You are on page 1of 14

Môn CHTDTTT: Ngoại khoa tiêu hóa.

I. Tổng quan về hệ:


Hệ tiêu hóa là một hệ thống bao gồm các cơ quan trong cơ thể giữ vai trò lấy thức
ăn, tiêu hóa thực phẩm sau đó chuyển hóa thành năng lượng và chất dinh dưỡng.
Bước cuối cùng là đưa các chất thải ra bên ngoài. Hệ tiêu hóa bao gồm 2 bộ phận là
ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
- Các bộ phận của hệ tiêu hóa:
1. Thực quản:

Thực quản là 1 ống cơ bắt đầu từ hầu họng cho đến dạ dày. Độ dài của thực
quản kéo dài khoảng 25 - 30 cm có dạng hình dẹt do thành thực quản áp sát
vào nhau. Khi chúng ta nuốt thức ăn thì thực quản sẽ có dạng hình ống. Ở
giữa thực quản và dạ dày là cơ vòng thực quản dưới. Đây được xem như một
cái van với nhiệm vụ giữ thức ăn lại dạ dày không bị trào ngược lên thực
quản.

2. Dạ dày:

Dạ dày thường được gọi là bao tử, là đoạn phình ra trong ống tiêu hóa dạng
hình chữ J. Phần trên dạ dày nối với thực quản nhờ lỗ tâm vị, phía dưới dạ dày
nối với tá tràng nhờ lỗ môn vị. Nhờ vào khả năng dự trữ, nghiền nhỏ thức ăn
thấm dịch vị với sự co bóp của cơ trơn. Cùng với đó là sự phân hủy thức ăn
bằng hệ enzym tiêu hóa dịch vị có độ pH thích hợp trên lớp niêm mạc.

3. Ruột non:

Ruột non của hệ tiêu hóa có chiều dài khoảng 6m và là giai đoạn quan trọng
nhất trong quá trình tiêu hóa. Khi di chuyển đến ruột non, thức ăn sẽ tiếp tục
bị phá hủy bởi các enzym tiết ra từ tuyến tụy và mật ở gan. Mật chính là 1 hợp
chất giúp cho cơ thể có thể tiêu hóa được chất béo và loại bỏ những sản phẩm
thải ra từ máu.

4. Đại tràng:

Đây là một ống cơ có chiều dài khoảng 1.5 - 1.8m được nối giữa manh tràng
và trực tràng. Xếp theo thứ tự từ trên xuống, khung đại tràng gồm có manh
tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma.

Phân hay chất thải bị sót lại sau quá trình tiêu hóa sẽ được đưa đến đại tràng nhờ
nhu động ruột, trước tiên là ở dạng lỏng và sẽ chuyển sang dạng rắn khi nước
được tách khỏi phân. Thông thường, thời gian để phân đi đến đại tràng thường là
36 giờ.

5. Trực tràng:
Trực tràng có độ dài khoảng 20cm, nối giữa đại tràng và hậu môn. Trực tràng có
vai trò nhận phân của đại tràng và kích thích những dây thần kinh truyền thông tin
cho đại não báo hiệu cần phải đi đại tiện. Bộ não sẽ đưa ra quyết định có đi đại
tiện hay không. Nếu có thì cơ vòng giãn ra nhằm tống phân ra bên ngoài. Nếu
không muốn đi đại tiện thì cơ thắt và trực tràng sẽ làm việc để xóa tan cảm giác
muốn đi đại tiện tạm thời.

6. Hậu môn:

Đây là phần cuối cùng của đường tiêu hóa có cấu tạo từ cơ sàn chậu và 2 cơ
thắt hậu môn. Hậu môn giữ chức năng đựng và thải phân, song song đó là tiết
dịch nhầy bôi trơn giúp phân có thể di chuyển ra bên ngoài cơ thể nhanh
chóng và dễ dàng hơn.

7. Ruột thừa:

 Là một phần trong ống tiêu hóa của con người, nằm ở đáy manh tràng, gần
chỗ tiếp nối giữa ruột non và đại tràng bên phải. Ruột thừa là một ống nhỏ
hình ngón tay, ở người lớn dài khoảng 3-13cm, lòng ruột thừa có đường kính
khoảng 6mm. Thông thường, ruột thừa nằm ở bụng dưới bên phải.

II. Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa phổ biến:

1. Viêm ruột thừa cấp:

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm. Sự tắc nghẽn trong lòng ống ruột
thừa dẫn đến nhiễm trùng rất có thể là nguyên nhân gây ra viêm ruột thừa. Vi
khuẩn nhân lên nhanh chóng, làm cho ruột thừa bị viêm, sưng và chứa đầy mủ.
Nếu không được nhanh chóng điều trị, ruột thừa có thể bị vỡ.
Viêm ruột thừa là tình trạng cấp cứu vùng bụng thường gặp nhất ở trẻ em và
thanh niên. Cứ 15 người thì có một người bị viêm ruột thừa trong suốt cuộc đời
của mình.
a. Triệu trứng chuẩn đoán:

Đau di chuyển từ thượng vị hay quanh rốn sang hố chậu phải, xuất hiện đau khu
trú ở hố chậu phải, đau trước, sau đó nôn, bệnh nhân thấy người mệt mỏi, sốt, vẻ
mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn. Phản ứng thành bụng: khám nhẹ nhàng vùng hố
chậu phải thấy cơ thành bụng vùng này căng hơn những vùng khác của ổ bụng.

Chán ăn là tình trạng rất phổ biến. Buồn nôn và ói mửa có thể xảy ra trong
khoảng nửa số trường hợp bị viêm ruột thừa và đôi khi có táo bón hoặc tiêu chảy.
Thân nhiệt có thể bình thường hoặc tăng nhẹ. Sốt cao có thể là dấu hiệu cho thấy
ruột thừa đã bị vỡ.

b. Nguyên nhân:
Hiện nay, nguyên nhân chính gây viêm ruột thừa vẫn chưa xác định. Ruột
thừa bị viêm và nhiễm khuẩn khi lòng ruột thừa bị tắc nghẽn khiến ruột thừa
bị thiếu máu và tạo điều kiện cho các virus gây viêm nhiễm tấn công. Sự
nhiễm trùng làm giảm lượng máu lưu thông tại ruột thừa và manh tràng hoại
tử. Tình trạng tắc nghẽn và viêm nhiễm kéo dài sẽ làm ruột thừa bị vỡ hoặc
thủng.

c. Điều trị:

+ Mổ cấp cứu cắt ruột thừa. Phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở cắt ruột
thừa.

+ Nếu ổ bụng có dịch phải lấy dịch nuôi cấy vi trùng và làm kháng sinh đồ.
Lấy ruột thừa làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.

2. Viêm phúc mạc ruột thừa:

Viêm phúc mạc ruột thừa là một biến chứng nặng, nguy hiểm và hay gặp của
bệnh viêm ruột thừa cấp. Tình trạng này xảy ra khi viêm ruột thừa không được
phát hiện và điều trị sớm dẫn đến tình trạng vỡ mủ vào trong ổ bụng, làm viêm
nhiễm khắp ổ bụng, sốc nhiễm trùng.

a. Triệu chứng chuẩn đoán:

+ Đau bụng: thường là bắt đầu đau từ hố chậu phải sau đó lan khắp bụng.
Thời gian từ khi có dấu hiệu đau đầu tiên đến khi vào viện thường gặp nhất là
trên 48h.

+ Đi nặng lỏng: các trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa có thể có ỉa lỏng do
ruột bị kích thích bởi dịch mủ.

+ Nôn: do liệt ruột

+ Khai thác tiền sử trong thời gian bị đau có thể bệnh nhân đã được điều trị ở
tuyến dưới hoặc tự ý điều trị thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm, men
tiêu hóa nhưng không đỡ.

+ Dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân: Sốt 37,5 - 38°C, vẻ mặt hốc hác, môi khô,
lưỡi bẩn

+ Bụng trướng nhẹ hoặc vừa

+ Có cảm ứng phúc mạc toàn ổ bụng

+ Vùng hố chậu phải có thể vẫn khám thấy phản ứng thành bụng mạnh hơn
so với các vùng khác của ổ bụng
+ Có thể sờ thấy khối ở hố chậu phải với các trường hợp áp xe ruột thừa vỡ
gây viêm phúc mạc thì 2.

+ Nghe có thể thấy nhu động ruột giảm hoặc mất.

b. Nguyên nhân:

+ Viêm ruột thừa cấp không được phát hiện và xử lý kịp thời dẫn đến vỡ mủ
vào ổ bụng.

+ Áp xe ruột thừa vỡ mủ gây viêm phúc mạc.

c. Điều trị:

+ Mổ cấp cứu càng sớm càng tốt. Đề lâu có thể dẫn đến các biến chứng nguy
hiểm. Có thể gây tử vong.

+ Vừa hồi sức vừa mổ với các trường hợp bệnh nhân có nhiễm trùng nhiễm
độc nặng.

3. Tắc ruột cơ giới:

Tắc ruột là tình trạng bệnh lý mà sự lưu thông các chất trong lòng ruột bị giảm
hoặc mất. Đây là một cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp trong cấp cứu ổ bụng.
Tắc ruột có thể xẩy ra ở mọi lứa tuổi Tỉ lệ nam, nữ bị tắc ruột là ngang nhau.

a. Triệu chứng chuẩn đoán:

+ Đau bụng cơn.

+ Nôn.

+ Bí trung đại tiện.

+ Dấu hiệu mất nước, rối loạn điện giải chưa rõ.

+ Bệnh nhân có thể ở trạng thái shock, sẽ có các dấu hiệu của mất nước và rối
loạn nước điện giải, dấu hiệu nhiễm độc, suy thận.

+ Bụng chướng

+ Dấu hiệu rắn bò

+ Quai ruột nổi

+ Dấu hiệu tiếng réo di chuyển của hơi và dịch trong lòng ruột
+ Sờ nắn có thể thấy nguyên nhân gây tắc ruột như khối thoát vị, khối u đại
tràng, khối u ruột non, búi giun…

+ Thăm trực tràng: có thể sờ thấy u trực tràng

b. Nguyên nhân:

+ Do nguyên nhân trong lòng ruột: giun, bã thức ăn, sỏi phân…

+ Do nguyên nhân ở thành ruột: các khối u lành hoặc ác tính, lồng ruột, lao
ruột, bệnh crohn ruột, viêm ruột sau xạ trị, hẹp miệng nối ruột, hẹp ruột sau
chấn thương.

+ Do nguyên nhân từ ngoài thành ruột: dây chằng và dính rất thường gặp, các
thoát vị thành bụng, thoát vị nội, xoắn ruột.

c. Điều trị:

+ Tất cả những bệnh nhân tắc ruột cơ giới đều có chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
+ Bệnh nhân tắc ruột nên được mổ sớm, trong vài giờ đầu, kéo dài thời gian
hồi sức trước mổ quá lâu có thể làm tăng tỉ lệ biến chứng và tử vong sau mổ.

+ Bệnh nhân có chỉ định bảo tồn phải được theo dõi sát, thăm khám nhiều lần
bằng lâm sàng, chụp x-quang ổ bụng không chuẩn bị.

4. Ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng là một bệnh thường gặp của đường tiêu hóa, đứng sau ung
thư đại tràng. Bệnh gặp nhiều ở nam giới, tỷ lệ nam /nữ là 1,5, ít gặp ở người trẻ
dưới 40 tuổi, gặp nhiều ở tuổi 45 và tăng dần lên theo lứa tuổi.

a. Triệu chứng chuẩn đoán:

+ Đại tiện ra máu: máu tươi hoặc nhày máu dễ nhầm với ỉa máu do bênh trĩ
hoặc lị.

+ Rối loạn đại tiện nhẹ.

+ Có nhầy hoặc có máu tươi trong phân, khuôn phân (lép, nhỏ như sợi bún)
biến dạng, táo bón nặng lên trong thời gian ngắn, cảm giác mót rặn và nặng ở
trực tràng là những dấu hiệu gợi ý của ung thư trực tràng.

+ Thay đổi khuôn phân: khuôn phân nhỏ, dẹt hoặc long máng.

+ Gầy, mệt mỏi, chán ăn, sốt kéo dài, thiếu máu mãn tính.
b. Nguyên nhân:

+ Polip trực tràng nguy cơ ung thư hóa tăng lên theo số lượng, kích thước, mức
độ loạn sản và thể mô học của polip, các polip dạng nhung mao có nguy cơ cao
nhất.

+ Bệnh viêm loét chảy máu đại trực tràng nguy cơ ung thư là 25% sau 20 năm
tiến triển của bệnh

+ Bệnh crohn trực tràng: ít gặp ở Việt Nam.

c. Điều trị:

+ Trong phẫu thuật ung thư trực tràng, chọn lựa phương pháp mổ phụ thuộc vào
mức độ lan rộng và vị trí của khối u.

+ U ở giai đoạn rất sớm (cT1sm1/2) nên được cắt rộng tại chỗ qua lớp cơ niêm
thông qua nội soi đường hậu môn.

+ Cắt toàn bộ mạc treo trực tràng (TME) chỉ định khi u ở trực tràng giữa và thấp.
+ Cắt một phần mạc treo trực tràng là đủ khi phẫu thuật điều trị ung thư trực tràng
cao.

+ Cắt cụt trực tràng qua đường bụng - tầng sinh môn (phẫu thuật Miles) chỉ định
khi khối u xâm lấn cơ thắt hoặc ở vị trí rất thấp không thể bảo tồn được cơ thắt.

+ Phẫu thuật nội soi cho kết quả tương đương về ung thư học so với phẫu thuật
mổ mở ở một số trung tâm phẫu thuật nội soi có kinh nghiệm.

5. Thủng ổ loét dạ dày.

Thủng dạ dày là một trong những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm trong các bệnh cấp
cứu ngoại khoa. Chỉ đứng sau viêm ruột thừa cấp, tắc ruột và viêm tụy cấp. Nếu
phát hiện không kịp thời sẽ gây ra biến chứng và trực tiếp nguy hiểm đến tính
mạng người bệnh.

a. Triệu chứng chuẩn đoán:

+ Bệnh nhân bị thủng luôn than phiền về sự khởi phát đột ngột của cơn đau
bụng dữ dội hoặc đau ngực.

+ Người bệnh thường nhớ chính xác thời điểm khởi phát cơn đau. Ngoài ra,
cơ hoành có thể bị kích ứng dẫn đến đau lan xuống vai.

+ Bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc chống viêm có thể bị
suy giảm phản ứng viêm, một số có thể bớt đau và dịu hơn.
 + Suy hô hấp, sốt, nôn ói.

b. Nguyên nhân:

+ Chấn thương từ bên ngoài như bị dao đâm.

+ Tai biến do nội soi dạ dày.

+ Bệnh nhân viêm loét dạ dày thuộc nhóm đối tượng: thường xuyên hút
thuốc, sử dụng nhiều thuốc chống viêm, có tiền sử loét dạ dày.

+ Viêm ruột thừa, phổ biến hơn ở những người lớn tuổi.

+ Viêm túi thừa.

+ Sỏi mật.

Các nguyên nhân khác bao gồm: Phẫu thuật bụng; Loét dạ dày do dùng aspirin,
thuốc chống viêm không steroid và steroid (thường gặp ở người lớn tuổi); Nuốt phải
của các vật thể lạ hoặc các chất ăn da…

c. Điều trị:

+ Thủng dạ dày là một tình trạng đe dọa đến tính mạng, đòi hỏi phải đánh giá
nhanh chóng và điều trị bằng phẫu thuật.
+ Một ca phẫu thuật thành công phụ thuộc vào vị trí, kích thước và khoảng
thời gian bị thủng. Chẩn đoán và điều trị càng sớm thì kết quả của phẫu thuật
càng tốt.
+ Thủng dạ dày đòi hỏi phải phẫu thuật ngay lập tức để tránh cho vết thủng
ngày càng nghiêm trọng hoặc rò rỉ của các chất dịch dạ dày vào trong khoang
bụng.
+ Phẫu thuật có thể giúp sửa chữa lỗ thủng, xóa bỏ các nguồn lây nhiễm và
loại bỏ các bộ phận của cơ quan bị ảnh hưởng trong một số trường hợp.
6. Ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong những bệnh ung thư (UT) phổ biến nhất
trên thế giới. Năm 2018, ước tính trên thế giới có 1.033.700 trường hợp ung thư
dạ dày mắc mới và hơn 782.600 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam theo Globocan
2018, UTDD đứng thứ 3 ở cả hai giới sau ung thư gan và ung thư phổi với tỷ lệ
mắc chuẩn theo tuổi là 11,38/100.000 dân.
a. Triệu chứng chuẩn đoán:
+ Ở giai đoạn sớm thường tình cờ khám phát hiện bệnh. Giai đoạn này các
triệu chứng thường rất nghèo nàn và không đặc hiệu với các biểu hiện ậm
ạch, đầy hơi vùng thượng vị, đau thượng vị không có chu kỳ, nuốt nghẹn,
mệt mỏi, chán ăn.
+ Có thể gầy sút cân gặp ở trên 80% các trường hợp, khi sút cân trên 10%
trọng lượng cơ thể là một dấu hiệu tiên lượng xấu.
+ Ở giai đoạn muộn, triệu chứng của bệnh rõ ràng hơn, xuất hiện thường
xuyên và liên tục: sụt cân không rõ nguyên nhân, đau bụng vùng thượng
vị, đầy bụng, chán ăn…
+ Khám lâm sàng có thể thấy các triệu chứng thiếu máu, sờ thấy khối u
bụng thường khi bệnh đã tiến triển tại vùng.
+ Các dấu hiệu bệnh lan tràn đôi khi lại là biểu hiện đầu tiên như hạch di
căn, tổn thương lan tràn phúc mạc được thể hiện bằng dịch ổ bụng hay tắc
ruột, di căn gan hay di căn buồng trứng.
b. Nguyên nhân:
+ Môi trường sống và chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng liên quan tới
UTDD.
+ Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc UTDD gồm: Sử dụng hàm
lượng muối cao trong thức ăn.
+ Thức ăn có chứa hàm lượng nitrat cao Chế độ ăn ít vitamin A, C
+ Những thức ăn khô, thức ăn hun khói Thiếu phương tiện bảo quản lạnh
thức ăn Rượu, thuốc lá…
c. Điều trị:
+ Phẫu thuật là phương pháp đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong
điều trị ung thư dạ dày.
+ Phẫu thuật có vai trò điều trị triệt căn trong giai đoạn sớm, là phương
pháp chính trong giai đoạn còn phẫu thuật được và là biện pháp điều trị
triệu chứng ở giai đoạn muộn.
+ Hóa trị, xạ trị đóng vai trò điều trị bổ trợ, tân bổ trợ trong giai đoạn còn
chỉ định điều trị triệt căn và vai trò giảm nhẹ, kéo dài thời gian sống thêm
khi bệnh ở giai đoạn muộn, tái phát, di căn.

7. Viêm tụy cấp.

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính của tuyến tụy (và đôi khi là các mô lân
cận). Các tác nhân gây khởi phát phổ biến nhất là sỏi mật và uống rượu. Mức độ nặng
của viêm tụy cấp được phân loại là nhẹ, trung bình nặng hoặc nặng dựa trên sự hiện
diện của các biến chứng tại chỗ và suy tạng tạm thời hoặc kéo dài. Chẩn đoán dựa
trên biểu hiện lâm sàng và nồng độ amylase và lipase huyết thanh, các phương pháp
chẩn đoán hình ảnh. Điều trị hỗ trợ bằng dịch truyền tĩnh mạch, thuốc giảm đau và hỗ
trợ dinh dưỡng. Mặc dù tỷ lệ tử vong chung của viêm tụy cấp thấp, tỉ lệ mắc và tử
vong là đáng kể trong các trường hợp nặng.

a. Triệu chứng chuẩn đoán:

+ Đau bụng trên.


+ Đau bụng lan ra sau lưng.
+ Sốt.
+ Mạch nhanh.
+ Buồn nôn/ nôn mửa.
+ Chướng bụng.
+ Ăn uống kém.
b. Nguyên nhân:

+ Do Sỏi Mật:

Sỏi mật là căn nguyên phổ biến nhất của viêm tụy cấp. Cơ chế chính xác của
viêm tụy do sỏi mật chưa được biết nhưng có thể liên quan đến tăng áp lực trong
ống tụy do tắc nghẽn ở bóng Vater thứ phát do sỏi hoặc phù gây ra bởi viên sỏi
di chuyển.

+ Các nguyên nhân khác


Một số đột biến gen gây viêm tụy đã được xác định. Một đột biến trội trên
nhiễm sắc thể thường của gen trypsinogen cation gây viêm tụy ở 80% số người
mang; hiển nhiên có yếu tố gia đình. Các đột biến khác có ảnh hưởng thấp hơn
và không rõ ràng về mặt lâm sàng, ngoại trừ xét nghiệm di truyền.

c. Điều trị:

Điều trị viêm tụy cấp nặng và các biến chứng bao gồm:

+ Điều trị ở khoa hồi sức tích cực (ICU)

+ Dinh dưỡng đường ruột được ưa chuộng hơn dinh dưỡng đường tĩnh mạch

+ Kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm trùng ngoài tụy và hoại tử bị nhiễm trùng

+ Cắt bỏ ổ hoại tử (lấy bỏ mô hoại tử) để điều trị hoại tử bị nhiễm trùng

+ Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) khi đồng thời để xem có viêm tụy cấp và
viêm đường mật cấp đồng thời hay không

+ Dẫn lưu giả nang

8. Polyp  đại tràng:


Polyp đại tràng là một khối nhỏ các tế bào hình thành trên niêm mạc đại tràng
(ruột già). Hầu hết các polyp đại tràng là vô hại nhưng qua thời gian, một số polyp đại
tràng có thể phát triển thành ung thư đại tràng, gây tử vong khi được tìm thấy ở giai
đoạn muộn của nó. Có thể có 1 hoặc nhiều polyp ở đại tràng. Bất cứ ai cũng có thể bị
polyp đại tràng.
a. Triệu chứng chuẩn đoán:

+ Chảy máu từ trực tràng: Máu có thể dính trên đồ lót hoặc giấy vệ sinh sau khi đi
cầu. Đây có thể là một dấu hiệu của polyp đại tràng hoặc ung thư hoặc các bệnh
khác, chẳng hạn như bệnh trĩ hay nứt hậu môn.

+ Thay đổi thói quen đại tiện: Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần có thể
chỉ ra sự hiện diện của một polyp to ở đại tràng. Tuy nhiên, một số bệnh lý khác
cũng có thể gây ra những thay đổi trong thói quen đi cầu.

+ Thay đổi màu phân: Máu có thể biểu hiện thành những vệt đỏ trong phân hoặc
làm cho phân có màu đen. Một sự thay đổi về màu sắc cũng có thể gây ra bởi các
loại thực phẩm, thuốc men.

+ Đau, buồn nôn hoặc nôn (hiếm): Một polyp đại tràng lớn có thể gây cản trở
đường ruột của bạn, dẫn đến quặn đau bụng, buồn nôn và ói mửa (tắc ruột).

+ Thiếu máu: Chảy máu từ polyp có thể xảy ra từ từ theo thời gian mà không thể
nhìn thấy máu trong phân của bạn. Chảy máu mạn tính gây thiếu sắt để sản xuất
các chất cho phép hồng cầu mang oxy đến cơ thể của bạn (hemoglobin). Kết quả
là thiếu máu do thiếu sắt, có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở.

b. Nguyên nhân:

Nguyên nhân của polyp không rõ. Các tế bào khỏe phát triển và phân chia một
cách có trật tự. Đột biến ở một số gen có thể làm cho tế bào tiếp tục phân chia
ngay cả không cần những tế bào mới. Tăng trưởng không kiểm soát này ở đại trực
tràng có thể hình thành polyp. Polyp có thể phát triển bất cứ nơi nào trong ruột già
của bạn. Nói chung, polyp càng lớn nguy cơ ung thư càng cao.

c. Điều trị:

+ Bác sĩ của bạn có thể cắt bỏ tất cả các polyp khi phát hiện. Các phương pháp bao
gồm:

+ Cắt bỏ trong quá trình tầm soát. Hầu hết các polyp có thể được loại bỏ bằng
cách sinh thiết hoặc bằng một vòng thắt cắt polyp.

+ Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Polyp quá lớn hoặc không thể cắt an toàn trong khi
tầm soát thường được cắt bỏ bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (Phẫu thuật nội soi,
cắt qua ngã hậu môn TEO).

+ Cắt đại và trực tràng. Nếu bạn có một hội chứng di truyền hiếm gặp, như FAP,
bạn có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ đại trực tràng (cắt toàn bộ đại trực tràng).
9. Dị vật thực quản:

Thực quản là vị trí thường gặp nhất của nút dị vật. Nút thức ăn là nguyên nhân
phổ biến nhất của dị vật thực quản. Các miếng thức ăn lớn, mịn (ví dụ: bít tết,
xúc xích) đặc biệt là vô tình nuốt trước khi nhai kĩ. Xương, đặc biệt là xương cá,
có thể bị nuốt phải nếu phần xương không nhai kĩ được.

a. Triệu chứng chuẩn đoán:

+ Triệu chứng chính là khó nuốt cấp tính.

+ Bệnh nhân bị tắc nghẽn lưu thông qua thực quản hoàn toàn và không thể
nuốt được dịch tiêu hóa từ khoang miệng tiết ra.

+ Các triệu chứng khác bao gồm đầy bụng sau ăn, nôn, nuốt đau, nước bọt
có máu, nôn khan và nghẹt sặc

+ Tăng thông khí là hậu quả của lo lắng và cảm giác khó chịu thường có
biểu hiện của tình trạng suy hô hấp, nhưng thực tế khó thở hoặc tiếng thở rít
hoặc thở khò khè khi nghe gợi ý có dị vật nằm trong đường thở hơn là trong
thực quản.

b. Nguyên nhân:

Nuốt phải các vật lớn như Các miếng thức ăn lớn, mịn (ví dụ: bít tết,
xúc xích) đặc biệt là vô tình nuốt trước khi nhai kĩ. Xương, đặc biệt là
xương cá, có thể bị nuốt phải nếu phần xương không nhai kĩ được.

c. Điều trị:

+ Nếu dị vật không đi ra ngoài được trong vòng 24 giờ nên được loại bỏ
vì chậm trễ sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng, bao gồm cả thủng, và giảm
khả năng lấy bỏ thành công.
+ Nội soi đẩy cục dị vật đi xuống qua dạ dày hoặc lấy bỏ dị vật là
phương pháp điều trị được lựa chọn. Nội soi được tiến hành bằng cách
cố gắng đưa ống nội soi ra xung quanh cục thức ăn và kiểm tra ống thực
quản đầu xa với cục thức ăn đó.

10. Lồng ruột cấp tính:

Lồng ruột là tình trạng một phần của ống tiêu hóa bị lồng vào đoạn ruột liền kề
và đây được coi là một tình trạng cấp cứu bụng. Bệnh lồng ruột là một bệnh lý
nghiêm trọng liên quan đến đường ruột bao gồm ruột non và ruột già, trong đó
một đoạn ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng đoạn ruột phía dưới (hay
ngược lại) làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Khi đoạn ruột chui vào kèm theo
các mạch máu cũng bị cuốn vào theo, khiến cho các mạch máu bị thắt nghẹt gây
tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu.
a. Triệu chứng chuẩn đoán:

+ chịu do co thắt dạ dày


+ Nôn ói nhiều lần
+ Xanh xao, vã mồ hôi

+ Đi tiêu phân nhầy, máu

+ Thỉnh thoảng cảm thấy một khối u nhô lên ở vùng dạ dày

+Mệt lả

+ Tiêu chảy

+ Sốt

+ Mất nước

+ Chướng bụng.
b. Nguyên nhân:
Đa số các trường hợp lồng ruột không xác định được nguyên nhân. Các yếu tố
có thể:
+ Ruột dễ co bóp bất thường trong thời kỳ trẻ chuyển từ bú sữa sang ăn dặm.
Thêm vào đó, do kích thước các đoạn ruột ở trẻ em quá chênh lệch nhau nên
dễ xảy ra lồng ruột.
+ Khối u lành tính hay hiếm gặp hơn là ung thư ruột non, polyp trong lòng
ruột, bệnh túi thừa Meckel hay những đợt nhiễm bệnh gây rối loạn co bóp ruột
+ Viêm ruột
+ Siêu vi
c. Điều trị:
+ Phẫu thuật để tháo khối ruột lồng
+ Kháng sinh để điều trị nhiễm trùng
+ Nếu tđến muộn trên 24 giờ: phẫu thuật để cắt đoạn ruột đã hoại tử. Tuy
nhiên, việc chăm sóc và hồi sức sau mổ rất khó khăn và phức tạp, dễ tử
vong do suy kiệt và viêm phổi nặng.

III. ABC:

STT Triệu chứng rút ra Tên bệnh

1 - Đau di thượng vị. Viêm ruột thừa cấp.


- Đau quanh rốn sang hố chậu phải.
- Nôn.
- Sốt.
- Khô môi.
- Lưỡi bẩn.
- Căng cơ thành bụng.
2 - Đau bụng. Viêm phúc mạc ruột thừa.
- Đi nặng lỏng.
- Nôn.
- Sốt.
- Bụng chướng.
3 - Đau bụng. Tắc ruột cơ giới.
- Nôn.
- Bí đại tiện.
- Mất nước.
- Bụng chướng.
- Quai ruột nổi.
- Sờ thấy u trực tràng.
4 - Đại tiện ra máu. Ung thư trục tràng.
- Rốt loạn đại tiện.
- Phân máu.
- Sút cân.
- Chán ăn.
- Sốt kéo dài.
- Hạch ổ bụng.
5 - Đau bụng dữ dội. Thủng ổ loét dạ dày.
- Đau ngực.
- Đau lan xuống vai.
- Suy hô hấp.
- Nôn.
6 - Đầy hơi. Ung thư dạ dày.
- Đau thượng vị.
- Nuốt nghẹn.
- Mệt mỏi.
- Chán ăn.
- Sút cân.
- Hạch ổ bụng
- U bụng.
7 - Đau bụng trên. Viêm tụy cấp.
- Đau sau lưng.
- Sốt.
- Mạch nhanh.
- Chướng bụng.
- Ăn uống kém.
- Nôn.
8 - Phân máu. Polyp Đại tràng.
- Táo bón hoặc tiêu chảy liên tục.
- Đau bụng.
- Buồn nôn.
- Thiếu máu.
- Xuất huyết.
9 - Nuốt dị vật. Dị vật thực quản
- Khó nuốt cấp tính.
- Nuốt đau,
- Nôn khan.
- Nghẹn, sặc.
- Tăng thông khí.
10 - Co thắt dạ dày. Lồng ruột cấp tính.
- Nôn.
- Xanh xao.
- Vã mồ hôi.
- Phân máu.
- Mệt lả.
- Sốt.
- Mất nước.
- Chướng bụng.

You might also like