You are on page 1of 2

Hướng dẫn trả lời tự luận Sinh học 8 – Cuối HK1

Câu 1: Làm thế nào để có hệ cơ và xương khỏe mạnh và cân đối?


- Để có xương chắc khỏe và hệ cơ phát triển cân đối cần:
+ Ăn uống các loại thực phẩm tốt cho hệ cơ xương. Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi.
+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
+ Rèn luyện thân thể, luyện tập thể dục, thể thao, lao động vừa sức.
+ Chống cong vẹo cột sống.
+ Mang vác đều cả 2 vai.
Câu 3: Nêu nguyên nhân của sự mỏi cơ và các biện pháp chống mỏi cơ?
- Nguyên nhân:
+ Lượng oxi cung cấp cho cơ thiếu.
+ Năng lượng cung cấp ít  axit lactic tích tụ trong cơ  mỏi cơ.
- Biện pháp: Khi mỏi cơ cần:
+ Hít thở sâu.
+ Xoa bóp cơ, uống nước đường.
+ Cần có thời gian lao động, học tập và nghỉ ngơi hợp lý.
Câu 4: Vẽ sơ đồ và nêu nguyên tắc truyền máu. Theo em, nhóm máu O có thể truyền cho các nhóm
máu nào?
- Nguyên tắc truyền máu:
+ Cần xét nghiệm để xác định nhóm máu truyền phù hợp.
+ Máu đem truyền phải sạch (không có mầm bệnh)
+ Truyền máu phải từ từ.
- Nhóm máu O có thể truyền được cho các nhóm  A, B, AB,
O.

Câu 5: Trình bày các hoạt động chủ yếu của bạch cầu?
- Bạch cầu bảo vệ cơ thể theo 3 cơ chế:
+ Thực bào: bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào cơ thể rồi tiêu hóa chúng. Loại bạch cầu
tham gia thực bào là bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô.
+Bạch cầu limphô B tiết ra kháng thể làm vô hiệu hóa kháng nguyên.
+Bạch cầu limphô T tiết ra protein đặc hiệu làm phân hủy tế bào vi khuẩn bằng cách nhận diện tiếp xúc.
Câu 9: Nêu một số tác nhân gây hại cho hệ tim mạch. Đề ra các biện pháp vệ sinh tim mạch?
- Các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch:
 Bệnh tim bẩm sinh.
 Sử dụng thuốc lá, rượu bia.
 Do sốt cao, quá hồi hộp, căng thẳng.
 Ăn nhiều mỡ động vật.
- Cách bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
 Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
 Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.
 Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch .
 Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao,...
Câu 10: Nêu các thành phần cấu tạo và chức năng của chúng trong hệ hô hấp? Nêu các tác nhân có
hại cho đường hô hấp ở người?
Cơ quan hô hấp gồm:
+Đường dẫn khí: mũi, thanh quản, khí quản, phế quản.
+Hai lá phổi.
Chức năng:
+Đường dẫn khí: dẫn khí vào và ra, ngăn bụi, làm ấm, làm ẩm, làm ấm không khí.
+Phổi: thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
Các tác nhân có hại cho đường hô hấp là bụi, chất khí độc (Nox, Sox, CO) vi sinh vật, các chất độc hại
(nicotin, nitrozamin,...) gây nên các bệnh viêm phổi, ngộ độc, ung thư phổi
Câu 11: Nêu các biện pháp bảo vệ, rèn luyện hệ hô hấp?
Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp:
- Xây dựng môi trường trong sạch: trồng nhiều cây xanh, vệ sinh môi trường bằng các việc làm cụ thể hằng
ngày .
- Cần rèn luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải khí độc.
- Đeo khẩu trang khi lao động nơi có nhiều bụi, khi đi đường.
Câu 12: Nêu các cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa và chức năng của hệ tiêu hóa?
Cơ quan tiêu hóa gồm:
- Ống tiêu hóa: miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột (ruột non, ruột già), hậu môn.
- Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến tụy, tuyến vị, tuyến gan, tuyến ruột.
Chức năng: Nhờ quá trình tiêu hóa, thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ
được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa.
Câu 13: Những đặc điểm nào của ruột non giúp nó thực hiện tốt vai trò hấp thụ các chất dinh
dưỡng? Phải ăn uống như thế nào để tránh bị đau dạ dày?
- Cấu tạo của ruột non phù hợp với việc hấp thụ chất dihg dưỡng:
+ Niên mạc ruột có nhiều nếp gấp
+ Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ
+ Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc(cả ở lông ruột)
+ Ruột dài khoảng 2,8-3 m => tổng diện tích bề mặt 400-500 m²
* Biện pháp:
- Ăn uống hợp vệ sinh tránh ăn đồ quá chua và quá cay
- Khẩu phần ăn hợp lý, buổi sáng nên ăn nhiều, bữa tối nên ăn ít chất béo.
- Ăn đúng cách “nhai kĩ no lâu”. Vệ sinh răng miệng sau khi ăn 
Câu 15: Trình bày vai trò của gan? Nêu một số bệnh về gan và đề ra biện pháp để bảo vệ gan?
- Vai trò: điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu luôn ổn định. Khử độc.
- Các bệnh về gan : viêm gan B, viem gan C, xơ gan, ung thư gan,...
- Để bảo vệ gan, cần phải : 
+ Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
+ Ăn một chế độ ăn uống cân bằng.
+ Luyện tập thể dục đều đặn.
+ Tránh sử dụng thuốc bất hợp pháp.

You might also like