You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: SINH
I. Tự Luận:
Câu 1: Trình bày các hoạt động chủ yếu của bạch cầu tạo
nên hệ miễn dịch của cơ thể.
- Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế : thực
bào ; tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên , phá hủy các
tế bào đã bị nhiễm bệnh.
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó .
Miễn dịch cơ thể có thể là miễn dịch tự nhiên hay nhân tạo.

Câu 2: Nêu nguyên tắc truyền máu, rút ra sơ đồ truyền máu.


- Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu
truyền cho phù hợp, tránh tai biến ( hồng cầu người cho bị kết
dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch ) và tránh bị
nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh
Câu 3: Trình bày khái niệm đông máu. Rút ra cơ chế đông
máu bằng sơ đồ.
- Đong máu là một cơ chế bảo vệ cơ thể để chống mất máu. Sự
đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu, để
hình thành một búy tơ máu ôm giữ các tế bào máu thành một
khối máu đông bịt kín vết thương.

Câu 4: Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không
mệt mỏi?
- Vì tim hoạt động với chu kỳ như trên, thời gian tim làm việc ít
hơn thời gian tim nghỉ ngơi, chu kỳ hoạt động đều đặn và xen kẽ
hợp lý nên tim hoạt động suốt đời mà không mỏi.

Câu 5: Trình bày hoạt động hô hấp ở người.


- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào
của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
- Quá trình hô hấp gồm sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi
khí ở tế bào
Câu 6: Vì sao chúng ta phải tập hít sâu và thở ra gắng sức?
- Khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt
động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại
thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi → sẽ làm tăng hiệu quả
hô hấp.

You might also like