You are on page 1of 33

KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG HUYẾT HỌC

1. Mục đích
Các xét nghiệm huyết học được bác sỹ chỉ định trên lâm sàng với các mục đích cơ bản
sau:
- Đánh giá sức khỏe tổng thể:
- Chẩn đoán bệnh: Những rối loạn
- Theo dõi tình trạng bệnh lý
- Theo dõi quá trình điều trị
2. Các xét nghiệm cơ bản
Máu được chia thành 2 thành phần chính đó là tế bào máu và huyết tương (hoặc huyết
thanh)
Tế bào máu bao gồm:
Hồng cầu: Chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố, giúp máu có màu đỏ.
Hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi tới các mô và nhận CO2 từ các mô lên
đào thải ở phổi. Thời gian sống trung bình của hồng cầu khoảng 90 - 120 ngày. Mỗi ngày
có trung bình khoảng 200 - 400 tỷ hồng cầu chết đi, được thay thế từ hồng cầu mới sinh
ra từ tủy xương;
Bạch cầu: Có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các tác
nhân lạ gây bệnh. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau, thời gian sống trung bình từ 1 tuần
tới vài tháng;
Tiểu cầu: Là những mảnh tế bào rất nhỏ, tham gia vào chức năng cầm máu, tạo các
cục máu đông để bịt các vết thương ở thành mạch. Tiểu cầu có thời gian sống trung bình
khoảng 5 -7 ngày.
Huyết tương là thành phần vô hình, có màu vàng, thành phần chính là nước. Ngoài ra,
huyết tương có chứa nhiều chất quan trọng trong việc phát triển và chuyển hóa của cơ thể như:
albumin, các yếu tố đông máu, đường, vitamin, muối khoáng, các kháng thể, hormone và các
enzyme.
2.1 Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi hay còn được gọi là xét nghiệm công thức
máu là một xét nghiệm thường quy. Là một xét nghiệm cơ bản, được thực hiện đơn giản, thời
gian xét nghiệm nhanh chóng và chung cấp các thông số rất hữu ích trong việc đánh giá một
cách tổng thể về tình trạng sức khỏe.
Mẫu máu bệnh nhân sau khi được lấy sẽ được cho vào các ống nghiệm có chứa các chất
chống đông để ngăn máu đông lại, sau đó được cho vào máy phân tích huyết học nhằm:
• Đếm số lượng các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
• Tính thể tích khối hồng cầu
• Đo kích thước và tính kích thước trung bình của tế bào hồng cầu
• Định lượng hemoglobin có trong các tế bào hồng cầu;
• Xác định tỷ lệ của từng loại tế bào bạch cầu trong mẫu máu

Từ những thông số trên, kết quả của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi dùng
để đánh giá:
- Chất lượng và số lượng các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
- Phát hiện các rối loạn của cơ thể như nhiễm trùng, thiếu máu hay các bệnh lý về máu.
2.2 Xét nghiệm đông máu
Đông máu là sự thay đổi tình trạng vật lý của máu, là quá trình sinh lý quan trọng diễn ra
trong cơ thể. Kết quả đông máu tạo thành nút cầm máu, ngăn ngừa mất máu ngoài mạch, hàn vết
thương, trả lại sự lưu thông cho mạch máu. Nếu không có quá trình đông máu cơ thể người sẽ tử
vong do mất máu, xét nghiệm đông máu vô cùng quan trọng trọng phát hiên, chẩn đoán và điều
trị rối loạn đông máu cho bệnh nhân.

Quá trình đông máu gồm 3 giai đoạn chính: giai đoạn cầm máu ban đầu, giai đoạn đông
máu, giai đoạn tiêu sợi huyết.
Xét nghiệm động máu là toàn bộ các xét nghiệm tương ứng với từng giai đoạn của quá
trình trên. Hiện nay, hầu như những xét nghiệm máu đông đều được tiến hành bằng máy móc tự
động dưới sự giám sát của bác sỹ chuyên môn.
Bộ xét nghiệm đông máu cơ bản là:
 Đếm số lượng tiểu cầu
 TS: Thời gian máu chảy
 TCK (APPT, TCA): Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa  Thăm dò
con đường nội sinh
 TQ (PT, INR): Thời gian prothrombin hay còn gọi thời gian Quick  Thăm dò
con đường đông máu ngoại sinh.
 TT: Thời gian thrombin  đánh giá con đường đông máu chung.
….
2.3 Nhóm máu
Hệ thống nhóm máu ABO được sử dụng để xác định các loại kháng nguyên trên bề mặt
hồng cầu và kháng thể trong huyết tương.
Ứng dụng của hệ thống nhóm màu nhắm xác định loại máu, từ đó người bệnh cần truyền
máu sẽ được truyền loại máu phù hợp và an toàn.
Nhóm A: Bề mặt của tế bào hồng cầu chứa kháng nguyên A và huyết tương có kháng
thể chống B sẽ tạo kết tủa với bất kỳ nhóm máu nào có KN B
Nhóm B: Bề mặt tế bào hồng cầu chứa kháng nguyên B và huyết tương có kháng thể
chống A sẽ tạo kết tủa với bất kỳ nhóm máu nào có kháng nguyên A
Nhóm AB: tế bào hồng cầu nhóm máu này có cả kháng nguyên A và B, nhưng huyết
tương không chứa kháng thể chống và chống B. Các cá nhân nhóm máu AB có thể nhận
được bất kỳ nhóm máu nào.
Nhóm O: trong huyết tương chứa cả hai loại kháng thể chống A và chống B, nhưng
bề mặt tế bào hồng cầu không chứa kháng nguyên A hay B nào. Không có kháng nguyên
nghĩa là nhóm máu này có thể được truyền máu cho người có bất kỳ nhóm máu nào.
Một số tế bào hồng cầu có yếu tố Rh, còn được gọi là kháng nguyên D. Tế bào hồng cuầ
chứa kháng nguyên D là Rh (+), nếu không thì Rh (-).
Hiện nay, người ta xác định nhóm máu bệnh nhân dựa vào: Kháng nguyên trên bề mặt
hồng cầu hoặc kháng thể trong huyết thanh.
Gồm có 2 phương pháp chính: Thủ công và tự động
Phương pháp thủ công: Phương pháp này thực hiện định nhóm máu trên phiến hoặc trong
ống nghiệm. Ưu điểm là đơn giản, dễ làm, giá thành xét nghiệm rẻ nên được áp dụng phổ
biến. Tuy nhiên kỹ thuật xét nghiệm này dễ gặp sai sót, tỷ lệ sai sót phụ thuộc nhiều vào tay nghề
và trình độ của người thực hiện, vì thế rất có khả năng nhầm lẫn.
Phương pháp tự động: Đây là kỹ thuật xét nghiệm mới, có thể định nhóm máu bằng
Gelcard bán tự động hoặc bằng Gelcard trên máy tự động hoàn toàn. Do là kỹ thuật xét nghiệm
tự động nên độ nhạy và độ đặc hiệu cao, kết quả chính xác và độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, định
nhóm máu bằng Gelcard tự động hoàn toàn chỉ cần lượng mẫu ít (1 ống chống đông EDTA), có
thể phân tích cùng lúc nhiều mẫu nên có thể xét nghiệm hàng loạt, thời gian xét nghiệm và trả
kết quả nhanh.
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG SINH HÓA

Xét nghiệm sinh hóa nhằm định lượng nồng độ các chất hóa học nhất định trong mẫu máu,
nước tiểu, dịch não tủy, … nhờ đó cung cấp các thông tin quan trọng về mức độ hoạt động của
thận, gan và các cơ quan khác của người bệnh. Những bất thường các chất trong mẫu bệnh phẩm
chính là dấu hiệu của bệnh hoặc tác dụng phụ của việc điều trị bệnh.
Các xét nghiệm sinh hóa được sử dụng trong đánh giá khám sức khỏe tổng quát, chẩn đoán
và theo dõi nhiều tình trạng bệnh lý trước, trong và sau điều trị. Theo thống kê, có tới 220 kỹ
thuật xét nghiệm sinh hóa cơ bản từ các loại bệnh phẩm khác nhau như máu, nước tiểu, dịch não
tủy, thủy dịch mắt, dịch chọc dò, …
Hiện nay, hầu như những xét nghiệm sinh hóa đều được tiến hành bằng máy móc tự động
dưới sự chỉ định của bác sỹ lâm sàng.
1. Sinh hóa máu
1.1 Chức năng gan
Gan là nội tạng lớn nhất của cơ thể, giữ nhiều vai trò quan trọng trong quá trình chuyển
hóa các chất (điều hòa đường huyết, tổng hợp và thoái hóa lipid, trao đổi và khử amin, tạo và bài
tiết mật, khử độc nội sinh ..).
Những xét nghiệm sinh hóa dùng trong đánh giá chức năng gan đo lường khả năng của gan
đang hoạt động tốt như thế nào – trong đó các thông số chủ yếu về men gan – các enzyme giúp
gan trao đổi và khử amin - là alanine transaminase (ALT), aspartate transaminase (AST),
Gamma glutamyl transferase (GGT) và phosphatase kiềm (ALP). Nồng độ men gan cao có thể
là dấu hiệu của viêm gan hay tổn thương tế bào gan.
Các xét nghiệm chức năng gan khác là đo nồng độ của bilirubin – sản phẩm của quá trình
phân hủy huyết sắc tố từ hồng cầu. Nồng độ cao của bilirubin có thể chỉ ra các vấn đề về gan (do
80% bilirubin trong máu được tế bào gan giữ lại, chuyển hóa và bài xuất vào trong đường mật),
do đó rối loạn chuyển hóa bilirubin (nồng độ bilirubin tăng cao trong các tế bào gan) sẽ dẫn đến
quá trình trào ngược bilirubin vào dòng tuần hoàn và gây vàng da. Ngoài ra xét nghiệm ure máu,
NH3 máu, Albumin máu cũng giúp bác sỹ đánh giá chức năng gan.
1.2 Chức năng thận
Thận là nơi đào thải chủ yếu các chất điện giải và các sản phẩm thoái hóa của protiein và
acid nucleic (ure, creatinine, acid uric ..) do đó những xét nghiệm sinh hóa chức năng thận được
sử dụng để đánh giá các rối loạn chức năng thận và chẩn đoán, theo dõi điều trị các bệnh thận .
Một trong những sản phẩm chuyển hóa quan trọng để đánh giá chức năng thận, đó là nitơ
urê máu (BUN) và creatinin. Từ các chỉ số này, bác sỹ sinh hóa tính ra chỉ số mức lọc của cầu
thận cũng như hệ số thanh thải (clearance) - đây là thước đo mức độ thận lọc máu như thế nào.
Nếu có bất kỳ nguyên nhân nào tác động lên chức năng lọc của thận, các sản phẩm này sẽ
ứ lại trong máu và biểu hiện là tăng nồng độ trong máu, biểu thị trên kết quả xét nghiệm (vượt
mức bình thường).
1.3 Điện giải
Vai trò của các chất điện giải:
 Điện học trên màng tế bào, dây thần kinh
 Duy trì cân bằng nội mô
 Điều hòa chức năng tim và thần kinh
 Cân bằng chất lỏng, phân phối oxy
 Cân bằng acid – base
Các chất điện giải chủ yếu: HCO3-, Cl-, K+, Na+, Ca2+
Sự mất cân bằng điện giải có thể là do ăn quá nhiều hoặc giảm uống hay loại bỏ quá nhiều
các chất điện giải cần thiết hoặc nước hoặc do các vấn đề về thận hay rối loạn chức năng chuyển
hóa của các cơ quan khác
1.4 Đường huyết
Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, các tế bào trong cơ thể sử dụng glucose
làm năng lượng trong quá trình chuyển hóa hiếu khí. Nguồn glucose được lấy từ thực phẩm ăn
vào (các carbonhdrate – glucose ngoại sinh) và quá trình chuyển hóa glycogen thành glucose tại
gan (chuyển hóa nội sinh). Dưới sự tác động và điều hòa của các hormone điều hòa nồng độ
glucose trong cơ thể, nồng độ glucose trong máu sẽ tăng lên sau bữa ăn và giảm thấp vào
khoảng giữa các bữa ăn nhưng luôn đảm bảo lượng Glucose trong máu luôn giữ ở một khoảng
nồng độ nhất định. Vì vậy, để đánh giá chỉ số đường huyết được chính xác, người bệnh cần được
dặn dò nhịn ăn ít nhất 8 đến 12 giờ trước khi lấy máu làm xét nghiệm.
Nếu lượng đường trong máu cao, đây có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường hoặc
kháng insulin. Tuy nhiên, việc xác định và chẩn đoán những bệnh lý này cần dựa trên ít nhất hai
thông số cũng như đánh giá lặp lại, bởi lẽ việc điều trị đái tháo đường cần theo dõi và tuân thủ
suốt đời
1.5 Lipid máu
Lipid máu hay mỡ máu (là tên gọi chung cho các loại mỡ trong huyết thanh, bao gồm rất
nhiều loại khác nhau) là một yếu tố nguy cơ chính gây xơ vữa động mạch, là nguyên nhân của
các biến cố quan trọng trong các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Chính vì
vậy, phát hiện sớm chứng rối loạn lipid máu thông qua sự tăng nồng độ các thành phần và điều
trị là các phòng ngừa tiên phát hiệu quả đã được chứng minh.
Đồng thời, vì quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể có sự tham gia của các thành
phần trung gian khác nhau, các loại cholesterol thường được chỉ định trong lâm sàng
là cholesterol toàn phần (thành phần quan trọng nhất, có trong hầu hết các mô và tổ chức của
cơ thể, tham gia xây dựng cấu trúc tế bào, sản xuất hormone, vận hành chức năng não bộ, dự trữ
vitamin), Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), Lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao
((HDL) và triglyceride (vì không hòa tan trong nước nên cholesterol và các chất mỡ như
triglyceride cần kết hợp với protein trở thành chất dễ tan trong nước là lipoprotein để dễ dàng di
chuyển trong máu) do đó đây là 4 xét nghiệm chính để đánh giá nồng độ mỡ máu trong cơ thể.
1.6 Protein máu
Protein là một thành phần quan trọng có vai trò trong nhiều hoạt động chức năng của cơ
thể, cung cấp thông tin về các vấn đề dinh dưỡng và giúp chẩn đoán bệnh lý tại gan, thận, đông
máu ...
Bất cứ sự thay đổi bất thường nào về hàm lượng protein máu đều có ý nghĩa phản ánh tình
trạng sức khỏe đang gặp vấn đề. Theo đó, kết quả protein máu quá cao hay quá thấp đều cần
được tìm kiếm nguyên nhân, giúp cho bác sĩ phát hiện từ giai đoạn sớm của bệnh và có gợi ý
chẩn đoán chính xác bệnh.
1.7 Chỉ dấu ung thư
Những chất do các tế bào ung thư hoặc các tế bào khác của cơ thể sản sinh ra đáp ứng với
ung thư hoặc một số bệnh lành tính. Bình thường các chất chỉ dấu ung thư vẫn được các tế bào
bình thường của cơ thể tiết ra nhưng lượng các chất này sẽ tăng lên rất nhiều đối với các bệnh
nhân mắc bệnh lý ung thư.
Ngoài ra chẩn đoán ung dựa vào xét nghiệm tumor marker còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố cơ
địa, nghĩa là không phải ai bị ung thư cũng có lượng chất chỉ dấu ung thư liên quan đến loại ung
thư này cũng tăng cao. Do vậy để chẩn đoán chính xác các loại ung thư này, bên cạnh việc sử
dụng kết quả xét nghiệm tumor marker, các bác sĩ cần phải kết hợp thêm các kết quả lâm sàng
và cận lâm sàng khác như sinh thiết, chẩn đoán hình ảnh...
2. Sinh hóa nước tiểu
Các xét nghiệm sinh hóa nước tiểu thường được chỉ định khi:
 Kiểm tra sức khỏe định kỳ
 Kiểm tra khi có triệu chứng ở thận
 Chẩn đoán các bệnh
 Theo dõi diễn tiến bệnh
 Khám thai định kỳ
2.1 Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là quá trình kiểm tra sự hiện diện, nồng độ các chất
trong nước tiêu bao gồm: quan sát đại thể, 10 thông số nước tiểu (xét nghiệm nước tiểu bằng que
nhúng sau đó so sánh màu sắc biến đổi trên que với bảng màu chuẩn, phân tích các thông số
trong nước tiểu)

Bình thường tỷ trọng và pH nước tiểu có giá trị cụ thể. Còn các chất bất thường trong nước
tiểu có nồng độ rất thấp, không thể phát hiện được bằng các xét nghiệm thông thường. Nhưng
khi phát hiện được, chúng là những chất bất thường trong nước tiểu, đây cso thể là biểu hiện vấn
đề bệnh lý.
2.2 Soi cặn nước tiểu
Các thành phần hữu hình trong nước tiểu được tạo thành trong quá trình chuyển hóa hay
bệnh lý và được đào thải qua thận ra nước tiểu.
Xét nghiệm soi cặn nước tiểu để tìm các thành phần hữu hình trong nước tiểu như: hồng
cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, các loại trụ hình, tinh thể.
Sau khi quan sát đại thể, nước tiểu được ly tâm, những thành phần hữu hình sẽ tập trung
lại, có thể phát hiện bằng xét nghiệm cặn lắng nước tiểu dưới kính hiển vi.
Xét nghiệm soi cặn lắng nước tiểu, được thực hiển để:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ
- Phát hiện, chẩn đoán cũng như điều trị, theo dõi bệnh lý  Ngăn chặn biến chứng
2.3 Định lượng, định tính một số chất trong nước tiểu
Nước tiểu là dịch tiết sinh lý quan trọng, chứa hầu hết cặn bã trong cơ thể, liên quan thành
phần hóa học cơ thể
Trong trường hợp bệnh lý hay rối loạn chuyển hóa  Một số chất trong nước tiểu bị thay
đổi. Trong nước tiểu có chứa hàm lượng các chất vô cơ, hữu cơ nhất định. Nếu nước tiểu bình
thường chỉ số các chất này sẽ ở mức cân bằng. Nếu có sự xuất hiện bất thường của một hoặc
nhiều chất hay tăng nồng độ chất bất thường thì rất có thể do vấn đề ở cơ quan nào đó. Định tính
và định lượng nồng độ các chất, trong nước tiểu từ đó định hướng được bệnh lý, theo dõi và
đánh giá hiệu quả điều trị.
Định lượng một số chất: Điện giải, Microalbumin, Ure, Creatinin, Glucose, Protein, …
Glucose: Nước tiểu bình thường có lượng nhỏ glucose. Glucose niệu gặp trong đái tháo
đường tụy, do thiếu insulin nên glucose không thoái hóa được, nồng độ glucose trong máu tăng
cao quá ngưỡng thận nên bị đào thải ra nước tiểu. Cũng có trường hợp có glucose niệu nhưng
nồng độ không cao, đó là do khả năng tái hấp thu của ống thận giảm.
Protein: Các xét nghiệm thông thường không phát hiện được protein, do vậy coi như nước
tiểu bình thường không có protein. Lượng protein đào thải hàng ngày phụ thuộc vào tuổi, giới, tư
thế đứng lâu, phụ thuộc vào hoạt động các cơ. Trong một số trường hợp lao động nặng, phụ nữ
có thai, lượng protein trong nước tiểu cũng tăng nhưng chủ yếu là albumin. Bằng các xét nghiệm
thông thường phát hiện có protein trong nước tiểu đó là protein niệu bệnh lý.
Hồng cầu và hemoglobin: Nước tiểu có hồng cầu trong viêm thận cấp, lao thận, ung thư
thận. Nước tiểu có hemoglobin trong trường hợp sốt rét ác tính, tan huyết, bỏng nặng.

KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG VI SINH

Người ta chia các kỹ thuật xét nghiệm cơ bản trong vi sinh thành 2 nhóm chính
Xét nghiệm trực tiếp: Tìm thấy được vi sinh vật gây bệnh trong bệnh phẩm
Xét nghiệm gián tiếp: Tìm thấy được dấu ấn sinh học hoặc sản phẩm mà những vi sinh vật
này tạo ra trong quá trình phát triển trong mẫu bệnh phẩm.
Ngoài ra, các kỹ thuật xét nghiệm cơ bản trong vi sinh cũng có thể được chia thành 4 nhóm
chính, được trình bày như sau:
1. Xét nghiệm nhuộm soi trực tiếp
Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, nhanh có kết quả, bao gồm:
 Làm tiêu bản nhuộm soi từ bệnh phẩm để tìm vi khuẩn, nấm dựa vào hình thể, tính
chất bắt màu, kích thước và cách sắp xếp; đánh giá các loại tế bào.
 Làm tiêu bản soi tươi từ bệnh phẩm để tìm một số loại vi khuẩn, nấm dựa vào hình
thể, tính chất di động.
Do sự ổn định tương đối, hình thể và kích thước là một tiêu chuẩn để phân loại vi khuẩn.,
định hướng chẩn đoán. Đối với một số bệnh như lậu, giang mai có thể chẩn đoán xác định bằng
cách nhuôm, soi hình thể vi khuẩn từ bệnh phẩm. Một số bệnh khác như lao, bạch hầu, dịch
hạch, việc xác định hình thể vi khuẩn trực tiếp từ bệnh phẩm cũng có giá trị chẩn đoán cao.
Tùy theo triệu chứng bệnh nhân có thể mắc loại vi khuẩn nào mà bác sỹ sẽ lựa chọn
phương pháp nhuộm thích hợp, bởi vì các loại vi khuẩn có tính chất bắt màu với các thuốc
nhuộm khác nhau là khác nhau.
Có nhiều phương pháp nhuộm như nhuộm Gram, nhuộm xanh methylene, nhuộm Ziehl –
Neelsen, … Trong đó có 2 phương pháp nhuộm thường được sử dụng nhiều nhất là nhuộm Gram
và nhuộm Zeihl – Neelsen.
Nhuộm Gram: Dựa vào sự khác nhau về cấu tạo vách tế bào vi khuẩn Gram dương và
gram âm. Trong quá trình nhuộm, vi khuẩn Gram dương vẫn giữ được màu tím của thuốc nhuộm
tím gentian, còn vi khuẩn Gram âm không giữ được màu tím của gentian và sẽ bắt màu hồng
fuchsin.
Nhuộm Ziehl – Neelsen: sử dụng 2 hóa chất nhuộm màu carbon fuchsin và xanh
methylene kết hợp với chất cồn tẩy màu, để phát hiện trực khuẩn kháng cồn kháng acid (Thường
gặp là Mycobacteria hay còn gọi là trực khuẩn lao).
2. Xét nghiệm nuôi cấy
Xét nghiệm này nhằm định danh chính xác vi sinh vật gây bệnh từ các loại bệnh phẩm lấy
từ các vị trí bị nhiễm trùng trên cơ thể.
Nuôi cấy là đưa bệnh phẩm nghi ngờ chứa vi khuẩn vào môi trường thích hợp nhằm tạo
điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Tùy theo mục đích mà có các môi trường nuôi cấy có các chất
dinh dưỡng cơ bản hay thêm các yếu tố đặc biệt để nhận biết các đặc tính sinh vật hóa học của vi
khuẩn.
Sau khi nuôi cấy, phân lập, định danh sẽ thu thập được chủng vi sinh vật gây bệnh từ các vị
trí nhiễm trùng để tiến hành làm kháng sinh đồ. Kết quả kháng sinh đồ sẽ cho thấy vi sinh vật
gây bệnh còn nhạy cảm hay đề kháng với mỗi loại kháng sinh, từ đó giúp các bác sỹ lâm sàng
lựa chọn được kháng sinh phù hợp để điều trị.
Vì vậy, kết quả xét nghiệm nuôi cấy, phân lập, định danh vi sinh vật gây bệnh đang được
coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng.
Xét nghiệm nuôi cấy có độ đặc hiệu cao, được sử dụng để chẩn đoán nhiều bệnh lý nhiễm
trùng. Nhược điểm của phương pháp xét nghiệm vi sinh này là đòi hỏi trang bị hiện đại; cách
lấy, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm đúng quy định; kỹ thuật viên có trình độ cao; độ nhạy bị
ảnh hưởng lớn nếu bệnh nhân đã dùng thuốc kháng sinh; các loại bệnh phẩm có thể thay đổi theo
giai đoạn bệnh và không thể chẩn đoán được những vi sinh vật không phát triển được trong môi
trường nuôi cấy
3. Xét nghiệm miễn dịch
Phương pháp xét nghiệm này rất hữu hiệu đối với các vi sinh vật nội bào, các ký sinh trùng
gây bệnh ở mô hoặc lạc chỗ. Phương pháp này giúp xác định gián tiếp các vi sinh vật, thông qua
các bằng chứng quá trình nhiễm trùng. Xét nghiệm miễn dịch dựa vào tình trạng miễn dịch của
cơ thể để tìm ra các căn nguyên nhiễm khuẩn, từ đó giúp chẩn đoán các bệnh khác nhau dựa vào
kết quả phản ứng kháng nguyên - kháng thể.
Ưu điểm của các xét nghiệm miễn dịch là:
 Chẩn đoán được trong trường hợp vi sinh vật không còn tồn tại hoặc rất ít;
 Chẩn đoán được khi vi sinh vật chịu tác động của kháng sinh không thể phát hiện
bằng xét nghiệm nuôi cấy;
 Bệnh phẩm có thể bảo quản lâu;
 Thời gian cho kết quả nhanh;
 Có thể thực hiện hàng loạt;
 Độ nhạy của xét nghiệm cao.
Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm vi sinh này cũng tồn tại hạn chế là:
 Chẩn đoán ít có giá trị đối với các vi sinh vật chưa tìm ra các kháng nguyên đặc
hiệu, các yếu tố độc lực đặc hiệu như lao, sốt rét;
 Độ đặc hiệu của chẩn đoán tùy thuộc vào lớp kháng thể phát hiện, giai đoạn bệnh.
4. Xét nghiệm sinh học phân tử
Xét nghiệm sinh học phân tử hay xét nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction, phản ứng
chuỗi polymerase) được cho là xét nghiệm có giá trị rất cao và được thực hiện từ giai đoạn sớm.
Phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao, tuy nhiên kết quả cũng phụ thuộc vào trình
độ kỹ thuật viên, phương tineje máy móc làm viejc và việc quản lý chất lượng
Xét nghiệm PCR là một kỹ thuật nhằm tạo ra một số lượng lớn bản sao DNA mục tiêu
trong ống nghiệm dựa vào các chu kỳ nhiệt.
Hiện nay, xét nghiệm PCR được ứng dụng rộng rãi trong y học, dùng để chẩn đoán một số
bệnh đặc hiệu, liên quan đến các loại virus mà các phương pháp truyền thống không thể làm
được.
Ưu điểm :
• Kỹ thuật cao
• Phát hiện gen đặc trưng của vi khuẩn, virus
• Rút ngắn thời gian
Nhược điểm:
• Tốn chi phí cao
• Không làm được kháng sinh đồ
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG KÝ SINH
TRÙNG

Ký sinh trùng là những sinh vật sống ký sinh trên cơ thể người. Trong quá trình ký sinh, ký
sinh trùng sẽ gây nhiều tác hại đối với cơ thể như chiếm chất dinh dưỡng làm cơ thể thiếu
chất, suy dinh dưỡng, gây viêm, loét, chèn ép, tạo nhân sỏi, nhiễm độc, rối loạn chức năng
nhiều cơ quan trong cơ thể, ...
Xét nghiệm ký sinh trùng gồm nhiều phương pháp nhằm phát hiện sự có mặt của các loại
ký sinh trùng trên cơ thể. Tùy theo triệu chứng lâm sàng, diễn tiến bệnh, tính chất dịch tễ của dịa
phương mà bác sỹ lâm sàng sẽ có chỉ định phù hợp.
Các kỹ thuật xét nghiệm cơ bản trong ký sinh trùng có thể được chia thành 2 xét nghiệm
chính: Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng, xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng.
1. Xét nghiệm phân
Xét nghiệm phân là xét nghiệm đặc hiệu, được thực hiện thường quy để tìm ký sinh trùng
đường ruột. Mẫu bệnh phẩm phân sau khi được xử lý sẽ dược quan sát dưới kính hiển vi để tìm
trứng, ấu trùng, bào nagn, thể hoạt động của ký sinh trùng.ng ta ghi nhận những đặc tính của
mẫu phân, phân loại bệnh phẩm để xét nghiệm: mẫu phân lỏng, có chất nhày, máu, mủ, phải xét
nghiệm ngay.
Quan sát đại thể có thể ghi nhận được:
 Phân có thể ở các trạng thái: Cứng rắn (khó đâm thủng), cứng (đâm thủng được), mềm
(cắt được, nhão (có thể biến dạng), lỏng, lỏng như nước.
 Màu sắc: Thay đổi từ đen, nâu đậm, nâu, nâu nhạt, vàng, xanh, màu đất sét hay đôi khi
đỏ, trắng.
 Các chất lạ:
- Chất nhày: thường đục, có thể kết thành sợi, hình dáng giống như ký sinh trùng.
Chất này được xem xét cẩn thận để tìm các đơn bào, các trứng Schistosoma.
- Mô liên kết: màu trắng như xà cừ. Xem dưới kính hiển vi sau khi làm trong với
acid acetic sẽ thấy những sợi dài.
- Máu: chỉ cần ghi nhận sự hiện diện máu tươi hoặc đã được tiêu hóa làm phân có
màu đen đều.
- Mủ: gồm có nhiều bạch cầu đã biến dạng.
- Các cặn bã thực vật chưa tiêu hóa, thường dưới hình thức sợi.
Tùy thuộc tính chất của phân ta có thể thực hiện các kỹ thuật như: Kato, Kato Katz,
phương pháp làm nổi trứng, phương pháp ly tâm lắng cặn, phương pháp trực tiếp… để tìm trứng,
ấu trùng, kén (bào nang), thể hoặt động của ký sinh trùng. Để phát hiện được ký sinh trùng, cần
phải dùng kính hiển vi để quan sát.
2. Xét nghiệm máu
2.1. Xét nghiệm miễn dịch học:
Đây là phương pháp nhanh, không xâm lấn và có thể phát hiện ký sinh trùng đi lạc chỗ, lạc
chủ như giun Gnathostoma spinigerum (giun đầu gai), giun lươn, amip (Entamoeba histolytica),
sán lá lớn, sán lá phổi, đơn bào, … Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện dựa trên chỉ
định của bác sĩ chuyên khoa dựa trên thói quen ăn uống, triệu chứng của bệnh nhân.
Ký sinh trùng sau khi xâm nhập sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể đặc hiệu.
Các xét nghiệm miễn dịch học được sử dụng để tìm kháng thể hoặc kháng nguyên của ký sinh
trùng sinh ra khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng. Xét nghiệm miễn dịch học trong xét nghiệm ký
sinh trùng gồm nhiều kỹ thuật như: điện di, kết tủa, ngưng kết, miễn dịch huỳnh quang, miễn
dịch men, miễn dịch phóng xạ, ...
Xét nghiệm miễn dịch học được sử dụng trong các trường hợp như: giai đoạn mới nhiễm,
ký sinh trùng còn non, mật độ ký sinh trùng trong cơ thể thấp, ký sinh trùng ở dạng ấu trùng,...
2.2. Phết máu ngoại vi
Phết máu ngoại vi làm tiêu bản: khi nghi ngờ người bệnh mắc các loại ký sinh trùng
trong máu, bác sĩ có thể chỉ định làm kỹ thuật phết máu lên tiêu bản, tiêu bản sau đó được
nhuộm bằng các kỹ thuật thích hợp và soi dưới kính hiển vi tìm ký sinh trùng.
Phết máu được nhuộm càng sớm càng tốt vì việc nhuộm cũng giúp kéo dài thời gian bảo
quản. Có nhiều cách nhuộm như: nhuộm Gram, nhuộm Wright, nhuộm giêm sa, Hematoxilin Fe,
nhuộm HE, nhuộm P.A.S.
CÁCH LẤY MẪU BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM

1. Nguyên tắc khi lấy mẫu bệnh phẩm


Độ chính xác của kết quả xét nghiệm phụ thuộc rất nhiều vào quy trình lấy mẫu bệnh
phẩm, bảo quản và vận chuyển mẫu.
Hiện nay, có rất nhiều loại mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu, phân, đờm, mủ,…. Tùy
theo loại bệnh phẩm mà có các phương pháp lấy mẫu khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các phương
pháp lấy mẫu đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc dưới dây:
- Vô khuẩn/ Sạch
- An toàn: Đảm bảo an toàn cho cả ba nhóm đối tượng (Người thực hiện xét nghiệm,
đồng nghiệp làm việc xung quanh và môi trường)
- Lấy đúng nơi, đúng lúc, đúng thời gian:
- Bảo quản đúng quy cách
- Kèm theo phiếu chỉ định xét nghiệm

2. Một số kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm


2.1. Lấy máu tĩnh mạch
2.1.1. Mục đích
Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch được thực hiện trong nhiều xét nghiệm trên lâm sàng:
- XN huyết học: Công thức máu, đông máu,…
- XN sinh hóa: đường máu, điện giải đồ, men gan, ure, creatinine, …
- XN vi sinh: Nuôi cấy tìm vi khuẩn, tìm kháng thể HIV, …
- XN ký sinh trùng: Tìm ký sinh trùng sốt rét, giun chỉ bcahj huyết, …
Mục đích chính của quy trình lấy máu tĩnh mạch trong hầu hết các xét nghiệm trên là:
- Chẩn đoán và điều trị bệnh có kết quả
- Theo dõi diễn tiến bệnh.
2.1.2. Quy trình kỹ thuật
Vị trí lấy máu: Chi trên
- Tĩnh mạch chữ V ở nếp gấp khuỷu tay
- Tĩnh mạch cẳng tat, tĩnh mạch mu bàn tay
Thông thường đây là những tĩnh mạch được chọn, vì tĩnh mạch to, chắc chắn, tương đối
gần với da và dễ nhìn thấy bằng mắt thường. Trong trường hợp khó xác định, nên khuyên bệnh
nhân vận động nhẹ cacsnh tay, đập nhẹ, bóp hoặc đặt một túi chườm ấm lên cánh tay để máu di
chuyển nhiều hơn tới dây, qua đó giúp ven nôi rõ ràng hơn.
Có một số quy định chung khi thực hiện kỹ thuật lấy máu tính mạch (trừ một số trường
hợp đặc biệt)
- Ống nghiệm đựng máu phải ghi rõ họ tên NB, tuổi, số giường, khoa.
- Lấy máu theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Lấy xong phải để vào giá đúng quy định rồi mới gửi lên phòng xét nghiệm.
- Trong trường hợp ống máu có chất chống đông sau khi cho máu vào thì cần lắc nhẹ ống
máu đúng kỹ thuật.
Tiến hành kỹ thuật:
• Chuẩn bị bệnh nhân
• Chuẩn bị bơm kim tiêm
• Buộc dây garo cách vị trí lấy máu 5 cm về phía trên. Tránh cột quá chặt, thời gian từ lúc
cột garo đến lúc lấy máu không quá 1 phút.Trường hợp BN khó lấy máu, nếu cột garo
quá 1 phút, nhân viên lấy máu phải gỡ garo, cho BN thả lỏng tay trong vòng 2 phút, sau
đó mới tiếp tục lấy máu ở vị trí ban đầu.
• Sát trùng nhiều lần và 1 chiều (từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên) dọc theo vùng
được chọn lấy máu. Mỗi miếng gòn chỉ dùng sát trùng 1 lần
• Đưa kim vào tĩnh mạch. Đưa mũi kim xuyên thật nhanh qua da theo hướng hơi chếch,
sau đó từ từ tiến đến vị trí tĩnh mạch. Nhưng cũng cần lưu ý không đưa kim quá nhanh vì
có thể đâm xuyên qua luôn cả mạch rất nguy hiểm.
• Nếu cảm nhận kim đã vào mạch, hãy cố gắng rút máu hoặc truyền thuốc thật chậm và
đều tay. Cũng cần lưu ý phải giữ kim tiêm thật chắc vì nếu không cẩn thận kim tiêm có
thể lệch khỏi mạch máu.
• Kéo lui nòng nhẹ nhàng, lấy đủ lượng máu cần thiết, mở dây garo. Cố gắng rút máu thật
chậm và đều tay. Cũng cần lưu ý phải giữ kim tiêm thật chắc vì nếu không cẩn thận kim
tiêm có thể lệch khỏi mạch máu.
• Rút kim ra, ấn nhẹ bông tại nơi lấy máu
• Tháo đầu kim vào đúng nơi quy định
• Bơm máu nhẹ nhàng vào thành ống nghiệm
• Lắc nhẹ ống nghiệm theo quy định

2.2. Lấy nước tiểu


Nước tiểu là chất bài tiết quan trọng, chứa phần lớn các chất cặn bã của cơ thể qua đường
tiết niệu, mức độ bài tiết phụ thuộc vào:
- Thể tích và áp lực máu qua thận
- Khả năng bài tiết của thận
- Sự cung cấp nước của cơ thể.
Sự thay đổi về số lượng, tính chất và thành phần hóa học của nước tiểu xcho thấy bất
thường của cơ thể. Do đó, xét nghiệm nước tiểu có giá trị chẩn đoán các bệnh về gan, thận, thai
kỳ…
Nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu, là một vấn đề bệnh lý
xảy ra khá phổ biến, nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu gây nên
cảm giác khó chịu cho người bệnh như đau buốt, nogs rát khi tiểu, …
Mẫu bệnh phẩm nước tiểu thường được sử dụng trong các xét nghiệm:
- Xét nghiệm hóa sinh: Tổng phân tích nước tiểu, Định lượng, định tính các chất trong
nước tiểu, soi cặn lắng nước tiểu,
- Xét nghiệm vi sinh: Nuôi cấy tìm vi khuẩn trong nước tiểu, Nhuộm Gram và soi tươi
nước tiểu.
Tùy theo mục đích xét nghiệm, sẽ có các phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm nước tiểu tương
ứng. Hiện nay, có 4 cách lấy mẫu bệnh phẩm nước tiểu phổ biến:
- Lấy nước tiểu thường quy: Bệnh nhân tự đi tiểu được
- Lấy nước tiểu qua sonde: Đối với những bệnh nhân có đặt ống thông tiểu
- Chọc dò qua xương mu
- Lấy nước tiểu 24 giờ
 Lấu nước tiểu thường quy:
Lọ đựng bệnh phẩm: không yêu cầu vô khuẩn, nhưng phải sạch, có nắp, dán nhãn tên
bệnh nhân
Thông thường các xét nghiệm sẽ lựa chọn lấy mẫu nước tiểu giữa dòng. Vì mẫu
nước tiểu đầu dòng dễ có nguy cơ mẫu nước tiểu bị nhiễm khuẩn từ bàn tay hay quanh
niệu dạo, ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể. Ngược lại, với mẫu nước tiểu cuối dòng sẽ
chứa nhiều cặn, ảnh hưởng tới kết quả của một số xét nghiệm liên quan.
Quy trình lấy nước tiểu giữa dòng:
- Hướng dẫn NB vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài
- Tiểu bỏ một ít nước tiểu đầu dòng, lấy nước tiểu giữa dòng vào 2/3 lọ chứa khoảng
20 – 30 ml. Đậy nắp lọ
- Đưa bệnh phẩm và giấy xét nghiệm lên phòng xét nghiệm
 Lấy nước tiểu qua sonde
Phương pháp này áp dụng đối với người bệnh nặng, không thể tự lấy nước tiểu và
khó cử động. Nhân viên y tế sẽ dùng một ống sonde nhỏ xuyên qua niệu đọa đi vào
bàng quang, để cho nước tiểu chảy qua vào lọ vô trùng.

Quy trình lấy nước tiểu qua sonde:


- Kẹp ống thông lại trước 30 phút, chuẩn bị bơm tiêm
- Nhân viên y tế rửa tay, đi găng sạch
- Đặt tư thế người bệnh sao cho dễ tiếp xúc với ống thông
- Sát khuẩn vị trí chọc kim trên ống thông. Chọc kim chếch 450 vào vị trí tiếp nối
giữa ống thông và túi đựng nước tiểu, hút khoảng 5 ml nước tiểu (nếu cấy nước
tiểu) hoặc 20ml nước tiểu (nếu xét nghiệm sinh hóa).
- Bơm nước tiểu vào ống nghiệm có dán nhãn thông tin bệnh nhân.
- Tháo bỏ kẹp để nước tiểu chảy xuống túi chứa.
 Chọc dò qua xương mu
Phương pháp này đảm bảo nhất về chất lượng nước tiểu lấy được., tuy nhiên kỹ
thuật rất phức tạp. Kỹ thuật chọc dò qua xương mu sẽ được thực hiện bởi các bác
sỹ lâm sàng có chuyên môn trong các trường hợp đặc biệt.
Quy trình lấy mẫu nước tiểu chọc dò qua xương mu:
- Kiểm tra mạch, huyết áp cho người bệnh trước khi thực hiện thủ thuật.
- Bác sĩ rửa tay, mặc áo thủ thuật, đi găng vô trùng.
- Yêu cầu người bệnh nằm đúng tư thế. Sau đó trải mảnh vải nhựa dưới mông người
bệnh sau đó trải sang vô khuẩn không lỗ. Sát trùng rộng toàn bộ vùng chuẩn bị làm
thủ thuật
- Xác định vị trí sẽ chọc dò là đường trắng giữa, trên nếp lằn da ngay sát xương mu.
Điều dượng phụ sát trùng vị trí chọc (da bụng từ khớp vệ đến giữa rốn).
- Gây tê da và tổ chức dưới da vùng chọc hút nước tiểu. Chọc kim thẳng đứng qua da
và tổ chức dưới da. Khi kim đã qua thành bàng quang thì hút nước nước, bỏ 5ml
nước tiểu dầu để loại bỏ hồng cầu khi đầu kim qua thành bàng quang.
- Rút nước tiểu cho vào ống nghiệm và gửi ngay tới phòng xét nghiệm.
 Lấy nước tiểu 24 giờ:
- Cho 10ml chất bảo quản: formol, phenol hoặc axit hydric 1% vào bô sạch có nắp
đậy.
- Lấy đủ nước tiểu trong 24h: buổi sáng khi ngủ dậy bỏ nước tiểu đầu tiên, từ nước
tiểu lần thứ 2 giữ lại cho vào bô đã chuẩn bị.
- Dặn BN giữ lại nước tiểu cả khi đi đại tiện và khi tắm.
- Đến sáng hôm sau đi tiểu lần cuối vào bô (ví dụ: 8h sáng hôm trước đến 8h sáng
hôm sau).
- Nhân viên y tế đo và ghi số lượng nước tiểu vào bảng theo dõi.
- Lắc đều nước tiểu, lấy đủ lượng nước tiểu theo yêu câu xét nghiệm vào ống
nghiệm, gửi xét nghiệm và giấy đến khoa xét nghiệm.
- Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ
2.3. Lấy mẫu bệnh phẩm đường hô hấp
2.3.1. Mẫu đờm
Đờm được bài tiết bởi các tế bào lót đường hô hấp với số lượng tối thiểu hằng ngày. Một
số bệnh lý đường hô hấp có thể gây tăng số lượng hoặc thay đổi tính chất của đờm.
Xét nghiệm đờm hỗ trợ trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh, như viêm phế quản, viêm
phổi, ung thư phổi, …
Thông thường, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn và tự khạc đờm. Tuy nhiên, trong trường hợp
bệnh nhân không thể khạc được, hút đờm là phương pháp được sử dụng để lấy mẫu bệnh phẩm.
Tốt nhất nên lấy mẫu đờm vào sáng sớm khi bệnh nhân đã đánh răng. Nếu người bệnh đã ăn thì
nên đợi 1-2 giờ rồi mới thực hiện kỹ thuật lấy mẫu
Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm đờm thường quy:
- Giải thích và hướng dẫn cho người bệnh cách ho và khạc đờm
- Cho bệnh nhân đánh răng hoặc súc miệng bằng nước sạch
- Hướng dẫn người bệnh thở sâu 3-4 lần, chú ý thở chậm và thở hết ra. Sauk hi thở ra
hết 1 lần, yêu cầu người bệnh ho khạc đờm trực tiếp vào lọ đựng bệnh phẩm.
- Làm lại tương tự cho đến khi được 1 – 1.5ml đờm (không lẫn nước bọt)
- Đậy chặt nắp lọ đựng bệnh phẩm. Nếu có đờm rây ra phía bên ngoài thì lau sạch
bằng bông cồn.
- Ghi tên vào lọ bệnh phẩm và chuyển ngay tới phòng xét nghiệm.
2.3.2. Dịch ngoáy họng
Quy trình lấy mẫu dịch ngoáy họng:
- Yêu cầu người bệnh há miệng to
- Dùng que đè lưỡi nhẹ nhàng bệnh nhân
- Đưa tăm bông vào vùng hầu họng, miết lấy dịch và tế bào vùng họng, xoay tròn
nhẹ từ 3 – 4 lần để thấm nhiều dịch.
- Đặt que tăm bông đã thấm dịch hoàn toàn trong typ chứa 3ml môi trường vận
chuyển
- Đưa ngay tới phòng xét nghiệm
2.3.3. Dịch tỵ hầu
Quy trình kỹ thuật
- Yêu cầu người bệnh ngồi yên, hơi ngửa mặt. Nếu là trẻ nhỏ thì cần có người lớn
giữ.
- Người lấy mẫu bệnh phẩm nghiêng đầu bệnh nhân ra sau khoảng 70 độ, đỡ tay
phía sau cổ bệnh nhân.
- Tay còn lại đưa tăm bông nhẹ nhàng vào mũi, vừa đẩy vừa xoay tăm bông đi nhẹ
vào khoảng 1⁄2 độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía. Giữ tăm bông tại vị trí lấy
mẫu dịch trong vòng 5 giây để lấy đủ dịch thấm tối đa.
- Từ từ xoay và rút tăm bông ra. Đặt que tăm bông đã thấm dịch vào trong tuýp chứa
3ml môi trường vận chuyển và đem đi bảo quản
2.4. Lấy phân
Hướng dẫn bệnh nhân đi ngoài vào bô không lẫn nước tiểu. Trong các xét nghiệm vi sinh
nuôi cấy, khuyến cáo nên lấy mẫu phân trước khi bệnh nhân điều trị kháng sinh.
Điều dưỡng đeo găng tay.
Chọn chỗ phân có biểu hiện bệnh lý như: nhầy, máu, lợn cợn trắng, dung tăm bông lấy một
lượng phân bằng đầu ngón tay út (hạt ngô, khoảng 10 -15g) cho vào lọ xét nghiệm.
Gửi bệnh phẩm và giấy đến phòng xét nghiệm. Ghi hồ sơ.
Không khuyến cáo lấy mẫu phân bằng que phết trực tràng vì không đủ lượng bệnh phẩn để
nuôi cấy và phân lập vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh không tự đi tiêu được,
que phết trực tràng có thể được sử dụng để lấy mẫu phân nuôi cấy
2.5. Lấy mủ
Mẫu bệnh phẩm mũ thường được sử dụng trong các trường hợp có vết thương biểu hiện
nhiễm khuẩn. Kết quả xét nghiệm giúp chẩn đoán và điều trị, chăm sóc vết thương nhanh hồi
phục, phòng tránh nhiễm khuẩn toàn thân.
2.5.1. Vết thương kín
- Sát trùng vùng da bên ngoài bằng cồn 70, chờ khô
- Chọc kim hút lấy mủ cho vào lọ bệnh phẩm vô khuẩn (nắp vặn chặt)
- Gửi ngay đến phòng xét nghiệm (<2h)
2.5.2. Vết thương hở
- Lau sạch vùng da lành xung quanh với cồn 70
- Lau sạch mủ vết thương bằng gạc vô khuẩn thấm NaCl 0.9%
- Dùng tăm bông vô khuẩn phết lấy mủ hay mô cho vào lọ vô khuẩn
- Gửi ngay đến phòng xét nghiệm
XÂY DỰNG – TỔ CHỨC – QUẢN LÝ PHÒNG XÉT NGHIỆM

Xây dựng tổ chức quản lý phòng xét nghiệm là công việc rất quan trọng của người kỹ thuật
viên cần phải hiểu biết rõ để biết cách xây dựng, bố trí sắp xếp quản lý tốt một phòng xét nghiệm
, phục vụ cho công việc xét nghiệm mang lại hiệu quả cao.

1.THIẾT KẾ XÂY DỰNG MỘT PHÒNG XÉT NGHIỆM:

1.1 Hướng nhà:

Tốt nhất là hướng nam. Trục của khu nhà theo hướng đông tây, lưng nhà quay về hướng bắc.
Để tận dụng được ánh sáng mặt trời, mát về mùa hè, tránh gió rét về mùa đông.

1.2. Nền nhà:

Để tránh ẩm thấp, nền nhà phải cao. Lát gạch men chống trơn để thường xuyên cọ rửa, khử
khuẩn.

1.3. Tường nhà:

Tường nhà nên làm bằng vật liệu chịu nước, phẳng nhẵn, bền vững.

Tường bên trong các phòng labo nên sử dụng vật liệu chống thấm, chống ăn mòn hóa chất,
dễ cọ rửa

Nên sơn kháng khuẩn, ốp hoặc sơn toàn bộ bề mặt

1.4. Hệ thống ánh sáng:

Tận dụng ánh sáng tự nhiên một cách tối đa để tiết kiệm điện hoặc dùng ánh sáng đèn.
Nếu tận dụng ánh sáng tự nhiên nên chú ý tới tỷ lệ giữa diện tích các cửa sổ, cửa ra vào, lỗ
thoáng với diện tích nền nhà bằng 1/4- 1/5.

Ví dụ: Diện tích nền nhà bằng 50 m2 thì diện tích các cửa lỗ thoáng phải bằng 10- 13 m2.

Nên làm cửa 2 lớp: lớp trong là cửa kính, lớp ngoài là cửa gỗ. Cửa ra vào nên làm ở chính
giữa phòng. Cửa đi và cửa sổ phải được làm bằng các vật liệu tổng hợp hoặc kim loại kết hợp
với kính trong, có chốt và khóa an toàn. Cửa phòng xét nghiệm luôn phải đóng khi thực hiện xét
nghiệm

1.5. Hệ thống điện nước:

1.5.1. Hệ thống điện:


Tuỳ từng điều kiện cho phép song phải có ổn áp, có công suất lớn riêng cho khu xét
nghiệm để đảm bảo nguồn điện ổn định, nâng cao hiệu qủa của máy móc xét nghiệm. Phải mắc
các ổ cắm điện ngang tầm với chiều cao của bàn làm xét nghiệm để tiện lợi cho việc sử dụng
máy móc. Các máy thường có ổn áp và lưu điện riêng.

Các khoa Xét nghiệm phải dược cấp điện liên tục 24h/ngày. Hệ thống điện phải đảm bảo
yêu cầu sau:

– Hệ thống điện cấp chiếu sáng phải độc lập với hệ thống điện cấp cho các thiết bị.
– Có nguồn điện thay thế
– Hệ thống dây dẫn và thiết bị kiểm soát, cung cấp điện phải đảm bảo an toàn và phù hợp
các thông số kỹ thuật (công suất, chất lượng…).
– Tuỳ theo yêu cầu các Labo được cung cấp điện 1 chiều hoặc điện 3 pha.
– Tiếp địa toàn bộ hệ thống.

1.5.2. Hệ thống nước:

Phải được cung cấp đầy đủ nước cho khu xét nghiệm, phải xây dựng hệ thống bể dự trữ
nước và đường ống dẫn vào các phòng. Nếu không có nước máy phải xây dựng hệ thống bể lọc
nước để đảm bảo nguồn nước trong, sạch rửa các dụng cụ thuỷ tinh.

Có hệ thống thu gom, xử lý hoặc trang thiết bị nước thải. Đối với cơ sở xét nghiệm đang
hoạt động trước ngày Nghị định 103/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành phải có kết quả xét
nghiệm nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải vào nơi chứa
nước thải chung.

2.TỔ CHỨC -SẮP XẾP PHÒNG XẾT NGHIỆM:

2.1. Tổ chức, bố trí phòng làm việc: Tuỳ theo điều kiện của cơ sở, quy mô lớn hay nhỏ ta
có thể bố trí như sau:

 Phòng hành chính: nên để đầu dãy nhà để cho tiện việc giao nhận, trả phiếu xét nghiệm,
sinh hoạt khoa.

 Có các khoa riêng biệt: Vi sinh, Ký sinh trùng, Huyết học, Hoá Sinh, Sinh học phân
tử, Miễn dịch,…. Nếu không có điều kiện có thể ghép huyết học và hoá sinh cùng một
phòng hoặc một phòng xét nghiệm máu, phòng xét nghiệm phân và nước tiểu, phòng
rửa dụng cụ.v.v...

2.2. Sắp xếp trong phòng:

Tùy vào trang thiết bị của phòng xét nghiệm mà có sự sắp xếp cho phù hợp.
Ví dụ, hình ảnh của một phòng xét nghiệm cơ bản nhất:

 Ở giữa phòng để bàn làm xét nghiệm. Bàn nên làm bằng sắt lát gạch men để dễ làm
vệ sinh, khử khuẩn. Trên bàn ở giữa có thể kê giá cao, thấp để hoá chất thuốc thử.
 Phía sát tường nên có một dãy tủ chiều cao khoảng 0,8 m để đựng dụng cụ hoá
chất, giống như một kho nhỏ của phòng, mặt trên tủ có lát một lớp gạch men trắng
để máy móc hoặc có thể dùng làm bàn xét nghiệm.
 Lavabô: để góc nhà.
 Bàn nhuộm tiêu bản để cạnh Lavabô.
 Bàn để máy ly tâm riêng.
 Bàn để cân phân tích hoặc cân điện riêng.
 Bàn để kính hiển vi nên đặt sát cửa sổ để tận dụng ánh sáng mặt trời.
 Các góc phòng là nơi để các tủ lạnh, tủ ấm, tủ sấy, nồi hấp, máy cất nước
 Riêng tủ lạnh, nồi hấp, máy cắt nước nên để gần Lavabô để tiện cho việc vận hành,
vệ sinh hàng ngày, tránh ẩm ướt khắp phòng. Nên bố trí tủ để kính hiển vi riêng,
trong tủ có hệ thống đèn dùng để sấy kính, 1 tủ kín có hệ thống thông hơi ra ngoài
đựng hoá chất độc.

3. QUẢN LÝ PHÒNG XẾT NGHIỆM:

3.1. Quản lý trang thiết bị dụng cụ hoá chất:

 Mỗi trang thiết bị máy móc trong phòng xét nghiệm phải có:

+ Lý lịch máy.

+ Nội qui sử dụng máy.

+ Người sử dụng bảo quản.

 Dụng cụ:

+ Sắp xếp thứ tự.

+ Dụng cụ thuỷ tinh xếp hộp kín, trong tủ ấm để tránh bụi bẩn.

 Hoá chất: mỗi lọ hoá chất phải có nhãn ghi rõ ràng thời hạn sử dụng. Các Kit hoá chất
để tủ lạnh, hoá chất độc để trong tủ kính có khoá, có ống thông hơi ra ngoài.

 Tất cả các máy móc, dụng cụ, hoá chất đều được quản lý bằng thẻ kho sau:

Nguồn gốc Dự trù Nhận Xuất Còn lại


Số Số Số
Tên Ngày Ngày Ngày
lượng lượng lượng

3.2. Quản lý chuyên môn:

Quản lý theo chức trách của từng đối tượng cán bộ.

- Trưởng khoa XN
- Bác sỹ chuyên khoa XN
- Kỹ thuật viên trưởng
- Cử nhân xét nghiệm
- Kỹ thuật viên XN
- Điều dưỡng viên
- Nhân viên quản lý chất lượng XN
- Nhân viên y tế khác làm việc tại khoa

4.3. Nội qui làm việc:

 Qui định thời gian lấy bệnh phẩm: tuỳ theo xét nghiệm đa số lấy bệnh phẩm vào sáng
sớm. Trường hợp đặc biệt phải lấy bệnh phẩm tại giường.

 Qui định đối với bệnh phẩm:

+ Mỗi lọ bệnh phẩm phải có nhãn ghi rõ họ, tên bệnh nhân, khoa phòng điều trị,
số giường, số buồng.

+ Những xét nghiệm cấp cứu phải ghi chữ '' cấp cứu'' để ưu tiên làm trước, trả
kết quả ngay.

 Qui định đối với kỹ thuật viên:

+ Căn cứ yêu cầu xét nghiệm sắp xếp công việc hợp lý.

+ Đánh số thứ tự bệnh phẩm phù hợp với phiếu xét nghiệm.

+ Những xét nghiệm yêu cầu cần phải làm ngay.

+ Những kết quả xét nghiệm cần được ghi vào sổ sách cụ thể.

+ Những kết quả cho kết quả nghi ngờ phải yêu cầu làm lại và báo cáo trưởng
khoa xem xét.

+ Những xét nghiệm bệnh phẩm dễ lây lan phải thao tác đúng qui tắc phòng dịch.
+ Những xét nghiệm với khí độc phải làm trong tủ có hệ thống thông hơi.

+ Phải tổ chức cấp cứu phòng độc, phòng tai nạn có thể xảy ra.

+ Tổ chức vệ sinh sau giờ làm việc.

+ Tổ chức thường trực để thường trực cấp cứu bệnh nhân.

+ Quản lý chặt chẽ thuốc độc và chất dễ cháy, nổ, các chủng vi khuẩn có tính chất
lây lan mạnh.
QUY ĐỊNH TẠI LABO XÉT NGHIỆM. KỸ THUẬT VÔ KHUẨN, TIỆT KHUẨN
TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM.

1. Yêu cầu khi thực hành phòng xét nghiệm


1.1. Yêu cầu về an toàn sinh học
Nhân viên phòng xét nghệm cần được đào tạo về an toàn toàn sinh học, nắm vững được
bảng phân loại các tác nhân sinh học. Hiểu rõ được mức độ nguy hiểm về khía cạnh an toàn sinh
học, liên quan đến tác nhân gây bệnh trong các giai đoạn thực hiện của quá trình xét nghiệm.
1.2. Yêu cầu về kỹ năng thực hành của nhân viên phòng xét nghiệm
Nhân viên phòng xét nghiệm được đào tạo về kỹ thuật chuyên môn, cũng như kiến thức
cần thiết khác liên quan đến việc sử dụng dụng cụ, trang thiết bị phòng xét nghệm để có thể làm
chủ được dụng cụ, trang thiết bị trong quá trình thực hiện xét nghiệm. Mặt khác, nhân viên
phòng xét nghiệm cần được đào tạo để có kiến thức về các quy định đảm bảo chất lượng phòng
xét nghiệm và quản lý chất lượng phòng xét nghiệm. Trên cơ này, nhân viên phòng xét nghiệm
có thể hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ được giao trong phòng xét nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ.
1.3. Yêu cầu về trang thiết bị bảo hộ trong quá trình làm việc
Để phòng vệ cho người thực hiện xét nghiệm cũng như cho cộng đồng, cần phải có trang
thiết bị bảo hộ cho người làm xét nghiệm phù hợp đối với từng loại tác nhân gây bệnh khác
nhau. Ngoài ra, cũng cần có trang thiết bị bảo hộ để tránh các tai nạn có thể xẩy ra trong quá
trình làm việc.
1.4. Kiểm tra định kỳ độ chính xác của công cụ, trang thiết bị sử dụng trong phòng xét
nghiệm
Để có kết quả xét nghiệm chính xác, kỹ năng của người làm công tác xét nghiệm đóng vai
trò quan trọng. Tuy nhiên, dụng cụ, trang thiết bị sử dụng trong phòng xét nghiệm cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến sự chính xác của kết quả xét nghiệm. Sau một thời gian sử dụng, sự sai lệch
của một số dụng cụ, trang thiết bị sửdụng trong phòng xét nghiệm có thể xẩy ra. Do vậy, việc
kiểm tra định kỳ độ chính xác của dụng cụ, trang thiết bị sử dụng trong phòng xét nghiệm cần
được thực hiện, ví dụ như việc kiểm tra định kỳ độ chính xác của pipet bán tự dộng, cân phân
tích...
1.5. Các quy định về sử dụng sinh phẩm, hóa chất, động vật dùng trong phòng xét nghiệm
Khi thực hiện xét nghiệm liên quan đến sinh phẩm,hoá chất, người là xét nghiệm cần sử
dụng sinh phẩm và hoá chất theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, không sử dụng lẫn lộn sinh
phẩm, hoá chất của bộ sinh phẩm này lẫn với sinh phẩm và hoá chất của bộ sinh phẩm khác.
Động vật sử dụng để thực nghiệm trong phòng xét nghiệm phải là những động vật khoẻ
mạnh, có xuất xứ rõ ràng về nguồn gốc, có nơi nuôi động vật xét nghiệm riêng biệt, đảm bảo các
chất thải của động vật sử dụng làm thực nghiệm được xử lý đảm bảo an toàn cho môi trường
xung quanh.
1.6. Các quy định về xử lý rác thải y tế
Rác thải y tế bao gồm mẫu bệnh phẩm loại bỏ trong quá trình xét nghiệm, chất thải trong
quá trình xét nghiệm cần được phân loại và xử lý theo đúng quy định về an toàn sinh học để
tránh lây lan trong phòng xét nghiệm và làm ô nhiễm trong cộng đồng.
2. Tiệt khuẩn, khử khuẩn trong phòng xét nghiệm
2.1. Khái niệm
Vô khuẩn là một quá trình thao tác nhằm ngăn chặn hay dự phòng sự xâm nhập của vi sinh
vật đến các dụng cụ chuyên môn, tới phòng mổ, buồng tiêm, buồng thay băng, buồng pha chế
thuốc hoặc vết thương, vết mổ, …
Tiệt khuẩn là các biện pháp vật lý, hóa học nhằm loại bỏ hoàn toàn hoặc tiêu diệt hết vi
sinh vật sống có trên các dụng cụ, phương tiện, dịch truyền,…
Tẩy uế là các biện pháp dùng hóa chất nhằm loại bỏ hoàn toàn hoặc tiêu diệt hết vi sinh vật
sống có trên đồ vật hoặc ngoại cảnh.
Sát khuẩn là dùng các hóa chất để diệt vi sinh vật nhưng tổ chức trên tổ chức sống (trên da,
răng, miệng …) và các hóa chất này tương đối ít độc hơn chất dùng để tẩy uế.
Trong chẩn đoán vi sinh vật gây bệnh yêu cầu cơ bản đặt ra cho người làm kỹ thuật là phải
bảo đảm vô khuẩn, làm tốt công tác tiệt khuẩn.
2.2. Thao tác và kỹ thuật vô khuẩn
2.2.1. Ý nghĩa
Tránh sự tạp nhiễm cho mẫu nghiệm và đem lại kết quả chẩn đoán chính xác
Tránh được sự lây nhiễm cho người tiếp xúc và lây lan cho môi trường xung quanh.
2.2.2. Các thao tác kỹ thuật vô khuẩn
2.2.2.1. Sử dụng que cấy
Cầm que cấy như cầm bút, “mềm” cố tay để dễ làm thao tác.
Khử khuẩn đầu kim loại que cấy trên ngọn lửa đèn cồn: vừa đốt vừa xoay que cấy. Phải
khử khuẩn đầu kim loại que cấy trước và sau khi lấy bệnh phẩm
2.2.2.2. Sử dụng hộp peptri
Cách cầm hộp peptri: thường dùng tay trái để cầm hộp peptri
- Dùng cả bàn tay đỡ đáy hộp và dùng ngón 1 cố định lên bờ nắp hộp.
- Dùng ngón tay 3, 4, 5 đỡ đáy hộp, 2 ngón 1 và 2 vòng theo chu vi nắp hộp.
Cách mở và đóng nắp hộp peptri: dùng ngón 1 để mwor và đóng nắp hộp.
Chú ý: ít khi mở toàn bộ nắp hộp, thường mở một phần để hạn chế vi khuẩn từ không khí
rơi vào trong hộp peptri.
2.2.2.3. Sử dụng ống nghiệm
Thường dùng tay trái cầm ống nghiệm, tay phải cầm các dụng cụ khác như que cấy, pipet,
ống hút, …
Mở nút ống nghiệm: Dùng mô út của bàn tay phải mở nút ống nghiệm, Tay trái xoay và
kéo ống nghiệm ra khỏi nút.
Đóng nút ống nghiệm: Làm như mở nút nhưng đẩy ống nghiệm vào nút theo hướng ngược
lại khi mở nút.
Khử khuẩn ống nghiệm: Sau khi mở nút ống nghiệm, phải hơ nóng miệng ống nghiệm trên
ngọn lửa đèn cồn trước khi lấy bệnh phẩm (vừa hơ vừa xoay tròn miệng ống nghiệm). Phải khử
khuẩn lại trước khi đậy nút ống nghiệm.
2.2.2.4. Sử dụng ống hút
Có 2 loại ống hút: Ống hút khắc độ và ống hút Pasteur. Các ống hút đều có bông nút ở đầu,
được bọc giấy và được khử khuẩn ở 1700C/30 phút trước khi sử dụng. Khi dùng các ống hút
không phải khử khuẩn lại.
Dùng quả bóp cao su để hút dịch. Cắm ống hút đã dùng vào bình chứa dung dịch khử
khuẩn.
Ngoài ra, hiện nay người ta thường sử dụng các pipet hay ống hút tự động hoặc bán tự
động. Cần sử dụng tới đầu côn (hay còn gọi là tip) để hút các dung dịch hóa chất.
2.3. Các kỹ thuật tiệt khuẩn bằng nhiệt
2.3.1. Tiệt khuản bằng nhiệt khô
2.3.1.1. Phương pháp đốt
Dùng lò đốt nhỏ để đốt xác động vật thí nghiệm, bông gạc bẩn. Dùng cồn đốt các dụng cụ
tiểu phẫu thuật hoặc dùng đèn cồn, đèn gaz khử khuẩn miệng ống nghiệm, đầu kim loại que cấy.
2.3.1.2. Sấy khô bằng không khí nóng (dùng tủ sấy khô):
Nguyên lý
Dùng tủ kim loại có nguồn nhiệt nâng nhiệt độ không khí trong tủ lên tới 170 – 1800C. Ở
1700C / 60 phút hoặc 1600C /120 phút tất cả các vi khuẩn và nha bào đều bị diệt do quá trình mất
nước của tế bào vi sinh vật.
Cấu trúc tủ sấy
Bộ phận điều chỉnh nguồn điện
Nhiệt kế
Bộ phận ngắt tự động (phòng khi nhiệt độ lên quá mức yêu cầu).
Các đèn hiệu (để báo cho biết dòng điện có hoạt động hay không)
Cách sử dụng
Cho các đồ vật cần sấy vào tủ (ống nghiệm, ống hút, hộp lồng peptri, …), các dụng cụ này
sau khi đã rửa sạch, phơi khô, phải được gói thành từng gói bằng giấy. Để đồ vật trên các giá
lưới thép, tránh chạm vào thành tủ vì nhiệt độ ở thành tủ cao có thể làm cháy giấy bọc, hoặc làm
vỡ đồ thủy tinh.
Dòng mạch điện (mở nguồn nhiệt), chờ khi nhiệt kế chỉ đủ nhiệt độ yêu cầu thì duy trì ở
nhiệt độ đó trong 30 phút. Tắt nguồn nhiệt.
Chờ khi nhiệt độ hạ xuống khoảng 50 – 60 0C (mùa hè) và 30 – 400C (mùa đông) mới được
mở tủ lấy dụng cụ ra.
Lưu ý:
- Tủ sấy chỉ dùng để sấy dụng cụ thủy tinh, không sấy đồ nhựa, cao su. Dụng cụ kim loại
có thể sấy, nhưng nếu sấy nhiều sẽ bị gỉ, giòn và dễ gẫy.
- Cửa tủ sấy và lỗ thông hơi phải được đậy kín khi bắt đầu sấy. Chú ý theo dõi các đèn
hiệu và nhiệt kế. Khi nhiệt độ đang cao không được mở tủ, muốn mở tủ sấy phải mở lỗ
thông hơi trước.
- Sau khi sấy, đồ vật được lấy ra nên để trên giấy, vải, gỗ vì nếu để trực tiếp xuống nền
đá lạnh thì đồ vật dễ bị vỡ. Có thể kiểm tra nhiệt độ sấy có đủ đảm bảo khử khuẩn
không bằng cách xem các nút bông: nếu có màu nâu là vừa, nếu nút bông còn màu
trắng là nhiệt độ thấp (nhỏ hơn 1400C) chưa đạt yêu cầu, nút bông cháy đen là nhiệt độ
quá cao.
- Dụng cụ sấy vô khuẩn có thể dùng trong 7 ngày. Khi để quá thời gian này phải sấy lại.
3.3.2 Tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt
3.3.2.1 Phương pháp luộc sôi dụng cụ
Đun sôi và duy trì nhiệt độ 1000C trong thời gian 30 phút, muốn làm nhiệt độ tăng thì cho
thêm 1 – 2 % Na2CO3.
Ứng dụng: Thường dùng để tiệt khuẩn bơm kim tiêm, dụng cụ tiểu phẫu thuật.
3.3.2.2 Tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt dưới áp lực (dùng nồi hấp Autoclave)
Nguyên lý
Trong một nồi kín không có không khí, chỉ có hơi nước, khi áp lực hơi nước tăng thì nhiệt
độ cũng tăng theo một tương quan nhất định. Trong nồi kín khi nhiệt độ duy trì ở 110 – 1210C /
30 phút tương ứng với áp lực 1 – 1.2 at thì các vi khuẩn và nha bào đều bị tiêu diệt.
Cấu trúc nồi hấp
Nồi hấp là một loại thùng có hai lần vỏ:
- Lớp vỏ ngoài rất dày, có thể chịu được áp suất tới 5 – 6 at.
- Lớp vỏ trong dùng để đựng đồ cần hấp.
Nắp nồi hấp bằng thép dày, chắc, có các ốc để vặn giữ cho nắp không bị bật khi áp suất
trong nồi lên cao.
Đồng hồ đo áp lực và nhiệt độ
Một van xả hơi
Một van an toàn.
Một van ở nơi đổ nước vào.
Cách sử dụng
Đổ nước cất vào nồi với số lượng quy định (quan sát vạch mức nước). Mỗi lần hấp nên
thay nước.
Mở nắp nồi, xếp các đồ vật cần hấp vào (môi trường, sinh phẩm, đồ vải, đồ nhựa …). Giữa
các vật thủy tinh bên trong có chứa chất lỏng thì nên chèn vải hoặc giấy để khi sôi không chạm
vào nhau, đồ vật sấy không nên để sát nhau và sát thành quá. Đậy nắp, vặn ốc từng cặp đối diện
nhau để tránh kênh nắp nồi.
Điều chỉnh kim đồng hồ áp kế (1at)
Đóng mạch điện. Khi nước sôi thì mở van xả hơi, lúc đầu hơi trắng và chưa đều, khi hơi ra
đều và trong xanh thì mới đóng van lại. Làm như vậy để không khí trong nồi hấp ra hết nhằm
tránh sai lệch về nhiệt độ, áp suất (có thể kiểm tra không khí trong nồi còn hay hết bằng cách
dùng một ống cao su, một đầu lắp vào khóa thoát khí, đầu kia nhúng vào một chậu nước lạnh,
khi không thấy sủi bọt trong chậu nước là chứng tỏ không khí trong nồi đã ra hết). Đóng van xả
hơi và van an toàn.
Tiếp tục đun nóng đến khi kim áp kế chỉ 1at, nhiệt độ 1210C thì duy trì trong 30 phút. Với
các môi trường dinh dưỡng chỉ cần duy trì 1210C trong 15 – 20 phút. Ngắt điện khi đủ thời gian
cần thiết.
Chờ kim áp kế chỉ về số 0 mới mở nắp nồi cho thoát hơi ra từ từ và lấy dụng cụ hóa chất
đã khử khuẩn (phải đóng nắp nồi ngay vì nếu chờ nguội hẳn thì nắp sẽ dính chặt vào nồi rất khó
mở.
Lưu ý:
- Phải kiểm tra van an toàn, vì nếu van hỏng có thể gây nổ rất nguy hiểm
- Phải có mặt thường xuyên bên cạnh chỗ hấp suốt thời gian vận hành.
- Không để nhiệt độ tăng quá cao làm vỡ dụng cụ hoặc hỏng môi trường. Không tháo hơi
ra quá nhanh, là thủy tinh có thể bị nứt và các nút bình môi trường có thể bị bật ra
ngoài.
- Dụng cụ hấp ướt chỉ dùng trong 3 ngày, môi trường trong bình kín hoặc ống nghiệm có
thể giữ được 1 tuần.
Ứng dụng: Đây là phương pháp tiệt khuẩn rất tốt và thường được dùng tại các bệnh viện,
các phòng thí nghiệm và các cơ sở y tế để khử khuẩn dụng cụ kim loại, cao su, nhựa, băng
gạc, môi trường, hóa chất, …
3.3.2.3 Phương pháp Tyndal
Nguyên lý: Ở nhiệt độ 60 – 800 C trong 1 giờ, protein của vi khuẩn bị đông vón lại. Khi
nhiệt độ này trở về bình thường, nha bào phát triển thành thể dinh dưỡng. Sau 24 giờ lại đun
nóng lần 2, làm như vậy 3 – 4 ngày liền và cuối cùng các vi khuẩn còn lại sẽ bị diệt.
Ứng dụng: Thường dùng để tiệt khuẩn sinh phẩm, huyết tương, huyết thanh. Vì một số hóa
chất, sinh phẩm sẽ bị hủy hoại khi khử khuẩn ở nhiệt độ cao.

You might also like