You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA Y – ĐƯỢC

BÁO CÁO THỰC HÀNH


HOÁ SINH 3- NHÓM 3
BÀI 2: TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU
Lớp: Kỹ thuật xét nghiệm y học K20

Giảng viên: Lê Hồng Thủy

Thành viên:

1. Hoàng Kim Phượng


2. Bùi Ngọc kiều Diễm
3. Bùi Thị Diệu Thiện
4. Ngô Thị Trúc Ly
5. Trương Thị Minh Tưởng

Đăk Lăk – 9/2022


1. CÁC CHỈ SỐ TRONG XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU:
- GLU (Glucose): phát hiện glucose dựa trên phản ứng oxidase-peroxidase. Xét
nghiệm có độ tin cậy giảm khi tỷ trọng và nhiệt độ mẫu thử tăng cao. Glucose
nước tiểu có thể xuất hiện khi ngưỡng đường huyết tăng vượt khỏi ngưỡng thận.
Vitamin C (> 150 mg/dl) hoặc keton (> 30 mg/dl) trong nước tiểu có thể gây âm
tính giả khi glucose niệu khoảng 100 mg/dl.

- BIL (Billirubin): Các xét nghiệm về billirubin và urobillinogen cung cấp thông
tin liên quan đến sắc tố mật lưu thông trong tuần hoàn. Bình thường billirubin
không tìm thấy trong nước tiểu trong xét nghiệm giấy thử. Giấy thử chỉ đo được
khi trọng lượng billirubin lớn hơn 0,4 mg/dl. Billirubin trong nước tiểu, nếu có là
loại billirubin trực tiếp (gặp trong các bệnh lý gây vàng da tại gan và sau gan, như:
viêm gan do ngộ độc hóa chất, vàng da do tắc đường dẫn mật như ung thư tụy, sỏi
đường mật,...).

- KET (Cetonic): Bình thường, nồng độ ceton máu 1mg/dl, ceton niệu (-). Mức
ceton tăng cao bất thường trong các trường hợp nhịn đói lâu ngày, suy dinh dưỡng,
đái tháo đường không được kiểm soát. Khi nồng độ thể ceton trong máu tăng cao
>70 mg/dl thì có thể phát hiện thể ceton trong nước tiểu.

- SG (Specific Gravity - tỷ trọng nước tiểu): tỷ trọng nước tiểu tỉ lệ với số lượng, tỉ
trọng và trọng lượng của các chất hòa tan có trong nước tiểu. Xét nghiệm tỷ trọng
phản ánh nồng độ ion trong nước tiểu. Đo tỷ trọng nước tiểu có thể đánh giá khả
năng cô đặc và pha loãng của thận. Tỷ trọng nước tiểu bình thường ở khoảng từ
1.005 – 1.030. Tỷ trọng cao (> 1.045) trong mất nước, tiểu đường, tỷ trọng thấp
(< 1.000) tiểu nhạt.

- BLD (Blood – máu): Xét nghiệm này đo lượng hồng cầu, hemoglobin tự do từ
hồng cầu ly giải và myoglobin. Giấy thử thường biểu hiện 2 dạng: những đốm lấm
chấm màu và sự thay đổi màu. Độ nhạy giấy thử thường trên 90%, xét nghiệm có
thể cho kết quả dương tính khi mẫu thử có 2-3 hồng cầu trong một quang trường,
như vậy kết quả âm tính giả rất thấp, tỉ lệ dương tính giả cao. Dùng giấy thử để tầm
soát các trường hợp tiểu máu, bệnh đường niệu, bệnh ác tính.

- PH (độ pH): nước tiểu bình thường mới bài xuất, bình thường có pH hơi acid, pH
nước tiểu = 5-6. Nước tiểu acid hóa khi có pH < 4.5, do sốt cao, tiểu đường,...

1
Nước tiểu kiềm hóa khi có pH > 7.5, do máu bị kiềm hóa, nhiễm trùng do nhóm vi
khuẩn phân giải ure,...

- PRO (Protein): Phản ứng có độ nhạy với lượng protein khoảng 10 mg/dl. Do đó
nước tiểu của người bình thường sẽ không phản ứng với giấy thử tìm protein. Phản
ứng dương tính giả có thể xảy ra với mẫu nước tiểu kiềm, dùng phenazopyridine,
penicillin liều cao, tỷ trọng nước tiểu quá cao,... Phản ứng âm tính giả có thể xảy ra
khi protein niệu có bản chất không phải là albumin.

- URO (Urobillinogen): Các xét nghiệm về billirubin và urobillinogen cung cấp


thông tin liên quan đến sắc tố mật lưu thông trong tuần hoàn. Urobillinogen bình
thường bài tiết ra nước tiểu khoảng 1-4 mg/24 giờ. Thiếu máu do tan máu và
những bệnh tế bào gan là nguyên nhân tăng sắc tố mật trong máu có thể dẫn đến
tăng urobillinogen niệu. Ngược lại, tắc mật hoàn toàn, tắc nghẽn tuần hoàn bên
trong gan của sắc tố mật hoặc dùng kháng sinh làm thay đổi ký sinh trong ruột có
thể ngưng bài tiết urobillinogen niệu. Giấy thử có độ nhạy với lượng urobillinogen
niệu là 0,2 mg/dl.

- NIT (Nitrat): Nước tiểu bình thường không chứa nitrit, tuy nhiên vi khuẩn Gram
âm (-) có thể biến đổi nitrat thành nitrit. Do đó, xét nghiệm này có thể được sử
dụng để phát hiện khuẩn niệu. Xét nghiệm dương tính với lượng nitrit từ 0,06 – 0,1
mg/dl. Xét nghiệm dương tính có ý nghĩa và chứng tỏ nhiễm trùng đường tiết niệu.

- LEU (Leukocytes – Bạch cầu): Bình thường trong nước tiểu không chứa bạch
cầu. Kết quả xét nghiệm dương tính nghĩa là nhiễm trùng tại chỗ. Khi xét nghiệm
nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm.

2. Chuẩn bị:
- Mẫu thử: mẫu nước tiểu tươi (mẫu đọc kết quả xét nghiệm trước 4 giờ kể từ lúc
thu thập mẫu), được lấy đúng cách chứa trong chai lọ vô khuẩn.

- Máy phân tích nước tiểu tự động.

- Giấy thử nước tiểu.

3. Tiến hành:

2
- Lấy mẫu thử đúng cách: Lấy nước tiểu giữa dòng và lấy đủ lượng cần dùng (2/3
lọ chứa)

- Nhúng giấy thử vào mẫu thử, các ô thuốc thử trên giấy thử phải được nhấn chìm
trong mẫu nước tiểu tươi và sau đó phải được rút ra khỏi nước tiểu ngay để ngăn
cản sự khuếch tán của thuốc thử vào trong nước tiểu.

- Khi giấy thử lấy ra khỏi lọ, gạt cạnh giấy thử lên giấy thấm hoặc thành lọ để loại
bỏ lượng nước tiểu dư bám trên giấy thử. ( không được úp mặt màu lên giấy thấm)

- Đọc kết quả bằng máy phân tích nước tiểu hoặc bằng cách so sánh với màu sắc
trên gam màu của hộp thuốc thử.

4. Nhận định kết quả:

You might also like