngã âm đạo
khi thích hợp.
+ Thai nhi có sanh ngã âm đạo ngay được không?: nếu không, nên chỉ
định MLT ngay.
 Trong quá trình vận chuyển thai phụ, cần làm mọi cách để giữ cho tuần
hoàn thai nhi được duy trì, bao gồm: tư thế của mẹ, đưa tay giữ dây rốn
của trẻ, giữ cho ngôi cao,…
51. Tại sao khi suy thai nước ối lại màu xanh?
 Nước ối khi hình thành màu trắng trong, trong quá trình phát triển, thai
nhi thải ra các sản phẩm thừa, mô chết,… làm nước ối đục dần như nước
vo gạo. Cho nên nếu nước ối có màu trắng trong là thai non tháng, trắng
đục là thai đủ tháng.
 Khi suy thai tức là trẻ bị thiếu oxy, nồng độ CO2 tăng cao kích thích
tăng nhu động ruột, giãn cơ vòng hậu môn, thai nhi thải phân su vào
nước ối, hòa tan một phần bởi nước ối sẽ cho màu xanh rêu.
52. Bao lâu được phép mở băng vết mổ để quan sát?
 2 ngày sau mổ
53. Các biến chứng của gây tê tủy sống?
 Gây tê tủy sống được chỉ định đối với các sản phụ có sức khỏe bình
thường hoặc có bệnh lí nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến chức năng của
các cơ quan (ASAI-II).
 CCĐ tuyệt đối: 
+ Nhiễm trùng toàn thân
+ Nhiễm trùng vị trí chọc kim
+ Rối loạn động máu
+ TSG/Sản giật
+ Nhau tiền đạo/Nhau bong non
+ Dị ứng với thuốc tê
+ Suy thai cấp
+ TALNS
+ Tình trạng sốc
 CCĐ tương đối:
+ Bệnh tim
+ Bệnh thần kinh
+ Bệnh cột sống
 Gây tê tủy sống có những ưu điểm so với gây mê như sau:
+ Giảm thiểu những nguy cơ về kiểm soát vấn đề hô hấp như trong gây
mê, là biến chứng gây tử vong nhiều nhất trong quá trình MLT.
+ Giảm thiểu lượng thuốc truyền từ mẹ sang con.
+ Sản phụ được chứng kiến khoảnh khắc con chào đời
+ Kiểm soát đau sau gây tê tốt hơn so với gây mê
 Tuy nhiên trong một số trường hợp cần phải chọn cách gây mê trong
MLT:
+ Tình huống phải MLT khẩn cấp không đủ thời gian để gây tê: sa dây
rốn, nhau bong non,…
+ Có chống chỉ định cho gây tê tủy sống
+ Gây tê tủy sống thất bại
+ Chảy máu nặng
+ Sản phụ từ chối hoặc không hợp tác để gây tê
 Các biến chứng trong gây tê tủy sống:
+ Suy tuần hoàn nhẹ: thuốc gây tê có thể lên cao hơn so với dự định, gây
phong tỏa thần kinh dẫn tới khó thơt nhẹ, tê bì hoặc liệt tạm thời cánh
tay, vai, thân mình.
+ Đau lưng do nhiều yếu tố cộng gộp, trong đó có tổn thương mô do đi
kim vào vùng sống lưng
+Đau đầu do rò rỉ dịch não tủy qua màng cứng, giãn các mạch máu não
gây tăng áp lực não tủy (???)
+Nôn/buồn nôn do tăng áp lực não-tủy
54. Sau mổ trung bình bao lâu bệnh nhân sẽ trung tiện?
 Trung bình sau khoảng 24-48h, bệnh nhân sẽ trung tiện được và bắt đầu
có nhu động ruột. Nếu hậu phẫu ngày 3 bệnh nhân vẫn chưa trung tiện
được cần nghĩ đến tắc ruột sau mổ.
55. So sánh đường mổ dọc thân tử cung và đường mổ ngang trên vệ?
Dọc thân tử cung Ngang đoạn dưới 
MLT nhanh, dễ MLT chậm hơn
Ít tổn thương ĐM tử cung Dễ tổn thương ĐM tc
Ít tổn thương bàng quang Dễ tổn thương bàng quang
Chảy máu nhiều hơn Chảy máu ít hơn

Dọc dưới rốn Ngang trên vệ


Cơ động hơn, có thể mở rộng Khó xẻ rộng hơn
vùng mổ dễ dàng Nằm ngay nếp lằn bụng nên có tính thẩm mỹ cao
Không đạt được hiệu quả thẩm hơn
mĩ Giảm hở vết mổ, giảm thoát vị
Dễ bị thoát vị vết mổ hơn Dễ bị nhiễm trùng hơn do máu tụ lại ở lớp cân
mạc của các cơ thành bụng
Dễ tổn thương các thần kinh vùng chậu bẹn
56. Tại sao áo mổ và vải trong phẫu thuật lại có màu xanh?
 Các nghiên cứu chỉ ra màu xanh giúp cho mắt được thư giãn tốt nhất khi
nhìn vào. Áo và vải mổ thường có màu xanh do bác sĩ phẫu thuật
thường xuyên tiếp xúc với đền công suất lớn và màu đỏ của máu bệnh
nhân, dễ bị mỏi mắt, chói mắt, lúc này màu xanh sẽ giúp mắt được thư
giãn tạm thời, giúp PTV tập trung hơn cho case mổ.
57.  Tại sao công thức Nagale điều kiện chu kì kinh phải 28 ngày?
 CT Nagale: Ngày +7, tháng -3
 Điều kiện: chu kì kinh đều 28 ngày, phóng noãn xảy ra vào ngày 14 của
thai kì, sản phụ nhớ rõ ngày đầu kì kinh cuối và không sử dụng thuốc
tránh thai nội tiết trong vòng 2 tháng trước khi thụ thai
 Sở dĩ điều kiện phải là chu kì kinh đều 28 ngày vì ngày dự sanh dựa trên
công thức này là 280 ngày kể từ chu kì kinh cuối, tức là khi tuổi thai đạt
38 tuần tuổi. Nếu chu kì kinh không phải 28 ngày sẽ dẫn tới tính sai tuổi
thai, dẫn tới dự đoán sai ngày dự sinh.
58. Các nguy cơ của cơn co cường tính?
 Cơn co cường tính là cơn co với tần suất >= 5 cơn/10p, mỗi cơn kéo dài
>=90s
 Phải ngưng truyền oxytocin, cho thêm thuốc giảm co nếu cần
 Theo dõi trong vòng 30-45p, nếu không có hiệu quả giảm co phải MLT
hoặc sanh giúp nếu đủ điều kiện.
 Nếu có đấu hiệu dọa vỡ/vỡ tc phải MLT cấp cứu
 Các nguy cơ có thể xảy ra:
+ Suy thai do lực từ cơn co tác động lên thai nhi cộng với lưu lượng tuần
hoàn mẹ-thai giảm
+ Cơn co tử cụng không phù hợp với sinh lí sẽ gây cản trở cho việc xóa
mở CTC gây chuyển dạ đình trệ
+ Nguy cơ nứt vỡ TC, đặc biệt là ở những người có sẹo mổ cũ ở tc, sinh
con nhiều lần,…
59. Phương pháp tắm nắng cho trẻ sơ sinh?
 Tùy vào vị trí địa lí và mùa, nên tắm nắng trẻ trong khoảng thời gian
thích hợp, thường là từ 6g-7g30p sáng, tránh tuyệt đối tắm nắng trong
khoảng 10h đến 16h
 Khi tắm nắng cởi hết quần áo trẻ, lấy vải che mắt, gáy và bộ phận sinh
dục tránh ảnh hưởng của tia UV
 Cần tránh nên lộng gió, tốt nhất tắm nắng từng bộ phận
 Không tắm nắng qua cửa kính vì sẽ cản hết tia UV
 Mỗi lần không quá 20 phút
 Sau khi tắm nắng xong cần bù lượng nước đã mất cho trẻ
 Có thể kết hợp trò chuyện, massage, cho trẻ bú trong lúc tắm
 Khi có biến đổi ngoài da sau khi tiến hành tắm nắng, ngưng lại và đến
gặp bác sĩ.
60. Mổ lấy thai xếp vào loại PT nào?
 MLT là trung phẫu (PT không đòi hỏi kĩ thuật phức tạp, thường kết thúc
trong thời gian ngắn), PT sạch-nhiễm (các PT liên quan đến hệ hô hấp,
tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục nhưng chưa có biến chứng nhiễm trùng,
được sử dụng kháng sinh dự phòng).
61. Nguy cơ có thể xảy ra khi ối vỡ sớm?
 Nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn hậu sản, nhiễm khuẩn chu sinh, suy hô
hấp bào thai 🡪 hạn chế khám trong bằng tay để giảm nguy cơ nhiễm
trùng, nên sử dụng mỏ vịt khi cần thiết.
 Thiểu ối, sanh non, sa dây rốn, suy thai,…
 Nhau bong non, thai chết trong tử cung.
 Xử trí tùy theo tuổi thai:
+ Dưới 32 tuần: cố gắng dưỡng thai, thuốc trưởng thành phổi, quản lí
tình trạng nhiễm khuẩn, dùng KS phổ rộng ngăn ngừa nhiễm trùng phổi
(tối đa 7 ngày), thuốc giảm co
+ 32-34 tuần: tương tự nhưng có thể cân nhắc chấm dứt thai kì nếu phổi
đã trưởng thành, suy thai, nhiễm trùng ối.
+34-36 tuần: không còn chỉ định dùng thuốc trưởng thành phổi, tư vấn
chấm dứt thai kì nếu đánh giá phổi đã trưởng thành (thường có chuyển
dạ tự nhiên sau 24h vỡ ối), nếu muốn trì hoãn thì quản lí nhiễm khuẩn
tương tự
+ 37 tuần trở lên: khuyến cáo chấm dứt thai kì càng sớm càng tốt để
tránh những nguy cơ cho mẹ và thai. 
62. Ưu khuyết điểm khi PTV đứng bên trái sản phụ khi MLT?
 Khi đứng bên trái sản phụ, PTV dùng tay trái để bắt con, tay phải có lực
mạnh hơn để ấn vào đáy tử cung hỗ trợ đẩy bé ra ngoài nhanh tránh
ngạt. Mặc khác khi đứng bên trái tầm hoạt động của tay PTV cung rộng
hơn, không bị giới hạn bởi người phụ.
63. Trong MLT, kẹp allis dùng để làm gì?
 ?
64. MLT chủ động?
 MLT chủ động là MLT khi chưa có chuyển dạ, mục đích lấy thai và
nhau thai ra khỏi tử cung qua đường rạch thành bụng và đường rạch tử
cung, không bao gồm thai lạc chỗ nằm trong ổ bụng hoặc khối thai đã
vỡ vào ổ bụng.
 Ưu điểm: 
+ Có thể lựa chọn được thời điểm chấm dứt thai kì, có sự chuẩn bị đầy
đủ về dụng cụ, bác sĩ và sản phụ
+ Khi có chống chỉ định sanh ngả âm đạo, MLT chủ động là phương
pháp tối ưu. VD: ngôi bất thường, bất xứng đầu chậu,…
+ Khi mẹ và thai gặp vấn đề cần chấm dứt thai kì ngay, không thể chờ
chuyển dạ. VD: suy thai cấp, sa dây rốn, nhau bong non,…
+ Giảm được khả năng bị ngạt, bị sang chấn do sinh khó hay chuyển dạ
kéo dài ở những thai yếu.
 Khuyết điểm:
+ Thai phụ có thể gặp tai biến trong gây mê/gây tê, chảy máu nhiều, đau
vết mổ, nguy cơ nhiễm trùng cao, thời gian phục hồi kéo dài và mất sức
hơn nhiều so với sanh ngả âm đạo.
+ Nếu MLT chủ động khi thai chưa đủ tháng có thể gây hội chứng phổi
ướt ở trẻ. Ngoài ra nguy cơ về vàng da nhân, nhiễm trùng chu sinh,
nhiễm trùng huyết, xuất huyết não,… cũng cao hơn so với chuyển dạ
sanh.
65. Cắt TSM ở vị trí 9 giờ được không?
 Không được cắt TSM ở vị trí 9 giờ do dễ gây chảy máu vì ở vùng này có
tuyến Bartholin, các mô xốp vùng âm hộ.
 Cũng không được cắt TSM ở vị trí chính giữa vì dễ phạm vào nút thớ
trung tâm vùng sinh môn, cơ thắt hậu môn và trực tràng.
66. Mục đích của lấy máu âm đạo sau mổ lấy thai?
 Để tránh tụ máu ở vùng âm đạo do những ngày sau sanh thai phụ ít vận
động, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản (?)
67. Trùng
68. Tại sao chỉ mô tả CTC mở 10cm?
 Vì khi CTC mở 10cm, đầu của thai nhi đã có thể lọt khỏi TC xuống âm
đạo, chuẩn bị cho giai đoạn sổ (ĐK lọt của các ngôi sanh được đường
âm đạo khoảng 9,5cm) (?)
69. Thuyên tắc ối?
 TTO do nước ối đi vào tuần hoàn mẹ gây ra hàng loạt phản ứng ở các cơ
quan trong cơ thể mẹ. Cơ chế của sự xâm nhập nước ối:
+ Rách màng ối và màng nền
+ Nhau bong ở rìa
+ Tổn thương ở thân tử cung và CTC
+ Áp lực buồng ối tăng cao đẩy ngược phân su và nước ối vào máu mẹ
 Yếu tố nguy cơ:
+ Lớn tuổi, đa sản, thai to, thai lưu
+ Cơn co tử cung cường tính
+ Ối vỡ non, ối vỡ sớm, chọc dò ối
+ Chuyển dạ đình trệ
+ Nhau bong non, nhau tiền đạo. nhau cài răng lược
+ Vỡ tử cung, rách đoạn cao đường sinh dục, chấn thương bụng
+ MLT, khởi phát chuyển dạ.
 Triệu chứng LS: TTO tắc động chủ yếu lên hệ hô hấp, tuần hoàn và quá
trình đông cầm máu.
+ Các TC của TTO thường xuất hiện trong lúc chuyển dạ và sau khi sổ
thai 30p nhưng cũng có thể sớm hoặc muộn hơn
+ Tương tự như TC của sốc phản vệ trong thai kì: khó thở cấp, mạch
nhanh, HA hạ, xanh tím, dấu phù phổi, rối loạn TG, suy đa cơ quan
+ Tim thai thay đổi, có thể nhịp tăng, nhịp giảm hoặc nhịp phẳng
+ Biểu hiện tình trạng rối loạn đông-cầm máu hoặc xuất huyết ồ ạt.
 Xử trí: chủ yếu điều trị triệu chứng hỗ trợ cơ thể vượt qua
+ Hỗ trợ thông khí
+ Cung cấp Oxy
+ Hỗ trợ tuần hoàn
+ Điều chỉnh rối loạn đông cầm máu
70.  Nguy cơ mẹ và thai khi mẹ có Rh (-)?
 Khi mẹ Rh (-), trẻ cũng Rh (-), không có vấn đề ảnh hưởng, nhưng có sự
khó khăn hơn trong việc tìm nguồn máu để truyền, nhất là những sản
phụ chảy máu nhiều.
 Khi mẹ Rh (-), trẻ Rh (+) nhận gen từ bố, khi mang thai lần đầu, máu
của trẻ vào tuần hoàn của mẹ qua nhiều đường (VD các thủ thuật bấm
ối, xoay thai, kiểm soát tử cung, bóc nhau nhân tạo,…), kích thích máu
mẹ sản xuất kháng thể kháng D. Ở những lần mang thai sau, nếu thai
tiếp tục Rh (+), KT sẽ qua nhau vào máu con gây tán huyết, vàng da,
suy tim, suy gan…
 Để ngăn ngừa tình trạng này, sản phụ trong lần mang thai đầu tiên có thể
tiêm ngừa anti-D ngay sau khi có bất kì nguy cơ nào máu mẹ sang con,
chất này sẽ tìm và phá hủy HC con trong tuần hoàn mẹ, tránh việc mẹ
sản xuất KT. Nhưng một khi máu mẹ đã có KT thì sẽ tồn tại vĩnh viễn,
anti-D không còn tác dụng, việc cần làm là theo dõi tình trạng thiếu máu
và truyền máu cho thai nhi khi cần, tiên lượng thường tốt.
71. Dấu hiệu Frommel?
 DH Frommel là dấu hiệu 2 dây chằng tròn bị kéo căng do thân tc bị đẩy
lên trên, gặp trong trường hợp dọa vỡ TC.
 Dọa vỡ TC là một dấu hiệu báo trước tử cung đã rất căng, có thể dẫn tới
vỡ TC thật sự (trừ trường hợp TC có sẹo mổ cũ không có dấu hiệu dọa
vỡ), thường ở chỗ yếu nhất là đoạn dưới tc. 
 Các DH của dọa vỡ TC:
+ Sản phụ đau nhiều do cơn co mạnh và nhanh
+ Dấu hiệu vòng band, TC có hình quả bầu (có 1 eo thắt)
+ DH Frommel: dây chằng tròn căng
+ Thai suy: tim thai nhanh, chậm hoặc không đều
+ Khám trong: ngôi còn cao, bất xứng đầu chậu,…cản trở đường ra của
thai
+ Có thể nước tiểu đỏ.
72. Tại sao ngôi mặt cằm sau không sanh ngả AĐ đc?
 Vì đường kính sổ của ngôi mặt cằm trước là hạ cằm-thóp trước = 9,5cm
nên có thể lọt dễ dàng qua 3 eo. Còn ngôi mặt cằm sau có đường kính
lọt là ức-thóp trước =15cm, quá to nên không thể lọt được phải MLT.
73. Điểm mốc ngôi mông ở vị trí 6 giờ, kiểu thế là gì?
 Cùng (trái/phải) sau
74. Các mục đích của bấm ối?
 Giảm áp lực buồng ối trong đa ối
 Cầm máu trong nhau tiền đạo
 Rút ngắn chuyển dạ ở những thai phụ có bệnh lí nền
 Khi ctc đã mở trên 8cm, đầu ối không còn tác dụng nong CTC
 Gây sanh chỉ huy, NPLNC, sanh thai thứ 2 trong song thai
75. CCĐ của bấm ối?
 Chưa vào chuyển dạ thật sự
 CTC chưa mở trọn trong các ngôi mông, ngang, mặt,… Qui tắc chung
cho ngôi bất thường là phải bảo vệ được sự nguyên vẹn của màng ối đến
cùng.
 Sa dây rốn trong bọc ối
 Mẹ nhiễm HIV
 Mẹ nhiễm viêm gan C
76. Các nguyên nhân gây bí tiểu sau sanh?
 Bí tiểu sau sanh được định nghĩa sau khi sanh hoặc rút sonde tiểu >=6
giờ, nước tiểu trong bàng quang >150ml mà sản phụ vẫn không đi tiểu
được. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng gây ra sự khó chịu và làm
tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản.
 Các nguyên nhân gây bí tiểu sau sanh:
+ Sự chèn ép của đầu thai nhi lên bàng quang, niệu đạo trong một thời
gian dài sẽ gây liệt cơ năng bàng quang, hoặc tổn thương niệu đạo gây
đâu dẫn đến ức chế ý muốn đi tiểu. (gặp nhiều ở chuyển dạ kéo dài)
+ Sự thay đổi đột ngột các cấu trúc giải phẫu của vùng chậu cũng ảnh
hưởng đến sự nhạy cảm của bàng quang
+ Vết may TSM gây đau, dẫn đến việc tiểu khó, sợ đi tiểu cuối cùng dẫn
đến bí tiểu
+ Sản phụ đang có tình trạng nhiễm trùng tiểu làm đường niệu phù nề
bít tắc gây bí tiểu
+ Khi bàng quang căng quá mức dẫn đến lớp cơ mất khả năng co bóp,
đồng thời gây mất phản xạ đi tiểu
 Xử trí:
+ Hướng dẫn sản phụ tập đi tiểu
+ Kháng sinh ngừa nhiễm khuẩn
+ Kháng viêm giảm phù nề đường niệu
+ Hỗ trợ tăng trương lực bàng quang, tăng khả năng co bóp.
77.  Ưu điểm của kẹp dây rốn 1 thì? Sẵn tiện nói luôn 2 thì :v
 Kẹp dây rốn 1 thì (kẹp dây rốn muộn) là chỉ kẹp cách chân rốn khoảng 2
cm rồi cắt sau khi sổ thai, sau đó để cho cuống rốn tự rụng mà không
can thiệp gì thêm, khác với kẹp dây rốn 2 thì là chủ động cắt bỏ luôn
cuống rốn. 
+ Cách thực hiện: thực hiện khi cuộc sanh bình thường (bé khỏe, mẹ
khỏe, không cần tách mẹ và bé để hồi sức) sau khi sổ thai, lau bé, da kề
da, chờ dây rốn hết đập (hoặc sau sổ thai 2-3 phút) lấy kẹp nhựa kẹp
cách chân rốn 1,5-2cm, lấy kẹp kocher vuốt máu dây rốn về phía mẹ rồi
kẹp cách kẹp nhựa 2cm -> cắt rốn sát kẹp nhựa.
+ Ưu điểm: Xem câu 40
+ Khuyết điểm: thời gian chăm sóc rốn kéo dài, nguy cơ nhiễm trùng
rốn, chảy máu do cọ sát cuống rốn.
 Kẹp dây rốn 2 thì làm trong những trường hợp cần tách mẹ và bé sớm để
hồi sức bé hoặc mẹ.
+ Cách thực hiện:
. Sau khi bắt bé, kẹp dây rốn bằng kẹp Kelly cách chân rốn 20cm, sau đó
kẹp 1 kẹp Kelly khác vuốt máu và kẹp cách kẹp Kelly vừa rồi 2cm về
phía  mẹ rồi dùng kéo cắt giữa 2 kẹp (Sau đó thực hiện các thủ thuật hồi
sức)
. Sau khi thực hiện hồi sức xong, dùng kẹp nhựa kẹp cách chân rốn
1,5cm rồi dùng kẹp Kelly khác vuốt máu và kẹp cách kẹp nhựa 2cm rồi
dùng kéo cắt ở giữa.
+ Ưu điểm:
. Thời gian gấp cần hồi sức mẹ ngay sau sanh.
. Giữ lại cuống rốn để cấp cứu trẻ sau sanh (truyền dịch)
. Khi đòi hỏi phải truyền dịch kéo dài nhiều ngày hoặc các dịch có nguy
cơ gây hoại tử tĩnh mạch ngoại biên, thay máu trong vàng da nhân hoặc
đo áp lực tĩnh mạch trung tâm,… sẽ chọn tĩnh mạch rốn
78. Cách khám “đau vết mổ cũ”?
 Cần khám ngoài cơn go TC, ấn ngang phía trên xương vệ dọc theo
đường mổ cũ và quan sát nét mặt sản phụ, nếu đau có nguy cơ nứt vết
mổ cũ/vỡ tử cung.
79. Cách khám độ xóa CTC ở người con so?
 Ở con so, CTC xóa trước mở sau.
 Đưa tay vào 2 túi cùng bên sát cổ tử cung:
+ 3cm: xóa 0%
+1,5cm : xóa 50%
+ 0 cm: xóa 100%
80.  PARA 0010 là con so hay con rạ?
 Con so được định nghĩa là khi người sản phụ mang 1 thai có khả năng
sống (>22 tuần tuổi).
 Con so
81. Mục đích của thủ thuật Leopold?
 Leopold 1 để xác định phần nào của thai ở cực đáy tử cung
 Leopold 2 để xác định bên nào là lưng, bên nào là chi của thai
 Leopold 3 để xác định phần nào của thai ở CTC, xác định lại ngôi thai
 Leopold 4 để xác định thai đã lọt hay chưa
 Mục đích xác định ngôi, thế và độ lọt của thai.
82. Các cách làm tăng lượng oxy đến thai nhi trong cuộc chuyển dạ?
 Trong cuộc chuyển dạ, sở dĩ thai nhi đối mặt với tình trạng thiếu oxy là
do các nguyên nhân sau:
+ Do hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ dưới dẫn tới giảm lưu lượng máu
về tim, gây tụt huyết áp làm cho áp lực mạch máu mẹ đến hồ huyết giảm
dẫn tới giảm cấp máu bão hòa oxygen cho thai nhi.
+ Trong chuyển dạ, việc co thắt cơ tử cung cũng làm cho các mạch máu
xuyên qua thành cử cung bị vặn xoắn, khi cường độ cơn co vượt quá
huyết áp của các mạch máu bị xoắn thì sự cấp máu bão hòa oxy cho hồ
huyết sẽ bị giảm sút, dẫn tới thiếu oxy cho thai. Tương tự với máu giàu
CO2 đi ra khỏi hồ huyết.
+ Các cơn co tử cung nếu quá dồn dập sẽ làm ngắn thời gian hồi phục
của tuần hoàn, gây gián đoạn tuần hoàn mẹ và thai.
+ Cơn co tử cung gây đau làm cho sản phụ thở nhanh, nông, dẫn tới rối
loạn thông khí mẹ, cũng ảnh hưởng đến sự cung cấp oxy cho thai.
 Khi giải quyết được các vấn đề trên sẽ giúp làm tăng lượng oxy đến thai
nhi trong cuộc chuyển dạ:
+ Thở oxy
+ Nằm nghiêng trái (giúp giảm sự chèn ép tĩnh mạch chủ dưới) 
+ Điều chỉnh rối loạn cơn co (ngưng dùng oxytocin hoặc thêm thuốc
giảm co nếu cơn co mạnh, nhanh, co cường tính)
+ Truyền dịch đẳng trương (để nâng huyết áp của mẹ)
+ Có thể sử dụng các biện pháp giảm đau sản khoa.
83. Trùng
84. Khi hút nhớt cho trẻ sơ sinh thì hút mũi trước hay hút miệng trước?
 Hút miệng trước, hút mũi sau (?).
85. Tại sao khi kẹp rốn lại vuốt dây rốn về phía người mẹ?
 Vuốt dây rốn về phía mẹ chính là vuốt hết lượng máu đang ứ trong
mạch máu rốn phần định kẹp cắt về phía bánh nhau, tránh bắn máu ra
xung quanh khi cắt.
86. Hội chứng Sheehan?
 Hội chứng Sheehan còn gọi là HC suy tuyến yên sau đẻ, xảy ra do tình
trạng mất máu cấp số lượng lớn trong cuộc chuyển dạ, dẫn đến thiếu
máu lên não, gây tổn thương tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nằm
ở nền sọ.
 Do tuyến yên tiết ra các hormon có vai trò chỉ huy, điều hòa việc tiết các
hormon khác, nên việc tổn thương tuyến này kéo theo sụt giảm hàng loạt
các hormon khác của tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến nội tiết-sinh
dục. Biểu hiện thường khá mơ hồ, âm ỉ kéo dài trong nhiều tháng, nhiều
năm, thường gặp trước hết là mệt mỏi, chán ăn, mất tập trung,…, sau đó
là các triệu chứng do thiếu hụt các hormon tương ứng gây ra. Đây là loại
tổn thương không hồi phục được.
87. Hội chứng Couvelaire?
 HC Couvelaire (còn gọi là phong huyết tử cung-nhau) là thể nặng của
nhau bong non, gây ra do khối máu tụ sau bánh nhau lớn, đè ép làm
bánh nhau bong ra hoàn toàn trước khi có chuyển dạ. Triệu chứng LS:
+ HC mất máu cấp mức độ nặng
+ Tình trạng chảy máu âm đạo không tương xứng với mất máu toàn thân
+ Tử cung cứng như gỗ và rất đau
+ Tim thai (-)
+ Thường kèm TSG
+ Rối loạn đông máu, xuất huyết đa tạng
+ CTM: TC, Fibrinogen, HC, Hct đều giảm
88. Các nguyên nhân gây đờ tử cung sau sanh?
 Chất lượng cơ tử cung kém do mang thai nhiều lần, có sẹo mổ cũ…
 Tử cung bất thường: dị dạng, tử cung đôi, u xơ tc,…
 Tử cung căng giãn quá mức do đa thai, thai to, đa ối
 Nhiễm trùng ối
 Sót nhau
 Bệnh lí nền làm cơ thể mẹ suy nhược: tim mạch, HA, TSG,…
 Sử dụng thuốc mê, thuốc tê,…
 Chuyển dạ đình trệ
89. Bộ dụng cụ phẫu thuật cơ bản có bao nhiêu cây Kelly?
 12 cây
90.  Trùng
91. Chỉ Safil 3.0 có dùng để may da được không?
 Là chỉ tự tiêu, vẫn có thể dùng để may da được.
92. Các phương pháp cơ học điều trị BHSS do đờ tử cung?
 Xoa bóp đáy tử cung
 Chẹn ĐM chủ bụng (dùng nắm tay ấn mạnh lên ĐM chủ bụng hạn chế
máu đến tc)
 Chẹn buồng tử cung (mục đích để gia tăng áp lực trong buồng tử cung,
làm giảm chảy máu, có thể chèn bằng gạc hoặc bằng bóng chèn)
 Ép ngoài tử cung bằng 2 tay
 Ép trong và ngoài tử cung (một tay ép tử cung qua thành bụng, một tay
đưa vào CTC để tử cung chèn giữa 2 tay – hiện tại ít dùng)
93. Triệu chứng LS giúp chẩn đoán BHSS do tổn thương đường sinh dục?
 Máu đỏ tươi chảy liên tục ra âm đạo dù tử cung đã co hồi tốt
 Khám thấy vết rách và máu tụ đường sinh dục.
94. Nguyên nhân làm kích thước tử cung không phù hợp tuổi thai?
 Tử cung to hơn tuổi thai: nhớ nhầm ngày kinh cuối, đa thai, đa ối, thai
trứng,…
 Tử cung nhỏ hơn tuổi thai: nhớ nhầm ngày kinh cuối, thiểu ối, thai chậm
tăng trưởng trong tử cung, thai ngoài tử cung, ối vỡ…
95. Nguy cơ của ối vỡ/đa ối?
 Ối vỡ non: 
+ Nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hậu sản, suy hô hấp sơ sinh, nhiễm trùng
sơ sinh
+ Thiểu ối 🡪 thiểu sản phổi, biến dạng chi, chèn ép dây rốn.
+ Nhau bong non, thai chết trong tử cung.
 Đa ối: 
+ Sanh non
+ Sanh khó do tăng trương lực cơ bản cơ tử cung
+ Sa dây rốn
+ Ngôi bất thường
+ Rối loạn cơn co tử cung
+ BHSS do đờ tử cung
+ Thai lưu, tử vong chu sinh cao do dị dạng bẩm sinh.
96. Trong ngôi mông, trường hợp nào thấy phân su nhưng không chẩn đoán suy
thai?
 Khi thấy phân su sau khi màng ối đã vỡ thì không được chẩn đoán suy
thai
 Ngôi mông đã lọt (do khung chậu chèn ép sẽ gây tống phân su ra)
97. Mục đích nội xoay thai? Ngoại xoay thai?
 Ngoại xoay thai là phương pháp xoay thai bên ngoài tử cung thông qua
thành bụng, được tiến hành khi thai gần đủ tháng, mục đích là biến ngôi
mông, ngôi ngang thành ngôi thuận.
 Nội xoay thai là thủ thuật xoay thai trong buồng tử cung, tiến hành khi
đẻ, mục đích là biến ngôi ngang thành ngôi mông trong chuyển dạ sinh
thai thứ 2 trong song thai.
98. Trong ối vỡ non, sau lần khám âm đạo đầu tiên loại trừ sa dây rốn, bao lâu mới
được khám lại?
 Có thể khám bằng mỏ vịt, hạn chế khám bằng tay. Chỉ khám bằng tay
lại khi có dấu hiệu chuyển dạ tích cực, xóa mở CTC, ngôi thai tiến triển
trên biểu đồ chuyển dạ.
99. Trùng
100. Ối phồng hay ối dẹt tiên lượng sanh tốt hơn?
 Ối dẹt có tiên lượng sanh tốt hơn ối phồng vì:
+ Ối dẹt gợi ý cho tình trạng ngôi thai đã bình chỉnh tốt
+ Ối phồng gợi ý cho tình trạng ngôi thai chưa bình chỉnh tốt, ngôi bất
thường, đa ối,... đều gây ra bất lợi cho một cuộc chuyển dạ.
101. Khối cầu an toàn là gì? Các nguyên nhân không hình thành khối cầu?
 Sau khi sanh, tử cung co rút lại trong 3-4 giờ tạo thành 1 khối chắc, gọi
là khối cầu an toàn, lúc này đáy tử cung ở ngay dưới rốn. 
 Các nguyên nhân không hình thành khối cầu an toàn:
+ Đờ tử cung sau sanh: tc mềm nhão, đáy tử cung ngày càng cao trên
rốn do hiện tượng ứ máu trong buồng tử cung
+ Tình trạng mẹ suy kiệt, mất máu quá nhiều, còn sót nhau trong buồng
tử cung, tử cung căng giãn quá mức do đa thai, thai to, đa ối,… đều làm
chậm quá trình hình thành khối cầu an toàn (?).
102. Các nguyên nhân gây vỡ tử cung trong thời kì mang thai?
 Tử cung có sẹo mổ cũ dọc thân
 Tử cung có sẹo mổ lấy thai từ 2 lần trở lên
 Bóc nhân xơ tử cung
 Nạo phá thai nhiều lần
 Vết mổ cũ lần trước bị nhiễm khuẩn
103. Tại sao nhau bong non lại gây rối loạn đông máu?
 Cơ chế hình thành rối loạn đông máu trong nhau bong non trước hết là
do sự tiêu thụ quá mức các yếu tố đông máu do tình trạng chảy máu sau
nhau. Bên cạnh đó, áp lực từ khối máu tụ lên các gai nhau làm cho bánh
nhau và màng rụng phóng thích thromboplastin, gây nên tình trạng DIC,
làm giảm hơn nữa các yếu tố đông máu. 
 Sự hình thành DIC kích thích chuyển plasminogen thành plasmin.
Plasmin ly giải fibrin, tức là sự tiêu sợi huyết, mà sản phẩm tạo ra là các
chất có tính chống đông máu.
104. Theo dõi chuyển dạ bao lâu để kết luận “CDNTT”?
 Thường sau 4h theo dõi mà không có sự tiến triển của ngôi thai, độ xóa
mở CTC và độ lọt dù đã đạt đủ số cơn co cần thiết (3 cơn/10p, mỗi cơn
20s) thì chẩn đoán CDNTT 
105. Kéo dây rốn có kiểm soát bao nhiêu lần thì chuyển sang bóc nhau nhân
tạo?
 Theo phác đồ Từ Dũ, tối đa có thể thực hiện 5 lần (Cách thực hiện: Sau
khi kéo dây rốn lần 1 khoảng 15-30s mà dây rốn không xuống thêm,
ngưng kéo dây rốn đợi cơn gò TC sau làm TC gò tốt mới thực hiện lần
2. Nếu tối đa 5 lần không được sẽ chuyển bóc nhau bằng tay).
106. Các phương pháp làm giảm nguy cơ chèn ép dây rốn khi có sa dây rốn?
 Cho sản phụ nằm đầu thấp, mông cao, kê gối dưới lưng
 Đưa tay vào trong âm đạo đẩy ngôi thai lên cao nếu ối đã vỡ
 Không cho sản phụ rặn
 Nếu dây rốn sa ra ngoài âm đạo, bọc lại bằng 1 khăn ấm, ẩm.
107. Tại sao thai vô sọ, thai lưu, ngôi mông lại CCĐ bấm ối?
 Mục đích của bấm ối là khi đầu ối không còn tác dụng nong CTC nữa,
bấm ối để đầu thai nhi sẽ thực hiện tiếp nhiệm vụ này. Trong trường hợp
thai vô sọ, thai lưu, ngôi mông, mục đích bấm ối này không còn nữa,
nên cũng sẽ không tiến hành bấm ối. Thông thường cần giữ tính nguyên
vẹn của màng ối cho đến khi CTC mở trọn để tránh nhiễm trùng (đồng
thời giữ đến CTC mở ít nhất 8cm thì mới hết tác dụng nong CTC của
đầu ối).
108. Phân loại dây rốn thắt nút?
 Có thể phân loại dây rốn thắt nút thật và dây rốn thắt nút giả, vì trên siêu
âm rất khó có thể chẩn đoán chính xác.
 Dây rốn thắt nút giả thực chất là một nốt phình, lồi từ bên trong dây rốn
ra ngoài, nhận diện nhầm trên siêu âm, không ảnh hưởng đến mẹ và thai
 Dây rốn thắt nút thật là khi thực sự có sự thắt từ bên ngoài dây rốn, hiếm
gặp nhưng gây ảnh hưởng nặng đến thai. Trong thắt nút thật còn chia
thành nút lỏng và nút đặc.
109. Tại sao tốc độ truyền oxytocin trong tăng co là 8-10 giọt/phút?
Oxytocin có tác dụng làm tăng cơn co tử cung cả về tần số lẫn cường độ.
Chính vì vậy, nếu sử dụng ở liều lượng không thích hợp sẽ gây nên các cơn
co cường tính rất nguy hiểm cho mẹ và thai. Ở VN khuyến cáo sử dụng
oxytocin theo phác đồ liều thấp, tức là khởi đầu với liều thấp nhất có tác
dụng lên cơn co là khoảng 3mUI/phút. Nồng độ này tương đương với tốc độ
truyền khoảng 7-10 giọt/phút. Cần lưu ý phải chỉnh giọt trên G5% đơn
thuần trước rồi mới pha Oxytocin vào.
Nếu sau 30p, số cơn co không đạt được như mong muốn (3 cơn/10p) thì
điều chỉnh tốc độ truyền thêm 5-10 giọt/phút. Cần lưu ý theo dõi cơn co,
tim thai, tổng trạng của sản phụ trong quá trình truyền. Mỗi 30p chỉ được
điều chỉnh tốc độ truyền 1 lần.
110. Các tác dụng của Misoprostol trong sản khoa?
- Misoprostol bản chất là Prostaglandin E1, có tác dụng làm mềm CTC
đồng thời tăng cơn co TC, tuy nhiên rất hay gây cơn co cường tính.
- Misoprostol hiện bị cấm sử dụng trong thai kì với mục đích khởi phát
chuyển dạ ở thai đủ tháng. Tuy nhiên trên LS, người ta vẫn dùng
Misoprostol 50mcg (1/4v 200mcg) đặt âm đạo với mục đích làm mềm CTC.
Misoprotol cũng được dùng để khởi phát chuyển dạ ở những thai chết lưu
trong tử cung. Một chỉ định khác nữa là để dự phòng và điều trị BHSS.
111. Trùng
112. Những nguyên nhân gây RLĐM trong sản khoa?
RLĐM trong sản khoa thường biểu hiện dưới dạng DIC rất nguy hiểm cho
mẹ và thai. Các nguyên nhân thường gặp:
+ Nhau tiền đạo
+ Thuyên tắc ối
+ Nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai
+ Nhau bong non
+ Sót thai lưu trong buồng tử cung
+ Thai trứng
+ Nhau cài răng lược
+ TSG/SG (còn có Hội chứng HELLP)
+ Sốc kéo dài do bất kì nguyên nhân nào
+ BHSS
+ Vỡ tử cung
113. Tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán thuyên tắc ối?
- TTO thường xảy ra từ lúc chuyển dạ đến 30 phút đầu sau sanh. Đôi khi cũng
xảy ra trong thai kì, sau nạo phá thai, chấn thương vùng bụng hoặc 48h sau
sanh.
- Các TC của TTO thường xuất hiện rất nhanh, giống như bệnh cảnh của một
sốc phản vệ trong thai kì:
+ Khó thở, ho, DH phù phổi cấp
+ HA tụt, nhất là HA tâm trương
+ Xanh tím đầu chi, môi
+ Co giật, rối loạn tri giác
+ Đau ngực
+ Rối loạn đông máu
+ Ngưng tim
+ Biến đổi nhịp tim thai do thiếu oxy cung cấp cho thai: nhịp nhanh, nhịp
chậm, nhịp giảm muộn, nhịp bất định, nhịp phẳng,…
114. Mục đích của NPLNC là gì?
Mục đích NPLNC là để đánh giá một cuộc chuyển dạ nghi ngờ là bất xứng đầu
chậu (thai to khung chậu bình thường hoặc thai bình thường khung chậu giới
hạn) nhằm lựa chọn phương pháp sanh ngả âm đạo hay mổ lấy thai.
115. Tại sao TSG chỉ được chẩn đoán sau tuần 20?
- Cơ chế bệnh sinh của TSG hiện vẫn chưa rõ, nhưng giả thuyết được chấp
nhận nhiều nhất là do sự xâm nhập không hoàn toàn của nguyên bào nuôi từ
ngoài gai nhau vào các động mạch xoắn của tử cung. Các nguyên bào nuôi thay
đổi cấu trúc (giả mạch máu) để thay thế cho các tb nội mô trong ĐM xoắn làm
cho khẩu kính các ĐM này mở rộng, giảm kháng trở để tăng lưu lượng máu
cung cấp cho nhau thai ở giai đoạn sau của thai kì khi thai phát triển mạnh cần
nhu cầu oxy cao. Trong TSG, hiện tượng này chỉ xảy ra ở lớp nông màng rụng,
còn sâu trong cơ tc ĐM vẫn hẹp. Như vậy, bánh nhau mới là nguyên nhân
chính gây ra TSG, chứ không phải thai.
- Cũng theo giả thuyết trên, bệnh sinh TSG được chia thành 2 giai đoạn:
+ GĐ 1: trước tuần 20 của thai kì, đã có hiện tượng thiếu máu ở bánh nhau, tuy
nhiên chưa có biểu hiện hay triệu chứng LS.
+ GĐ 2: sau tuần 20 của thai kì, liên quan đến hậu quả thiếu tưới máu bánh
nhau, làm thay đổi một số hoạt chất sinh học, dẫn tới rối loạn nội mô mẹ 🡪 co
mạch/ thoát dịch mao mạch 🡪 biểu hiện ra LS.
116. Khi nào chọn đường mổ dọc thân tc?
- Chọn đường mổ dọc thân tử cung khi:
+ Đoạn dưới tử cung chưa thành lập. VD: ngôi ngang, thai non tháng,…
+ Nhau tiền đạo bám ở mặt trước đoạn dưới TC
+ VMC gây dính không thể vào đoạn dưới được
+ Khâu vỡ tử cung
117. Hậu sản là khoảng thời gian 6 tuần sau sanh
118. Khối cầu an toàn thường tồn tại khoảng 2h đầu sau sanh
119. Tốc độ co hồi tc ngày đầu sau sanh khoảng 2-3cm, những ngày sau
1cm/ngày
(Lưu ý: ngang rốn là cỡ trên vệ 13cm)
120. Những trường hợp làm thay đổi tốc độ co hồi tử cung?
- Số lần đẻ: con so co hồi tốt hơn con rạ
- Phương pháp đẻ: sanh thường co hồi tốt hơn sanh mổ
- TT nhiễm trùng sẽ làm chậm co hồi tc
- Xoa bóp đáy tc đúng cách giúp co hồi nhanh hơn
- Đi tiểu sớm ngay khi có thể làm bàng quang bớt căng, sẽ giúp tc co hồi tốt
hơn
- Tập vận động sớm giúp co hồi tốt hơn
121. Xem câu trên
122. Mô tả cách chăm sóc TSM?
- Giữ cho vùng TSM luôn khô ráo, sạch sẽ: vệ sinh TSM sau khi đi tiêu, tiểu,
thay băng vệ sinh thường xuyên
- Tránh việc gây áp lực lên vùng TSM dễ gây sa sinh dục sau này như: tập tiểu,
tránh bí tiểu hay tiểu khó sau sanh (có thể rửa vùng TSM bằng nước ấm vòi sen
trước khi đi tiểu), tránh bị táo bón. Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu, nên nằm
luân phiên mỗi bên, gác chân lên gối
- Hạn chế vận động mạnh, đặc biệt là việc bước đi
- Tập thể dục vùng sàn chậu càng sớm càng tốt.
123. Nguyên nhân gây đau lưng cho sản phụ sau sanh?
- Tử cung lớn dần làm suy yếu cơ bụng, cột sống đổ về phía trước khiến lưng
bị căng và cong hơn.
- Sự tăng cân nhiều khi mang thai làm tăng áp lực lên cột sống và các cơ
- Sự thay đổi estrogen và progesterol trong lúc mang thai làm ành hướng đến
dây chằng và các khớp
- Tư thế cho bú sai cách.
- Nhiễm trùng tiểu
- Bí tiểu gây thận ứ nước
124,125,126. Nguyên nhân, hậu quả và cách xử trí bí tiểu sau sanh?
 Nguyên nhân: 
+ Sự chèn ép của ngôi thai lên bàng quang và niệu đạo trong thời gian dài
sẽ gây liệt cơ năng bàng quang, tổn thương các cấu trúc đường niệu gây đau
dẫn đến sợ đi tiểu, thay đổi tạm thời giải phẫu vùng chậu làm thay đổi sự
nhạy cảm của bàng quang.
+ Bàng quang căng giãn kéo dài dẫn đến mất khả năng co bóp
+ Trong quá trình chuyển dạ, ngôi thai chèn ép lên bàng quang và đường
niệu kéo dài sẽ gây phù bàng quang và đường niệu, cản trở đường ra của
nước tiểu
+ Vết may TSM gây đau cũng ức chế ý muốn đi tiểu của sản phụ
+ Các nhiễm trùng đường niệu hậu sản gây phù nề niệu đạo.
 Hậu quả:
+ Gây cảm giác khó chịu cho sản phụ
+ Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu sau sanh
+ Ảnh hưởng đến tốc độ co hồi tử cung, gây mất máu nhiều sau sanh
 Xử trí:
+ Tập đi tiểu dù không có nước tiểu
+ Kháng viêm giảm sưng nề đường niệu
+ Kháng sinh chống nhiễm trùng
+ Thuốc tăng trương lực cơ bàng quang và hỗ trợ co bóp.
CUỐI KÌ LS SẢN YD41

16/4/2019
Bàn: Anh Tuấn + Chị Vy
Chẩn đoán: HS ngày 2, sanh thường cắt may TSM, hiện tại chưa phát hiện
bất thường
1. Làm thuốc âm hộ
2. Hướng dẫn SP tự vệ sinh
3. Thay băng vs 4h/miếng
4. Các loại chỉ may tsm? Tg cắt chỉ
5. Mục đích cắt tsm
6. Các thì cắt tsm? Cắt 6h được ko?
Bàn anh Bảo bs Nguyệt
Hậu phẫu mlt ngày 2 do suy thai, ối vỡ có phân su, ctg nhóm 2, hiện tại ổn
1. Tên bs mỗ chính, bs hồi sức Nhi, bs tại bệnh phòng, tường trình phẫu thuật,
sau khi bắt bé ai là người đánh giá apgar
2. Cắt dây rốn ở trẻ sinh ra khỏe mạnh và trẻ có bất thường, thời gian cắt
3. Các nguy cơ xảy ra cho mẹ khi mlt( bhss, nhiễm trùng, bế sản dịch.....
Ctg nghi ngờ trên bệnh nhân e đọc được gì( tim thai phẳng), dao động nội tại
nhiêu, nhịp tim nhiêu
4. Biểu hiện của bế sản dịch( đau, sốt, ra huyết âm đạo ít, tử cung k co hồi tốt,
siêu âm thấy ứ dịch lòng tc), điều trị ( dùng thuốc misoprostol 200mcg 1-4v
nhét âm đạo)
5. Theo dõi tiếp theo cho mẹ và bé
6. Tư vấn cho bà mẹ trước trong và sau mỗ
7. Câu hỏi ngắn: phân su trong nước ối là gì? Khi có phân su có chắc chắn là
suy thai không? Lý giải
A Bảo + C Nguyệt 
CĐ: con lần 2, thai 40 tuần 1 ngày, ngôi đầu, chưa chuyển dạ/ vết mổ lấy
thai cũ
- Cách đỡ sanh ngả âm đạo ở BN có vết mổ cũ. 
- Các điều kiện dùng forceps để sanh giúp ở giai đoạn sổ thai 
- Khởi phát chuyển dạ e chọn trên BN ? Khi nào làm được ?
- Kiểm tra vỡ tử cung bằng cách nào
- Các yếu tố tiên lượng sanh ngả âm đạo trên thai phụ
- Phân tích 3P, P nào quan trọng nhất, tại sao ? Pelvis vs Passage khác nhau chỗ
nào ? Sản phụ không muốn rặn thì làm gì ?
 Bàn: Bs Quỳnh Anh + Bs Tiên
Chẩn đoán: Con so, thai 40 tuần 1 ngày, ngôi đầu, chưa chuyển dạ
1. Cách khám khung chậu? Vẽ hình góc vòm vệ?
2. Phân loại tuổi thai theo WHO 2014
3. Cách khởi phát chuyển dạ? Trình tự các cách khởi phát.
4. Cách khởi phát chuyển dạ bằng sonde foley
C. Nguyệt & a. Bảo
Cđ: con so thai 38 2/7 ngôi đầu, chuyển dạ kéo dài
1. Phân biệt chuyển dạ giả , thật
2. e là người nhận bệnh, khám lần đầu, thấy gì thì chẩn đoán chuyển dạ thật
3. mốc chuyển dạ kéo dài con so, con rạ
4. chẩn đoán hiện tại với bệnh nhân, ( ch dạ kéo dài do cơn co tử cung thưa)... E
xử trí j... Theo thứ tự từ re»»mắc, ít xâm lấn»»»xâm lấn
5. dùng oxytocin bao lâu thì thất bại
6. trong lúc kpcd xảy ra gì thì đứa bệnh nhân đi mổ
7. cân nặng thai bình thường, khung chậu bình thường, ống đẻ bình thường, lý
do gì k cdạ dc đi mổ (dây rốn ngắn)
8. con co cường tính là gì
A Bảo:
1. kể tên các thuốc tăng co
2. khám khung chậu trên lâm sàng
Chị Quỳnh Anh - chị Tiên
Con so thai 38 w ngôi đầu theo dõi cd kéo dài
1. Chuyển dạ kéo dài là sao. Ngưng tiến triển là sao
2. Chuyển dạ đình trệ gồm 2 cái trên luôn hay là chỉ 1 trong 2
3. Chuyển dạ kéo dài em sợ những gì
4. Sản phụ này bây giờ em làm gì. Nguyên nhân của cd kéo dài trên thai phụ
này. Tìm nguyên nhân rồi làm gì tiếp. Chị nói tăng co. Bằng cách gì. Đơn giản
nhất là gì- xoa đầu vú
5. Bây h vô chuyển dạ em tiếp cận thai phụ sao? Nhớ chài hỏi trước rồi muốn
làm gì làm
6. Nếu thai 3 tháng cuối đến vì ra huyết âm đạo đỏ sẫm đông thành cục sau khi
đi tiểu. Em nghĩ đến gì? 
Nhau tiền đạo - các nn chảy máu 3 tháng cuối. Điều nghĩ đầu tiên là chuyển dạ.
Phải hỏi đc có nhầy nhớt ko? 
7. Khám độ xóa khám sao? 
8. Tiên lượng dựa vô 3p đủ ko? Có dùng thêm bishop ko? 
9. Học lại bài chị quỳnh anh dạy ở phòng khám. ...
C. Quyên + Bs Hoàng 
Hậu sản ngày 2, sinh thường cắt may tsm. hiện tại ổn
1. Chỉ định cắt may tsm? Khi nào cắt tsm? Có các hướng cắt nào? Thường cắt
hướng nào? Cắt 6h sợ gì?
2. Các thì may tsm? May ra sao?
3. Chọn 1 biện pháp tránh thai cho sản phụ hiện tại. Sản phụ cho con bú tới
tháng thứ 8, chưa có kinh trở lại, biện pháp tránh thai là gì?
4. Cho bú đúng cách là như thế nào?
5. Nước ối có mấy màu? Nước ối màu xanh thì gợi ý gì? Tại sao suy thai thì
nước ối màu xanh?
6. Các hình thái nhiễm trùng hậu sản? Triệu chứng và điều trị nhiễm khuẩn tsm,
âm đạo, âm hộ?
7. Các vấn đề về vú ở hậu sản? Sản phụ căng tức vú thì làm gì? 
8. Sản phụ vào cấp cứu, nói là vỡ ối, khám sao biết là vỡ ối?
C. Nguyệt & a. Bảo
BA: hậu sản ngày 2
1. tiên lượng mẹ và bé
2. dự phòng nhiễm khuẩn
3. khám bé
4. chăm sóc và theo dõi mẹ và bé 
5. tiêm cho bé?
6. khi nào cho mẹ và bé ra viện
7. 5 bệnh sàng lọc bảo hiểm có thanh k?
8. cắt chỉ ngày nào?
câu hỏi ngắn: kể tên chỉ dùng trong sinh thường, mổ
Bàn 4 bs Hoàng -bs Quyên
Chẩn đoán: thai 334/7 siêu âm phát hiện nhau bám thấp + ối ít
1. Đọc lại LDVV: ối ít ( nhau bám thấp ko nhập viện nhe )
2. Phân loại nước ối: vô ối thiểu ối ối ít dư ối đa ối, afi đo sao
3. Chích trưởng thành phổi ghi y lệnh, khi nào chích ( thai kì nguy cơ cao, doạ
sanh non ), khi nào có tác dụng (24h)
4. Thế nào là nhau bám thấp nhau bám mép, nhau bám thấp mép cách ctc bao
nhiêu (20mm).
5. Xử trí thiểu ối như thế nào ( uống nước nhiều, truyền dịch, chích trưởng
thành phổi vì là thai kỳ nguy cơ cao)
6. Khám khung chậu ngoài sao ( dáng đi, cân đối), thước dùng đo là thước gì,
hình trám....
7. Khám khung chậu trong khám sao: mô tả hết lun nhớ số liệu lun nhe
8. Nhau bám thấp theo dõi ngả âm đạo được?, chừng nào cho đẻ ( chuyển dạ đẻ)
Bàn 5 Bs Phụng + Bs Dung
Chẩn đoán: Hậu sản ngày 1, sinh thường, cắt may TSM, hiên tại chưa ghi
nhận bất thường
1. Thang điểm Bishop
2. Cách bảo quản sữa
3. Dopple test - Triple test - Nếu Dopple test nguy cơ cao thì làm gì tiếp
4. Các bước may TSM
5. Nghiệm pháp lọt

bàn 5 bs Phụng + bs Dung


chẩn đoán: con so thai 38 2/7 tuần ngôi đầu ối còn, chuyển dạ giai đoạn
tiềm thời kéo dài
1. chẩn đoán chuyển dạ ngưng tiến triển ntn, yếu tố nào quan trọng ( cơn co tử
cung phù hợp giai đoạn chuyển dạ)
2. nguyên nhân chuyển dạ kéo dài
3. tại sao dùng oxytocin đường truyền tĩnh mạch mà không dùng đường tĩnh
mạch chậm, tiêm bắp được ko trong phòng và điều trị băng huyết sau sanh
4. nêu dấu hiệu tiền sản giật nặng
5. cách dùng magnesium sulfat, tại sao trên lâm sàng ít dùng
6. thủ thuật sanh ngôi mông mà không can thiệp gì hết chỉ nhìn thôi để sanh tự
nhiên là thủ thuật gì
7. hướng xử trí tiếp trên bệnh nhân này
8. cơn co tử cung có vai trò gì
9. xử trí tích cực giai đoạn 3
bàn 5: BS Phụng + BS Dung .BA Hậu sản sanh thường/ thai 39 2/7 tuần
BS Dung: 1.pp đỡ sanh ngôi chẩm? nếu kẹt vai thì xử trí sao?
2.tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kì? kể tên các test ĐTĐ? nếu nghiệm pháp
dung nap glucose (+) xử trí sao?
3. Sắt vs Canxi uống như thế nào? kê đơn cho BN? hướng đẫn uống?
4. Nhau tiền đạo có mấy loại? loại nào sanh ngã âm đạo
5.Sàng lọc 3 tháng đầu thai kì: double test gồm đánh giá nào? B HCG ý nghĩa
gì? PAPPA ý nghĩa j ? thời gian sàng lọc?
BS Phụng:1 cắt tầng sinh môn như hướng mấy h? chỉ định? cắt ntn? ưu điểm
của cắt 5h 6h 7h? cắt h khác đc k? cắt rộng TSM khi nào?
2.khám trong eo trên khám j?chỉ số bt eo trên?
3. sản phụ vào viện đau bụng dưới+ sốt 38 em muốn khám thêm j? cần làm xét
nghiệm j? ( cái này bạn muốn khám cái nào thì cô cho kp cái đó) nêu chẩn đoán.
xử trí trên BN...
Bàn 5 bs phụng +bs dung
Bệnh án u xơ tử cung:
Cơ chế gây u xơ tử cung?
Ca này có rối loạn đông cầm máu ko mà dùng thuốc?
Xử trí tích cực giai đoạn 3 chuyển dạ?
Chọn phương pháp phẩu thuật gì cho u xơ, khi bn mới 39 tuổi? ( chị nói chọn
bốc nhân xơ, rồi theo dõi tái phát lại ko, khám định kì 6 tháng)
Tình huống nhân xơ tủ cung ở lớp cơ, thai 12 tuần ko chảy máu thì làm gì?
( theo dõi)
Thuốc orgametril là gì, hoạt chất, kể vài phương pháp điều trị cho u xơ, ngoại
khoa lẫn nội khoa?
Bàn a Hoàng+ chị Quyên
∆: Hậu phẫu MLT ngày 2 do suy thai, CTG nhóm 2, hiện tại ổn
1. Các tiêu chuẩn chẩn đoán suy thai
2.Các phương pháp tránh thai và phương pháp mà em cảm thấy phù hợp nhất
cho bệnh nhân này.
3. Đọc các điều kiện để phân CTG vào nhóm 1, 2, 3.
4. Nếu nhịp tim thai case này bình thường thì hướng xử trí tiếp theo của case
này là gì?
5: phương pháp ngừa thai bằng cho bú vô kinh được thực hiện như thế nào?
6. Cách đọc CTG. Ý nghĩa của việc phân loại CTG vào nhóm 1.2.3
7. Case này có nên tư vấn phương pháp tránh thai triệt sản không? Vì sao? Triệt
sản cần những điều kiện gì?
8. Có bao nhiêu màu sắc nước ối. ý nghĩa của từng màu.
Bàn Bs Hoàng + Bs Quyên 
Bệnh án: con so ,thai 40 tuần 1 ngày, ngôi đầu, chưa chuyển dạ
1. Tại sao chẩn đoán case này chưa chuyển dạ?
2. Thai phụ này cần theo dõi cái gì? Theo dõi tới khi nào? Khi đó thai phụ vẫn
chưa chuyển dạ thì làm gì?
3. ST, NST là gì, làm nhằm mục đích gì?
4. Siêu âm cần theo dõi những gì?
5. Đánh BISHOP như thế nào?
6. Các dấu hiệu chuyển dạ là gì? Dấu hiệu nào quan trọng nhất?
7. Khởi phát chuyển dạ khi nào? Gồm những cách nào? Cách nào thường được
dùng ở khoa... ? Trên bệnh nhân này em sẽ dùng cách nào?
8. Misoprostol hiện tại được thay thế bằng thuốc nào, thuộc nhóm nào?

17/4/2019
Bàn 5 bs Quỳnh Anh + bs Dung
Chẩn đoán: con so thai 34w4d,ngôi đầu,dọa sanh non
1. Chỉ định non stress test
2. Lịch khám thai đối với sản phụ 8w
3. Sự khác nhau giữa CTG thường vs CTG có test
4. Cách tiêm kích thích trưởng thành phổi
5. Thuốc cắt cơn gò
6. Sản phụ trễ kinh đến khám,cần hỏi gì và tư vấn gì.
Bàn 3 BS Tuấn + BS Tiên
Chẩn đoán: con lần 2,thai 38 5/7w ,ngôi đầu,chuyển dạ sanh gđ tiềm thời,ối
còn
1.lịch tiêm uốn ván
2.khám khung chậu,khi nào khám
3.ploai CTG,định nghĩa tim thai cơ bản,dao động nội tại...nhịp giảm là gì, mấy
loại nhịp giảm
4.khi nào bấm ối
5.lập sản đồ để làm gì,khi nào lập
Bàn 1, BS Bảo + BS Ngọc
Chẩn đoán: Con lần 2 thai 38 tuần 5 ngày, ngôi đầu, chuyển dạ giai đoạn
tiềm thơi
Câu hỏi viết: 
1. Thai 38 vào viện vì ra nước âm đạo, khám gì, cls gì
2. Nữ, 26t, trể kinh, hỏi gì, khám gì, cls gì
Bs Ngọc hỏi:
- Ý nghĩa Bishop
- Cách khám khung chung
- Đánh giá theo 3P
Bàn 5 BS Quỳnh Anh + BS Dung
Chẩn đoán: Hậu sản ngày 2 sinh thường cắt may TSM hiện tại chưa phát
hiện bất thường.
1. Tại sao đặt sonde Foley để KPCD trên sản phụ?
2. Cách cho bú đúng cách
3. Sàng lọc sơ sinh
4. Cách vệ sinh vú đúng cách
5. Tiêm ngừa sơ sinh
6. Dụng cụ tử cung: cơ chế, thời gian đặt trong hậu sản, các loại, nói chung là
tất tần tật.
7. Tình huống doạ sanh non: khám gì trên sản phụ non tháng đau bụng vào viện
8. Cách bắt cơn co TC
9. Cách nghe tim thai trên LS
10. Ngừa thai sau sinh
Bs. Quỳnh Anh + Bs. Dung
TNTC tai vòi T đang điều trị MTX ngày 6. Hiện tại ổn
1. Dự định xử trí tiếp theo của em là gì?
2. Khi nào xuất viện? Sao k cho nằm tới hết ngày 14 lỡ như bn về nhà r đau
bụng thì sao?
3. Tình huống ngày 4, bn đau bụng nhiều và SA khối thai ngoài tăng 3mm kích
thước. Đó có phải là thất bại trong đtri nội không? Xử trí tiếp theo? 
4. Giả sử beta-hCG tăng hơn 50% kèm đau bụng dữ dội. Có chỉ định mổ
không? 
5. Nếu mổ thì pp mổ là gì? Vẽ sơ đồ ra. Nếu phải cắt tai vòi em cắt tới đâu,
phần dây chằng mạc nối xử lý ntn? 
6. Bệnh nhân đau bụng, ra huyết, không trễ kinh. Các tình huống có thể xảy ra.
7. Cách khám thai ngoài trên 1 bn có tiền sử thống kinh.
8. Giả sử khám túi cùng có tiếng kêu Douglas, làm sao pb là do có dịch hay do
đau đơn thuần? 
9. TNTC đang đtri bn than đau bụng. Có cho thuốc giảm đau không? Cho thuốc
gì? 
10. Tại sao lại cho thuốc khi sẽ che lấp triệu chứng đau bụng tăng lên nếu thai
dọa vỡ?
Bonus: Tại sao em không đọc sách phẫu thuật của thầy Phan Trường Duyệt? 
C.Phụng+C.Vy
Chẩn đoán:hp ngày3-con so-thai40w-cd ngưg tiến triển/suy thai.
Đọc chẩn đoán 
1. Khám bé làm sao biết bé đủ tháng hay non tháng??? 
2. BN đến vs mh trễ kinh SA có thai 7w có tiền sử sinh con đầu đtđ, cần làm j
cho BN? 
3. Tiêu chuẩn suy thai??? Cls j để biết?
4. Tam cá nguyệt 1,2 làm nhữg XN j???
5. Thai phụ 15w đến vs mh có làm tripletest đc k???
6. Phươg pháp mlt?
7. Cách Đọc ctg
Bs Tuấn Bs Tiên
1 bắt cơn co tử cung như thế nào
2 khám thế khám sao
3 ngoài leopold còn khám gì biết được thế không
4 phân biệt thóp trước thóp sau sao
5 thóp trước sanh ngã âm đạo được không
6 tính ngày dự sanh
Thai ngoài tử cung/u cơ tử cung điều trị nội - chị Quyên, bs Nga bv
1.Tiêu chuẩn chẩn đoán, trên bệnh nhân này có gì.
2. Phác đồ mtx
3. Theo dõi cái gì.
C. Phụng+C. Dung
Cđ: Con lần 2, Thai 33w2d, ngôi đầu, chưa chuyển dạ, nhau bám thấp,
thiểu ối
1. Hướng xử trí 
2. Thành phần nước ối, nước ối được tạo thành như thế nào
3. Điều trị thiểu ối. 3 cách( uống nhiều nước, truyền dịch, bơm trực tiếp vào
buồng ối--> bv k làm, có nhiều hạn chế như chọc vào thai nhi, vỡ màng ối,
nhiễm trùng ối )
4. Tại sao thiểu ối lại cho uống nhiều nước? Thế nào là nhiều? Hướng dẫn cách
cho uống nước? 
5. Nguyên tắc xử trí nhau tiền đạo. 3 ngtac: xđ nhau loại nào, tình trạng huyết
động của mẹ, tuổi thai.
6. ĐTĐ sao thai to
7. Bộ 3 Triple test. Sàng lọc gì
8. Khi nào cho xuất viện 
9. Thuốc kt trưởng thành phổi dùng khi nào? Liều? Có được dùng nhiều ko?
Tác hại j? Tại sao dùng beta hoặc dexa mà k dùng thuốc corti khác?
10. Chảy máu thế nào là nhiều? ( máu chảy không cầm được, biến động huyết
động học). Phân biêt chảy máu trong nhau bong non và nhau TĐ. Truyền chế
phẩm máu nào trong 2 trường hợp trên. 
* NBN giảm fib và tiểu cầu nên truyền cả 3: HCL, huyết tương tươi( chứa j?),
tiểu cầu
Cô Phụng-chị Vy
Cđ :Thai ngoài tử cung tai vòi trái chưa vỡ,đã tiêm 1 mũi MTX hiện tại
bệnh ổn.
1)Biện luận chẩn đoán trên(cả lâm sàng và cận lâm sàng kết hợp)
2)Phác đồ điều trị MTX
-Tác dụng phụ MTX? Thuốc đối kháng MTX? Sau khi điều trị MTX cần làm
những cận ls gì?
-MTX không đáp ứng khi nào ?Không đáp ứng thì tiếp tục làm gì?
-Siêu âm phải mô tả cụ thể ra,ko chỉ ghi kết luận?
-beta HCG chưa điều trị nhưng giảm thì nghĩ đến nguyên nhân gì ?
3)Chức năng nước ối?
Chị Vy
1)MTX làm bao lâu thì định lượng lại trên bệnh nhân này?MTX đáp ứng là khi
nào ?
Theo dõi bệnh nhân MTX gồm những gì cụ thể từng ngày thứ 4-7-11?
Giả sử bệnh nhân bị thai ngoài tử cung đoạn kẽ thì có điều trị nội không ?
2)Giả sử bệnh nhân ra huyết âm đạo thì nghĩ đến những bệnh nào?(chia cụ thể 2
trường hợp có trễ kinh và không có trễ kinh)?Các xét nghiệm em cần làm để hỗ
trợ trong từng trường hợp kể trên?
3) Dấu hiệu hướng tới có thai?
Bs Ngọc+ Bs Bảo
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thai. Tiêu chuẩn đó của tổ chức nào? 
3 nhóm CTG 
Phần trăm thai bám vết mổ cũ ở sản phụ sinh con lần 2.
Nước ối có phân su có chắc chắn suy thai không?
Phẫu thuật mổ suy thai vs mổ thai to khác nhau chỗ nào? Mổ suy thai dùng biện
pháp vô cảm nào? Tại sao mổ thường thường dùng biện pháp vô cảm là gây tê
tủy sống?
Apgar? Cách khám trương lực cơ. 
Nhịp tim bình thường của trẻ sơ sinh
Bàn BS Tuấn + BS Tiên
Chẩn đoán : thai ngoài tử cung ( T ) / thiếu máu mức độ trung bình
1. Tại sao chẩn đoán TNTC? Tại sao hk chẩn đoán khác
2. B.a t hk có chẩn đoán phân biệt nên hỏi cđ pb vs gì?
3. Tại s cđ TM mức độ TB ( chỉ có t/c da niêm nhợt, chóng mặt ) 
4. Tại sao hk nghĩ đến sẩy thai?Cũng chẩn đoán trên bàn BS Phụng + BS Vy.
Bổ sung thêm
1. Ko có kinh liên tục 12 tháng gọi là gì? Độ tuổi 40 50 á => mãn kinh
2. Định lượng lại beta hcg sau bao lâu?
3. Th này cho siêu âm gì?
Bàn 4: Bs Phụng + Bs Vy
Chẩn đoán: Hậu phẫu mở lấy thai ngày 3 vì con so thai 40 tuần 1 ngày ngôi
đầu chuyển dạ/ suy thai, hiện tại ổn
Bs Vy
1. Nêu ưu điểm, nhược điểm của vết mổ ngang đoạn dưới tử cung.
2. Hậu phẫu mổ lấy thai ngày 3 cần theo dõi những gì.
3. Sàng lọc bé gồm bao nhiêu bệnh, kể tên. Sàng lọc tim bẩm sinh và điếc bẩm
sinh vào thời điểm nào?
4. Cần tư vấn những yếu tố nguy cơ nào ở lần mang thai sau? Khoảng cách giữa
2 lần mang thai là bao nhiêu? Vì sao lại <18 tháng?
5. Sản phụ hậu phẫu MLT nằm bao lâu thì xuất viện? Bệnh xin về sớm (tình
trạng ok) thì có cho về ko? Vì sao?
6. Dấu hiệu của bế sản dịch?
Bs Phụng
1. Kể tên các nguyên nhân gây suy thai.
2. Kể tên các chỉ định MLT trên lâm sàng mà em thường gặp.
3. Kể tên các đường mổ lấy thai (dọc thân tử cung và ngang đoạn dưới tử cung),
đường vào ổ bụng (dọc giữa dưới rốn và ngang trên vệ). So sánh 2 đường vào ổ
bụng. Vì sao đường dọc giữa dưới rốn lại cơ động hơn đường ngang trên vệ?
4. Nêu các bước mổ lấy thai. Vì sao sau khi vào ổ bụng phải dùng banh kéo
thành bụng dưới xuống?
5. Kể tên các ngôi bất thường.
Bàn 3: Thầy Tuấn + Chị Tiên.
Chẩn đoán: Hậu phẫu ngày 3 mổ lấy thai do thai suy / Con lần 1, thai 40
tuần, ngôi đầu, chuyển dạ tiềm thời - Hiện tại ổn. Đọc chẩn đoán.
1. Phân su có trong nước ối trong những trường hợp nào (ngoài ngôi mông)? Xử
trí sao, vô suy thai cấp hết luôn sao, mổ lấy thai hết luôn sao? Cơ chế có phân su
trong nước ối?
2. Chẩn đoán suy thai? Xử trí suy thai?
3. CTG phân nhóm thế nào (kể chi tiết ra, nhóm 2 kể hết ra)? Cơ chế hình thành
nhịp giảm muộn, nhịp giảm sớm, nhịp giảm bất định? Liên quan CTG và chỉ
định mổ lấy thai?
4. Các phương pháp tính tuổi thai? Phương pháp tính tuổi thai trên X-quang dựa
trên gì, chênh lệch ra sao?
5. Tư vấn ngừa thai sau sanh thế nào? Không theo BVK thì hướng dẫn sao,
không theo BCS thì hướng dẫn sao, sợ uống thuốc tránh thai ảnh hưởng sữa mẹ
thì làm sao?
6. Đường kính lưỡng đỉnh dài bao nhiêu?
7. Ký hiệu ghi thuốc (tròn, vuông, tam giác)?
Bàn 4 Bs. Phụng + Bs.Vy
Hậu sản ngày 2 sinh thường cắt may tsm hiện tại ổn( có kpcd bằng sonde
foley)
- Ở bv này dùng sonde foley số mấy
- khám hậu sản cần khám gì
- siêu âm lượng dịch trong lòng tử cung bao nhiêu cho về đc
- hướng dẫn tăm nắng cho bé
- ngừa thai sau sinh
- cho bú mẹ ntn
- khởi phát chuyển dạ
- double test 
- nhiễm trùng hậu sản-> tình huống xử trí
- siêu âm lượng dịch trong lòng tử cung 20ml -> xử trí ntn
Còn nữa mà nhớ có nhiêu :))))
BS. Quỳnh Anh + BS. Dung
Bệnh án chuyển dạ: con lần 2, thai 38 tuần 5 ngày, ngôi đầu, chuyển dạ giai
đoạn tiềm thời.
1. Chỉ số Bishop đánh giá gì? Kết quả thế nào?
2. - Nghiệm pháp lọt thực hiện như thế nào? -> 5 bước, kể ra.
- Trong thời gian thực hiện nghiệm pháp có dùng tăng co bằng oxytocin không?
-> có, để tạo cơn co tử cung tốt (4-5 cơn/10 phút).
- Chèn ép đầu thai nhi biểu hiện gì trên CTG -> nhịp giảm sớm.
3. - Chỉ định KPCD là gì?
- Ví dụ 1 thai phụ 40 tuần 2 ngày nhập viện, không đau bụng, CTC khép, em sẽ
làm gì -> đánh giá để KPCD.
- Em KPCD bằng phương pháp gì? Vì sao?
5. - Các phương pháp KPCD?
- Lóc ối và bấm ối có khác nhau không? -> Có, lóc ối là dùng ngón tay tách
màng ối ra khỏi cơ tử cung làm tiết protasglandin tại vùng -> tăng co. Bấm ối là
gây vỡ, chọc thủng màng ối.
- Prostaglandin E1 hay E2 hiệu quả hơn? -> E2.
- Ở khoa sản bệnh của BVPS dùng KPCD nào? -> Đặt sonde Foley và
Prostaglandin E2.
- Sonde Foley giống sonde tiểu không, kích thước bao nhiêu? -> không, 30F.
- Prostaglandin E2 có dạng thuốc như thế nào? Tên biệt dược là gì?
6. Bổ sung sắt? -> 30-60 mg/ngày, lúc đói.
7. Phác đồ tiêm phòng uốn ván -> phác đồ BV Từ Dũ 2015-2017
Bàn 4: Bs Phụng + Bs Vy
Chẩn đoán: Con so, thai 34 tuần 4/7, ngôi đầu, dọa sinh non. Sửa: Con so,
thai 34 tuần 4/7, ngôi đầu, dọa sinh non, tiêm trưởng thành phổi 2 mũi.
1. Phân biệt dọa sinh non và chuyển dạ sinh non
2. Các thuốc cắt cơn co? Utrogestan 200mg có tác dụng cắt cơn co k?
3. Nguyên nhân dọa sinh non.
4. Định nghĩa độ lọt. Cách khám?
5. Cách nhận biết ngôi mông khi khám trong (CTC mở, ối vỡ), ngôi mông dễ
nhầm với ngôi nào (tl: ngôi mặt), cách phân biệt?
6. Dùng thuốc cắt cơn co như thế nào?
7. Chỉ số dọa sinh non, cách đánh?
8. CTG theo dõi cái gì trên case này? Bao lâu đo 1 lần
9. Khi nào cho bệnh về được? Dặn thai phụ những gì?
Thầy Tuan c Tiên
BA Hp mlt do suy thai
1. Em hãy nêu tiêu chuẩn chẩn đóan suy thai trên lâm sàng
2. Nước ối lẫn phân su có khẳng định bé suy thai liền hay không, theo dõi cái gì
nữa, sau bao lâu cho mổ lấy thai. Những trường hợp nào nước ối lẫn phân su mà
ko suy thai. 
3. Khám bé cần khám những gì, khám ntn
4. Sản phụ sau khi mổ lấy thai sau bao lâu có thể ăn, uống, tiêu, tiểu, vận động
5. Thai phụ nằm lâu e sợ những vấn đề gì
6. Thai phụ sau khi mổ xong thường có hiện tượng đầy hơi. XT không dùng
thuốc
7. Sang loc so sinh những bệnh nào
8. BV ps chăm sóc rốn bé ntn, đi bệnh phòng hs hp khám cái ntn
9. Khám phan xa nguyen phát e khám sao
Bàn 1 Bs Bảo, Bs Ngọc
Chẩn đoán TNTC tai vòi trái chưa vỡ, điều trị nội khoa bằng MTX ngày 7,
hiện tại ổn.
1. Hình ảnh TNTC tai vòi trái trên siêu âm.
2. TNTC đoạn kẻ với TNTC tai vòi trên siêu âm như thế nào? Hãy so sánh.
3. Tiêu chuẩn ra viện trong trường hợp này?
4. Siêu âm thấy một khối echo hỗn hợp cạnh tử cung, bạn hãy cho biết có những
trường hợp nào?
5. Cơ chế tác dụng MTX.
6. Nêu các phương pháp phẫu thuật của TNTC

18/4/2019
Hậu sản ngày 2. Anh Bảo cô Đào
Lịch khám thai.
Tính tuổi thai. Tại sao các kiểu.
Tầm soát bệnh di truyền. Thalassemia tầm soát sao? Đọc kq ct máu, kq điện di.
Kq điện di ntn trả lời nguy cơ?
Bàn: bs Uyên + bs Quyên
Chẩn đoán: hp ngày 3 mlt con so thai 40 tuần ngôi đầu chuyển dạ, suy thai
1. Các cách đánh giá sức khoẻ thai nhi?
2. Phân nhóm CTG
3. Non- stress test
4. Tại sao chẩn đoán suy thai? Mổ cần chuẩn bị gì? Vì sao?
5. Các lí do bề cao tử cung lớn hơn tuổi thai?
6. Các tính ước lượng cân nặng thai ls?
7. Thai 40 tuần chưa có dấu sanh thì tư vấn gì?
8. Các thể của nhiễm trùng hs hp
Bàn BS Khoa + BS Dung
Chẩn đoán: hậu phẫu MLT N4 vì con so, thai 40 tuần, ngôi đầu, chuyển dạ,
suy thai, hiện tại ổn
1. Non_stress test: chỉ định, thai nhiêu tuần, đánh giá gì, bình thường, bất
thường, cách thực hiện? (Hết bài)
2. Giả sử Sp thai 40w + u xơ đáy tử cung 5cm, hướng xử trí tiếp theo của em?
Khi chuyển dạ, mổ hay sanh thường, tại sao? Theo dõi gì? Có cần mổ lấy thai
bốc luôn nhân xơ không? Hay chi sanh thường để sau này mổ bốc nhân xơ?
3. Dấu hiệu suy thai trên bệnh nhân này? (Nước ối lẫn phân su)
4. Lâm sàng chẩn đoán suy thai?( CTG, nước ối, siêu âm màu mạch máu, ...)
5. Nếu ối k vỡ thì sao xem ối có lẫn phân su không? ( soi ối)
6. Vậy ctc bao nhiêu thì soi ối được? (1cm)
7. Tao nói:" soi ối nay ít sử dụng". Bác khoa: "Vậy em coa trực phòng sanh
không? Các loại đèn soi ối tại phòng sanh?" Bác giải thích...
8. Tư vấn cho con bú đúng cách? Nằm cho con bú được không?
9. Khám hậu phẫu khám gì?
10. Cho bé bú 1 bên đến hết hay mỗi bên 1 nữa? Giải thích, có liên quan đến
sữa đầu bữa, sữa cuối bữa?
11. Sữa non xuất hiện khi nào? (Ngày đầu sau sanh)
Bs Dung+ Bs Khoa
Hậu sản ngày 2 sanh thường cắt may TSM thai 34 6/7 tuần hiện tại ổn
- Tiền căn sinh non như vậy thì em nghĩ đến điều gì? ( Cái chị Dung cần là đi
tìm nguyên nhân sinh non) 
- Khi nào cho cắt cơn co?
- Dấu hiệu dọa sinh non, sinh non?
- Chuyển dạ là gì? 
- 1 thai phụ thai 34 tuần vào viện vì đau bụng khám ntn? ( cái chị Dung cần là
loại trừ đau bụng ngoại khoa ví dụ viêm ruột thừa rồi hãy kể khám ntn)
- Sử dụng biện pháp ngừa thai nào?
- Chỉ định triệt sản 
- Như thế nào là đủ con
- Tại sao cho kháng sinh đường tiêm mà không cho uống ( cái này tại bệnh án
tui cho TMC)
- Tiên lượng xa là gì? Thế nào là thai kỳ nguy cơ cao?
Bàn chị Quyên - bs Uyên 
CĐ: hậu phẫu ngày 1, con lần 3 mlt vì đau vết mổ cũ lần 2, hiện tại ổn
1. Chỉ định mlt trên bn có vết mổ cũ
2. Những trường hợp nào theo dõi sanh thường đc trên bn có vết mổ cũ.
3. Những bất lợi của đg mổ dọc thân tử cung
4. Mổ lấy thai xong kt phần phụ để làm gì? Nếu có u buồng trứng thì làm gì?
Chức năng của buồng trứng.
5. Tư vấn trước mổ cho bn mổ lấy thai/ có vết mổ cũ
6. Các biện pháp tránh thai áp dụng cho bn? Bao lâu sau mổ lấy thai đặt vòng
đc.
7. Kể những nguyên nhân gây đẻ khó.
8. Chỉ định triệt sản
9. Cách tính tuổi thai chính xác nhất
10. Khám s biết đau vết mổ cũ
Bàn Bs.Dung
Chẩn Đoán: Hậu Phẩu ngày 2.......con lần 2
Đau vết mổ cũ, hiện tại ổn.
1.khám sao biết vểt mổ dính với tạng bên dưới
2.khám sao biết đau vết mổ cũ
3.bên nhân than khó thở thì xử trí gì, tại sao lại nằm nghiêng trái, nghiêng phải
đuợc không?
4. Vị trí Đm, tm chủ dưới cái nào bên phải cái nào bên trái
5.Tình huống bệnh nhân có vết mổ cũ chuyển dạ CTC 8cm, nhưng cơn co chỉ
thiếu 1 đến 2 cơn thì xài oxytoxin được không?
6.chống chỉ định của oxytoxin trên bệnh nhân có vết mổ cũ là tương đối hay
tuyệt đối?
6.kể tên các màu nước ối và nêu trường hợp cụ thể
7. Soi ối để làm gì?
8.khám hậu phẩu ngày 2 khám những cái gì?
9.tại sao mổ lấy thai thì độ co hồi của tử cung lại phục hồi kém hơn sanh thường
10.tư vấn các biện pháp tránh thai?
Bao lâu đặt vòng được, bao lâu thì được mang thai tiếp
Bs.Quyên
Hp ngày 3 mlt do suy thai /vmc 2 lần, hiện tại ổn.
1.thuốc ngừa thai dùng được khi có thai là loại gì? Cơ chế.
2.tại sao ko cho sản phụ uống thuốc ngừa thai liều cao hoặc hỗn hợp? Cơ chế
3. Hãy kể cơ chế chính và cơ chế phụ của thuốc ngừa thai? Thuốc ngừa thai có
những nhóm nào?
4.phân biệt vàng da sinh lí và bệnh lí?
5.kể tên các phương pháp triệt sản ở nữ? Đã thấy case nào triệt sản chưa.
6. Cơ chế.....cơ chế.....cơ chế:
Bàn Bs Tuấn - Bs Vy 
Hậu phẫu mổ lấy thai ngày 3 vì lý do suy thai - Hiện tại chưa ghi nhận bất
thường
1. Hậu phẫu ngày 3 cần theo dõi gì ở mẹ và bé
2. Hiện tại vết mổ phù nề vậy tình trạng có ổn không?
3. Hướng dẫn cách cho bé bú
4. Bé bị ọc sữa xử trí như thê nào?
5. Sàng lọc sơ sinh.
6. Lấy máu gót chân như thế nào, sàng lọc được bao nhiêu bệnh
7. Làm thuốc âm hộ là gì
8. Tên đầy đủ của phương pháp xông thuốc, tác dụng?
Chị Quỳnh Anh vs chị Tiên 
1. Chẩn đoán suy thai? 
2. Ctg nhóm 3
3. Mổ lấy thai có những cách sổ nhau nào?
4. Tại sao có phân su trong nước oioss
5. Những trường hợp nào có phân su xanh
6. Siêu âm doppler đm não giữa có những chỉ số nào? Giải thích
7. Tư vấn đến phòng khám sau 5 năm sanh mổ.lần này có thai 20w. E tư vấn gì?
8. Còn nữa mà hỏi từa lưa quá k nhớ rõ.
Bàn Bs Tuấn + BS Tiên
Hậu sản sanh thường
1. Thời gian nhau bong, có mấy kiểu nhau bong
2. Tai biến khi sổ nhau
3.Lịch Tiêm chủng mở rộng của bộ y tế
4.Bé sau sanh có mẹ viêm gan B tiêm ngừa có khác gì với mẹ không bị viêm
gan B không?
Chị Dung - Bác Khoa : bệnh án thai ngoài tử cung
1) Tại sao lại có nang hoàng thể
2) Vị trí nang hoàng thể ở đâu?
3) tại sao mới 1 ngày mà cái nang biến mất
4) Phân biệt nang hoàng thể xuất huyết với một cái thai ngoài tử cung
5) Bệnh nhân 33 tuổi, PARA 0010 tại sao em lại ghi biện pháp tránh thai vô cho
BN?
6) Khi siêu âm thấy có tim thai em làm gì (phải trả lời theo khuyến cáo của
Mỹ ?????)
7) Em đã khám âm đạo được mấy lần, có đặt mỏ vịt chưa, cách đặt, lựa chọn
như thế nào?
8) Em đi xem mổ mấy lần, mổ vòi trứng như thể nào, vị trí trocar
9) trên BN này em sẽ theo dõi đến bao lâu, tiêu chuẩn xuất viện 
Bàn Bs Quỳnh Anh+ Bs Tiên
1.vẽ các vị trị thai ngoài tc
2.chỉ định điều trị ngoại khi nào
3.điều trị thất bại với MTX khi nào?
4.Các phương pháp điều trị ngoại khoa
5.bệnh trễ kinh,đau bụng ra huyết âm đạo ở tuyến cơ sơ làm gì để chẩn đoán
thai ngoài nếu không có SA?(test thai,chọc dịch túi cùng sau)
6.bn ở tuyến cơ sở,thai ngoài tử cung vỡ xuất huyết nội,ls bệnh nhân choáng
mất máu,mạch nhanh,ha tụt,không có phòng mổ,không có túi máu,cần xử trí gì?
Chị Quyên - Chị Uyên
TNTC tai vòi T chưa vỡ. 
1. Trình bày các vị trí TNTC
2. Các p2 ngoại khoa
3. Trình bày đk đtri nội khoa + phác đồ dùng methotrexate
4. TNTC thể huyết tụ thành nang là gì
5. Ngày 1 beta-hcg khoảng 280+ sao đtri nội khoa luôn mà phải đợi những ngày
sau làm xn beta thêm lần nữa r mới làm 
Bàn Bs Tuấn + Bs Vy: hậu phẫu ngày 4 mổ lấy thai vì suy thai, hiện tại
chưa ghi nhận bất thường
1. Giả sử hp ngày 3 bình thường, mẹ bé bình thường là như thế nào?
2. Thai kỳ nguy cơ cao
3. Các đường mổ lấy thai, ưu nhược điểm
4. Bệnh này em cho cắt chỉ ngày mấy ( trả lời ngày 7), vậy cắt ngày 5 được ko?
Tại sao e vẫn quyết định cắt ngày 7?
5. Tình trạng lúc nhập viện nhớ ghi đúng thứ tự nha em( nhìn, sờ, đo, nghe,
khám trong) 
Bàn: bs Tuấn + bs Vy
Chẩn đoán: Hậu sản ngày 2 sanh thường, cắt may tầng sinh môn, hiện tại
bệnh ổn
1. Nêu dự phòng ở bệnh nhân này
2. Bé lúc khám đã tiêm ngừa gì chưa? Tại sao tiêm VGB vào thời điểm này
3. Sau bao lâu thì sản phụ có thai lại, trường hợp hậu phẩu thì sao? Tại sao?
4. Khám phản xạ nguyên phát gồm những gì? Mô tả
5. Lịch tiêm ngừa VAT? Sản phụ mang thai lần 2 cách lần 1 3 năm tiêm mấy
mũi?
6. Sàng lọc trước sanh là làm những gì? Lịch khám thai?
7. Khi sàng lọc, lấy máu gót chân mấy giọt, lấy ở đâu, Tại sao không lấy ở ngón
tay hay tai? 
Bàn Bs Tuấn + Bs Vy: hậu phẫu mổ lấy thai ngày 2 do ối vỡ sớm + đau vết
mổ / vết mổ cũ lần 3, hiện tại chưa ghi nhận bất thường
1. Ý nghĩa PARA
2. Cách khám vết mổ cũ
3. Tư vấn trước mổ cho bệnh nhân. Trên bệnh nhân này em lo lắng cái gì nhất
4. Thuốc Alfachim cho vào để làm gì
5. Lịch tiêm chủng quốc gia
6. Tiêm kháng thể viêm gan B cho bé trong vòng bao lâu thì còn hiệu quả tốt.
Mẹ HBsAg (+) k có kháng thể có tiêm HBIG k. Mẹ HBsAg (+) có kháng thể có
tiêm HBIG k
7. Những trường hợp nào k cho bé bú mẹ
Bàn bs Q.Anh+ bs Tiên
Cdoan: hp ngày 2 mổ lt do vỡ ối sớm+ đau vmc/ vmc lần 3
1. Tsao dùng ksinh
2. Trong ối vỡ sớm dùng ksinh lhi nào
3. Khi nào dùng đường uống? Khi nào dùng đường tiêm
4. Cho Alfachim tdung j
5. Hàm lượng voltaren? Đường đùng
6 ối dẹt ối phồng khám thấy j
7. Thai lưu tsao đầu ối hình quả lê
8. Ối vỡ sớm và ối vỡ non sợ cái nào hơn? Tại sao
9. Khám đầu ối trong b.a của bv ghi ở trang thứ mấy? Dưới phần đó có ghi mấy
mục 
10. Ngôi thóp trước đẻ thường dc ko? Khi nào
11. Hướng dẫn sp rặn đẻ

You might also like