You are on page 1of 2

Các triệu chứng thường gặp của bệnh táo bón:

● Đi đại tiện ít hơn 3 lần/1 tuần


● Phân cứng và khó đẩy phân ra ngoài
● Phân có đường kính không đều có thể gây mất nhiều sức khi rặn
● Đau khi đi đại tiện
● Chướng bụng, sờ thấy bụng cứng
● Máu trên bề mặt phân cứng
● Cảm giác đại tiện không hết phân
● Cảm giác tắc, hẹp ống hậu môn trực tràng.
Các triệu chứng táo bón ở mỗi đối tượng, độ tuổi có thể khác nhau.
Cụ thể hơn dấu hiệu ở đường tiêu hóa:
● Táo bón ở người lớn: Quá 3 ngày không thể đại tiện, chướng
bụng, rặn nhưng không ra phân chỉ ra hơi, hoặc rất khó để tống
phân ra ngoài, phân cứng, phân có thể lẫn máu do xuất huyết
hậu môn.
● Táo bón ở trẻ em: Không thể đi đại tiện 3 lần/tuần, chướng
bụng, đại tiện khó, mỗi khi đại tiện trẻ phải rặn đỏ mặt, phân
cứng, có thể chảy máu nhẹ ở hậu môn do việc rặn quá mức.
● Táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi 5-7 ngày không đi đại
tiện; phân cứng, có thể kèm máu và chất nhầy; trẻ quấy khóc,
lười ăn/bú, ngủ không ngon giấc do chướng bụng, đau bụng.
Các dấu hiệu của bệnh táo bón không chỉ ở đường tiêu hóa mà còn có
ở toàn thân như:
● Mệt mỏi, lo âu: người bị táo bón nặng luôn có cảm giác mệt
mỏi, buồn bực, chán nản vì mỗi lần đại tiện phải ngồi rất lâu mà
không thể tống hết phân ra ngoài, khuôn phân to cứng gây đau
rát,... dần dần họ bị căng thẳng, sợ đi vệ sinh,... Không những
thế, tình trạng tái hấp thu chất cặn bã từ phân vào máu dễ làm cơ
thể bị nhiễm độc nên đầu óc không minh mẫn, lo âu, dễ mệt mỏi
và chán nản.
● Nổi mề đay: đây là một trong các dấu hiệu của bệnh táo bón
nặng do trong ruột có các loại khí độc hại tác động đến chức
năng của hệ thần kinh, gây dị ứng, nổi mề đay.

Trường hợp buồn đại tiện nhưng không thể đi được bụng sẽ xuất hiện
những cơn co thắt, bụng nặng, thắt lưng khó chịu, luôn có cảm giác
phân vẫn ở trong trực tràng. Bệnh nhân cần có biện pháp hỗ trợ đáy
chậu, dùng tay ấn vào bụng hoặc nẹp âm đạo bằng tay để móc phân.
Tần suất đại tiện thực tế có thể giảm hoặc không.
Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng. Nếu trẻ sợ rằng việc đi
đại tiện sẽ bị tổn thương và đau thì bé tránh không đi đại tiện. Phụ
huynh có thể nhận thấy trẻ bắt chéo chân, siết chặt mông, vặn vẹo cơ
thể hoặc mặt tỏ vẻ khó chịu khi cố gắng giữ phân. Phụ huynh nên
đưa trẻ đến bác sĩ nếu táo bón kéo dài hơn hai tuần hoặc kèm theo
biểu hiện sốt, nôn, máu trong phân,…

You might also like