You are on page 1of 9

ĐỀ 1

Câu 1 (3,5 điểm).

Một người đàn ông nặng 65kg đi tham gia hiến máu nhân đạo. Theo quy định về hiến máu nhân
đạo thì lượng máu cho không quá 1/10 lượng máu của cơ thể.

a) Lượng máu trong cơ thể người đàn ông này là bao nhiêu lít?

b) Lượng máu tối đa người đàn ông này có thể cho theo quy định hiến máu nhân đạo là bao
nhiêu ml?

c) Số lượng hồng cầu của người đàn ông này là bao nhiêu? Nêu đặc điểm và chức năng của hồng
cầu. Hồng cầu có màu đỏ là nhờ có chứa chất nào?

Biết rằng ở nam giới có 80ml máu/kg cơ thể và mỗi ml máu có 4,5 triệu hồng cầu.

Câu 2 (3 điểm) :Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7
lần thể tích khí lưu thong. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200ml. Dung
tích sống la 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml. Hỏi:

a) Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức

b) Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường

Lời giải :

Kí hiệu V: Thể tích khí

Gọi V lưu thông là X ml => V khí hít vào bình thường là 7X ml

a). V khí thở ra gắng sức = V hít vào sâu - V dung tích sống. V (thở ra gắng sức) = 5200 - 3800
= 1400 (ml)

b). V hít vào thường = V lưu thông + V thở ra thường (1)

V thở ra thường = V thở ra sâu + V dự trữ = 1400 + 1600 = 3000 ml

Thay vào (1) ta có: 7X = X + 3000 = > 6 X = 3000 ml X = 500 ml

V khí hít vào thường là: 7 x 500 = 3500 ml

Vậy:

V (thở ra gắng sức) = 1400 ml

V (hit vào thường) = 3500 ml


Câu 3. (4 điểm)

a) Khi ô xi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn cơ thể đã sử dụng hết 595,2 lít ô xi. Biết tỉ lệ các loại
thức ăn là 1: 3: 6 theo thứ tự Lipit, Protein, Gluxit (Li, Pr, G). Tính khối lượng từng loại thức ăn
trong hỗn hợp trên?

(Biết để ô xi hóa hoàn toàn: 1 gam Gluxit cần 0.83 ml oxi; 1 gam Prôtêin cần 0.97 ml oxi; 1
gam Lipit cần 2,03 ml oxi )

b) Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

Lời giải :

a) Theo bài ra: Lipit: Prôtêin : Gluxit = 1: 3 : 6


 Pr =3.Li ; G = 6.Li (1)

Ta có phương trình: 0,83. G + 0,97. Pr + 2,03. Li = 595,2 ( 2)

Thay (1) vào( 2) ta được: 0,83.6Li + 0,97. 3Li + 2,03 .Li = 595,2 (3)

Giải (3) được: Li = 60 => Pr = 3.60 = 180 gam; G = 6.60 = 360 gam

b) - Khi hít thở sâu, lượng khí trao đổi trong mỗi nhịp thở tăng lên, lượng khí hít vào lớn
hơn khi thở bình thường, lượng khí oxi thu được trong mỗi lần thở cao hơn, thể tích khí
cặn giảm xuống, do đó làm tăng hiệu quả hô hấp trong mỗi lần thở, khi lượng khí trao
đổi được trong mỗi lần thở lớn thì sẽ làm giảm số nhịp thở trong mỗi phút.
- Việc hít thở sau còn có tác dụng như một bài tập đối với cơ hô hấp, về lâu dài sẽ làm
cho hiệu quả hoạt động của các cơ tốt hơn → Tăng hiệu quả hô hấp → Giảm tần số thở.

Câu 4 (0,5 điểm) Người ta vẽ đồ thị biểu diễn mỗi quan hệ giữa vận tốc máu và tổng tiết diện
mạch như hình vẽ. . Hãy cho biết đồ thị a, b biểu diễn đại lượng nào nói trên? Vì sao?

Động mạch Mao mạch Tĩnh mạch

Câu 5. (2,5 điểm)

a) Cho các sơ đồ chuyển hóa sau:


1. Tinh bột Mantôzơ

2. Mantôzơ Glucôzơ

3. Prôtêin chuỗi dài Prôtêin chuỗi ngắn

4. Lipit Glyxêrin và axit béo

Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xảy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa? 

b) Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh
dưỡng?
Lời giải :
a) 1. Khoang miệng, ruột non
2. Ruột non
3. Dạ dày
4. Ruột non
b) * Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa :
- Nhờ lớp cơ ở thành ruột co dãn tạo nhu động thấm đều dịch tiêu hóa, đẩy thức ăn
xuống các phần khác của ruột
- Đoạn tá tràng có ống dẫn chung của dịch tụy và dịch mật đổ vào. Lớp niêm mạc
(đoạn sau tá tràng ) có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột .
- Ruột non có đầy đủ các loại enzim tiêu hóa tất cả các loại thức ăn, do đó thức ăn
được hoàn toàn biến đổi thành những chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu.
* Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng:
- Ruột non dài 2,8 - 3m
- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp,trong đó có nhiều lông ruột , mỗi lông ruột có vô
số lông cực nhỏ , đã tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn lên nhiều lần
- Trong lông ruột có hệ thống mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc tạo
điều kiện cho sự hấp thụ nhanh chóng
Câu 6 (1,5 điểm).
Nêu những thói quen sống khoa học có tác dụng bảo vệ cho hệ bài tiết nước tiểu tránh khỏi
các tác nhân có hại.

Lời giải :

Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo cho sự tiêu hóa có hiệu
quả:

- Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan trong khoang miệng.

- Ăn uống hợp vệ sinh như ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn để tránh các tác nhân gây
hại cho các cơ quan tiêu hóa.

- Thiết lập khẩu phần ăn uống hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu
hóa phải làm việc quá sức.
- Ăn uống đúng cách: ăn chậm nhai kĩ; ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí
vui vẻ thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu
quả.

Câu 7 (4 điểm)

a) Nêu những đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người tiến hoá hơn các động vật thuộc
lớp thú?

b) Khi lao động nặng trong điều kiện thời tiết nóng thì cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt
nào? Vì sao khi trời nóng ta nhanh khát nước hơn?

c) Theo các bác sĩ khuyến cáo nếu ta thường xuyên ăn mặn sẽ dẫn đến bệnh lý về tim mạch.
Theo em, ăn mặn thường xuyên có thể dẫn đến bệnh lý tim mạch nào? Tại sao?

Lời giải :a)

 Cấu tạo:
o Đại não người phát triển rất mạnh, khối lượng lớn, phủ lên tất cả các phần còn lại
của bộ não.
o Diện tích của vỏ não cũng tăng lên rất nhiều do có các rãnh và các khe ăn sâu vào
bên trong, là nơi chứa số lượng lớn nơron.
 Chức năng: Vỏ não người còn xuất hiện các vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết) nằm gầm
vùng vận động, đồng thời cũng hình thành vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, nằm gần vùng
thính giác và thị giác.
b)
– Khi lao động nặng, cơ thể toả nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp và toả nhiệt qua
da, qua sự bốc hơi của mồ hôi. Cơ thể chống nóng bằng bài tiết mồ hôi, thoát hơi nước
qua hô hấp để thoát nhiệt nên cơ thể mất nhiều nước vì vậy chóng khát
c) Ăn mặn làm nồng độ Na+ trong huyết tương của máu cao và bị tích tụ hai bên thành
mạch máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch, mạch máu hút nước tăng huyết
áp→gây bệnh huyết áp cao.

-------------------------------------------------------------------------

ĐỀ2:

Câu 1 (5,5 điểm).


a) Sự khác nhau giữa hô hấp thường và hô hấp sâu?

b) Khi tiêm phòng bệnh lao người đó có khả năng miễn dịch với bệnh lao. Sau khi mắc bệnh sởi
người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi .Đó là những loại miễm dịch nào? Vì sao?

c) Khi nghiên cứu hoạt động của tim ở một học sinh nữ lớp 8, các bác sĩ thấy: Tâm thất trái mỗi
lần co bóp đẩy đi 70 mililít (ml) máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít (l) máu,
thời gian của pha dãn chung bằng ½ thời gian của chu kì tim, thời gian pha nhĩ co bằng 1/3 thời
gian pha thất co. Em hãy tính giúp các bác sĩ số chu kì tim trong một phút và thời gian diễn ra
mỗi pha trong một chu kì tim của bạn học sinh nói trên.

Lời giải : a) * Giống nhau :

- Cả 2 đều là quá trình lấy O2 thải CO2, lượng khí dùng vào khoảng vô ích trong 1 đơn vị thời
gian là như nhau

* Khác nhau :

Hô hấp thường:

-Nhịp hít và thở 'nông' hơn

-Hoạt động của cơ hoành, cơ liên sườn (cơ liên quan hô hấp) yếu hơn

Hô hấp sâu: -Nhịp hít, thở sâu hơn

-Hoạt động các cơ liên quan hô hấp mạnh hơn

-Lượng khí lấy vào cơ thể nhiều hơn

=>Giúp cơ thể khỏe mạnh, khả năng chịu đựng tốt, hiệu quả hô hấp cao(lượng O2 lấy vào nhiều
hơn)

(VD: Nín thở lâu hơn so với hô hấp thường ; người hô hấp sâu lặn tốt hơn người hô hấp thường)

b) Khi tiêm phòng bệnh lao người đó có khả năng miễn dịch với bệnh lao. Sau khi mắc bệnh sởi
người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi .Đó là những loại miễm dịch nào? Vì sao?

- Khi tiêm phòng bệnh lao người đó có khả năng miễn dịch với bệnh lao. Đó là miễn dịch nhân
tạo thụ động

Vì: khi tiêm là đưa vào cơ thể độc tố của vi khuẩn lao nhưng đã được làm yếu không có khả
năng gây hại. Nó kích thích cho tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể ,kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại
trong máu giúp cơ thể miễm dịch với bệnh lao .

- Sau khi mắc bệnh sởi người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi .Đó là loại miễn dịch tập
nhiễm.
Vì: vi khuẩn gây bệnh sởi khi vào cơ thể đã tiết ra độc tố . Độc tố là kháng nguyên kích thích tế
bào bạch cầu sản xuất kháng thể chống lại. Cơ thể sau khi khỏi bệnh thì kháng thể đó có sẵn
trong máu giúp cơ thể miển dịch với bệnh sởi.

c) - Số chu kì tim trong một phút:


+ Lượng máu mà tâm thất trái co và đẩy đi trong một phút là: 7560 : (24. 60) = 5,25 lít.

+ Số lần tâm thất trái co trong một phút là: (5,25. 1000) : 70 = 75 (lần)

+ Vậy số chu kì tim trong một phút là : 75 lần.

- Thời gian diễn ra mỗi pha trong một chu kỳ tim:

+ Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là : (60 : 75) = 0,8 (s).

+ Thời gian của pha dãn chung là : (0,8 : 2) = 0,4 (s)

+ Gọi thời gian pha nhĩ co là x giâythời gian pha thất co là 3x .

+ Ta có: x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4 x = 0,1 (s).

+ Vậy trong một chu kì co dãn của tim: Thời gian của pha nhĩ co là 0,1s; pha thất co là 0,1 . 3 =
0,3s.

Câu 2. (2,5 điểm). Tổng chiều dài của các mạch máu não trong cơ thể người dài tới 560km và
mỗi phút não được cung cấp 750ml máu. Giả sử các mạch máu não có chiều dài bằng nhau và 1
mạch máu não dài 0,28m. Hãy cho biết:

a) Mỗi ngày não được cung cấp bao nhiêu lít máu?

b) Mỗi mạch máu não trong 1 phút được cung cấp bao nhiêu ml máu?

c) Nêu chức năng (cấu tạo) của tuỷ sống

Lời giải : Một ngày có 24×60=1440 phút

mỗi phút não được cung cấp 750ml

Vậy mỗi ngày não được cung cấp bao nhiêu lít máu: 

750×1440=1080000 ml=1080 lít

b.số mạch máu não là

560×1000/0,28=2000000 mạch máu

c.2000000 mạch máu mỗi phút cung cấp được 750 ml máu
Vậy 1 mạch máu 1 phút cung cấp 750/2000000=3/8000 ml máu

Câu 3. (3,5 điểm). Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
(26/3) vừa qua, nhà trường tổ chức giải bóng đá nam cho học sinh khối 8. Trong trận đấu đầu
tiên giữa đội bóng lớp 8A và đội bóng lớp 8B, khi trận đấu đang diễn ra thì có một cầu thủ của
đội bóng lớp 8A bỗng nhiên bị co cứng ở bắp cơ chân phải không hoạt động được, làm trận đấu
bị gián đoạn. Bằng những hiểu biết của mình về hoạt động của cơ, em hãy cho biết:

a) Hiện tượng trên được gọi là gì?

b) Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên?

c) Cách xử lí hiện tượng trên như thế nào?

Lời giải :

 - Hiện tượng: Bắp cơ bị co cứng, không hoạt động được gọi là hiện tượng cơ co quá mức hay
còn gọi là “chuột rút”.

- Nguyên nhân:

+ Khi thi đấu, do cơ hoạt động nhanh, nhiều và cơ thể ra nhiều mồ hôi dẫn tới ứ đọng nhiều axit
lactic; mất nước, muối và các chất điện giải mỏi cơ.

+ Trước khi thi đấu, do khởi động, làm nóng cơ thể không kĩ làm cơ dễ bị co rút liên tục với
những động tác đột ngột.

- Cách xử lí:

+ Xoa bóp nhẹ vùng cơ đau, làm động tác kéo dãn cơ ở chân bị chuột rút và giữ cho đến khi hết
tình trạng co rút.

+ Chườm lạnh lên vùng cơ đau

+ Ngừng chơi ngay, đưa vào nghỉ ở khu vực thoáng mát nghỉ ngơi.

+ Uống bù nước có chứa muối.

Câu 4. (3,5 điểm)( tập đề trang 93)

a) Bài tiết là gì? Bài tiết khác thải phân ở điểm nào? Ý nghĩa của sự bài tiết?

b) So sánh sự khác nhau giữa máu và nước tiểu đầu, nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức

Câu 5. (2 điểm) Thực hiện thí nghiệm về sự trao đổi khí ở một bạn học sinh người ta đã thu được
kết quả như sau:

- Lượng khí lưu thông (hít vào và thở ra bình thường) của học sinh đó là 500ml
- Lượng khí đưa vào phổi khi hít vào gắng sức sau khi hít vào bình thường là 2100 ml.

- Lượng khí đẩy ra khỏi phổi khi thở ra gắng sức sau khi thở ra bình thường là 800ml.

- Dung tích phổi là 4400ml.

a) Dung tích sống và lượng khí cặn ở phổi của bạn học sinh đó là bao nhiêu?

b) Trong lượng khí hít vào và thở ra bình thường, người ta thấy có 20,96% lượng khí oxi được
hít vào và 16,4% lượng khí oxi được thải ra. Tính lượng khí ôxi được hít vào và lượng khí ôxi
được thở ra trong mỗi nhịp hô hấp của bạn học sinh nói trên?

Lời giải :

a, Tính lượng khí cặn và dung tích sống:

- Lượng khí cặn là lượng khí nằm trong ống hô hấp và trong phổi là:

4400 – ( 500 + 2100 + 800) = 1000ml

- Dung tích sống là: 500 + 2100 + 800 = 3400ml

b, Tính lượng khí oxi:

- Lượng oxi hít vào: 500 x 20,96% = 104.8ml

- Lượng oxi thải ra: 500 x 16,4% = 82ml

- Lượng khí oxi thải ra giảm vì tại phế nang oxi được khuếch tán vào máu và được hồng cầu vận
chuyển đến các tế bào để hô hấp.

Ý nghĩa của hô hấp sâu: Khi hô hấp sâu, các cơ hô hấp và phổi hoạt động tối đa, dẫn đến lượng
khí được trao đổi nhiều hơn bình thường.

Câu 6. (3,0 điểm)

a. Trình bày đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

b. Sự khác nhau về trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ và trao đổi khí ở vòng tuần hoàn lớn?

Lời giải :

a) - Mô tả đường đi của máu:


+ Vòng tuần hoàn nhỏ: máu từ tâm thất phải được co bóp tống vào động mạch phổi → vào phổi
để trao đổi khí → theo tĩnh mạch phổi → về tâm nhĩ trái → tống xuống tâm thất trái để bắt đầu
vòng tuần hoàn lớn.
+ Vòng tuần hoàn lớn: máu theo tâm thất trái → động mạch chủ → theo chiều lên và xuống để
đến mao mạch ở các cơ quan, tiến hành trao đổi khí → theo tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ phải →
máu tống xuống tâm thất phải để bắt đầu vòng tuần hoàn nhỏ.

b) Sự khác nhau giữa trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn: - Trao đổi
khí ở vòng tuân hoàn nhỏ: Trao đổi khi ở phổi lấy O2 và thải CO2 ra ngoài - Trao đổi khí
ở vòng tuần hoàn lớn: Trao đổi khi ở mô tế bào máu vận chuyển O2 đến cung cấp cho mô
tế bào đồng thời nhận CO2 thải ra ngoài ở phổi.

You might also like