You are on page 1of 3

II.

Tụ luận

-Cơ thể người được chia thành 3 phần:đầu,thân và các chi

-Cơ thể người có ba loại khớp khác nhau đó là khớp bất động, khớp bán động và khớp động

Vai trò và so sánh 3 loại khớp:

+)Khớp bất động là loại khớp không cử động được


+)Khớp bán động là nhứng khớp mà cử động của khớp hạn chế

+)Khớp động là khớp cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn đầu khớp nằm trong một bao chứa
dịch khớp(bao hoạt dịch)

Bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân do:

- Cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên.

- Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.

- Xương chân lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.

- Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích
hợp. Ngoài ra, cũng cần có tinh thần thoải mái vui vẻ. Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua
lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện
pháp nâng cao năng suất lao động.

- Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động
chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa
bóp.

Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là :

- Thực bào do hoạt động của các bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô (đại thực bào).

- Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên do hoạt động của các bạch cầu limphô B.

- Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh do hoạt động của các bạch cầu limphô T.

-Nhóm máu A: Đặc trưng bởi sự hiện diện cho nhóm máu A là kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu
và kháng thể B có trong huyết tương. Những người mang nhóm máu A có thể hiến máu cho những
người có cùng nhóm máu hoặc mang nhóm máu AB. Những người nhóm máu A có thể được truyền máu
bởi những người có nhóm máu O.
-Nhóm máu B: Có thể hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B hoặc những người mang
-----nhóm máu AB. Những người mang nhóm máu B có thể nhận máu từ những người mang nhóm máu
O.

-Nhóm máu AB: Có thể nhận máu từ bất cứ nhóm máu nào. Tuy nhiên, những người mang nhóm máu
AB cũng chỉ có thể hiến cho những người có cùng nhóm máu AB. Nhóm máu này không phổ biến.

-Nhóm máu O: Đây là nhóm máu phổ biến nhất. Những người mang nhóm máu O chỉ nhận máu từ
những người có cùng nhóm máu O và có thể hiến máu cho tất cả những nhóm máu khác bởi nhóm máu
O không có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng trong huyết tương lại có cả
kháng thể A và kháng thể B

-Nhóm máu Rh (D): Yếu tố Rh là một loại protein đặc biệt trên các tế bào máu. Hầu hết mọi người đều
có kháng nguyên D trên hồng cầu và thường gọi là Rh+ (Rh D dương). Những người không có kháng
nguyên D trên hồng cầu được gọi là Rh- (Rh D âm). Cần phải thực hiện xét nghiệm kháng nguyên Rh D
đối với những người phụ nữ mang thai nhằm mục đích sàng lọc và phát hiện sự tương thích trong cơ thể
của mẹ và bé.

-Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình truyền máu cơ bản, tránh tình trạng tai biến có thể xảy ra, quá
trình truyền máu cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

+)Để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây nên hiện tượng các hồng cầu ngưng kết
phải truyền cùng nhóm máu

+)Bên cạnh việc xác định đúng nhóm máu của người hiến và người nhận, cần thực hiện thêm phản ứng
chéo tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người
hiến với hồng cầu của người nhận. Máu sẽ chỉ được truyền cho người khi không xảy ra hiện tượng hồng
cầu ngưng kết

+)Những tai biến nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra cho người nhận máu thậm chí là người nhận có thể tử
vong nếu máu được truyền không hòa hợp

+)Đối với những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, nguyên tắc tối thiểu
bắt buộc phải tuân theo khi bắt buộc phải truyền máu khác nhóm đó là “hồng cầu người cho không bị
ngưng kết với huyết thanh của người nhận”. Khi thực hiện truyền máu chỉ truyền máu với số lượng ít
(250ml) với tốc độ truyền rất chậm

You might also like