You are on page 1of 6

Báo cáo thực hành phản ứng chéo 2 nhóm

máu khác nhau


1.Dụng cụ thí nghiệm:
- ống nghiệm
- máy li tâm
- ống hút pipet
-dung dịch Nacl 0,9%
- kim lấy máu
-máu người cho: Orh+ :2ml
-máu người nhận: Brh+ :2ml
- kính hiển vi (40X)
-bông cồn
-lam kính
-lamen
2. Tiến hành thí nghiệm
BƯỚC 1: Lấy máu tĩnh mạch của người cho và người
nhận ; đánh dấu ống máu người cho và người nhận
Bước 2: Cho máu người cho và người nhận vào máy
li tâm, li tâm trong vòng 3 phút
Bước 3: Đánh dấu các ống nghiệm thủy tinh
-ống 1: phản ứng 1
-ống 2: phản ứng 2
-ống hồng cầu người cho 5%
-ống hồng cầu người nhận 5%
Bước 4:
+Lấy huyết tương của người nhận (2 giọt) vào ống
nghiệm 1
+Lấy huyết tương của người cho (2 giọt) vào ống
nghiệm 2
Bước 5: Pha loãng hồng cầu
-Cho 19 giọt dung dịch Nacl 0,9% và 1 giọt hồng cầu
của người cho vào ống nghiệm hồng cầu người nhận
5%
-Cho 19 giọt dung dịch Nacl 0,9% và 1 giọt hồng cầu
của người nhận vào ống hồng cầu người nhận 5%
Bước 6: Làm phản ứng
-Phản ứng 1: Lấy 1 giọt hồng cầu 5% của người cho,
cho vào ống 1 ( có sẵn 2 giọt huyết tương của người
nhận)
- Phản ứng 2: Lấy 1 giọt hồng cầu 5% của người
nhận cho vào ống 2 ( có sẵn 2 giọt huyết tương của
người cho)
-Đem cả 2 ống vào máy li tâm 3 phút rồi lấy ra lắc
mạnh
Bước 7: Lần lượt lấy máu ở ống 1 và ống 2, bỏ vào
lam kính có đánh số đậy bằng 1 tấm lamen và đưa
lên kính hiển vi soi với vận kính 40X
3. Kết quả thí nghiệm
- Ở lam kính số 1 có máu ở ống nghiệm 1 thấy không
ngưng kết => âm tính( các hồng cầu nằm rời rạc)
- Ở lam kính số 2 có máu ở ống nghiệm 2 thấy ngưng
kết => dương tính (hồng cầu nằm từng đám , chụm
lại và riêng lẻ)

**huyết tương sau khi được tách và loại bỏ những


yếu tố đông máu sẽ trở thành huyết thanh
2.1. Huyết tương
- Một số đặc điểm của huyết tương:

Huyết tương và các tế bào máu góp phần là hai cấu


thành của máu. Huyết tương chiếm khoảng 50 đến
65% lượng máu trong cơ thể và nó chính là một
thành phần quan trọng của máu.

- Màu sắc của huyết tương:

Màu sắc của huyết tương không cố định, tùy thuộc


vào tình trạng sinh lý, sức khỏe của con người, huyết
tương có thể thay đổi màu sắc.
Ở những người khỏe mạnh, màu của huyết tương
thường là vàng nhạt hoặc trong suốt. Sau khi tiêu
thụ thức ăn, màu sắc của huyết tương có thể chuyển
sang màu đục hơn và nó có thể chuyển sang màu
vàng chanh sau khi ăn khoảng vài giờ.

- Thành phần của huyết tương:

Trong huyết tương có khoảng 90% là nước về thể


tích, còn lại là một số protein, thành phần hữu cơ,
muối vô cơ,… Một số protein quan trọng nhất trong
huyết tương bao gồm Albumin với vai trò là yếu tố
quan trọng tạo ra áp suất thẩm thấu của máu,
Globulin có thể hòa tan trong huyết tương,
Fibrinogen có tác dụng liên kết với máu trong quá
trình cầm máu.

2.2. Huyết thanh


- Đặc điểm của huyết thanh:

Thông thương, huyết thanh có những đặc điểm biểu


hiện và có chứa các thành phần giống với huyết
tương. Sự khác biệt là: Huyết thanh không có chứa
Fibrinogen - yếu tố làm đông máu. Nói một cách dễ
hiểu hơn, huyết thanh bao gồm các loại protein
không có tác dụng làm đông máu và bên cạnh đó là
các chất điện giải, kháng nguyên, kháng thể, nội tiết
tố, chất ngoại vi sinh,…

Huyết thanh không có chứa Fibrinogen - yếu tố làm


đông máu

Huyết thanh không có chứa Fibrinogen - yếu tố làm


đông máu

- Về màu sắc:

Màu sắc của huyết thanh có thể cảnh báo những vấn
đề sức khỏe mà cơ thể đang gặp phải. Chẳng hạn
nếu huyết thanh có màu sữa, đục màu hoặc có màu
vàng đậm thì có thể là do tình trạng Cholesterol
trong máu tăng cao hoặc cũng có thể bệnh nhân
đang gặp phải biểu hiện tăng Bilirubin máu.

- Thành phần của huyết thanh:

Trong huyết thanh có các nguyên tố vi lượng, đa


lượng, chẳng hạn như Kali, Natri, Canxi, Clorua,
Magie, Enzyme, glucose, bilirubin, creatinine, axit
uric,...

You might also like