You are on page 1of 68

CHẨN ĐOÁN CÓ THAI

T HS . BS P HA N T HỊ T HÚ Y VÂ N
BỘ M Ô N S Ả N P HỤ KHOA
K HOA Y – Đ Ạ I HỌC N G U YỄN T Ấ T T HÀ N H
Mục tiêu
1. Trình bày được các dấu hiệu hướng tới có thai

2. Trình bày được các dấu hiệu có thể có thai

3. Trình bày được các dấu hiệu chắc chắn có thai

4. Nêu ra được các chẩn đoán phân biệt với tình trạng có thai
Các dấu hiệu hướng tới có thai
Trễ kinh

✓Dấu hiệu tương đối tin cậy ở phụ nữ có chu kỳ kinh đều

✓Có thai nhưng không nhận biết trễ kinh: bé gái chưa có kinh, phụ nữ cho con
bú, kinh thưa

✓Trễ kinh nhưng không có thai: thay đổi nội tiết tố dothay đổi cân nặng, tâm sinh
lý (stress), hoàng thể tồn lưu
Các dấu hiệu hướng tới có thai
Buồn nôn, nôn (nghén): xuất hiện khoảng tuần thứ 6, giảm sau 6-12 tuần

Mệt mỏi

Rối loạn tiết niệu: tiểu nhiều lần, cần phân biệt với nhiễm trùng tiểu

Cảm giác thai máy: cảm nhận từ tuần 16-20, có thể nhầm với nhu động ruột
Các dấu hiệu hướng tới có thai
Thay đổi chất nhầy cổ tử cung: đặc và bở
Thay đổi niêm mạc âm đạo: tím sậm, đỏ tía, sung huyết
(dấu Chadwick)
Thay đổi ở vú: to ra, căng đau, quầng sậm màu, các hạt
Montgomery nổi rõ, có thể chảy sữa. Phân biệt: u tuyến yên
tiết prolactin, sử dụng các thuốc giảm lo âu
(benzodiazepines)
Tăng sắc tố da: đường dọc giữa bụng, mặt. Có thể gặp khi
dùng viên ngừa thai phối hợp
Các dấu hiệu có thể có thai
Bụng to lên (từ tuần thứ 12 có thể sờ
thấy tử cung qua thành bụng)

Thay đổi hình dạng, kích thước và mật


độ tử cung: dấu Hegar, dấu Noble

Thay đổi cổ tử cung: cổ tử cung mềm


hơn
Các dấu hiệu có thể có thai
Cơn gò Braxton Hicks: cơn gò nhẹ, không đau. Có thể
gặp ở tử cung ứ máu, u xơ tử cung mềm

Bập bềnh thai: cảm giác thai bập bềnh trong tử cung

Sờ được dạng thai: có thể nhầm với u xơ dưới thanh


mạc

Hiện diện hCG (Human Chorionic Gonadotropin):


định tính
Các dấu hiệu có thể có thai
Hiện diện hCG (Human Chorionic Gonadotropin)

✓Xét nghiệm định tính: xét nghiệm nước tiểu, có


thể dương tính khi hCG từ 25mIU.

✓Âm tính giả: xét nghiệm ở giai đoạn sớm của


thai kỳ hoặc do đọc kết quả sớm

✓Dương tính giả: u sản xuất nội tiết


Các dấu hiệu có thể có thai
Hiện diện hCG (Human Chorionic Gonadotropin)
Xét nghiệm định lượng
✓Có thể phát hiện hCG ở nồng độ 2mIU/ml
✓Âm tính: <5mIU/ml
✓Giúp phát hiện một số tình trạng bệnh lý liên
quan đến thai: thai nghén thất bại sớm, thai ngoài
tử cung, thai trứng
✓Âm tính giả: hiếm gặp
✓Dương tính giả: u tiết hCG, phản ứng chéo với
các nội tiết khác
Dấu hiệu chắc chắn có thai
Nghe được tim thai: doppler hoặc ống nghe Pinard
Dấu hiệu chắc chắn có thai

Cử động thai: có thể sờ được qua thành


bụng hoặc nhìn thấy cử động thai
Dấu hiệu chắc chắn có thai
Siêu âm thấy thai trong tử cung: phổ biến, cho phép chẩn đoán sớm và chắc
chắc
siêu âm đầu dò: thấy túi thai sớm khi 5 tuần tuổi
Siêu âm bụng: có thể thấy túi thai khi 6 tuần tuổi
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA
THAI PHỤ
T HS . BS P HA N T HỊ T HÚ Y VÂ N
BỘ MÔN S Ả N P HỤ K HOA
KHOA Y – Đ Ạ I HỌC N G UYỄN T ẤT T HÀN H
Mục tiêu
1. Nắm được những thay đổi ở tử cung , cổ tử cung, buồng trứng, âm đạo và

tuyến vú khi có thai

2. Nắm được những thay đổi về nội tiết chuyển hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp,

hệ tiêu hóa và một số cơ quan khác ở thai phụ


Thay đổi ở tử cung

Tử cung không có thai: Tử cung lớn lên khi có thai, trong 12 tuần đầu nằm trong tiểu
Hình chóp cụt. Nằm trong tiểu khung khung, có dạng hình cầu vào tuần thứ 12, sau đó đáy và thân
Dài 6-8cm, rộng 4-5cm, đường kính trước phát triển mạnh nên có dạng hình trứng
sau 3cm Gần sanh tử cung dài 32cm, rộng 22cm, đường kính trước sau
22cm
Thay đổi ở tử cung
- Bề cao tử cung được đo từ khớp vệ đến
đáy tử cung
Từ tháng thứ 2, mỗi tháng tăng 4cm
Tuổi thai (tính bằng tháng)= BCTC/4 +1

- Khi không có thai tử cung nặng khoảng


50gram
- Cuối thai kỳ trọng lượng tử cung khoảng
1100gram
Thay đổi ở tử cung

✓ Căng dãn, phì đại các tế bào cơ


✓ Tích tụ mổ sợi, tăng số lượng và kích thước mạch máu, mạch bạch huyết
✓ Tăng lưu lượng máu đến tử cung vào khoảng 450ml/phút ở 3 tháng giữa và 500-
700ml/phút vào cuối thai kỳ
✓ Có thể xuất hiện cơn co nhẹ, không đều và không đau ( cơn co Braxton Hicks)
Thay đổi cổ tử cung
✓ Cổ tử cung trở nên tím, mềm hơn do tăng tưới
máu, phì đại và tăng sản các tuyến ở cổ tử
cung
✓ Ngay sau thụ thai kênh cổ tử cung được đóng
kín bởi nút nhầy
Thay đổi ở âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn
✓Mềm hơn do tăng sinh mạch máu,
tăng tưới máu

✓Thành âm đạo tăng tiết và có màu tím


( dấu Chadwick)

✓Niêm mạc âm đạo dày hơn, mất mô


liên kết cơ trơn phì đại

✓Dịch tiết có tính acid pH 3,5-6


Thay đổi ở buồng trứng, vòi trứng
Buồng trứng:

✓To lên, phù nề và xung huyết

✓Ngừng phát triển nang noãn, không có hiện tượng rụng trứng.

✓Hoàng thể chế tiết estrogen và progesterone trong những tuần đầu thai kỳ, tối đa vào
tuần 6-7 của thai kỳ, sau đó chủ yếu do bánh nhau sản xuất. Cắt bỏ hoàng thể trước 7
tuần có thể gây sụt giảm nội tiết và gây sẩy thai tự nhiên

Vòi trứng: phì đại ít ở lớp cơ, xung huyết và mềm ra


Thay đổi ở da
✓Tăng sắc tố da: mảng màu xám bờ
không đều ở mặt và cổ, đường giữa ở
bụng tăng sắc tố và đậm lên.

✓Quầng vú và da bộ phân sinh dục tăng


sắc tố

✓Thành bụng bị giãn nở, vết rạn da


Thay đổi ở vú
✓Những tuần đầu: căng, đau tức ở vú
✓Sau tháng thứ 2: tuyến sữa và ống dẫn sữa phát
triển, vú to và căng lên.
✓Tĩnh mạch nhỏ nổi lên và nhìn rõ dưới da (dấu
Haller)
✓Quầng vú xuất hiện các hạt Mongomery do sự phì
đại tuyến bã
✓Sau vài tháng đầu nặn nhẹ núm vú có thể thấy sữa
non
✓Kích thước vú trước có thai và số lượng sữa không
liên quan với nhau
Thay đổi về nội tiết
hCG (Human Chorionic Gonadotropin)
✓Là hormon polypeptide được sản xuất bởi bánh nhau, trong các tuần đầu
do nguyên bào nuôi và hợp bào nuôi, sau đó chủ yếu do hợp bào nuôi sản
xuất
Vai trò:
✓Duy trì hoàng thể, chuyển thành hoàng thể thai kỳ
✓Biệt hóa giới tính thai nhi
✓Kích thích hoạt động tuyến giáp
✓Tăng phóng thích Relaxin từ hoàng thể
Thay đổi về nội tiết
hPL (Human Placental Lactogen)

✓Hormone polypeptide được tổng hợp từ tế bào nuôi bánh nhau

✓Xuất hiện từ tuần thứ 6 và tăng dần, đặc biệt ở nửa sau thai kỳ

✓Tăng ly giải mở, tăng acid béo tự do, cung cấp năng lượng

✓Kháng Insulin → tăng đường huyết, tăng insulin máu

✓Tác dụng tạo sữa (kém hơn Prolactin)


Thay đổi về nội tiết
Progesterone
✓Hormone steroid
✓Chế tiết từ hoàng thể sau đó từ bánh
nhau
✓Giảm trương lực cơ trơn, giảm trương lực
mạch máu
✓Phát triển tuyến vú
✓Tăng thân nhiệt, tăng dự trữ mỡ
Thay đổi về nội tiết
Estrogen

✓Hormone steroid được chế tiết từ hoàng thể và bánh nhau

✓Làm tăng trưởng và kiểm soát chức năng cơ trơn

✓Phát triển tuyến vú

✓Biến đổi thành phần hóa học của mô liên kết


Thay đổi về nội tiết
Relaxin

✓Chế tiết từ hoàng thể và bánh nhau

✓Hàm lượng cao nhất trong 3 tháng đầu

✓Tác động lên cơ tử cung, làm giãn cơ tử cung


Thay đổi về nội tiết
Tuyến yên:

✓Tăng kích thước (135%)

✓Prolactin tăng cao trong thai kỳ, gấp 10 lần so với bình thường khi thai đủ
tháng. Phát triển tế bào biểu mô tuyến và tế bào nang chế tiết của vú, đảm bảo
sự tiết sữa
Thay đổi về nội tiết
Tuyến giáp

✓Nồng độ globulin liên kết với Thyroxin tăng gấp 2 lần

✓Tăng nồng độ thyroxin toàn phần (TT4), mức thyroxin tự do (FT4) bình thường

✓Thụ thể TSH bị kích thích bởi hCG, 10-20% thai kỳ cường giáp thoáng qua trên
cận lâm sàng trong 3 tháng đầu

✓Giảm dự trữ iodine, tăng kích thước tuyến giáp (15% phụ nữ mang thai)
Thay đổi về huyết học
✓Thể tích lòng mạch và dịch kẽ tăng.Thể tích máu tăng đáng kể, trung bình 40-50% so với không
mang thai
✓Tăng nhẹ sản xuất hồng cầu trong tủy xương và hồng cầu lưới
✓Nồng độ hemoglobin và dung tích hồng cầu giảm nhẹ, máu có xu hướng loãng
✓Miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào giảm. Số lượng bạch cầu tăng, có thể lên
đến 15000/uL
✓Tiểu cầu có thể giảm nhẹ
✓Tốc độ lắng máu tăng
✓Các yếu tố đông máu trong tình trạng hoạt hóa, các yếu tố đông máu tăng (trừ yếu tố XI và XIII),
Fibrinogen tăng
Thay đổi về tim mạch
✓Nhịp tim tăng khoảng 10 nhịp khi có thai, sức co bóp cơ tim tăng, cung lượng
tim tăng 50%
✓Tiếng tim T1 mạnh hơn, âm thổi tâm thu có thể xuất hiện khoảng 90% phụ nữ
có thai và mất sau sinh
✓Huyết áp động mạch không tăng. Huyết áp thay đổi theo tư thế. Huyết áp giảm
thấp nhất vào 3 tháng giữa sau đó tăng lên. Huyết áp tâm trương giảm nhiều
hơn tâm thu
✓Hội chứng hạ huyết áp nằm ngữa: những tháng cuối tử cung đè vào TMC dưới
gây giảm áp lực đổ đầy tim, giảm cung lượng tim
Thay đổi về hô hấp
✓ Cơ hoành bị đẩy lên cao 4cm, đường kính ngang
lồng ngực tăng 2cm
✓ Giảm thể tích dự trữ thở ra
✓ Thể tích khí lưu thông, thông khí phút và lượng
oxygen trao đổi tăng đáng kể
✓ Tần số hô hấp tăng nhẹ
✓ Thai phụ thở nhanh và nông ( có thể có cơn khó thở
nhanh sinh lý)
✓ Thai kỳ có thể làm nặng thêm các bệnh lý hô hấp sẵn

Thay đổi hệ tiết niệu
✓Thận hơi to hơn, độ lọc cầu thận và lưu lượng máu tới thận tăng, khả năng hấp
thu glucose ống thận giảm
✓Niệu quản và bể thận hơi giãn do tử cung chèn ép và tác động của
progesterone
✓Những tháng đầu thai kỳ bàng quang bị kích thích có thể gây tiểu lắt nhắt,
những tháng cuối do đầu thai nhi chèn ép gây bí tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu không
tự chủ
✓Áp lực niệu đạo tăng gây ứ đọng nước tiểu, dẫn lưu nước tiểu kém tăng nguy
cơ nhiễm trùng tiểu
Thay đổi về hệ tiêu hóa
✓Nồng độ progesterone tăng làm giảm trương lực cơ trơn
✓Giảm trương lực cơ vòng thực quản, dạ dày bị đẩy lên cao, trục dọc trơ nên
ngang hơn→ trào ngược dạ dày thực quản
✓Giảm co thắt túi mật → ứ mật, sỏi mật
✓Giảm nhu động ruột→ táo bón
✓Buồn nôn và nôn gặp trong 50-90% thai kỳ, chủ yếu và buổi sáng
✓Dễ bị trĩ do táo bón và tăng áp lực ổ bụng
Thay đổi về chuyển hóa
✓Chuyển hóa căn bản tăng 20%, nhu cầu năng lượng tăng

✓Chuyển hóa đạm: nhu cầu đạm tăng đáng kể. Lượng albumin trong máu giảm, tỷ lệ
albumin/globulin giảm

✓Chuyển hóa đường:


▪ Thai phụ thường bị hạ đường huyết lúc đói và tăng đường huyết sau ăn
▪ Tụy tăng tiết insulin
▪ Tăng đề kháng insulin, đặt biệt ở nửa sau thai kỳ
Thay đổi về chuyển hóa
✓Chuyển hóa nước: tăng giữ nước. Sau sinh: toát mồ hôi và tiểu nhiều → mất
2kg trong 2-5 ngày

✓Chuyển hóa chất béo: nồng độ lipid, lipoproteins, apolipoproteins tăng đáng
kể, mỡ được dự trữ chủ yếu trong nửa đầu thai kỳ. Cuối thai kỳ, nhu cầu dưỡng
tăng cao, dự trữ mỡ giảm xuống

✓Chuyển hóa khoáng chất: nhu cầu sắt trong thai kỳ rất cao
TÍNH CHẤT THAI NHI VÀ PHẦN PHỤ ĐỦ
THÁNG
T HS . BS P HA N T HỊ T HÚ Y VÂ N
BỘ M Ô N S Ả N P HỤ KHOA
K HOA Y – Đ Ạ I HỌC N G U YỄN T Ấ T T HÀ N H
Mục tiêu
1. Mô tả được các đặc điểm một thai nhi đủ tháng

2. Nắm được tính chất của các phần phụ của một thai nhi đủ tháng
Thai nhi đủ tháng
✓Tuổi thai 37 đến 41 tuần

✓Trọng lượng 3000-3200gram, chiều dài 50cm

✓Cấu tạo giải phẫu gần giống người lớn

✓Tháng thứ 6 da còn nhăn, được phủ bởi chất gây

✓Tháng thứ 7 lớp mỡ dưới da làm da bớt nhăn, ngón tay và chân có móng
Thai nhi đủ tháng
✓Tuần thứ 36 xuất hiện điểm cốt hóa đầu dưới xương đùi. Đầu có tóc,
vành tai ngoài mềm, bị nhăn lại vì thiếu sụn
✓Tuần thứ 38 xuất hiện điểm cốt hóa đầu trên xương chày
✓Tuần thứ 41 xuất hiện điểm cốt hóa trên xương cánh tay
✓Thai đủ tháng da mịn, trơn, được phủ bằng chất gây
✓Có lông măng, móng tay dài hơn đầu ngón
✓Vành tai cứng hơn, đủ sụn
Thai nhi đủ tháng
✓ Thóp trước (Bregma): hình thoi, 2x3 đến 4x6cm
✓ Thóp sau (Lambda): hình tam giác, nhỏ hơn
✓ Thóp sau đóng rất sớm, thường là sau 4
tháng đã khép kín.
✓ Thời gian đóng thóp trung bình là gần 14
tháng.
✓ Thông thường cho đến 3 tháng sau sinh thóp
trước có tỉ lệ đóng là 1%. Đến 12 tháng tỉ lệ
này là 38,8% và đến 24 tháng 96% trẻ đã
đóng thóp.
Tuần hoàn thai nhi
✓ Tim thai nhi có 4 buồng
✓ 2 tâm nhĩ thông nhau qua lỗ Botal →
đóng 1 – 3 tháng
✓ ĐM chủ và ĐM phổi thông nhau qua
ống động mạch → đóng lại sau sinh 12
– 24g
Phần phụ của thai
Màng thai: màng rụng, màng đệm và màng ối
Phần phụ của thai
Màng rụng (ngoại sản mạc): là phần
ngoài nhất của màng bào thai, do lớp
niêm mạc tử cung biến thành.
✓Bao gồm: màng rụng đáy, màng rụng
bao và màng rụng thành
✓3 tháng đầu dày khoảng 1cm, gần ngày
sanh màng rụng mỏng khoảng 1-2mm
✓Khi thai đủ tháng màng rụng bao và
màng rụng thành dính sát vào nhau,
Phần phụ của thai
Màng đệm (trung sản mạc)
✓Là lớp màng ở giữa, phát triển không đều
✓Phần bám vào màng rụng đáy phát triển
mạnh thành gai nhau
✓Phần còn lại của màng đệm trở thành lớp
màng mỏng, trong suốt
✓Màng đệm dính với màng rụng, dễ tách ra
khỏi màng ối
Phần phụ của thai
Màng ối (nội sản mạc)

✓Màng mỏng, trong suốt, bóng và rất bền

✓Lót mặt trong buồng ối, che phủ mặt trong bánh nhau, dây rốn

✓Không có mạch máu, dây thần kinh


Phần phụ của thai
Bánh nhau
✓Được hình thành từ lớp trung sản mạc
✓Thường bám ở đáy tử cung
✓Gồm 2 mặt: mặt phía buồng ối: trơn láng, có dây rốn bám vào, dưới lớp màng
ối có nhiều mạch máu
✓Có 15-20 múi nhau
✓Khi thai đủ tháng bánh nhau có đường kính 16-20cm, dày 2-3cm ở trung tâm,
mỏng dần ở bờ, nặng khoảng 500gram (1/6 trọng lượng thai nhi)
Phần phụ của thai
Mô học: bánh nhau gồm 2 phần
✓ Phần gai nhau: phát triển trong các hồ
huyết, phân nhánh nhiều cấp để tăng
tiếp xúc với máu mẹ
✓ Màng rụng đáy: gồm 2 lớp
▪ Lớp sâu: xốp, chứa nhiều mạch máu,
là vùng chủ yếu để bong tróc
▪ Lớp nông: đặc, chứa các sản bào
Phần phụ của thai
Chức năng bánh nhau:
✓Chức năng trao đổi chất giữa mẹ và thai: trao đổi khí, chất dinh dưỡng. Ngăn cản sự
xâm lấn của vi khuẩn, các độc tố. Điều chỉnh sự qua nhau của vài loại thuốc.
• Các chất có trọng lượng phân tử <500 Da qua màng nhau dễ dàng
• Vi khuẩn không qua được màng nhau hoặc qua nhau trễ ( xoắn khuẩn giang mai
qua nhau sau tháng thứ 5)
• Virus có thể qua nhau dễ dàng
• Kháng thể IgG có thể qua nhau, IgM không qua nhau
✓Chức năng nội tiết: tiết hCG, hPL, estrogen, progesterone, các steroid khác (17-
ketosteroid, glucocorticoid)
Phần phụ của thai
Dây rốn:
✓Có vai trò vận chuyển máu giữa thai nhi và
bánh nhau
✓Ở thai đủ tháng dài 50-60cm, đường kính
1.5cm
✓Lớp bao bên ngoài dây rốn là nội sản mạc
✓Bên trong là lớp chất thạch Wharton và các
mạch máu (2 động mạch và 1 tĩnh mạch)
✓Dây rốn không có mạch máu nuôi dưỡng, dinh
dưỡng được thực hiện qua thẩm thấu
Phần phụ của thai
Nước ối:

✓Xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ tinh

✓Nước ối có nguồn gốc từ da thai nhi (trước 20-28 tuần), từ khí phế quản (từ 20 tuần),
từ đường tiết niệu (quan trọng nhất, từ tháng thứ 4)

✓Màng ối cũng tiết ra nước ối

✓Tái hấp thu nước ối chủ yếu qua hệ tiêu hóa thai nhi ( từ tuần thứ 20 thai nhi nuốt
nước ối)
Phần phụ của thai
Nước ối

✓Tỷ trọng 1.005, pH hơi kiềm 7.1 – 7.3, mùi tanh nồng

✓97% là nước, còn lại là muối khoáng và các chất hữu cơ, điện giải, tế bào da của
thai ( xuất hiện từ tuần 16)

✓Thể tích: 50ml ở 1-2 tháng, đến 1000ml lúc thai 38 tuần, sau đó giảm dần
khoảng 800ml lúc thai 40 tuần
Phần phụ của thai
Chức năng của nước ối
✓Nuôi dưỡng phôi thai
✓Cân bằng nội môi
✓Bảo vệ thai nhi tránh khỏi những va chạm, sang chấn, nhiễm trùng
✓Tạo môi trường cho thai phát triển hài hòa, bình chỉnh ngôi thai
✓Thành lập đầu ối, tạo thuận lợi cho sự xóa mở cổ tử cung
Bệnh lý của nước ối: đa ối (trên 2000ml), thiểu ối (dưới 200ml), nhiễm khuẩn ối
trong ối vỡ non
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TUỔI THAI
T HS . BS P HA N T HỊ T HÚ Y VÂ N
BỘ M Ô N S Ả N P HỤ KHOA
K HOA Y – Đ Ạ I HỌC N G U YỄN T Ấ T T HÀ N H
Mục tiêu
1. Trình bày được các phương pháp tính tuổi thai và đặc điểm của các phương

pháp đó

2. Tính được tuổi thai chính xác cho từng trường hợp cụ thể
Mục đích
✓Tuổi thai là một vấn đề quan trọng cần xác định sớm trong thai kỳ

✓Đưa ra lịch trình thăm khám phù hợp

✓Xác định được những thời điểm thực hiện xét nghiệm sàng lọc

✓Đưa ra hướng xử trí phù hợp với tình trạng bệnh lý của thai kỳ (dọa sanh non, tiền sản

giật, thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung…)


Các phương pháp xác định tuổi thai
Các phương pháp thường dùng:
✓Dựa vào ngày kinh chót
✓Dựa vào ngày chuyển phôi (IVF)
✓Dựa vào siêu âm
Các phương pháp khác:
✓Dựa vào đo bề cao tử cung
✓Dựa vào thai máy
✓Dựa vào X-quang
✓Dựa vào xét nghiệm nước ối
Tính tuổi thai theo kinh chót
✓Ngày dự sinh là 280 ngày (40 tuần) tính từ ngày đầu tiên của lần hành kinh bình
thường cuối cùng
✓Công thức Naegele: giả định chu kỳ kinh đều 28 ngày với ngày rụng trứng rơi
vào ngày thứ 14, khi có ngày kinh chót
→Ngày dự sinh= (ngày +7) (tháng -3) (năm + 1)
VD: Kinh chót 15/07/2022 → ngày dự sinh 22/4/2023
Kinh chót 28/01/2023 →ngày dự sinh ?

✓Điều kiện áp dụng: sản phụ có chu kỳ kinh đều, và nhớ rõ ngày kinh chót
Tính tuổi thai theo kinh chót
Nhược điểm:

✓Không áp dụng được cho các trường hợp kinh không đều, không nhớ ngày kinh
chót

✓Nhiều yếu tố gây nhiễu thông tin (xuất huyết âm đạo 3 tháng đầu làm sản phụ
nhầm tưởng đó là hành kinh)

✓Ngay cả khi thỏa các điều kiện, trên thực tế cũng không biết được chính xác
ngày phóng noãn, ngày thụ tinh
Dựa vào ngày chuyển phôi
✓Phương pháp định tuổi thai chính xác nhất

✓Có ngày chuyển phôi và số ngày tuổi của phôi → tính ra ngày kinh chót giả định,
áp dụng công thức Naegele → ngày dự sinh
VD: 29/7/2022 chuyển phôi ngày 5

→Ngày thụ tinh (ngày rụng trứng) 24/7/2022

→Ngày kinh chót giả định: 10/7/2022

→Ngày dự sinh: 17/4/2023


Dựa vào siêu âm
Siêu âm trong tam cá nguyệt 1 (đến 13 tuần 6 ngày)
là thời điểm tốt nhất để xác định tuổi thai
Dựa vào đường kính trung bình túi thai (Mean Sac
Diameter –MSD)
✓Là thông số được đo sớm nhất, nhưng không dùng
để định tuổi thai vì tính tin cậy kém
✓Tuổi thai tính theo ngày = 30 + MSD(mm)
✓Khi MSD >14mm hoặc khi xuất hiện phôi → tính
tin cậy giảm
Dựa vào siêu âm
Định tuổi thai theo chiều dài đầu mông (Crown Rump
Length - CRL)
✓Chính xác hơn các dữ kiện khác ở siêu âm tam cá
nguyệt 1
✓Dùng kết quả siêu âm sớm nhất có CRL ≥10mm để tính
tuổi thai
✓Khi CRL vượt quá 84mm nên dùng BPD hoặc HC
✓Có thể dùng công thức đơn giản: tuổi thai (ngày)=
42+CRL (mm) ( không nên dùng khi thai ≥10 tuần)
✓Cho đến 13 tuần 6 ngày CRL có độ chính xác ± 5-7 ngày
Dựa vào siêu âm
✓Khi CRL vượt quá 84mm, nên dùng đường
kính lưỡng đỉnh Biparietal diameter (BPD)
hoặc chu vi đầu Head circumference (HC) để
tính tuổi thai
✓11 tuần BPD =17mm và tăng 3mm mỗi tuần
--> tuổi thai (tuần)= 11 + (BPD-17)/3

✓Siêu âm tam cá nguyệt II, III không còn chính


xác để tính tuổi thai (sử dụng BPD, HC, AC, FL
để tính tuổi thai)
Dựa vào siêu âm
Tuổi thai dựa vào kinh chót hay siêu âm

Siêu âm được dùng để xác định lại độ tin cậy của kinh chót

✓Nếu tuổi thai tính trên siêu âm trước 9 tuần 0 ngày, chênh lệch trên 5 ngày
→tính theo siêu âm

✓Nếu tuổi thai trện siêu âm từ 9 tuần đến 13 tuần 6 ngày, chênh lệch trên 7 ngày
→tính theo siêu âm
Dựa vào bề cao tử cung
✓Bề cao tử cung (BCTC) thay đổi nhiều tùy vào
thành bụng, tử cung có u xơ, ngôi thai, nước ối,
tăng trưởng thai

✓Thực hành lâm sàng không dùng BCTC để tính


tuổi thai

✓Có thể ước tính:

Tuổi thai (tháng)= BCTC/4 +1


Các phương pháp khác
Dựa vào thai máy:
✓Thai bắt đầu máy từ tuần lễ 16-18
✓Chủ quan, dựa vào cảm giác thai phụ, không được chính xác
Dựa vào X-quang bụng
✓Điểm cốt hóa đầu dưới xương đùi: thai khoảng 36 tuần
✓Điểm cốt hóa đầu trên xương chày: thai khoảng 38 tuần
✓Điểm cốt hóa xương cánh tay: thai khoảng 41 tuần
✓Nguy cơ nhiễm xạ, không còn được sử dụng
Các phương pháp khác
Dựa vào nước ối:

✓Chọc ối lấy nước ối xét nghiệm.

✓Khi thai  36 tuần: Creatinin  20mg/l và a,uric 92,9 mg/l, TB cam  30%,

Bilirubin = 0

✓Test xâm lấn, thường ít dùng


Tài liệu tham khảo
Williams Obstetrics 25th edition

Bài giảng Sản Khoa Đại học Y Dược TP HCM

You might also like