You are on page 1of 4

CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG CUỘC SANH

I. ĐẠI CƯƠNG
- Yếu tố tiên lượng cuộc sanh là các dữ liệu thu thập được nhờ việc hỏi, khám và theo dõi
trong quá trình chuyển dạ sanh để dự đoán cuộc sanh sắp tới diễn ra bình thường hay không, có
phải can thiệp thủ thuật/ phẫu thuật không, can thiệp bằng cách nào, lúc nào, mức độ can thiệp
như thế nào? Yếu tố tiên lượng không phải là cố định mà luôn thay đổi theo từng thời điểm của
chuyển dạ. Phân loại: tốt (trong giới hạn bình thường), xấu (không bình thường, nguy cơ cho mẹ
và con), dè dặt (không rõ ở thời điểm khám).
- Mục đích: Phải tiên lượng cuộc sanh để đảm bảo an toàn cho mẹ và con
- Cuộc sanh bình thường:
▪ Sanh tự nhiên theo đường dưới sau 1 cuộc chuyển dạ bình thường
▪ Không can thiệp thủ thuật nào (trừ cắt tầng sinh môn)
▪ Không có tai biến nào cho mẹ hoặc con trong chuyển dạ, lúc sanh và thời kì hậu sản
▪ Một số chỉ tiêu đánh giá
o Mẹ: khỏe
o Con: tuổi thai 38-42 tuần, 1 thai, ngôi chỏm P>=2500g
o Thời gian chuyển dạ bình thường: 16-18h.Thời gian rặn sanh bình thường
(< 60 phút). Thời gian sổ thai < 30 phút
o Sổ thai, sổ nhau tự nhiên đúng thời điểm, Apgar phút đầu 8đ
II. CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG CUỘC SANH
1. Các yếu tố có sẵn từ trước: (có sẵn, Không thể thay đổi được -> là những yếu tố nguy
cơ cao trong thai nghén)
a) Các yếu tố tiên lượng từ mẹ
❖ Yếu tố tiên lượng tốt (mẹ khỏe)
✓ Không có bệnh cấp và mạn tính
✓ Không bị dị tật, di chứng bệnh (toàn thân và sinh dục)
✓ Không có tiền sử sanh khó, băng huyết
✓ Không có biến cố trong khi có thai lần này
❖ Yếu tố tiên lượng xấu
✓ Thể trạng: lùn thấp. Tuổi: <18 hoặc >35
✓ Có bệnh lí:
▪ Mạn tính (tim, gan, thận, THA, thiếu máu), bệnh phụ khoa (u xơ tử cung, u nang
buồng trứng,rò sinh dục, sa sinh dục )
▪ Cấp tính: ngộ độc, nhiễm trùng, nhiễm độc thai nghén
✓ Các dị tật bẩm sinh hoặc di chứng bệnh
▪ Dị dạng sinh dục: tử cung đôi, tử cung nhị tính, vách ngăn âm đạo
▪ Khung chậu bất thường: hẹp, giới hạn, lệch (do bẩm sinh, còi xương hoặc chấn
thương, bại liệt)
✓ Tình trạng bệnh lí
▪ Tiền sử: sanh nhiều lần (4 lần)
▪ Có tiền sử thai nghén nặng nề: điều trị vô sinh, sảy thai liên tiếp, thai lưu, băng
huyết khi có thai và sau sanh …
✓ Yếu tố khác: Yếu tố di truyền, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, học thấp
b) Các yếu tố tiên lượng từ thai
❖ Tốt: Tuổi thai 38-42 tuần, 1 thai, ngôi chỏm, P≥2500g
❖ Xấu
✓ Tuổi thai: non tháng, già tháng
✓ Đa thai (≥2)
✓ Thai to:
▪ Thai to bình thường (> 4000 g)
▪ Thai to bệnh lí (đái tháo đường), thai dị dạng (não úng thủy, bụng cóc....)
✓ Ngôi thai bất thường
▪ Ngôi chỏm: là ngôi thuận lợi nhất, nhưng có thể gặp sanh khó trong trường hợp
kiểu thế sau hoặc ngôi chỏm cúi Không tốt
▪ Ngôi mặt: so với ngôi chỏm tiên lượng Không tốt bằng. Ngôi mặt kiểu thế trước
sanh dễ hơn ngôi mặt kiểu thế sau
▪ Ngôi trán, ngôi thóp trước,ngôi ngang : mổ lấy thai
✓ Thai suy dinh dưỡng, suy thai mạn tính,bệnh bẩm sinh của thai
c) Các yếu tố tiên lượng từ phần phụ của thai
❖ Bánh nhau: nhau tiền đạo, nhau bong non, phù gai nhau, bánh nhau phụ, vôi hóa nhiều
❖ Dây nhau: dây rốn quấn cổ, dây rốn thắt nút, dây rốn ngắn, sa dây rốn …
❖ Tình trạng ối:
✓ Đa ối cấp/ mạn: tử cung giãn quá mức -> hay gây chuyển dạ sanh non
✓ Rỉ ối/ thiểu ối: tăng nguy cơ suy thai
2. Các yếu tố phát sinh trong chuyển dạ sanh: (Chưa có từ đầu mà chỉ mới phát sinh
trong chuyển dạ)
a) Yếu tố từ mẹ
Lo lắng, sợ hãi, kêu la. Mệt mỏi, đói lả, kiệt sức do gắng sức, không ăn uống được làm
thay đổi mạch, huyết áp, thân nhiệt của sản phụ.
b) Diễn biến của cơn co tử cung
❖ Tốt: cơn co tử cung là động lực của chuyển dạ
✓ Bình thường cơn co tử cung xuất phát từ sừng (T), lan ra theo qui luật 3 giáng (từ trên
xuống, cường độ giảm dần, thời gian co giảm dần)
✓ Cơn co tử cung tăng dần: Lúc đầu yếu, ngắn, thưa sau mạnh, dài, mau
❖ Xấu: rối loạn cơn co do sanh khó cơ học hay sanh khó động lực, có thể gặp:
✓ Tăng co bóp: tăng cường độ, tần số hoặc cả 2 → cơn co nhiều, mạnh
✓ Giảm co bóp: yếu, thưa
✓ Tăng trương lực cơ bản
▪ Do co thắt (nhau bong non)
▪ Do giãn căng (sinh đôi, đa ối)
▪ Do co bóp tăng kéo dài (lạm dụng oxytocin)
✓ Cơn co không đồng bộ
c) Xóa mở cổ tử cung
❖ Tốt:
✓ CTC ở chính giữa tiểu khung, mềm, không phù nề, xóa hết thì mỏng và ôm lấy ngôi
thai
✓ Trong chuyển dạ, cổ tử cung sẽ xóa mở dần từ 0-10 cm, tốc độ người con so 0-3 cm
trong 8h đầu, 3-10 cm trong 7h tiếp, trung bình giai đoạn tiềm thời: 1cm/2h, giai đoạn
hoạt động: 1cm/h
❖ Xấu
✓ Cổ tử cung ở vị trí bất thường, dày, cứng, phù nề, lỗ trong co thắt (đặc biệt ở phụ nữ
có tiền sử đốt điện, đốt nhiệt, khoét chóp cổ tử cung)
✓ Mở chậm/ không mở thêm sau mỗi lần thăm khám
d) Tình trạng ối
❖ Tốt:
✓ Đầu ối dẹt, màng ối không quá dày
✓ Ối vỡ đúng lúc (khi cổ tử cung mở hết)
✓ Lượng nước ối bình thường: không đa ối, thiểu ối
✓ Nước ối trong, không lẫn máu /phân su
❖ Xấu
✓ Đầu ối phồng/ hình quả lê, màng ối dày
✓ Ối vỡ non (chưa chuyển dạ), ối vỡ sớm (chưa mở hết) --> ngôi thai bình chỉnh không
tốt ,dễ nhiễm khuẩn , sa dây nhau
✓ Đa ối (>1000ml), thiểu ối (<500ml)
✓ Nước ối lẫn máu, lẫn phân su (suy thai), mùi hôi (nhiễm trùng)
e) Tim thai
❖ Tốt: trong suốt chuyển dạ, tim thai đều, bình thường về cường độ, âm sắc, tần số 120-160
lần phút
❖ Xấu:
✓ Tim thai nhanh, chậm, không đều -> biểu hiện suy thai => xử trí cấp cứu. Nếu không
có tim thai -> thai chết, không đặt vấn đề cấp cứu nữa
✓ Suy thai là hậu quả của: bệnh lí mẹ, rối loạn phát triển thai, rối loạn cơn co tử cung,
bánh nhau, hết ối, nhiễm khuẩn ối
f) Độ lọt của ngôi thai
❖ Tốt:
✓ Ngôi thai tiến triển thuận lợi cùng với sự tiến triển của cuộc chuyển dạ. Ngôi di
chuyển dần từ trên cao xuống thấp, không có bất tương xứng đầu chậu.
✓ Ngôi thai lọt trước hoặc khi cổ tử cung mở hết
❖ Xấu:
✓ Đầu thai nhi chờm vệ, có hiện tượng chồng khớp sọ
✓ Ngôi thai không tiến triển, đến 1 mức nào đó rồi ngừng => ngôi thai chưa lọt khi cổ
tử cung mở hết >1h
✓ Nguyên nhân:
▪ Cơn co tử cung chưa đủ mạnh, không đều
▪ Ối vỡ sớm làm ngôi thai bình chỉnh Không tốt
▪ Cổ tử cung không mở
▪ Ngôi thế không thuận lợi
▪ Dây rốn ngắn, nhau bám thấp
g) Các tai biến trong chuyển dạ
❖ Nhau tiền đạo
✓ Mức độ chảy máu: nhiều, có hiện tượng suy thai và đe dọa tính mạng người mẹ
→ xử trí ngay
✓ Loại nhau tiền đạo
▪ Nhau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm →mổ
▪ Bám mép, bám bên, bám thấp: bấm ối để cầm máu → nếu cầm được máu thì sanh
đường dưới, ngược lại → mổ lấy thai
❖ Nhau bong non
✓ Huyết tụ sau nhau nhẹ, tim thai tốt, sản phụ không choáng/ choáng nhẹ → theo dõi
sanh đường dưới
✓ Máu tụ sau nhau nhiều, tim thai suy, sản phụ sốc, trương lực tử cung tăng, tử cung co
cứng liên tục → hồi sức tích cực chống sốc, chống chảy máu do rối loạn đông máu,
mổ lấy thai, cắt tử cung/ bảo tồn nếu đủ khả năng
❖ Dọa vỡ tử cung: Giảm co -> mổ lấy thai hoặc forceps nếu đủ điều kiện
❖ Vỡ tử cung: Mổ cấp cứu, hồi sức tích cực chống sốc, chống nhiễm khuẩn và rối loạn
đông máu. Cắt tử cung/ bảo tồn nếu đủ khả năng
❖ Sa dây rốn:
✓ Thai còn sống, dây rốn còn đập → mổ lấy thai cấp cứu
✓ Thai đã chết → Không đặt vấn đề cấp cứu nữa
❖ Sa chi: Thử đẩy chi lên. Nếu có thêm yếu tố sanh khó -> Mổ lấy thai

You might also like