You are on page 1of 12

AN TOÀN TRUYỀN MÁU

Ths-BS-CKII Nguyễn Chí Huân

Phần thủ tục


- Tên học phần: Nội bệnh lí 2
- Đối tượng: SVY4
- Thời gian học: 2 tiết(100 phút)
- Năm học: 2020-2021

MỤC TIÊU:
1. Trình bày được các thành phần máu, các hệ thống nhóm máu và vai trò trong truyền máu.
2. Trình bày được tác nhân truyền bệnh và biện pháp phòng lây bệnh qua truyền máu.
3. Nêu được các chế phẩm máu chính và chỉ định điều trị.
4. Thực hiện được truyền máu lâm sàng, phát hiện và xử trí được phản ứng truyền máu.
5. Phân tích được vai trò của cho máu tình nguyện trong an toàn truyền máu.

1. Các thành phần máu và vai trò.


Máu gồm các thành phần hữu hình (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết
tương (chứa các chất dinh dưỡng, chất vận chuyển, các yếu tố đông máu…).
1.1. Thành phần hữu hình.
- Hồng cầu: Là thành phần hữu hình chủ yếu, chứa huyết sắc tố có chức năng
vận chuyển ôxy từ phổi đến tổ chức và mang carbonic từ tổ chức để thải ra ngoài qua
phối; hồng cầu có đời sống khoảng 120 ngày. Khi già, hồng cầu bị phân hủy ở tổ chức
liên võng, chủ yếu là lách.
- Bạch cầu: Có nhiều loại bạch cầu với nhiều chức năng khác nhau để chống lại
tác nhân bên ngoài. Bạch cầu lympho có đời sống dài (có thể tới hàng chục năm) làm
nhiệm vụ sinh kháng thể dịch thể và phản ứng độc tế bào. Bạch cầu hạt và mono có

1
nhiệm vụ thực bào, đặc biệt tiêu diệt vi khuẩn. Loại bạch cầu này có đời sống ngắn,
vài giờ tới vài ngày.
- Tiểu cầu: Có chức năng cầm máu và tham gia trong đông máu, đời sống ngắn,
khoảng 6-11 ngày.
Cũng như hồng cầu khi về già, tiểu cầu và bạch cầu bị tiêu hủy ở hệ liên võng,
chủ yếu là lách.
1.2. Các thành phần huyết tương.
Huyết tương chứa các chất vận chuyển, các hormon, các vitamin, muối khoáng,
các chất dinh dưỡng, các yếu tố điều hòa nội môi và đặc biệt là các yếu tố đông máu.
- Protein: albumin chiếm quá nửa, là thành phần quan trọng trong truyền huyết
tương nhất là những người giảm protein, giảm albumin máu, giảm áp lực keo của máu
- Globulin, đặc biệt là globulin miễn dịch, hiện nay đã được một số trung tâm
chiết tách riêng.
- Các yếu tố đông máu: Tùy theo yếu tố, có đời sống khác nhau, nhìn chung ở
điều kiện bảo quản máu thông thường các yếu tố đông máu nhanh chóng bị phân hủy.
2. Một số hệ thống nhóm hồng cầu.
2.1. Nhóm máu hệ ABO.
- Kháng nguyên: Hệ nhóm máu ABO được đặc trưng là kháng nguyên A và
kháng nguyên B. Tên của nhóm máu là tên của kháng nguyên có mặt trên hồng cầu.
- Kháng thể: Đặc điểm của hệ nhóm máu ABO là có kháng thể tự nhiên, đó là
kháng thể tự nhiên có mà không qua miễn dịch, tồn tại một cách liên tục ở trong huyết
thanh của người không có kháng nguyên tương ứng. Ví dụ người nhóm máu B (không
có kháng nguyên A) sẽ có kháng thể chống A.
- Dựa trên sự có mặt của kháng nguyên trên hồng cầu và kháng thể trong huyết
thanh có thể tóm tắt 4 nhóm máu hệ ABO như sau:
Nhóm máu Kháng nguyên trên hồng cầu Kháng nguyên trong huyết thanh
Nhóm A A Chống A

2
Nhóm B B Chống B
Nhóm AB A và B Không có kháng thể
Nhóm O Không có kháng nguyên Chống A và Chống B

- Một số đặc điểm khác của nhóm ABO.


+ Nhóm A1, A2. Ngoài kháng nguyên A bình thường (còn gọi A 1) còn có
kháng nguyên A2. Người mang nhóm A2 nếu được truyền máu A1 có thể sinh kháng
thể chống A1 (đó là kháng thể miễn dịch), ngoài ra còn nhóm A3, Am.
+ Nhóm B biến tướng. Ngoài nhóm B bình thường, một số người có nhóm B
“biến chứng”, hồng cầu mang kháng nguyên B3, Bend.
+ Người nhóm máu O tuy không có kháng nguyên A, kháng nguyên B nhưng
thực tế là có kháng nguyên H. kháng nguyên H có mặt ở những người nhóm máu A,
B, AB và nhiều nhất là ở người nhóm máu O. Người không có kháng nguyên H đã
được phát hiện lần đầu tiên tại Bombay nên gọi là nhóm Bombay. Người nhóm
Bombay có kháng thể chống H tự nhiên chống lại hồng cầu những người nhóm máu O
và nhóm máu a, B, AB.
+ Kháng nguyên hệ ABO có mặt trên hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các tế
bào khác của cơ thể. Ngoài ra còn có chất kháng nguyên A, B hòa tan ở trong dịch tiết
(ở người tiết).
+ Ngoài kháng thể tự nhiên nêu trên còn có kháng thể miễn dịch chống A và
chống B ở người đã tiếp xúc với kháng nguyên mình không có (chửa đẻ nhiều lần,
truyền nhầm nhóm máu).
- Quy định về truyền máu đựa trên hệ nhóm ABO.
+ Quan niệm trước đây: Truyền cùng nhóm hệ ABO, trường hợp cấp cứu,
không có máu cùng nhóm thì: Nhóm AB là nhóm nhận phổ thông, nhóm O là nhóm
cho phổ thông, tuy nhiên chỉ được nhận hoặc cho một đơn vị.

3
+ Hiện nay: Nhờ tách được các thành phần máu, nên ngoài việc truyền cùng
nhóm máu ABO thì có thể truyền khối hồng cầu nhóm O cho các nhóm khác, khối
hồng cầu nhóm A hay B cho nhóm AB.
2.2. Hệ nhóm máu Rh và các hệ nhóm máu khác.
- Kháng thể hệ Rh là kháng thể miễn dịch, có thể xuất hiện sau lần truyền máu
thứ nhất, hay ở người chửa đẻ nhiều lần: người mẹ Rh (-) mang thai Rh (+) khi
chuyển dạ có một ít máu thai vào tuần hoàn mẹ gây miễn dịch, sinh kháng thể kháng
D và có thể gây phản ứng ngưng kết.
- Quy định truyền máu dựa trên Rh (D): Nếu cần truyền máu, người Rh (+) có
thể nhận máu Rh (+) và Rh (-); người Rh (-) chỉ nhận máu Rh (-), trừ trường hợp
không có máu Rh (-) mà thiếu máu đe dọa đến tính mạng thì phải có quy định riêng.
Các hệ nhóm máu khác: Hiện nay có rất nhiều hệ nhóm máu được phát hiện: Hệ
nhóm máu MN gồm kháng nguyên M và N do cặp gen cùng trội (MN) quy định, hệ
Kidd (Jka, Jkb), hệ Lewis, hệ Kell (K và k). Các hệ này thường do cặp gen cùng trội
quy định, kháng thể miễn dịch xuất hiện ở người tiếp xúc với kháng nguyên mà mình
vắng mặt (sau truyền máu, chửa đẻ…).
3. Nhóm bạch tiểu cầu.
Hệ nhóm bạch tiểu cầu (HLA- Human Leucocyte) đã được mô tả với hàng trăm
kháng nguyên thuộc các lớp khác nhau. Đây là hệ có ý nghĩa trong truyền bạch-tiểu
cầu và ghép cơ quan.
4. Một số tác nhân truyền bệnh và phòng lây bệnh qua truyền máu.
4.1. Một số tác nhân.
Truyền máu để cứu bệnh nhân nhưng cũng có thể truyền bệnh cho người nhận
máu. Những tác nhân chính truyền qua truyền máu là:
Nhóm viêm gan, HIV
- Virus viêm gan B (Hepatitis B virus = HBV)

4
HBV gây bệnh viêm gan cấp và có thể tiến triển mạn tính gây xơ gan: Người bị
viêm gan do virus khi khỏi bệnh có thể còn mang virus trong máu và truyền bệnh cho
người khác. Ngoài ra còn có những người lành mang virus, những người này không có
biểu hiện lâm sàng nhưng nếu cho máu có thể truyền cho người nhận. Hiện nay dấu
hiệu để xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm phát hiện HbsAg. Tuy nhiên người nhiễm
HBV sau 6-8 tuần mới có thể phát hiện được HbsAg. Như vậy giai đoạn “im lặng” gọi
là giời gian cửa sổ có thể tới gần hai tháng.
- Virus viêm gan C (Hepatitis C virus = HCV)
Bệnh nhân nhận máu người nhiễm HCV sẽ bị nhiễm HCV. Hiện nay xét
nghiệm kháng thể kháng HCV được dùng để sàng lọc đơn vị máu, tuy nhiên sau khi bị
nhiễm phải 80-90 ngày mới có thể phát hiện được, như vậy giai đoạn cửa sổ gần 3
tháng.
- Virus HIV: Virus gây bệnh suy giảm miễn dịch có thể lây qua truyền máu.
Quy định xét nghiệm sàng lọc HIV là phát hiện kháng thể kháng HIV. Kỹ thuật
phổ biến hiện nay là xét nghiệm kháng thể kháng HIV bằng phương pháp Elisa, có thể
phát hiện sau nhiễm khoảng 20 ngày (thời gian cửa sổ  20 ngày). Tuy nhiên nếu xét
nghiệm ARN virus thì có thể phát hiện sớm hơn.
Xoắn khuẩn giang mai: Truyền máu của người nhiễm xoắn khuẩn có thể làm lây
bệnh cho người nhận.
Quy định xét nghiệm sàng lọc là phát hiện kháng thể kháng giang mai theo kỹ
thuật RPR.
Nhiễm ký sinh trùng sốt rét: Phát hiện bằng nhuộm tiêu bản máu và quan sát dưới
kính hiển vi.
Một số virus khác như Epstain Barr virus, CMV cũng có thể lây cho người nhận
máu.
4.2. Phòng lây nhiễm bệnh.
- Lựa chọn người cho máu an toàn.

5
Phát hiện nhóm người khỏe mạnh có tỷ lệ thấp mang các tác nhân truyền bệnh,
tránh lấy máu ở nhóm người có nguy cơ cao mang tác nhân truyền bệnh. Nhóm người
có nguy cơ cao mang virus HIV và HCV là người nghiện chích ma túy, người
Hemophilia được truyền máu nhiều lần, người quan hệ tình dục đồng giới, mại dâm,
quan hệ tình dục với nhiều người. Như vậy cần phát hiện và không lấy máu ở những
người này.
Tuyên truyền, tư vấn cho người có máu tự sàng lọc, để nếu họ thấy mình có
nguy cơ cao lây bệnh thì chưa cho máu.
- Tổ chức và thực hiện xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu:
Thực hiện xét nghiệm máu lấy cùng lúc lấy đơn vị máu để tránh nhầm lẫn, bỏ
sót. Ứng dụng các kỹ thuật xét nghiệm có độ nhạy cao ví dụ kỹ thuật Elisa để phát
hiện HbsAg, kháng thể kháng HIV, kháng HCV. Ứng dụng các phương pháp xét
nghiệm với các marker xuất hiện sớm ví dụ phát hiện AND virus HBV, ARN của HIV
và HCV.
5. Các chế phẩm máu, bảo quản và chỉ định.
5.1. Máu toàn phần.
- Lấy từ mạch máu người hiến máu, để trong dung tích có chất chống đông và
bảo quản máu (Citrate, Dextrose).
- Bảo quản: Ở 40C (2-60C). Thời gian 35 hoặc 42 ngày.
- Thành phần: Hồng cầu (huyết sắc tố), 30 – 35g Hst (250ml), 40-50g (350ml)
- Chỉ định: Mất máu khối lượng lớn  30% ( 1,5 lít).
5.2. Khối lượng hồng cầu (Hồng cầu khối): Máu đã tách huyết tương
- Bảo quản: Tùy loại dung dịch bảo quản, cách sản xuất.
- Thành phần: Hồng cầu đậm đặc.
- Chỉ định:
1. Thiếu máu mạn, không giảm thể tích tuần hoàn.

6
2. Thiếu máu do các nguyên nhân mà bắt buộc phải truyền do Hb < 8g/l có suy
tim, suy thận.
5.3. Hồng cầu rửa.
- Khối hồng cầu loại sạch huyết tương.
- Bảo quản: 24 giờ, 2- 60C
- Thành phần: Hồng cầu và dung dịch bảo quản hay dung dịch muối, đã loại bỏ
thành phần huyết tương.
- Chỉ định: + Tan máu miễn dịch có hoạt hóa hệ bổ thể.
+ Bệnh nhân cần truyền máu nhưng có phản ứng với protein huyết tương
5.4. Huyết tương giàu tiểu cầu.
Tách đơn giản từ máu toàn phần mới lấy.
- Thành phần:
+ Tiểu cầu (còn bạch cầu, các yếu tố huyết tương).
- Bảo quản: 220C; 24 giờ, lắc liên tục.
- Chỉ định: Thiếu tiểu cầu, thiếu huyết tương (sốt xuất huyết).
5.5. Khối tiểu cầu (KTC): Tiểu cầu với độ đậm đặc cao gồm các loại sau:
- KTC từ một đơn vị máu: Ít tiểu cầu, ít huyết tương  40 x 109TC
- KTC từ nhiều đơn vị máu (pool tiểu cầu):  150 x 109TC
- KTC từ máy tách tiểu cầu: Nhiều tiểu cầu ( 3 x 109TC).
- Chỉ định: Giảm tiểu cầu (SL, chức năng), nguy cơ xuất huyết.
- Chống chỉ định: XHGTC miễn dịch chưa có nguy cơ xuất huyết.
5.6. Huyết tương tươi đông lạnh.
- Máu đã bỏ thành phần hữu hình.
- Bảo quản: 2 năm ở -250C
- Chỉ định: + Rối loạn đông máu, hemophilia chưa rõ A bay B
+ Bù protein

7
+ Phối hợp với khối hồng cầu cho bệnh nhân mất nhiều máu.
5.7. Các chế phẩm khác.
Albumin,  globulin đã tinh chế: Tùy loại, có thể dùng cho bệnh nhân giảm
albumin, nhiễm trùng nặng hoặc bệnh tự miễn.
6. Một số quy định về truyền máu lâm sàng.
Máu là một loại dịch truyền đặc biệt phải theo các quy định chặt chẽ về công
tác truyền máu.
6.1. Quy định về cơ sở truyền máu.
Cơ sở lâm sàng có truyền máu phải có điều kiện để định nhóm máu, lưu giữ
huyết thanh mẫu, phải có điều kiện theo dõi và xử trí tai biến truyền máu.
6.2. Các quy định yêu cầu phải kiểm tra đối chiếu:
Phải định nhóm máu bệnh nhân và đơn vị máu truyền tại giường bệnh.
6.3. Quy định về nhóm máu:
Không được truyền hồng cầu có kháng nguyên vào cơ thể người nhận có kháng
thể tương ứng.
- Với hệ ABO phải theo nguyên tắc phù hợp: Khối hồng cầu nhóm O, huyết
tương nhóm AB có thể cho các nhóm khác.
- Với hệ Rh: Người bệnh nhóm Rh (D) âm nhận máu (hồng cầu) Rh (D) âm.
Trường hợp không có máu Rh (D) âm mà nếu không truyền máu có thể nguy hiểm
đến tính mạng thì có thể truyền máu Rh (D) dương, tuy nhiên phải đảm bảo hai điều
kiện: (1) Xét nghiệm máu bệnh nhân không phát hiện có kháng thể kháng D; và (2)
Có sự thống nhất giữa bác sĩ điều trị, bác sĩ truyền máu và bệnh nhân hay người nhà
bệnh nhân sau khi được giải thích lợi, hại của truyền máu này.
6.4. Các quy định về theo dõi:
Cần theo dõi và ghi chép các diễn biến trong và ngay sau truyền máu, cấp cứu
bệnh nhân và giải quyết thủ tục pháp lý, có các quy định về báo cáo kết quả truyền
máu.

8
7. Tai biến truyền máu, xử trí và đề phòng tai biến.
Nhiều nguyên nhân, có tai biến nhẹ có tai biến nặng, có tai biến cấp tính là các
phản ứng xảy ra trong hay ngay sau truyền máu, có tai biến muộn xảy ra nhiều ngày,
nhiều tháng sau truyền máu.
7.1. Phản ứng truyền máu cấp.
Trong hay ngay sau truyền có thể có những phản ứng từ nhẹ đến nặng, do miễn dịch
hay không miễn dịch, do tan máu hay không tan máu. Trong phạm vi bài này trình bày
theo mức độ các phản ứng.
- Phản ứng truyền máu mức độ nhẹ: Biểu hiện là nổi mề đay, ngứa, có thể hơi
rét run. Nguyên nhân là do các chất gây dị ứng với người bệnh hay do các chất trung
gian được bạch cầu hủy giải phóng ra trong quá trình lưu trữ. Trường hợp này cần tạm
dừng truyền máu, theo dõi sát và có thể dùng thuốc kháng histamin, nếu sau 15 đến 20
phút bệnh nhân hết triệu chứng có thể truyền tiếp.
- Phản ứng truyền máu mức độ vừa: Biểu hiện là rét run, có thể sốt nhẹ, mạch
nhanh, huyết áp không thay đổi hay thay đổi nhẹ (thay đổi dươi 20% số tối đa);
nguyên nhân có thể do chất trung gian bạch cầu giải phóng hay một số phản ứng
kháng nguyên- kháng thể bạch cầu. Xử trí trường hợp này là ngừng truyền đơn vị
máu, theo dõi thật sát, có thể dùng thuốc chống dị ứng. Nếu bệnh nhân giảm dần các
triệu chứng và vẫn cần truyền máu thì dùng đơn vị máu khác, không dùng tiếp đơn vị
máu đã có phản ứng. Nếu bệnh nhân không giảm mà các triệu chứng dần nặng lên thì
xử trí như phản ứng nặng do truyền máu.
- Phản ứng truyền máu mức độ nặng: Là phản ứng có nguy cơ đe dọa tử vong.
Ban đầu cũng có thể biểu hiện rét run nhưng bệnh nhân nhanh chóng diễn biến nặng,
mạch nhanh nhỏ và không bắt được mạch, huyết áp giảm (giảm hơn 20% huyết áp
trước truyền) và đến mức không đo được huyết áp, đồng thời tùy nguyên nhân có thể
có các biểu hiện là đau ngực, đau thắt lưng, nước tiểu đỏ trong phản ứng tan máu do
bất đồng nhóm máu ABO, hay Rh (D); bệnh nhân có thể sốt cao, mê sảng, rét run, nôn

9
máu trong trường hợp đơn vị máu bị nhiễm khuẩn, khó thở, sùi bọt hồng trong truyền
máu quá tải hay do phản ứng miễn dịch bạch cầu mức độ nặng (hội chứng TRALI =
Transfusion Related Acute Lung Jnjugy.
Xử lý phản ứng truyền máu mức độ nặng: (1) Khẩn trương xử trí cấp cứu người
bệnh: Ngừng ngay truyền máu, chế phẩm nhưng không rút dây truyền máu mà thay
bằng dung dịch muối, chữa các triệu chứng như hạ sốt, an thần, thở ôxy sử dụng
adrenalin truyền ngay lập tức có thể phối hợp nordrenalin truyền TM, phối hợp với
thuốc lợi tiểu duy trì hoạt động của thận; mời nhân viên truyền máu phối hợp tim và
điều trị nguyên nhân. Nếu nghi ngờ máu bị nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh phổ rộng
đường tĩnh mạch, định nhóm tại giường và nếu truyền sai nhóm máu thì dùng thêm
corticoid, nghĩ tới quá tải thì tìm các biện pháp giảm khối lượng tuần hoàn, nếu nghi
bị hội chứng TRALI thì tăng thông khí, thở ôxy, dùng corticoid. (2) Thực hiện một số
yêu cầu pháp lý là mời lãnh đạo bệnh viện, thông báo và mời bác sĩ truyền máu, lấy
máu của bệnh nhân và đơn vị máu (nếu còn) (để định lại nhóm, cấy tìm vi khuẩn, xét
nghiệm tìm kháng thể bất thường); lấy máu bệnh nhân xét nghiệm phát hiện đông máu
rải rác trong lòng mạch. Trường hợp diễn biến phản ứng, lượng máu đã truyền.
7.2. Tai biến muộn.
Cũng có thể tai biến muộn do miễn dịch hay không miễn dịch.
- Miễn dịch:
Do bất đồng miễn dịch ngoài hệ ABO: Kháng thể bất thường ở người nhận phát sinh
sau mang thai con có kháng nguyên mà mẹ không có hay đã được truyền máu nhiều
lần. Những trường hợp này là kháng thể IgG không gây ngưng kết hồng cầu mà kết
hợp lên hồng cầu và các hồng cầu này sẽ bị hủy ở hệ thống liên võng, gây tan máu sau
truyền máu, biểu hiện là bệnh nhân sốt dai dẳng một vài ngày sau truyền máu và thiếu
máu, vàng da, truyền máu không hiệu quả. Xử trí là lựa chọn đơn vị máu hòa hợp, đặc
biệt không mang kháng nguyên tương ứng với kháng thể ở người nhận.

10
Gây đồng miễn dịch: Truyền máu nhất là bạch cầu, tiểu cầu có thể làm người nhận
sinh kháng thể kháng HLA và lần sau truyền sẽ phản ứng hay không hiệu quả. Trường
hợp này cũng tương tự với hồng cầu như trình bày trên.
- Lây bệnh do truyền máu:
Truyền máu cũng có thể làm lây truyền bệnh như viêm gan virus B, C lây truyền HIV.
Phòng bằng cách tuyển chọn người cho an toàn, tổ chức xét nghiệm sàng lọc tốt, đồng
thời chỉ truyền máu, chế phẩm khi thật sự cần thiết.
- Nhiễm sắt do truyền máu nhiều: Biểu hiện lâm sàng là xạm da, mệt mỏi sau
nhiều năm tháng phải truyền máu liên tục, xét nghiệm có ferritin tăng cao. Xử trí bằng
thải sắt.
8. Hiến máu tình nguyện.
Hiện nay tại các nước phát triển, nguồn máu là từ người cho tình nguyện nhắc
lại đều đặn, nên có sự phối hợp tốt giữa trung tâm máu và người cho máu để tránh lấy
máu có nguy cơ truyền bệnh. Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một tỷ lệ máu lấy từ
người cho chuyên nghiệp.
8.1. Nguy cơ do lấy máu từ người cho chuyên nghiệp.
- Người cho vì tiền nên dấu bệnh tật, dấu các nguy cơ nhiễm bệnh lây qua
đường truyền máu.
- Một người cho nhiều nơi, nhiều lần nên chất lượng máu thấp, ảnh hưởng
không tốt đến sức khỏe người cho.
- Máu thiếu để truyền, thiếu để điều chế các chế phẩm máu.
8.2. Người cho máu tình nguyện.
Người cho máu tình nguyện không lấy tiền, cho máu vì mục đích cứu người
nên:
- Không dấu bệnh tật, không dấu nguy cơ mắc bệnh.
- Tự sàng lọc mình, sẽ không cho máu nếu thấy mình thuộc nhóm máu nguy cơ
có thể làm lây bệnh cho người khác.

11
- Tự nguyện cho máu nên không dấu địa chỉ, dễ quản lý.
8.3. Để có người cho máu tình nguyện và cho máu tình nguyện nhắc lại.
(Đã được kiểm tra lần trước), phải vận động kết hợp với các hình thức giáo dục,
khuyến khích dần dần cùng việc tăng cao đời sống văn hóa, kinh tế xã hội.

12

You might also like