You are on page 1of 11

SUY THẬN CẤP

1. ĐỊNH NGHĨA
• Suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận nhanh chóng do
nhiều nguyên nhân cấp tính gây nên, dẫn tới tăng nồng độ ure, creatinin
và một số chất khác trong huyết tương
2. NGUYÊN NHÂN VÀ PHÂN LOẠI
Phân loại Nguyên nhân
STC trước thận Giảm lượng máu đến thận
Bệnh tim
Nhiễm trùng huyết/ sốc nhiễm trùng
STC tại thận Miễn dịch
Cầu thận Bệnh hệ thống
Ống thận Bệnh đái tháo đường
Mạch thận Nhiễm độc calci máu, hạ kali máu
Kẽ thận U nang thận
Nhiễm khuẩn
Chuyển hóa
Bẩm sinh
STC sau thận Sỏi, khối u, viêm tuyến tiền liệt
Chít hẹp đường dẫn niệu Thuốc
Nhiễm độc thận Lắng đọng urat
3. CƠ CHẾ BỆNH SINH
• Giảm lượng máu đến cầu thận làm giảm mức lọc cầu thận
• Giảm tính thấm màng đáy mao mạch cầu thận
• Màng tế bào ống thận bị hủy hoại làm khuếch tán trở lại của dịch lọc cầu
thận khi đi qua ống thận
• Tắc ống thận do xác tế bào, do sắc tố hoặc sản phẩm của protein
• Tăng áp lực tổ chức kẽ thận do phù nề
4. TRIỆU CHỨNG
 Giai đoạn đái ít, vô niệu
• Vô niệu có thể xuất hiện từ từ nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột
• Nito phi protein máu tăng: ure máu, creatinin máu và acid uric máu tăng
cao với các biểu hiện: khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, có thể hôn mê
• Rối loạn cân bằng điện giải:
 Phù do giảm mức lọc cầu thận
 Kali máu tăng gây rối loạn dẫn truyền và tăng trương lực
 Natri, calci máu bình thường hoặc giảm
• Toan máu chuyển hóa do tích tụ các acid cố định
4. TRIỆU CHỨNG
 Giai đoạn đái nhiều
 Lượng nước tiểu tăng dần >2lit/ngày, kéo dài khoảng 10 ngày
 Giai đoạn hồi phục
 Khối lượng nước tiểu dần trở về bình thường. Biểu hiện lâm sàng tốt lên.
Các rối loạn sinh hóa dần bình thường
 Giai đoạn hồi phục nhanh hay chậm tùy thuộc vào nguyên nhân gây
bệnh
5. CHẨN ĐOÁN
• Có nguyên nhân có thể gây suy thận cấp, tuy nhiên đôi khi không tìm
được nguyên nhân
• Thiểu niệu hoặc vô niệu xảy ra cấp tính
• Ure, cratinin máu tăng nhanh dần, kali máu tăng dần, nhiễm toan, dự trữ
kiềm giảm
• Phù do ứ nước
• Sinh thiết thận có giá trị chẩn đoán quyết định
6. BIẾN CHỨNG
• Viêm nhiễm: Là một trong những biến chứng thường gặp và nghiêm
trọng nhất. Phổ biến hơn trong chấn thương nặng, bỏng, gây nên phân
hủy cao trong suy thận cấp
• Biến chứng hệ tim mạch: Bao gồm rối loạn nhịp tim, suy tim ,viêm màng
tim, cao huyết áp...
• Biến chứng hệ thần kinh: Biểu hiện là đau đầu, buồn ngủ, co giật cơ, hôn
mê, động kinh. Biến chứng của hệ thần kinh có liên quan tới các tích tụ
độc tố trong cơ thể, nhiễm độc nước, rối loạn điện giải, sự mất cân bằng
kiềm – acid
6. BIẾN CHỨNG
• Biến chứng của hệ tiêu hóa: Biểu hiện là chán ăn, buồn nôn, nôn, trướng
bụng, nôn ra máu, hoặc đại tiện ra máu…vv. Chảy máu là do viêm loét
niêm mạc dạ dày, hoặc vùng viêm loét bị kích thích mà gây ra
• Biến chứng hệ thống huyết học: Do chức năng của thận suy giảm mạnh,
khiến cho sự sản sinh tế bào hồng cầu giảm đi, dẫn đến thiếu máu.
Nhưng đa số không nghiêm trọng. Có vài trường hợp do giảm yếu tố
đông máu mà có xu hướng chảy máu
• Rối loạn điện giải, nhiễm toan chuyển hóa: Có thể tăng nồng độ kali
máu, hạ natri máu và nhiễm độc toan nặng. Là một trong những biến
chứng nguy hiểm nhất của bệnh suy thận cấp
7. ĐIỀU TRỊ
 Mục tiêu điều trị
• Phát hiện, điều trị nguyên nhân, cân bằng dịch và điện giải
• Giảm các biến chứng của suy thận như hoại tử ống thận
• Hỗ trợ bệnh nhân trong giai đoạn vô niệu
• Tránh sử dụng các thuốc độc với thận
7. ĐIỀU TRỊ
 Điều trị cụ thể
• Điều trị nguyên nhân và biến chứng
 Cần tìm nguyên nhân để loại bỏ
 Trường hợp suy thận cấp trước thận cần truyền đủ dịch hoặc máu để
nâng nhanh huyết áp để tránh nguy cơ dẫn đến suy thận cấp tại thận
• Điều chỉnh các rối loạn nước, điện giải và toan máu
• Các biện pháp này nhằm giữ cân bằng nội môi, hạn chế tăng kali máu,
hạn chế tăng ure máu, chống phù phổi, phù não

You might also like