You are on page 1of 4

1.

Chỉ số SG (Specific Gravity) - tỷ trọng nước tiểu

Chỉ số này đưa ra trọng lượng riêng của nước tiểu, cho biết nước tiểu hiện đang loãng hay
đặc khi người bệnh uống nhiều nước hay thiếu nước.

Chỉ số SG bình thường: 1.015 - 1.025.

 Tỷ trọng tăng trong bệnh đái tháo đường, giảm trong bệnh đái tháo nhạt. Tỷ trọng thấp
kéo dài cũng thường gặp trong suy thận.

Bệnh thận đái tháo đường là tình trạng xơ cứng và xơ hóa cầu thận do sự rối loạn
chuyển hoá và huyết động ở bệnh đái tháo đường. Bệnh biểu hiện bằng tình trạng
albumin niệu tiến triển chậm với tăng huyết áp tiến triển và suy thận.

Bệnh đái tháo nhạt nguồn gốc thận (NDI) là tình trạng không có khả năng cô đặc
nước tiểu do giảm khả năng đáp ứng với vasopressin (ADH) của ống thận dẫn đến
bài tiết một lượng lớn nước tiểu pha loãng. Bệnh có thể do di truyền hoặc thứ phát
sau các bệnh có giảm khả năng cô đặc nước tiểu của thận. Các triệu chứng cơ năng
và triệu chứng thực thể bao gồm đa niệu, tình trạng mất nước và tăng natri máu.

2. Độ pH (Độ acid)
 Ý nghĩa: Đánh giá độ acid của nước tiểu;

 Bình thường: 5.5-7.0;

 Dùng để đánh giá nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. Khi pH=4 có nghĩa là trong
nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ)
và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh;

 Khi xét nghiệm nước tiểu :

+ pH tăng nghĩa là có nhiễm khuẩn thận (tăng hoặc có lúc giảm), suy thận mạn, hẹp
môn vị, Ngoài ra một người cũng có thể có độ pH trong nước tiểu cao hơn do nôn mửa
kéo dài. Điều này giải phóng cơ thể axit dạ dày, có thể làm cho chất lỏng trong cơ thể trở
nên cơ bản hơn. Khi giảm pH nước tiểu sẽ dẫn đến kết quả là khiến nước tiểu đến gần
hơn tới mức nước tiểu axit. Nước tiểu có tính axit cũng có thể tạo ra môi trường hình
thành sỏi thận.

+ Nếu một người có độ pH trong nước tiểu thấp, nghĩa là nó có tính axit cao hơn. Độ
pH nước tiểu có tính axit thì điều đó có thể là dự báo của một số chứng bệnh:

 Nhiễm toan ceton do tiểu đường (một biến chứng của bệnh tiểu đường).
 Bệnh tiêu chảy.

3. PRO (Protein)
 Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng đường
tiểu, giúp phát hiện bệnh tiền sản giật trong thai kỳ;

 Bình thường không có;

 Nếu xét nghiệm nước tiểu phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng của thai
phụ có thể liên quan đến các chứng: thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm
trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận... Vào giai đoạn cuối thai kỳ, nếu
lượng protein trong nước tiểu nhiều, thai phụ có khả năng bị tiền sản giật, nhiễm độc
huyết. Nếu thai phụ bị phù ở mặt và tay, tăng huyết áp thai kỳ (140/90 mmHg), bạn cần
được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein)
được phát hiện trong nước tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm
độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.

 4.GLU (Glucose – Đường)


 Ý nghĩa: Là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Glucose xuất hiện trong
nước tiểu khi giảm ngưỡng thận hoặc có những bệnh lý ống thận, tiểu đường, viêm tuỵ,
glucose niệu do chế độ ăn uống;

 Bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai;

 Là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có
rất ít glucose. Khi lượng đường huyết trong máu tăng rất cao, ví dụ như trong bệnh lý
đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng được
tìm thấy trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc bị bệnh;

 Nếu bạn ăn nhiều thức ăn ngọt trước khi xét nghiệm nước tiểu, sự gia tăng glucose
trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường ở lần xét nghiệm nước
tiểu thứ hai cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu
đường. Nếu có kèm theo các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân, bạn nên đến bác
sĩ để được kiểm tra lượng đường huyết.

 5.KET (Ketone – Xeton)


KET là viết tắt của từ Ketone (bao gồm 3 chất chính yếu: acetone, acetone acetic, acid
beta-hydroxybutyric) là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa chất béo không hoàn
toàn. Những chất này tích lũy trong huyết tương và được bài tiết qua nước tiểu.
Hydroxybutyric acid và acid acetone acetic nhanh chóng chuyển thành acetone, nên
acetone là chất chủ yếu để xét nghiệm. Ở người khỏe mạnh, Ketone được hình thành ở
gan và được chuyển hóa hoàn toàn, vì thế chỉ có một lượng không đáng kể xuất hiện trong
nước tiểu.

 Dấu hiệu nhận biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu
đường;
 Dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát, chế độ ăn ít chất
carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài;

 Bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai;

 Chỉ số bình thường: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L;

Nồng độ Ketone nước tiểu bình thường đo bằng que thử là âm tính (0 mmol/L). Chỉ số
trong xét nghiệm nước tiểu của thai phụ thường là không có hoặc có rất ít, chỉ từ 2.5-
5mg/dl. [ ĐỌC ]

 Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu phát hiện lượng xeton, kèm theo các dấu hiệu chán
ăn, mệt mỏi, thai phụ nên được bác sĩ chỉ định truyền dịch và dùng thuốc. Để giảm hết
lượng xeton, thai phụ nên thư giãn, nghỉ ngơi và cố gắng không bỏ bất kỳ bữa ăn nào.

. 6. Billirubin (BIL)
 Chỉ số cho phép trong nước tiểu: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L.
 Billirubin bình thường không có trong nước tiểu mà thải qua đường phân. Nếu như billirubin xuất
hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị
nghẽn

7. Urobilinogen (UBG)
Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp phát hiện bệnh xơ gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, suy
tim xung huyết có vàng da...;

 Bình thường không có;

 Đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Nó cũng được thải ra
ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu.
Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm
gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.

8.NIT (Nitrit – Hợp chất do vi khuẩn sinh ra)


 Ý nghĩa: Là dấu hiệu phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu;

 Bình thường: Âm tính;

 Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu tạo ra 1 loại enzyme có khả năng chuyển
nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm thấy
nitrite có nghĩa là có nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng
nhất là loại E. Coli.
 9. Blood (BLD)
 Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp phát hiện có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết
từ bàng quang hoặc bướu thận;

 Bình thường không có;

 Viêm, bệnh, hoặc những tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm
xuất hiện máu trong nước tiểu.

10.LEU hay BLO (Leukocytes – Tế bào bạch cầu)


 Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường niệu. Nếu kết quả xét
nghiệm sinh hóa nước tiểu dương tính nghĩa là nhiễm trùng đường tiểu, cần vệ sinh
sạch sẽ và uống nhiều nước;

 Bình thường: Âm tính;

 Khi xét nghiệm nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc
nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khẳng định được). Trong quá trình
chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và đào thải ra ngoài qua
nước tiểu. Bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định loại vi khuẩn gây viêm nhiễm.

You might also like