You are on page 1of 11

CHĂM SÓC SK BAN ĐẦU

BỆNH TIÊU CHẢY


ĐỊNH NGHĨA

Tiêu chảy được định nghĩa là


đại tiện phân lỏng, hoặc nước
trên 3 lần trong 24 giờ
NGUYÊN NHÂN

TIÊU CHẢY CẤP TIÊU CHẢY MÃN


o Nhiễm virus: thường gặp là Rota o Tổn thương thực thể đặc hiệu ở thành
virus, Adeno virus, Norwark… ruột
o Nhiễm vi khuẩn: Salmonella, o Tổn thương ở ruột gây rối loạn quá
Shilgella (gây bệnh lỵ), Yersinia, trình tiêu hóa và hấp thu
E.coli, Vibrio Cholera (gây bệnh tả). o Bệnh ở các cơ quan khác
o Nhiễm ký sinh trùng: Giardia, o Loạn khuẩn ruột
Cryptosporidium, Entamoeba
histolitica…
o Do dùng thuốc, do bệnh lý...
CƠ CHẾ GÂY TIÊU CHẢY
Do tăng bài tiết các men tiêu hoá, dịch, các chất điện giải
Tiêu chảy vào trong lòng ruột vượt quá khả năng hấp thu của đại
xuất tiết tràng

Phần lớn do ăn uống các chất không thể hấp thu qua tế
Tiêu chảy bào ruột và làm kéo nước từ các tế bào biểu mô ruột vào
thẩm thấu trong lòng ruột vượt quá khả năng tái hấp thu của đại tràng

Tiêu chảy Các bệnh lý gây tăng nhu động ruột vượt quá tốc độ hấp
do tăng thu nước dẫn đến tăng lượng nước trong phân và gây tiêu
nhu động chảy

Viêm các tế bào biểu mô ruột gây rò rỉ dịch máu, protein


Tiêu chảy vào lòng ruột và làm mất chức năng tái hấp thu nước bình
do viêm thường của ruột gây tiêu chẩy
DẤU HIỆU MẤT NƯỚC
TRIỆU CHỨNG ĐỘ
Số lần đi ngoài > 3 lần/ngày 1: không mất
Khát ít, mắt chưa trũng, da đầu ngón tay chưa nhăn nước
Mạch, HA bình thường hoặc dao động nhẹ

Số lần đi ngoài khoảng 7-10 lần/ngày 2: có mất nước


Khát nhiều, môi khô, mắt trũng sâu, dấu véo da mất chậm
Mạch >100 lần/phút, HATĐ < 90mmHg
Số lần đi ngoài khoảng >10 lần/ngày 3: mất nước
Không uống hoặc uống kém, mệt mỏi, li bì, mắt trũng sâu, nặng
véo da mất rất chậm
Mạch >120 lần/phút, HATĐ < 60mmHg hoặc không đo được
ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY

 Bù nước và điện giải: Oresol, dung dịch muối đường


 Các loại thuốc cầm tiêu chảy và hấp thu chất độc:
loperamid, diosmectic, attapulgite, kẽm, probiotic....
 Sử dụng KS nếu bị nhiễm trùng
ORESOL

 Pha 1 gói trong 1 lít nước đun sôi


để nguội
 Uống sau khi tiêu lỏng hoặc ói
 Uống từng muỗng (trẻ nhỏ) hoặc
từng ngụm (người lớn)
 Dùng trong 24h, còn dư bỏ
 Ói sau khi uống thì nghỉ 15 phút và
uống lại từng nụm chậm hơn
Nếu không có sẵn gói bột ORS, có thể dùng dung dịch tự
pha chế
1 thìa cà phê muối (3,5g), 8 thìa cà phê đường (40g) pha vào 1 lít nước

Nước cháo muối: Dùng 1 nắm gạo (50g), 1 nhúm muối (3,5g) và 6 bát ăn cơm
nước sạch, đun nhừ, lọc lấy nước uống dần.

Nước gạo rang muối, đường: Gạo rang vàng 50g, 6 bát ăn cơm nước nấu nhừ,
lọc lấy nước, cho thêm 8 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê gạt ngang muối ăn
(3,5g).
DINH DƯỠNG

 Bệnh nhân tiêu chảy vẫn cần ăn đủ chất và năng lượng: đạm, khoáng
chất, vitamin... từ thịt, cá, trứng, đậu sẽ giúp niêm mạc ruột mau hồi
phục.
 Trẻ đang bú mẹ cần tiếp tục bú vì sữa mẹ cung cấp nước, điện giải,
chất dinh dưỡng cùng những yếu tố chống bệnh; vẫn tiếp tục ăn và
uống sữa bình thường, không pha loãng nhưng nên chia nhỏ bữa ăn
 Nên ăn sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do
quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó
hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn
 Thực phẩm cần tránh là những loại nhiều chất xơ, thực phẩm chứa
nhiều đường (nước ngọt, nước trái cây, mật ong, kẹo bánh ngọt...)
CÁC DẤU HIỆU CẦN ĐƯA NGAY ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ
 Sốt > 38,5 độ C
 Đại tiện > 6 lần/ 24 giờ
 Hội chứng lỵ
 Đau bụng nhiều, đặc biệt ở bệnh nhân > 50 tuổi
 Có dấu hiệu mất nước nặng
 Mới nằm viện nội trú, mới sử dụng kháng sinh
 Triệu chứng nặng lên sau 48 giờ
 Bệnh nhân nguy cơ cao: người lớn tuổi (> 65) vì thường kèm giảm
nhận thức dẫn đến phát hiện và xác định triệu chứng thường ở giai
đoạn muộn của bệnh, bệnh nhân suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, sử
dụng thuốc ức chế miễn dịch và steroid, hoá trị liệu điều trị ung thư),
bệnh nhân có bệnh lý mạn tính (đái tháo đường, bệnh tim phổi mạn
tính, xơ gan, suy thận…).
THANK YOU

You might also like