You are on page 1of 36

Chủ đề biến dưỡng động vật

1. Quá trình dinh dưỡng gồm bao nhiêu giai đoạn?


A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
2. Loài động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hoá?
A. Sứa.
B. Giun đũa.
C. Bọt biển.
D. Cá sấu.
3. Các động vật thuộc ngành Thân lỗ có hình thức tiêu hoá
A. ngoại bào.
B. nội bào.
C. ngoài cơ thể.
D. trong cơ thể.
4. Loài nào sau đây thuộc nhóm động vật ăn thực vật nhai lại?
A. Trâu.
B. Ngựa.
C. Thỏ.
D. Chim bồ câu.
5. Cho các vai trò sau đây:
(1) Đảm bảo an toàn, không gây ngộ độc hay gây ra các hậu quả khi sử dụng.
(2) Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
(3) Giảm thiểu bệnh tật.
(4) Cung cấp thật nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết để có được sức khoẻ tốt.
Có bao nhiêu vai trò là của thực phẩm sạch?
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
6. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá?
(1) Thức ăn chủ yếu được tiêu hoá ngoại bào.
(2) Gồm các quá trình: tiêu hoá hoá học, tiêu hoá cơ học và tiêu hoá vi sinh vật.
(3) Tiêu hoá vi sinh vật là quá trình tiêu hoá nhờ các tác động của vi sinh vật hữu ích có trong khoang miệng và dạ
dày.
(4) Tiêu hoá cơ học tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hoá hoá học thức ăn.
(5) Tiêu hoá hoá học là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành những hợp chất đơn
giản để cơ thể có thể hấp thụ.
(6) Tiêu hoá cơ học nhờ sự co bóp của dạ dày, nhu động ruột và gan.
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
7. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về cấu tạo của hệ tiêu hoá và quá trình tiêu hoá ở các loài thuộc các nhóm
động vật khác nhau?
(1) Dạ dày của động vật ăn thực vật nhai lại được chia làm bốn ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
(2) Ở động vật ăn thực vật nhai lại, thức ăn được tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học tại dạ cỏ, sau đó được tiêu hoá
vi sinh vật tại dạ múi khế và ruột.
(3) Ở động vật ăn thực vật không nhai lại, quá trình tiêu hoá vi sinh vật không xảy ra ở dạ dày mà xảy ra ở manh
tràng.
(4) Các loài trong nhóm động vật ăn thịt và động vật ăn tạp có quá trình tiêu hoá tương đối khác nhau.
(5) Dạ dày ở chim phân hoá thành dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Trong đó, dạ dày tuyến có vai trò tiến hành quá trình
tiêu hoá cơ học.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
8. Cho các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá?
(1) Viêm loét dạ dày.
(2) Ung thư trực tràng.
(3) Nhồi máu cơ tim.
(4) Sâu răng.
(5) Viêm gan A.
(6) Suy thận mãn tính.
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
9. Khi thiếu vitamin A, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh nào sau đây?
A. Quáng gà.
B. Tiểu đường.
C. Béo phì.
D. Còi xương.
10. Chiều hướng tiến hoá của các hình thức tiêu hoá ở động vật diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá ngoại bào.
B. Tiêu hoá ngoại bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá nội bào.
C. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào.
D. Tiêu hoá nội bào → tiêu hoá ngoại bào → tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào.
11. Thứ tự các bộ phận trong hệ tiêu hoá của chim bồ câu là
A. miệng → thực quản → diều → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → ruột → hậu môn.
B. miệng → thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột → hậu môn.
C. miệng → thực quản → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → diều → ruột → hậu môn.
D. miệng → thực quản → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → diều → ruột → hậu môn.
12. Khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(1) Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là tiêu hoá nội bào, nhờ các enzyme thuỷ phân trong lysosome.
(2) Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá, quá trình tiêu hoá chỉ theo hình thức tiêu hoá ngoại bào.
(3) Tiêu hoá ở động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá, với sự tham gia của các enzyme chủ yếu là
tiêu hoá ngoại bào.
(4) Tiêu hoá ở động vật ăn thịt và ăn tạp diễn ra trong cơ quan tiêu hóa.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
13.Quá trình hô hấp ở người và thú gồm bao nhiêu giai đoạn?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
14. Ở động vật, dựa vào đặc điểm bề mặt trao đổi khí, có thể phân chia thành bao nhiêu hình thức trao đổi khí chủ
yếu?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
15. Các loài động vật sống ở môi trường nước có thể trao đổi khí thông qua bao nhiêu hình thức sau đây?
(1) Qua mang.
(2) Qua da.
(3) Qua phổi.
(4) Qua ống khí.
(5) Qua màng tế bào.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
16. Trong hoạt động hô hấp ở người, sự thay đổi của thể tích lồng ngực là nhờ
A. quá trình thông khí ở phổi.
B. sự co dãn của các cơ hô hấp.
C. sự thay đổi của áp suất trong lồng ngực.
D. sự chênh lệch phân áp O2 và CO2.
17. Hệ hô hấp ở chim có bao nhiêu túi khí?
A. 9.
B. 7.
C. 8.
D. 6.
18. Trong các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh về đường hô hấp?
(1) Viêm phổi.
(2) Viêm phế quản.
(3) Viêm loét dạ dày.
(4) Lao phổi.
(5) Hen suyễn.
(6) Thiếu máu.
(7) Nhược cơ.
(8) Cảm cúm.
A. 6.
B. 5.
C. 8.
D. 9.
19. Khi nói về quá trình hô hấp của các loài động vật, trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu chính
xác?
(1) Tốc độ khuếch tán khí O2 và CO2 qua bề mặt trao đổi khí tỉ lệ thuận với độ dày của bề mặt trao đổi khí.
(2) Ở côn trùng, khí O2 từ ống khí được vận chuyển đến các tế bào cơ thể nhờ các phân tử hemoglobin trong máu.
(3) Hiệu suất quá trình trao đổi khí ở lưỡng cư, bò sát, thú thấp hơn so với ở chim.
(4) Ở người, quá trình thông khí ở phổi có sự tham gia của cơ hoành.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
20. Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây giúp hoạt động hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao nhất trong các động vật có
xương sống trên cạn?
(1) Khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.
(2) Sau khi thở ra, trong phổi không có khí cặn.
(3) Hoạt động hô hấp ở chim là hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí.
(4) Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng được không khí sạch, giàu O2 hơn.
(5) Dòng khí đi ngược chiều với dòng máu trong các mao mạch.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
21. Khi nói về quá trình hô hấp ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Tất cả các loài động vật sống trên cạn đều có hình thức hô hấp bằng phổi.
(2) Hô hấp là quá trình cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài để oxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng
cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài môi trường.
(3) Khi lên cạn, cá sẽ ngừng hô hấp do các khe mang bị khô, các phiến mang dính lại với nhau làm giảm diện tích bề
mặt trao đổi khí.
(4) Phổi của tất cả các loài chim đều có hệ thống phế nang phát triển, do đó, thích nghi với đời sống bay lượn.
(5) Tất cả các loài cá đều hô hấp bằng mang.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
22. Cho các phát biểu sau về quá trình hô hấp ở động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Ở lưỡng cư, quá trình hô hấp bằng phổi là chủ yếu.
(2) Hoạt động hô hấp ở cá xương nhờ sự nâng, hạ xương nắp mang phối hợp với sự đóng, mở khoang miệng.
(3) Chim có hệ thống 8 túi khí hỗ trợ cho quá trình thông khí ở phổi diễn ra hiệu quả.
(4) Ở người, khi hít vào, phổi dãn rộng, áp suất không khí trong phổi cao hơn áp suất không khí bên ngoài.
(5) Thông khí ở phổi chim là nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân và thể tích các túi
khí.
(6) Ở côn trùng, sự thông khí được thực hiện nhờ sự co dãn của hệ thống ống khí.
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
23. Ở người, một chu kì tim gồm bao nhiêu pha?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
24. Trong điều kiện sinh lí bình thường, ở người trưởng thành, thời gian pha nhĩ co khoảng
A. 0,1 s.
B. 0,8 s.
C. 0,3 s.
D. 0,4 s.
25. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo tim của người và thú?
A. Tim người và thú là một khối cơ đặc được bao bọc bởi một xoang bao tim.
B. Tim có vách ngăn để chia tim làm hai nửa (nửa trên và nửa dưới).
C. Mỗi nửa được chia làm hai phần gồm một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới.
D. Giữa các tâm nhĩ, các tâm thất, giữa tâm thất và động mạch có các van tim.
26. Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?
A. Cá rô phi.
B. Cá sấu.
C. Châu chấu.
D. Giun đất.
27. Hệ dẫn truyền tim ở người có bao nhiêu thành phần sau đây?
(1) Bó His.
(2) Nút nhĩ thất.
(3) Tâm nhĩ.
(4) Mạng lưới Purkinje.
(5) Nút xoang nhĩ.
(6) Tâm thất.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
28. Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tim co dãn tự động theo chu kì là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim.
(2) Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch.
(3) Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
(4) Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co.
(5) Huyết áp giảm dần từ động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.
(6) Huyết áp phụ thuộc nhiều yếu tố như: sức co bóp của tim, sức cản của dòng máu và độ quánh của máu.
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
29. Khi nói về vai trò của mạch máu, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mao mạch có chức năng dẫn máu từ tĩnh mạch sang động mạch.
B. Động mạch là mạch máu dẫn máu từ tâm thất trái đến phổi và từ tâm thất phải đến các cơ quan.
C. Tĩnh mạch là các mạch máu dẫn máu từ mao mạch đến các cơ quan trong cơ thể.
D. Mao mạch là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu với các mô, tế bào.
30. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về điều hoà hoạt động tim mạch?
(1) Hoạt động tim mạch được điều hoà bởi cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
(2) Cơ chế thần kinh được thực hiện theo nguyên tắc phản xạ, cơ chế thể dịch được thực hiện nhờ các hormone của
tuyến nội tiết.
(3) Hoạt động tim mạch được điều hoà bởi trung khu điều hoà tim mạch ở hành não.
(4) Khi nồng độ CO2 trong máu tăng, tim sẽ đập chậm và yếu, mạch co lại làm huyết áp tăng và tăng quá trình vận
chuyển máu trong mạch.
(5) Bộ phận tiếp nhận thông tin trong hoạt động điều hoà tim mạch là thụ thể áp lực hoặc thụ thể hoá học ở cung
động mạch chủ và xoang động mạch cảnh.
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
31. Nhịp tim của chuột là 720 lần/phút. Giả sử thời gian của các pha trong chu kì tim lần lượt chiếm tỉ lệ là: 1 : 3 : 4.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Chu kì hoạt động của tim bắt đầu từ pha co tâm thất, sau đó là pha co tâm nhĩ và cuối cùng là pha dãn chung.
(2) Thời gian của một chu kì tim là 0,0833 s.
(3) Tổng thời gian tâm nhĩ và tâm thất co bằng với thời gian pha dãn chung.
(4) Thời gian tâm nhĩ và tâm thất nghỉ ngơi lần lượt là 0,0729 s và 0,0521s.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
32. Có bao nhiêu nội dung dưới đây là đúng khi nói về vai trò của thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn?
(1) Tăng kích thước tế bào cơ tim, tăng khối lượng cơ tim, thành tim phát triển dày lên.
(2) Tăng thể tích buồng tim, do đó, giảm thể tích tâm thu và lưu lượng tim.
(3) Tăng nhịp tim nhằm đảm bảo khả năng cung cấp máu cho cơ thể.
(4) Giảm tính đàn hồi và lưu lượng máu.
(5) Tăng mao mạch ở cơ và xương, do đó, tăng khả năng điều chỉnh huyết áp.
(6) Tăng thể tích máu, tăng số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin, do đó, tăng khả năng vận chuyển O2.
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
33. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò khi nào?
A. Khi cơ thể bị các tác nhân gây hại xâm nhiễm.
B. Khi cơ thể không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
C. Khi cơ thể bị các vết thương ở da hay niêm mạc.
D. Khi cơ thể mắc các bệnh tự miễn.
34. Loại tế bào nào sau đây có vai trò tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát?
A. Lympho T độc.
B. Lympho T nhớ.
C. Lympho B.
D. Lympho T hỗ trợ.
35. Dị ứng là gì?
A. Là phản ứng quá mức của cơ thể với kháng nguyên của bản thân.
B. Là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân của môi trường.
C. Là phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên.
D. Là phản ứng của cơ thể khi mắc bệnh.
36. Chất nào sau đây có tác dụng gây phản ứng dị ứng?
A. Cytokine.
B. Lysozyme.
C. Interferon.
D. Histamine.
37. Cho các phản ứng sau đây:
(1) Tế bào lympho B tiết kháng thể.
(2) Các tuyến và niêm mạc tiết dịch nhầy.
(3) Tạo các peptide và protein kháng khuẩn.
(4) Hoạt hoá và tăng sinh tế bào lympho T độc.
Có bao nhiêu phản ứng thuộc đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
38. Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.
B. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể do các tế bào lympho B tiết ra.
C. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của tế bào lympho T độc và T nhớ.
D. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, có thể di truyền và không cần tiếp xúc trước với kháng
nguyên.
39. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về vaccine và vai trò của tiêm vaccine?
(1) Vaccine là chế phẩm sinh học có chứa chất sinh kháng nguyên (như gene hoặc RNA mã hoá protein của vi
khuẩn, virus) hoặc kháng nguyên không còn khả năng gây bệnh.
(2) Vaccine được dùng để tạo miễn dịch thụ động khi tiêm vào cơ thể, giúp cơ thể tăng sức đề kháng để chống lại
các tác nhân gây bệnh.
(3) Tiêm chủng trên diện rộng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh, dịch.
(4) Miễn dịch cộng đồng xảy ra khi có khoảng 50 % dân số được tiêm chủng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
40. Có bao nhiêu trường hợp sau đây được gọi là bệnh tự miễn?
(1) Tế bào lympho T tiêu diệt vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.
(2) Các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ tế bào hồng cầu.
(3) Các tế bào T tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của tuyến tuỵ.
(4) Các đại thực bào tiêu huỷ các protein của virus và các tế bào bị lây nhiễm.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
41. Đối với những người mắc hội chứng AIDS, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết là do
A. HIV phá huỷ các tế bào bạch cầu lympho T.
B. HIV tấn công bạch cầu dẫn đến người bệnh bị ung thư máu.
C. hệ thống miễn dịch suy giảm, cơ thể mắc các bệnh cơ hội do các sinh vật cơ hội gây ra.
D. tế bào lympho T trở nên bất thường và tiêu diệt các tế bào của cơ thể.
42. Ở động vật không xương sống, chất nào sau đây có vai trò tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập
vào cơ thể?
A. Lysozyme.
B. Cytokine.
C. Interferon.
D. Histamine.
43. Đâu là cơ quan chính thực hiện chức năng bài tiết của cơ thể?
A. Gan.
B. Ruột.
C. Thận.
D. Phổi.
Lời giải:
44. Hầu hết các chất được bài tiết dưới dạng hoà tan trong máu, ngoại trừ
A. CO2.
B. Creatinine.
C. Glucose.
D. NH3.
45. Lượng dịch trong cơ thể chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm?
A. 56%.
B. 65 %.
C. 76 %.
D. 67 %.
46. Cho các thành phần sau đây:
(1) Quản cầu thận.
(2) Ống góp.
(3) Ống lượn gần.
(4) Quai Henle.
(5) Ống lượn xa.
(6) Niệu quản.
(7) Niệu đạo.
Có bao nhiêu thành phần cấu tạo nên một nephron?
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
47. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về cân bằng nội môi?
(1) Cân bằng nội môi có tính chất cân bằng động.
(2) Điều hoà cân bằng nội môi chính là cân bằng áp suất thẩm thấu của tế bào.
(3) Cân bằng nội môi đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện được chức năng sinh lí của các tế bào trong cơ thể.
(4) Cân bằng nội môi gồm cân bằng hàm lượng nước; nồng độ các chất như glucose, các ion, amino acid, muối
khoáng,...
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
48. Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện cơ chế cân bằng nội môi?
(1) Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao, thận tăng cường tái hấp thụ nước và tăng uống nước.
(2) Ở người, pH máu được duy trì khoảng 7,35 – 7,45 nhờ hoạt động của hệ đệm, phổi và thận.
(3) Hoạt động của các tế bào bạch cầu làm giảm số lượng tác nhân gây bệnh trong cơ thể.
(4) Nồng độ glucose trong máu người được duy trì ở mức 3,9 – 6,4 mmol/L.
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
49. Khi nồng độ glucose trong máu tăng lên, có bao nhiêu phản ứng sau đây nhằm đưa nồng độ glucose trở về mức
ổn định?
(1) Tuyến tụy tiết hormone glucagon.
(2) Tế bào gan biến đổi glucose thành glycogen.
(3) Các tế bào tăng cường hấp thu glucose.
(4) Chuyển hoá glycerol thành glucose.
(5) Chuyển hoá glucose dư thừa thành lipid dự trữ.
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
50. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về bệnh suy thận?
(1) Là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm.
(2) Trường hợp nặng cần phải chạy thận nhân tạo hoặc thay thận.
(3) Nguyên nhân gây suy thận có thể do nhiễm độc từ thức ăn, nhiễm kim loại nặng,…
(4) Người bị suy thận vẫn có khả năng đi tiểu bình thường.
(5) Người bị suy thận có nguy cơ tích tụ nước trong cơ thể, gây ra các vấn đề về huyết áp.
A. 5.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
51. Khi nói về sỏi thận và đường tiết niệu, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Ăn nhiều thực phẩm chứa các loại muối calci, phosphate,... là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận.
(2) Tiểu ra máu là một trong những biểu hiện của sỏi đường tiết niệu.
(3) Các trường hợp sỏi thận đều phải chữa trị bằng phẫu thuật để lấy sỏi ra khỏi cơ thể.
(4) Người uống nhiều nước, thường xuyên nhịn tiểu có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và đường tiết niệu.
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
52. Nhận định nào dưới đây về quá trình dinh dưỡng và tiêu hoá là đúng?
A. Tiêu hoá là một phần của quá trình dinh dưỡng.
B. Dinh dưỡng và tiêu hoá là hai quá trình kế tiếp nhau.
C. Dinh dưỡng là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp
thụ được.
D. Tiêu hoá là quá trình tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng đã được hấp thụ để tổng hợp, biến đổi thành những
chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.
53. Ở người, giai đoạn chất dinh dưỡng đi qua các tế bào biểu mô của lông ruột để vào mạch máu và mạch bạch
huyết là giai đoạn nào của quá trình dinh dưỡng?
A. Lấy thức ăn.
B. Tiêu hoá thức ăn.
C. Hấp thụ chất dinh dưỡng.
D. Đồng hoá các chất.
54. Phát biểu nào sau đây về giai đoạn đồng hoá các chất là đúng?
A. Giai đoạn đồng hoá là giai đoạn của quá trình dinh dưỡng mà thức ăn được đưa vào cơ thể.
B. Giai đoạn đồng hoá là giai đoạn của quá trình dinh dưỡng mà tế bào sử dụng chất dinh dưỡng đã được hấp thụ để
tổng hợp, biến đổi thành những chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.
C. Giai đoạn đồng hoá là giai đoạn của quá trình dinh dưỡng mà thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học trong ống
tiêu hoá, biến đổi từ những chất phứctạp thành chất đơn giản để cơ thể có thể hấp thụ được.
D. Giai đoạn đồng hoá là giai đoạn của quá trình dinh dưỡng mà chất dinh dưỡng
sau khi phân giải được vận chuyển vào máu và bạch huyết.
55. Khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Thức ăn đi vào qua lỗ miệng, chất thải được thải ra ngoài qua hậu môn.
B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzyme do lysosome tiết ra.
C. Tế bào tuyến tiết enzyme để tiêu hoá ngoại bào, sau đó những hạt thức ăn tiếp tục được tiêu hoá nội bào trong
không bào tiêu hoá.
D. Thức ăn được biến đổi về mặt cơ học bên trong tế bào.
Lời giải:
56. Các lợi thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá là:
(1) Các bộ phận của hệ tiêu hoá có tính chuyên hoá cao.
(2) Các enzym tiêu hoá không bị hoà loãng nên giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thứcăn.
(3) Tạo điều kiện tối ưu cho quá trình tiêu hoá nội bào.
(4) Thức ăn đi theo một chiều, không bị trộn lẫn với chất thải.
A. (1), (2) và (3).
B. (1), (3) và (4).
C. (1), (2) và (4).
D. (2), (3) và (4).
57. Khi nói về hình thức tiêu hoá ở động vật, nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Ở thuỷ tức, thức ăn vừa được tiêu hoá ngoại bào, vừa được tiêu hoá nội bào.
B. Ở bọt biển, thức ăn được tiêu hoá trong tế bào cổ áo và tế bào amip.
C. Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn đi vào và chất thải đi ra đều qua lỗ miệng.
D. Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá nội bào hoàn toàn.
58. Ở bọt biển, quá trình tiêu hoá nội bào ở các tế bào cổ áo thường diễn ra ngay sau quá trình nào?
A. Quá trình tiêu hoá ở tế bào amip.
B. Quá trình thức ăn di chuyển qua và bị các sợi hình trụ của tế bào cổ áo chứa chất nhầy giữ lại.
C. Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng.
D. Quá trình hình thành các sợi xương hoặc các tế bào khác của cơ thể.
59. Cho các loài động vật sau: (1) bọt biển, (2) giun dẹp, (3) cá chép, (4) châu chấu, (5) thuỷ tức. Những loài nào
trong các loài trên có tiêu hoá nội bào?
A. (1), (2) và (4).
B. (1), (4) và (5).
C. (1), (2) và (5).
D. (1), (3) và (5).
60. Quy tắc chung liên quan đến chế độ dinh dưỡng cân bằng ở người là
A. chế độ dinh dưỡng giàu protein, ít carbohydrate.
B. chế độ dinh dưỡng ít chất béo, nhiều chất đạm.
C. chế độ dinh dưỡng ít calo hơn so với nhu cầu của cơ thể.
D. chế độ dinh dưỡng vừa đủ và đúng tỉ lệ (phù hợp với tháp dinh dưỡng), bổ sung đầy đủ nước, vitamin, chất
khoáng và chất xơ.
61. Các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy là:
(1) Tác nhân dị ứng.
(2) Ô nhiễm thực phẩm.
(3) Chế độ ăn ít chất xơ.
(4) Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ dẫn.
(5) Ô nhiễm nguồn nước.
(6) Nhịn đại tiện.
A. (1), (2), (3) và (6).
B. (2), (4), (5) và (6).
C. (1), (2), (4) và (5).
D. (2), (3), (5) và (6).
62. Những nhận định nào sau đây là đúng khi nói về hô hấp ở động vật?
(1) Tất cả các động vật trên cạn đều trao đổi khí qua phổi.
(2) Tất cả động vật sống dưới nước đều trao đổi khí qua mang.
(3) Lưỡng cư vừa trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, vừa trao đổi khí qua phổi.
(4) Chim trao đổi khí qua phổi và hệ thống túi khí.
A. (1) và (4).
B. (2) và (3).
C. (1) và (2).
D. (3) và (4).
63. Khi nói về hô hấp ở động vật, nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Động vật lấy O2 từ môi trường vào cơ thể và thải CO2 từ cơ thể ra môi trường.
B. Quá trình hô hấp tế bào giải phóng ATP.
C. Thông qua trao đổi khí với môi trường, CO2 được vận chuyển đến tế bào, tham gia vào quá trình hô hấp tế bào.
D. CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí, rồi thảira môi trường.
64. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về bề mặt trao đổi khí ở động vật ?
A. Cấu trúc bề mặt trao đổi khí liên quan đến môi trường sống của động vật.
B. Quá trình trao đổi khí diễn ra khi có sự chênh lệch phân áp O2 và CO2 giữa hai phía của bề mặt trao đổi khí.
C. Bề mặt trao đổi khí có diện tích lớn và có nhiều mao mạch.
D. Bề mặt trao đổi khí thường dày vì tốc độ khuếch tán O2 tỉ lệ thuận với độ dàycủa bề mặt trao đổi khí.
65. Các loài nào sau đây trao đổi khí chủ yếu qua bề mặt cơ thể?
(1) Châu chấu
(2) Thuỷ tức
(3) Ếch, nhái trưởng thành
(4) Cá sấu
(5) Cá heo
(7) Tôm
(8) Giun đất
A. (1), (2) và (3).
B. (2), (3) và (8).
C. (2), (3) và (5).
D. (3), (4) và (8).
66. Nhận định nào sau đây về hô hấp ở cá là đúng?
A. Diện tích trao đổi khí ở mang cá lớn vì mang có nhiều cung mang, mỗi mang có nhiều phiến mang.
B. Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với
dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.
C. Cá có thể lấy được ít O2 trong nước khi nước đi qua mang vì dòng nước chảy qua mang và dòng máu chảy trong
mao mạch cùng chiều với nhau.
D. Khi cá hít vào, dòng nước chảy qua mang mang theo máu giàu CO2, khi cá thở ra, dòng máu giàu O2 được đẩy
ra ngoài.
67. Khi nói về trao đổi khí ở côn trùng, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Ống khí không có sự phân nhánh nên O2 được hấp thụ trực tiếp từ lỗ thở vào tế bào.
B. Ống khí của côn trùng có hệ thống mao mạch dày đặc bao quanh.
C. Không khí giàu O2 khuếch tán qua lớp biểu bì mỏng bên ngoài cơ thể.
D. Không khí giàu O2 khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể.
68. Nhận định nào sau đây về quá trình trao đổi khí ở chim là đúng?
A. Phổi có số lượng phế nang lớn nhất trong các loài động vật nên khi hít vào không khí đi từ khí quản đến trực tiếp
tế bào.
B. Chim có hệ thống túi khí nên khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.
C. Khi hít vào, các túi khí đẩy không khí vào phổi nên phổi đầy không khí, cáctúi khí xẹp.
D. Khi thở ra, các túi khí căng đầy không khí.
69. Một trong những tác hại của khói thuốc lá với hệ hô hấp là
A. làm giảm tiết chất nhày ở đường hô hấp.
B. phá huỷ cấu trúc phế nang và làm xơ hoá phế nang.
C. tăng lưu thông không khí.
D. hạn chế các phản ứng viêm.
70. Các biện pháp phòng bệnh hô hấp là
(1) rửa tay thường xuyên.
(2) giảm cholesterol trong chế độ ăn.
(3) giữ vệ sinh môi trường sống.
(4) đeo khẩu trang đúng cách.
(5) tập thể dục, thể thao thường xuyên.
A. (1), (3), (4) và (5).
B. (1), (2), (3) và (5).
C. (2), (3), (4) và (5).
D. (1), (2), (4) và (5).
71. Khẳng định nào dưới đây về chức năng của hệ tuần hoàn ở động vật là đúng và đủ?
A. Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng lấy từ hệ tiêu hoá đến các tế bào của cơ thể và
vận chuyển chất thải từ tế bào đến thận để thải ra ngoài.
B. Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng vận chuyển O2 đến các tế bào của cơ thể và vận chuyển CO2 từ tế bào đến các
phổi rồi thải ra ngoài.
C. Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng vận chuyển các chất cần thiết đến các tế bào của cơ thể và vận chuyển chất
thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài.
D. Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng vận chuyển các chất cần thiết tạo ra từ các tuyến của cơ thể đến các tế bào và
vận chuyển chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài.
72. Khẳng định nào dưới đây về chiều di chuyển của máu trong các buồng tim ở chim và thú là đúng?
A. Máu từ tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ phải, từ tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái; máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm
thất phải, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái; máu từ tâm thất phải lên động mạch phổi, từ tâm thất trái lên động
mạch chủ.
B. Máu từ tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ trái, từ tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ phải; máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm
thất phải, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái; máu từ tâm thất phải lên động mạch phổi, từ tâm thất trái lên động
mạch chủ.
C. Máu từ tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ phải, từ tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái; máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm
thất trái, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất phải; máu từ tâm thất phải lên động mạch phổi, từ tâm thất trái lên động
mạch chủ.
D. Máu từ tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ phải, từ tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái; máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm
thất phải, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái; máu từ tâm thất phải lên động mạch chủ, từ tâm thất trái lên động mạch
phổi.
73. Khẳng định nào dưới đây về đặc điểm hoạt động trong chu kì của tim người trưởng thành là không đúng?
A. Nút xoang nhĩ phát xung thần kinh với nhịp khoảng 0,8 s/lần, xung thần kinh từ nút xoang nhĩ truyền xuống tâm
nhĩ làm tâm nhĩ co.
B. Tâm nhĩ co 0,1 s và dãn 0,7 s. Kết thúc pha tâm nhĩ co, tâm thất co 0,3 s và dãn 0,5 s.
C. Tâm thất co là do xung thần kinh từ nút nhĩ thất (nhận xung từ nút xoang nhĩ) truyền qua bó His, các sợi Purkinje
và xuống cơ tâm thất.
D. Khi tâm nhĩ co, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất; khi tâm thất co, máu từ tâmthất lên tâm nhĩ.
74. Khẳng định nào dưới đây về đặc điểm của hệ mạch máu (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch) là đúng?
A. Độ dày thành mạch lớn nhất ở động mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch.
B. Tổng diện tích cắt ngang lớn nhất ở mao mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch.
C. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch.
D. Vận tốc dòng máu thấp nhất ở mao mạch, cao nhất ở tĩnh mạch.
75. Khẳng định nào dưới đây về đặc điểm của hệ mạch máu (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch) là không đúng?
A. Động mạch có nhiều sợi đàn hồi giúp chống lại áp lực cao của máu, lớp cơtrơn ở thành động mạch tạo tính co
dãn giúp điều hoà lượng máu đến cơ quan.
B. Thành mao mạch chỉ bao gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc) giúp thực hiện quá trình
trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào.
C. Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn nên ít tạo lực cản với dòng máu và tăng khả năng chứa máu.
D. Tất cả các tĩnh mạch đều có van tĩnh mạch giúp máu chảy một chiều về tim.
76. Khẳng định nào dưới đây về cơ chế thần kinh điều hoà hoạt động tim mạch là đúng?
A. Thần kinh đối giao cảm kích thích nút xoang nhĩ tăng cường phát xung làm tăng nhịp tim, tăng lực co tim, gây co
một số động mạch, tĩnh mạch.
B. Thần kinh giao cảm làm giảm nhịp tim, giảm lực co tim, gây dãn một số động mạch.
C. Thụ thể hoá học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) tiếp nhận kích thích hàm lượng O2 trong
máu giảm, hàm lượng CO2trong máu tăng, pH máu giảm làm tăng huyết áp, tăng lượng máu cung cấp đến cơ quan.
D. Thụ thể áp lực ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) tiếp nhận kích thích làm thay đổi vận tốc máu.
77. Khẳng định nào dưới đây về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khoẻ là không đúng?
A. Ethanol trong rượu, bia gây kích thích hoạt động thần kinh dẫn đến tăng cường khả năng kiểm soát và phối hợp
các cử động của cơ thể, gây nôn, dễ nổi nóng.
B. Rượu, bia có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày.
C. Phần lớn ethanol trong rượu, bia được phân huỷ ở gan, tuy nhiên, sản phẩmphân huỷ có thể gây độc tế bào gan và
dẫn đến viêm gan, xơ gan.
D. Nồng độ cao ethanol gây ảnh hưởng xấu đến lớp cơ thành mạch máu và cơ tim.
78. Khẳng định nào dưới đây về thứ tự các bước thực hiện trong thực hành đo huyết áp bằng máy đo huyết áp điện
tử bắp tay là đúng?
(1)Ấn nút khởi động đo trên máy đo huyết áp.
(2) Quấn túi khí vừa đủ chặt quanh bắp tay người được đo.
(3) Đọc kết quảgiá trị huyết áp tối đa, giá trị huyết áp tối thiểu và nhịp tim hiểnthị trên màn hình.
(4) Người được đo ngồi ở tư thế thoải mái, để tay lên bàn.
A. (1) → (2) → (3) → (4).
B. (1)→ (3)→(4)→ (2).
C. (4)→ (2)→ (1) → (3).
D. (4)→ (1)→ (2) → (3).
79. Khẳng định nào dưới đây về thứ tự các bước thực hiện trong thực hành chứng minh tính tự động của tim trên ếch
(nhái) là đúng?
(1) Mổ lộ tim ếch, cắt bỏ màng bao tim ếch.
(2) Huỷ tuỷ sống ếch.
(3) Dùng sợi chỉ thắt nút ngăn cách giữa tâm nhĩ và tâm thất.
(4) Dùng sợi chỉ thắt nút ngăn cách giữa xoang tĩnh mạch với tim.
A. (1)→ (2)→ (3) → (4).
B. (2)→ (1)→ (3) → (4).
C. (2)→ (1)→ (4) → (3).
D. (1)→ (4)→ (3) → (2).
80. Bệnh truyền nhiễm ở người chủ yếu do những tác nhân nào gây ra?
A. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật.
B. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và hoá chất độc hại.
C. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và rối loạn di truyền.
D. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt.
81. Tác nhân gây bệnh chỉ có thể gây bệnh trên người khi hội đủ các yếu tố:
A.có khả năng gây bệnh và có con đường xâm nhiễm phù hợp.
B. số lượng đủ lớn, có khả năng gây bệnh và con đường xâm nhiễm phù hợp.
C. tồn tại trong môi trường tự nhiên, có khả năng gây bệnh và số lượng phải đủ lớn.
D. có khả năng gây bệnh trên động vật và số lượng phải đủ lớn.
82. Các chức năng chính của hệ miễn dịch là
(1) ngăn chặn sự xâm nhiễm của tác nhân gây bệnh.
(2) nhận biết và loại bỏ tác nhân gây bệnh.
(3) thải loại độc tố ra khỏi có thể.
(4) nhận biết và loại bỏ những tế bào bị hư hỏng.
A. (1), (2) và (3).
B. (1), (2) và (4).
C. (1), (3) và (4).
D. (1), (2), (3) và (4).
83. Các thành phần chính của miễn dịch không đặc hiệu là
A. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên,
kháng thể.
B. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào T độc.
C. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên.
D. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào plasma.
84. Các chức năng của miễn dịch không đặc hiệu là
(1) ngăn chặn sự xâm nhiễm của tác nhân gây bệnh.
(2) nhận diện, tiết protein làm chết các tế bào bệnh.
(3) nhận biết đặc hiệu, loại bỏ và ghi nhớ tác nhân gây bệnh.
(4) thực bào và phân huỷ các tác nhân gây bệnh.
A. (1), (2) và (3).
B. (1), (2) và (4).
C. (1), (3) và (4).
D. (1), (2), (3) và (4).
85. Các tế bào chủ yếu tham gia miễn dịch đặc hiệu là
A. tế bào T hỗ trợ, tế bào T độc, tế bào B nhớ, tế bào plasma, bạch cầu.
B. tế bào T hỗ trợ, tế bào T độc, tế bào B nhớ, tế bào plasma, tế bào mast.
C. tế bào T hỗ trợ, tế bào T độc, tế bào B nhớ, tế bào plasma, tế bào giết tự nhiên.
D. tế bào T hỗ trợ, tế bào T độc, tế bào B nhớ, tế bào plasma, tế bào T nhớ.
86. Tế bào có chức năng tiết các chất phân huỷ các tế bào nhiễm bệnh là
A. đại thực bào.
B. tế bào T độc.
C. tế bào giết tự nhiên.
D. tế bào T độc và tế bào giết tự nhiên.
87. Tế bào sản sinh kháng thể là
A. đại thực bào.
B. tế bào T độc.
C. tế bào plasma.
D. tế bào T hỗ trợ.
88. Tiêm hoặc uống vaccine là
A. đưa kháng nguyên vào cơ thể.
B. đưa chất tạo kháng nguyên vào cơ thể.
C. đưa kháng nguyên hoặc chất tạo kháng nguyên vào cơ thể.
D. đưa kháng nguyên và kháng thể vào cơ thể.
89. Dị ứng là do cơ thể phản ứng với
A. kháng nguyên.
B. dị nguyên.
C. sự xâm nhiễm của virus.
D. các chất lạ.
90. Các dấu hiệu đặc trưng của dị ứng là dấu vết
(1) mẩn ngứa.
(2) sốc phản vệ.
(3) suy hô hấp.
(4) hạ huyết áp.
(5) nôn mửa.
A. (1), (2), (3) và (4).
B. (1), (2), (4) và (5).
C. (1), (3), (4) và (5).
D. (1), (2), (3) và (5).
91. Khi cơ thể bị nhiễm HIV, virus không tấn công vào tế bào nào sau đây?
A. Tế bào thực bào.
B. Tế bào lympho.
C. Tế bào T hỗ trợ.
D. Tế bào mast.
92. Khi bị ung thư, khối u và tế bào ung thư có thể làm suy giảm hệ miễn dịch theo các phương thức
(1) kích hoạt tế bào giết tự nhiên.
(2) giảm sự lưu thông của máu.
(3) suy giảm các tế bào tuỷ xương.
(4) gây tổn thương da và niêm mạc.
A. (1), (2) và (3).
B. (1), (2) và (4).
C. (1), (3) và (4).
D. (2), (3) và (4).
93. Các nguyên nhân gây bệnh tự miễn là
(1) di truyền.
(2) chất độc hại.
(3) căng thẳng.
(4) tập thể dục.
(5) chế độ dinh dưỡng không phù hợp.
A. (1), (2), (3) và (4).
B. (1), (2), (3) và (5).
C. (1), (3), (4) và (5).
D. (1), (2),(3), (4) và (5).
94. Hệ miễn dịch có thể bị suy giảm khi
A. tập thể dục thường xuyên.
B. uống nhiều nước.
C. uống nhiều rượu bia.
D. ăn nhiều rau xanh.
95. Khẳng định nào dưới đây về bài tiết ở động vật là đúng?
A. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc qua nước tiểu và qua phân.
B. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc do cơ thể tạo ra trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
C. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc sinh ra do quá trình trao đổichất của các tế bào, mô, cơ quan trong
cơ thể.
D. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc thông qua quá trình hô hấp, bài
tiết mồ hôi và nước tiểu.
96. Ở người khoẻ mạnh bình thường, thành phần nào dưới đây không có trong nước tiểu đầu?
A. Hồng cầu.
B. Glucose.
C. NaCl.
D. Amino acid.
97. Khi ăn mặn thường xuyên, hàm lượng hormone nào dưới đây tăng lên trong máu?
A. Renin.
B. Aldosterone.
C. ADH.
D. Angiotensin II.
98. Khẳng định nào dưới đây về vai trò của thận trong điều hoà cân bằng nội môilà không đúng?
A. Thận điều hoà thể tích máu và huyết áp thông qua việc tiết renin và thay đổi lượng nước tiểu tạo thành.
B. Thận điều hoà áp suất thẩm thấu máu thông qua quá trình thải nước ra nước tiểu.
C. Thận điều hoà pH máu thông qua quá trình thải H+ ra nước tiểu.
D. Thận điều hoà lượng glucose máu thông qua việc tiết hormone insulin.
99. Khẳng định nào dưới đây về vai trò của các cơ quan trong cơ thể đối với thành phần nội môi là không đúng?
A. Cơ quan tiêu hoá: cung cấp các chất vào nội môi qua quá trình hấp thụ ở hệ tiêu hoá; gan giúp phân giải hồng cầu
và thải sản phẩm phân giải ra ngoài qua dịch mật.
B. Cơ quan hô hấp: cung cấp O2 vào máu và thải CO2 từ máu ra ngoài.
C. Da: thải nước, các chất hoà tan, chất độc, chất thải từ môi trường trong ra ngoài thông qua quá trình tạo và thải
mồ hôi.
D. Tuyến tụy là tuyến nội tiết tiết hormone tham gia vào điều hoà hàm lượng mọi chất tan trong nội môi.
100. Khẳng định nào dưới đây về cơ chế điều hoà cân bằng nội môi là đúng?
A. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên não bộ, não bộ sẽ điều khiển hoạt động của cơ quan, hệ cơ
quan trong cơ thể giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.
B. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên thụ thể tương ứng, từ đó tác động lên trung khu điều hoà
(thần kinh và/hoặc thể dịch), trung khu này sẽ điều khiển hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, giúp đưa
giá trị môi trường trong trở về bình thường.
C. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên thụ thể ở cơ quan bài tiết, từ đó sẽ thay đổi hoạt động bài tiết,
giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.
D. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên thụ thể tương ứng, từ đó tác động lên trung khu điều hoà
(thần kinh và thể dịch), trung khu này sẽ điều khiển hoạt động tiêu hoá, bài tiết của cơ thể, giúp đưa giá trị môi
trường trong trở về bình thường.
101. Có bao nhiêu chất dưới đây không cung cấp năng lượng nhưng lại hết sức cần thiết cho cơ thể người?
1. Protein
2. Nước
3. Tinh bột
4. Chất khoáng
5. Dầu thực vật
6. Vitamin
7. Chất xơ
8. Mỡ động vật
Phương án trả lời đúng là:
A. 2
B. 3.
C. 4
D. 5.
102. Những phát biểu nào sau đây về quá trình tiêu hoá ở động vật là đúng?
1. Ống tiêu hoá được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo sự chuyên hóa về chức năng
2. Trong túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào
3. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hóa nội bào
4. Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 2
B. 1, 3
C. 3, 4
D. 1, 4
103. Lipid được tiêu hoá ở cơ quan nào trong hệ tiêu hóa?
A. Khoang miệng.
B. Dạ dày
C. Ruột non.
D. Ruột gia.
104. Chất nào sau đây có con đường hấp thụ khác với các chất còn lại?
A. Amino acid.
B. Glucose.
C. Acid béo.
D. Chất khoáng.
105. Cơ quan nào sau đây có chức năng tiêu hoá một phần protein thành các peptide?
A. Dạ dày.
B. Ruột non.
C. Khoang miệng.
D. Mật.
106. Những phát biểu nào sau đây là đúng?
1. Enzyme pepsin do dạ dày tiết ra có tác dụng phân giải protein thành các amino acid.
2. Enzyme lipase do mật tiết ra có tác dụng phân giải lipid thành acid béo và glycerol.
3. Enzyme amylase do các tuyến nước bọt tiết ra có tác dụng thuỷ phân tinh bột thành đường glucose.
4. Enzyme trypsin do tuyến tụy tiết ra phân giải các peptide thành amino acid.
Phương án trả lời đúng là
A. 1, 2.
B. 2, 3.
C. 3, 4.
D. 2, 4.
107. Chức năng nào sau đây không phải của ruột già?
A. Hấp thụ nước.
B. Hấp thụ vitamin.
C. Hấp thụ chất điện giải.
D. Hấp thụ glucose.
108. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chức năng của ruột non?
A. Ruột non là cơ quan chủ yếu hấp thụ chất dinh dưỡng.
B. Ở ruột non diễn ra quá trình tiêu hoá hoá học, thuỷ phân các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành các chất dinh
dưỡng đơn giản có thể hấp thụ được.
C. Ở ruột non không có quá trình tiêu hoá cơ học.
D. Các enzyme tiêu hoá thức ăn ở ruột non có trong dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột.
109. Trong hệ tiêu hoá ở người, các bộ phận vừa diễn ra quá trình tiêu hoá cơ học, vừa diễn ra quá trình tiêu hoá hoá
học là
A. miệng, thực quản, dạ dày.
B. miệng, dạ dày, ruột non.
C. thực quản, dạ dày, ruột non.
D. thực quản, dạ dày, ruột già.
110. Ở người, loại chất dinh dưỡng nào sau đây là nguồn cung cấp nănglượng chủ yếu cho cơ thể?
A. Chất bột đường.
B. Chất đạm.
C. Chất béo.
D. Chất khoáng
111. Bề mặt trao đổi khí ở động vật là
A. bộ phận hoặc cơ quan thực hiện trao đổi khí O2 và CO2.
B. bộ phận hoặc cơ quan dẫn khí từ môi trường vào cơ thể.
C. bộ phận hoặc cơ quan hấp thụ khí O2.
D. bộ phận hoặc cơ quan vận chuyển khí O2vào tế bào và đưa CO2 ra khỏi tế bào.
112. Hô hấp ở động vật là quá trình
A. lấy O2 liên tục từ môi trường vào cơ thể.
B. thải khí CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hoá tế bào ra môi trường.
C. oxy hoá các hợp chất hữu cơ, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.
D. lấy O2 từ môi trường vào làm nguyên liệu cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời
thải CO2 ra môi trường.
113. Ý nào sau đây thể hiện đúng nhất vai trò của hô hấp ở động vật?
A. Cung cấp O2 cho quá trình phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng cho các hoạt động sống.
B. Cung cấp O2 cho quá trình phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra
ngoài môi trường, đảm bảo sự cân bằng trong cơ thể.
C. Cung cấp O2 để phân giải các chất độc hại sinh ra từ quá trình chuyển hoá tế bào thành CO2 và nước rồi thải ra
ngoài môi trường, đảm bảo sự cân bằng trong cơ thể.
D. Đảm bảo sự cân bằng và đổi mới liên tục khí O2 và CO2 giữa tế bào và môi trường.
114. Quá trình hô hấp ở người và Thú diễn ra qua 5 giai đoạn liên tiếp là:
A. Thông khí → Trao đổi khí ở phổi → Vận chuyển khí O2 và CO2 → Trao đổi khí ở mô → Hô hấp tế bào.
B. Trao đổi khí ở phổi → Thông khí → Vận chuyển khí O2 và CO2 → Trao đổi khí ở mô →Hô hấp tế bào.
C. Trao đổi khí ở phổi → Vận chuyển khí O2 và CO2 → Trao đổi khí ở mô →Thông khí → Hô hấp tế bào.
D. Thông khí → Trao đổi khí ở phổi → Trao đổi khí ở mô → Vận chuyển khí O2 và CO2 → Hô hấp tế bào.
115. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về bề mặt trao đổi khí?
A. Bề mặt trao đổi khí ở động vật có thể là da, mang, hệ thống ống khí, phổi hay bề mặt cơ thể.
B. Bề mặt trao đổi khí thường mỏng, ẩm ướt và có diện tích lớn.
C. O2, CO2 khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí ở dạng hoà tan.
D. Trên bề mặt trao đổi khí luôn có mạng lưới mao mạch dày đặc.
116. Nhóm động vật nào sau đây có hình thức trao đổi khí khác với các nhómđộng vật còn lại?
A. Giun dẹp.
B. Thuỷ tức.
C. Động vật nguyên sinh.
D. Lưỡng cư.
117. Khi nói về quá trình trao đổi khí qua hệ thống ống khí, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
1. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí gặp ở côn trùng.
2. Ống khí tận là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với tế bào cơ thể.
3. Hệ thống ống khí gồm nhiều ống khí phân nhánh từ lớn đến nhỏ và thông với bên ngoài qua lỗ thở.
4. Ống khí nằm gần lỗ thở là ống khí tận có đường kính nhỏ nhất.
5. Tế bào cơ thể thực hiện trao đổi khí với dòng máu qua thành mao mạch nằm trên ống khí tận.
Phương án trả lời đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
118. Thứ tự các hoạt động diễn ra khi cả hít vào là:
A. Nắp mang đóng → Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Miệng mở ra, nước
vào.
B. Miệng mở ra, nước vào → Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Nắp mang
mở ra.
C. Miệng ngậm lại → Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Nắp mang mở ra,
nước vào.
D. Miệng mở ra, nước vào → Nền khoang miệng nâng lên, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Nắp mang mở
ra.
119. Thứ tự các hoạt động diễn ra khi cá thở ra là:
A. Miệng ngậm lại → Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Nắp mang mở ra →
Nước đi ra.
B. Miệng ngậm lại → Nền khoang miệng nâng lên, khoang miệng và khoang mang hẹp lại → Nắp mang mở ra →
Nước đi ra.
C. Miệng ngậm lại → Nền khoang miệng hạ xuống, khoang miệng và khoang mang hẹp lại → Nắp mang mở ra →
Nước đi ra.
D. Miệng ngậm lại → Nền khoang miệng nâng lên, khoang miệng và khoang mang rộng ra → Nắp mang mở ra →
Nước đi ra.
120. Thứ tự các hoạt động diễn ra khi người hít vào là:
A. Cơ liên sườn co → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
B. Cơ liên sườn co → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
C. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
D. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi dãn rộng → Không khí từ ngoài đi vào phổi.
121. Thứ tự các hoạt động diễn ra khi người thở ra là:
A. Cơ liên sườn co → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi hẹp lại → Không khí từ phổi đi ra ngoài.
B. Cơ liên sườn co → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi hẹp lại → Không khí từ phổi đi ra ngoài.
C. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành co → Lồng ngực và phổi hẹp lại → Không khí từ phổi đi ra ngoài.
D. Cơ liên sườn dãn → Cơ hoành dãn → Lồng ngực và phổi hẹp lại → Không khí từ phổi đi ra ngoài.
122. Nhóm sinh vật nào sau đây trao đổi khí qua bề mặt cơ thể?
A. Thuỷ tức, giup dẹp, ếch.
B. Giun đất, ếch, châu chấu.
C. Sứa, bọt biển, tôm.
D. Nhện, ếch, thằn lằn.
123. Cơ quan trao đổi khí của Chim là
A. hệ thống túi khí.
B. hệ thống ống khí.
C. hệ thống túi khí và phổi.
D. phổi.
124. Những phát biểu nào sau đây đúng?
1. Phổi người và Thú có rất nhiều phế nang.
2. Phổi Chim không có phế nang.
3. Phổi ếch có rất ít phế nang nhưng có nhiều mao mạch khí trên da.
4. Mao mạch khí có cấu tạo khác với phế nang nhưng có chức năng tương tự như phế nang.
Phương án trả lời đúng là
A. 1, 2, 4.
B. 2, 3, 4.
C. 1, 3, 4.
D. 1, 2, 3.
125. Bộ phận nào sau đây không có ở cơ quan hô hấp của Chim?
A. Túi khí.
B. Phổi.
C. Phế nang.
D. Khí quản.
126. Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về trao đổi khí ở động vật?
1. Bề mặt trao đổi khí càng lớn thì hiệu quả trao đổi khí càng cao.
2. Bề mặt trao đổi khí luôn ẩm ướt và có nhiều mao mạch máu.
3. O2 và CO2 khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí ở dạng hoà tan.
4. O2 và CO2 đi qua bề mặt trao đổi khí theo hai cơ chế thụ động và chủ động.
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 2.
B. 2, 3.
C. 3, 4.
D. 1, 3.
127. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn?
A. Tĩnh mạch có đường kính lớn hơn động mạch tương ứng.
B. Thành động mạch có tính đàn hồi giúp cho máu chảy thành dòng liên tục.
C. Tĩnh mạch chứa nhiều máu hơn so với các loại mạch máu khác.
D. Do mao mạch có tiết diện nhỏ nên tốc độ máu chảy trong mao mạch cao hơn các mạch máu khác.
128. Ý nào sau đây đúng khi nói về hoạt động của tim?
A. Tim ngừng đập khi các dây thần kinh đến tim bị cắt.
B. Tim đập nhanh lên khi nồng độ O2 trong máu giảm.
C. Tim đập nhanh lên khi nồng độ CO2 trong máu giảm.
D. Tim đập nhanh khi huyết áp giảm.
129. Trong các phát biểu về huyết áp dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch.
2. Huyết áp tâm thu còn gọi là huyết áp tối đa ứng với tâm thất dãn.
3. Huyết áp tâm trương là huyết áp tối thiểu ứng với tâm thất dãn.
4. Huyết áp giảm dần từ động mạch, tới mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
5. Trị số bình thường của huyết áp tâm trương ở người trưởng thành là 110 – 120 mmHg và huyết áp tâm thu là 70 –
80 mmHg.
Phương án trả lời đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
130. Hệ tuần hoàn gồm
A. tim và hệ thống mạch máu.
B. tim, dịch tuần hoàn và hệ thống mạch máu.
C. tim, hỗn hợp máu – dịch mô và hệ thống mạch máu.
D. tim, hỗn hợp máu – dịch mô, động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
131. Trong các phát biểu về mạch máu dưới đây, những phát biểu nào đúng?
1. Hệ thống mạch máu của tất cả các động vật đều gồm ba loại là động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
2. Động mạch có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan.
3. Tĩnh mạch có chức năng đưa máu từ các cơ quan về tim.
4. Mao mạch là những mạch máu nhỏ nhất nối giữa tĩnh mạch lớn nhất và động mạch nhỏ nhất.
5. Mao mạch là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và tế bào.
Phương án trả lời đúng là:
A. 2, 3, 5.
B. 1, 3, 5.
C. 3, 4, 5.
D. 2, 3, 4.
132. Phát biểu nào sau đây về hệ dẫn truyền tim là sai?
A. Hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje.
B. Xung điện do nút nhĩ thất phát ra sau mỗi khoảng thời gian nhất định.
C. Xung điện xuất phát và truyền đi theo trình tự: nút xoang nhĩ, cơ tâm nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, mạng Purkinje, cơ
tâm thất.
D. Nhờ hệ dẫn truyền tim mà tim co dãn được.
133. Một chu kì tim kéo dài khoảng
A. 0,1 s.
B. 0,3 s.
C. 0,4 s.
D. 0,8 s.
134. Phát biểu nào về hoạt động điều hoà tim mạch sau đây sai?
A. Hoạt động tim mạch được điều hoà bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.
B. Tần số xung thần kinh trên dây giao cảm tăng làm tim đập nhanh và mạnh, các mạch máu nhỏ dãn ra.
C. Tần số xung thần kinh trên dây đối giao cảm tăng làm tim đập chậm, các mạch máu dẫn ra.
D. Hai hormone adrenalin và noradrenalin do tuyến thượng thận tiết ra có tác dụng làm tim đập nhanh, mạnh và
mạch máu co lại.
135. Ý nào sau đây không phải là lợi ích của luyện tập thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn?
A. Cơ tim bền, khoẻ hơn.
B. Tăng thể tích tâm thu.
C. Lưu lượng tim giảm.
D. Nhịp tim giảm.
136. Những hoạt động nào sau đây có hại cho hệ tuần hoàn?
1. Ăn nhiều tinh bột và mỡ.
2. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
3. Ít vận động.
4. Ăn nhạt.
5. Ăn nhiều rau, quả.
6. Thường xuyên xem phim kinh dị.
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 3, 6.
B. 2, 4, 6.
C. 1, 3, 5.
D. 4, 5, 6
137. Hoạt động điều hoà tim mạch có sự tham gia của các yếu tố nào sau đây?
1. Thụ thể hoá học và thụ thể áp lực ở xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ.
2. Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não.
3. Tuỷ sống.
4. Dây thần kinh đối giao cảm.
5. Dây thần kinh giao cảm.
6. Dây thần kinh vận động.
7. Tủy thận.
8. Tuyến trên thận.
9. Adrenalin.
10. Acetylcholine.
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 2, 4, 5, 8, 9.
B. 1, 2, 4, 5, 7, 9.
C. 3, 4, 5, 8, 9, 10.
D. 2, 4, 5, 6, 8, 9.
138. : Cho các phát biểu sau về hoạt động điều hoà tim mạch:
1. Hormone adrenalin làm tim đập nhanh, mạnh, mạch máu co lại; hormone noradrenalin có tác dụng ngược lại.
2. Khi có sự biến động về huyết áp, thụ thể áp lực gửi xung thần kinh về dây thần kinh giao cảm hoặc đối giao cảm
làm tăng hoặc giảm nhịp đập của tim.
3. Dây thần kinh đối giao cảm nhận xung thần kinh từ trung tâm điều hoà tim mạch ở hành não và làm giảm nhịp
tim, dãn mạch máu.
4. Dây thần kinh giao cảm nhận xung thần kinh từ trung tâm điều hoà tim mạch ở cầu não và làm tăng nhịp tim, co
mạch máu.
5. Khi huyết áp giảm, dây thần kinh giao cảm nhận xung thần kinh từ trung tâm điều hoà tim mạch đến tuyến trên
thận, làm tuyến này tăng tiết hormone adrenalin và noradrenalin.
Các phát biểu đúng là:
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 5.
C. 3, 4, 5.
D. 2, 3, 4.
139. Có bao nhiêu phát biểu về tính tự động và hệ dẫn truyền tim dưới đây là đúng?
1. Khả năng thay đổi mức độ co dãn của tim gọi là tính tự động của tim.
2. Tính tự động của tim là nhờ hệ dẫn truyền tim.
3. Hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje.
4. Cứ sau một thời gian, nút xoang nhĩ tự phát xung điện truyền tới cơ tâm nhĩ và nút nhĩ thất làm tâm nhĩ và tâm
thất co.
5. Xung điện khởi phát và truyền qua các bộ phận của hệ dẫn truyền tim theo trình tự: Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất
→ Bó His → Mạng Purkinje.
Phương án trả lời đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
140. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Huyết áp do tim co bóp đẩy máu vào động mạch tạo thành.
B. Huyết áp tăng thì vận tốc máu tăng.
C. Khi hoảng sợ huyết áp sẽ tăng lên và khi uống rượu bia huyết áp sẽ giảm.
D. Huyết áp cao quá mức kéo dài có thể gây suy tim, phình vỡ động mạch, đột quỵ,...
141. Bộ phận nào sau đây giữ chức năng điều khiển hoạt động điều hoà tim mạch?
A. Tim.
B. Mạch máu.
C. Hành não.
D. Tuyến trên thận.
142. Khi huyết áp tăng hoặc giảm, bộ phận chịu tác động trực tiếp đầu tiên là
A. phổi.
B. động mạch.
C. mao mạch.
D. tĩnh mạch.
143. Máu di chuyển một chiều trong hệ mạch là do
A. sức đẩy của tim, sự đàn hồi của thành động mạch, các van động mạch và tĩnh mạch.
B. sức hút của tim, sự đàn hồi của tĩnh mạch và các van tĩnh mạch.
C. tim co bóp, thành mạch đàn hồi và các van tim.
D. sức đẩy và sức hút của tim, sự đàn hồi của thành mạch và các van.
144. Nguyên nhân nào khiến vận tốc dòng máu giảm trong hệ mạch từ động mạch lớn đến động mạch nhỏ, thấp nhất
ở mao mạch và sau đó tăng dần từtĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn?
A. Do sức đẩy của tim giảm dần từ động mạch tới mao mạch và tiết diện mạch tăng dần từ động mạch tới mao
mạch, đồng thời sức hút của tim tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.
B. Do sức đẩy của tim tăng dần từ động mạch tới mao mạch và tiết diện mạch tăng dần từ động mạch tới mao mạch,
đồng thời sức hút của tim tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.
C. Do sức đẩy của tim giảm dần từ động mạch tới mao mạch và tiết diện mạch giảm dần từ động mạch tới mao
mạch, đồng thời sức hút của tim tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.
D. Do sức đẩy của tim giảm dần từ động mạch tới mao mạch và tiết diện mạch tăng dần từ động mạch tới mao
mạch, đồng thời sức hút của tim giảm dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.
145. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch là do
A. lực ma sát giữa máu với thành mạch và lực ma sát giữa các phần tử máu tăng dần trong hệ mạch.
B. lực ma sát giữa máu với thành mạch và lực ma sát giữa các phần tử máu giảm dần trong hệ mạch.
C. lực ma sát giữa máu với thành mạch tăng dần và lực ma sát giữa các phần tử máu giảm dần trong hệ mạch.
D. độ dày thành mạch máu tăng dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.
146. Điểm giống nhau giữa hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở là
A. đều có cấu tạo tim giống nhau.
B. đều có các động mạch.
C. áp lực và vận tốc máu trong hệ mạch đều trung bình hoặc cao.
D. đều có dịch tuần hoàn là máu màu đỏ.
147. Điều nào sau đây đúng khi nói về kháng nguyên?
A. Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu.
B. Kháng nguyên có bản chất là protein.
C. Độc tố của vi khuẩn, nọc rắn không phải là kháng nguyên.
D. Mỗi kháng nguyên có một số quyết định kháng nguyên giúp tế bào miễn dịch và kháng thể nhận biết được kháng
nguyên tương ứng.
148. Yếu tố nào sau đây đặc trưng cho miễn dịch dịch thể?
A. Tế bào trình diện kháng nguyên.
B. Tế bào T hỗ trợ.
C. Tế bào T độc.
D. Kháng thể.
149. Tế bào nào sau đâytham gia vào quá trình hoạt hoá tế bào B?
A. Tế bào trình diện kháng nguyên.
B. Tế bào T hỗ trợ.
C. Tế bào T độc.
D. Đại thực bào.
150. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về miễn dịch nguyên phát và miễn dịch thứ phát?
A. Cả miễn dịch nguyên phát và thứ phát đều thuộc loại miễn dịch đặc hiệu.
B. Miễn dịch nguyên phát được tạo ra khi cơ thể lần đầu tiên tiếp xúc với kháng nguyên.
C. Miễn dịch thứ phát có hiệu quả kháng bệnh kém hơn miễn dịch nguyên phát.
D. Tiêm chủng vaccine giúp cơ thể chủ động tạo ra miễn dịch nguyên phát ở người.
151. Quá trình tạo nước tiểu xảy ra ở cấu trúc nào trong thận?
A. Cầu thận.
B. Nang Bowman.
C. Ống thận.
D. Đơn vị thận (nephron).
152. Những chất nào sau đây là các chất bài tiết chính của cơ thể người vàđộng vật?
1. Glucose
2. Urea
3. CO2
4. Protein
5. Lipid
6. Na+, Cl-,…
Phương án trả lời đúng là:
A. 1, 2.
B. 2, 3.
C. 5, 6.
D. 4, 5.
153. Ý nào dưới đây thể hiện đúng các cơ quan trong hệ tiết niệu và chức năng của chúng?
A. Thận - lọc máu, tạo nước tiểu; niệu quản - dẫn nước tiểu xuống bàng quang; bàng quang - nơi chứa nước tiểu;
niệu đạo - thải nước tiểu ra ngoài.
B. Thận - lọc máu, tạo nước tiểu; niệu đạo - dẫn nước tiểu xuống bàng quang; bàng quang - nơi chứa nước tiểu; niệu
quản - thải nước tiểu ra ngoài.
C. Cầu thận - lọc máu, tạo nước tiểu; niệu quản - dẫn nước tiểu xuống bàng quang; bàng quang - nơi chứa nước tiểu;
niệu đạo - thải nước tiểu ra ngoài.
D. Cầu thận - lọc máu, tạo nước tiểu; niệu quản - dẫn nước tiểu vào bể thận; bể thận - nơi chứa nước tiểu; niệu đạo -
thải nước tiểu ra ngoài.
154. Có bao nhiêu phát biểu về nephron dưới đây là đúng?
1. Mỗi thận được cấu tạo từ khoảng hai triệu nephron.
2. Mỗi nephron được cấu tạo từ cầu thận, ống thận và ống góp.
3. Cầu thận gồm búi mao mạch và nang Bowman bên ngoài.
4. Thành phần trực tiếp tham gia lọc máu ở cầu thận là thành các mao mạch trong búi mao mạch.
5. Ở người khoẻ mạnh, dịch trong nang Bowman không chứa các tế bào máu.
6. Chức năng chính của ống thận là dẫn nước tiểu vào ống góp, rồi vào bể thận.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
155. Chất nào sau đây không có trong nước tiểu của người khoẻ mạnh?
A. Urea.
B. Muối.
C. Nước.
D. Protein.
156. Ống thận không có chức năng nào sau đây?
A. Lọc máu.
B. Tái hấp thụ nước.
C. Tiết các chất độc và một số ion dư thừa vào dịch lọc.
D. Tái hấp thụ các ion cần thiết.
157. Giai đoạn nào sau đây không thuộc về quá trình tạo nước tiểu?
1. Lọc máu.
2. Nước tiểu chảy từ bể thận xuống lưu trữ ở bàng quang.
3. Tái hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng.
4. Tiết chất độc và chất dư thừa.
5. Nước tiểu được ống góp hấp thụ bớt nước.
Phương án trả lời đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
158. Khi nói về cân bằng nội môi, ý nào sau đây sai?
A. Khi ở trạng thái cân bằng nội môi, các điều kiện lí hoá của môi trường trong được duy trì ổn định.
B. Khi ở trạng thái cân bằng nội môi, các chỉ số như huyết áp, nhiệt độ cơ thể, lượng đường trong máu,... là một
hằng số.
C. Cân bằng nội môi là trạng thái cân bằng động.
D.Trạng thái cân bằng nội môi được duy trì nhờ hệ thống điều hoà cân bằng nội môi.
159. Trong hệ thống điều hoà cân bằng nội môi, bộ phận nào giữ chức năng chuyển tín hiệu thần kinh hoặc hormone
đến bộ phận thực hiện?
A. Bộ phận liên lạc.
B. Bộ phận đáp ứng.
C. Bộ phận trung gian.
D. Bộ phận điều khiển.
160. Cơ quan nào sau đây giữ chức năng điều hoà nồng độ glucose trong huyết tương?
A. Thận.
B. Gan.
C. Phổi.
D. Mật.
161. Bài tiết là gì?
A. Là quá trình hình thành nước tiểu, giúp đào thải chất thừa, chất độc khỏi cơ thể.
B. Là quá trình điều hòa cân bằng nội môi.
C. Là quá trình thải chất dư thừa, chất độc sinh ra do quá trình trao đổi chất của tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể.
D. Là quá trình điều hòa nồng độ glucose trong máu.
162. Có những cơ quan nào tham gia vào quá trình bài tiết của cơ thể?
A. Thận và gan.
B. Thận, gan, da và phổi.
C. Gan, thận và phổi.
D. Thận, da, phổi và hậu môn.
163. Bài tiết có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể?
A. Giúp thải độc cho cơ thể, và duy trì cân bằng nội môi.
B. Giúp thải các chất dư thừa, chất độc sinh ra do quá trình trao đổi chất.
C. Giúp thải nước tiểu và khí CO2.
D. Giúp điều hòa cân bằng nội môi.
164. Thận có vai trò như thế nào trong quá trình bài tiết?
A. Lọc chất thừa, chất độc khỏi máu thông qua hình thành nước tiểu.
B. Lọc các chất thừa, chất độc ở cầu thận ra khoang Bowman.
C. Tái hấp thụ các chất dinh dưỡng, chất khoáng, nước,... tại ống thận.
D. Bài tiết một số chất thải như urea, NH3, K+, creatin, một số thuốc,...
165. Kết quả của quá trình lọc máu ở cầu thận là gì?
A. Hình thành nước tiểu chính thức.
B. Hình thành nước tiểu đầu.
C. Hình thành nước tiểu.
D. Hình thành máu loãng.
166. Trung bình mỗi ngày có khoảng bao nhiêu nước tiểu chính thức được hình thành?
A. 170-180 lít.
B. 1,7 – 1,8 lít.
C. 1 - 5 lít.
D. 1,2 lít.
167. Thế nào là cân bằng nội môi?
A. Những điều kiện lí, hóa của môi trường trong cơ thể dao động quanh một giá trị nhất định.
B. Thân nhiệt dao động khoảng 36 – 37,5 °C.
C. Tỉ lệ nước trong huyết tương khoảng 90 – 92%.
D. pH máu khoảng 7,35 – 7,45.
168. Hormone insulin có vai trò gì?
A. Chuyển glucose thành glycogen.
B. Chuyển glycogen thành glucose.
C. Chuyển glucose thành glucagon.
D. Chuyển glucagon thành glycogen.
169. Hormone glucagon có vai trò gì?
A. Chuyển glucose thành glycogen.
B. Chuyển glycogen thành glucose.
C. Chuyển glucose thành insulin.
D. Chuyển insulin thành glycogen.
170. Thận không có vai trò nào trong điều hòa cân bằng nội môi?
A. Điều hòa nồng độ glucose trong máu.
B. Điều hòa huyết áp.
C. Điều hòa pH máu.
D. Điều hòa áp suất thẩm thấu.
171. Dựa vào kết quả xét nghiệm có thể dự đoán người này bị bệnh gì?

A. Bệnh gout.
B. Bệnh cao huyết áp.
C. Bệnh suy thận.
D. Bệnh tiểu đường.
172. Cơ chế liên hệ ngược diễn ra theo trình tự nào?
A. Thụ thể → Trung khu điều khiển → Cơ quan trả lời → Thụ thể.
B. Trung khu điều khiển → Cơ quan trả lời → Thụ thể.
C. Thụ thể → Trung khu điều khiển → Thụ thể → Cơ quan trả lời.
D. Thụ thể → Trung khu điều khiển → Cơ quan trả lời.
173. Phát biểu nào về các cơ quan tham gia bài tiết và sản phẩm bài tiết ở động vật là đúng?
A. Thận bài tiết sản phẩm khử các chất độc và bilirubin (sản phẩm phân giải của hồng cầu)
B. Phổi bài tiết khí CO2 và hơi nước.
C. Da bài tiết nước tiểu (nước, urea, chất thừa, chất thải,...).
D. Gan bài tiết mồ hôi (nước, urea, muối,...)
174. Ở người, hiện tượng nào sau đây không xảy ra khi ăn mặn?
A. Tăng áp suất thẩm thấu của máu.
B. Có cảm giác khát nước nhiều hơn so với bình thường.
C. Tăng lượng hormone insulin.
D. Tăng bài tiết Na+ dư thừa thông qua nước tiểu, mồ hôi.
175. Nếu thận không hoạt động thì sẽ gây bao nhiêu hậu quả sau đây đối với cơ thể?
I. Chức năng bài tiết nước tiểu bị ngưng trệ;
II. Các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu không được bài tiết kịp thời;
III. Gây mất cân bằng nội môi.
IV. Rối loạn hoạt động của các tế bào, cơ quan trong cơ thể.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
176. Nhận định nào sau đây sai về vai trò của các bộ phận trong quá trình điều hòa cân bằng nội môi?
A. Thụ thể tiếp nhận kích thích từ môi trường trong cơ thể và truyền thông tin về trung khu điều khiển.
B. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết đóng vai trò là trung khu điều khiển quá trình điều hòa cân bằng nội
môi.
C. Các cơ quan trả lời (thận, tim, gan, phổi, mạch máu,...) điều chỉnh hoạt động dựa trên các tín hiệu được truyền
đến từ trung khu điều khiển.
D. Trung khu điều khiển thực hiện xử lí thông tin được truyền từ thụ thể. Sau đó, gửi các tín hiệu dưới dạng xung
thần kinh (từ trung ương thần kinh) hoặc hormone (từ tuyến nội tiết) đến cơ quan trả lời.
177. Hiện tượng nào không xảy ra trong cơ chế điều hòa khi hàm lượng nước trong cơ thể tăng cao?
A. Áp suất thẩm thấu của máu tăng, kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng dưới đồi. B. Thận giảm tái
hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp.
C. Thùy sau tuyến yên giảm tiết hormone ADH.
D. Tăng lượng nước tiểu.
178. Ở người, khi nồng độ glucose trong máu giảm quá mức bình thường, cơ thể sẽ điều hòa theo trình tự nào sau
đây để đưa nồng độ glucose trong máu về trạngs thái cân bằng?
A. Tuyến tụy → Insulin → Gan và tế bào cơ thể → Giảm glucose trong máu.
B. Gan → Insulin → Tuyến tụy → Tăng glucose trong máu.
C. Tuyến tụy → Glucagon → Gan → Tăng glucose trong máu.
D. Gan → Glucagon → Tuyến tụy và tế bào cơ thể → Tăng glucose trong máu.
179. Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.
B. Hoạt động của phổi có vai trò trong điều hòa độ pH.
C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.
D. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.
180. Giải thích nào sau đây không đúng khi nói về nguy cơ mắc bệnh sỏi thận ở những người có thói quen ít uống
nước hoặc ăn uống không lành mạnh?
A. Uống ít nước làm không đào thải hết các chất độc hại qua thận.
B. Sử dụng thực phẩm nhiều muối có thể dẫn đến bị sỏi thận.
C. Ăn nhiều protein động thực vật có thể tạo nhiều uric acid, tăng thải calcium qua nước tiểu và có nguy cơ tạo sỏi.
D. Uống ít nước làm tăng nồng độ các chất thải trong nước tiểu.
181. Việc thường xuyên nhịn tiểu không dẫn đến tác hại nào sau đây? A. Giãn bàng quang, viêm bàng quang kẽ.
B. Suy thận, sỏi thận.
C. Viêm đường tiết niệu, tiểu khó, bí tiểu.
D. Tăng áp suất thẩm thấu.
182. Ở người, sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucose trong máu tăng mạnh. Nồng độ glucose trong máu được
duy trì bằng bao nhiêu phản ứng sau đây?
I. Tuyến tụy tiết insulin.
II. Tuyến tụy tiết glucagon.
III. Insulin biến đổi glucose thành glycogen trong gan.
IV. Tại gan, glucagon biến đổi glycogen thành glucose.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
183. Giải thích nào sai về ảnh hưởng của việc thường xuyên ăn mặn (nhiều muối)?
A. Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích giải phóng hormone ADH, dẫn tới tăng tái hấp thu nước ở ống
lượn xa và ống góp, đồng nghĩa, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu.
B. Ăn mặn làm tăng cảm giác khát nước, dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên khiến áp lực lên mạch máu tăng. Lâu
dần, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lí tăng huyết áp.
C. Muối làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenaline – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.
D. Ăn mặn thường xuyên làm tăng áp suất thẩm thấu máu, dẫn đến điều hòa làm giảm huyết áp về trạng thái cân
bằng.
184. Nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân bên trong gây bệnh ở người và động vật?
A. Tuổi tác.
B. Di truyền.
C. Nguồn nước.
D. Quá trình chuyển hóa.
185. Cho các yếu tố sau:
(1): Độc lực
(2): Con đường xâm nhập phù hợp
(3): Số lượng đủ lớn
(4): Bắt buộc phải có vật trung gian truyền bệnh
Cơ thể chỉ bị bệnh khi tác nhân gây bệnh hội tụ đủ những yếu tố nào?
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).
186. Các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể như da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra (dịch tiêu hóa, nước mắt,
nước bọt ...) thuộc loại miễn dịch nào?
A. Miễn dịch đặc hiệu.
B. Miễn dịch thể dịch.
C. Miễn dịch không đặc hiệu.
D. Miễn dịch tế bào.
187. Miễn dịch có sự tham gia của tế bào T độc là loại miễn dịch nào?
A. Miễn dịch bẩm sinh.
B. Miễn dịch thể dịch.
C. Miễn dịch không đặc hiệu.
D. Miễn dịch tế bào.
188. Loại miễn dịch sản xuất ra kháng thể thuộc loại:
A. Miễn dịch bẩm sinh.
B. Miễn dịch thể dịch.
C. Miễn dịch không đặc hiệu.
D. Miễn dịch tế bào.
189. Kháng nguyên là:
A. protein lạ có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch.
B. protein do tế bào sản xuất ra để chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.
C. protein có khả năng ức chế sự nhân lên của virus.
D. protein làm bất hoạt khả năng gây bệnh của vi khuẩn.
190. Chức năng sinh học của kháng thể trong đáp ứng miễn dịch:
A. chỉ thể hiện khi kháng thể kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên.
B. có được là do kháng thể có khả năng gắn lên một số tế bào nhất định.
C. thể hiện khi làm tan tế bào tế bào đích.
D. giúp tiêu diệt được tất cả các tác nhân gây bệnh.
191. Miễn dịch đặc hiệu không xuất hiện ở:
A. cá.
B. chim.
C. thú.
D. thân mềm.
192. Phản ứng viêm khi cơ thể bị thương thuộc kiểu miễn dịch nào?
A. Miễn dịch đặc hiệu.
B. Miễn dịch thể dịch.
C. Miễn dịch không đặc hiệu.
D. Miễn dịch tế bào.
193. Phản ứng quá mức của cơ thể khi tiếp xúc với kháng nguyên nhất định được gọi là:
A. dị nguyên
B. dị ứng.
C. phản ứng viêm.
D. bệnh tự miễn.
194. Hiện tượng hệ thống miễn dịch hoạt động chống lại một số phân tử của cơ thể do lầm tưởng đó là kháng
nguyên được gọi là:
A. dị nguyên
B. dị ứng.
C. phản ứng viêm.
D. bệnh tự miễn.
195. HIV/AIDS, ung thư và bệnh tự miễn đều do nguyên nhân nào gây ra?
A. Virus xâm nhập vào tế bào.
B. Thói quen ăn uống, sinh hoạt.
C. Suy giảm miễn dịch.
D. Sự xâm nhập của kháng nguyên.
196. Có bao nhiêu tế bào trong các tế bào dưới đây tham gia trực tiếp trong các cơ chế đáp ứng miễn dịch không đặc
hiệu: (1): lympho T (2): lympho B (3): bạch cầu (4): đại thực bào
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
197. Cho các đặc điểm sau đây:
(1): Do virus gây ra.
(2): Xảy ra hiện tượng suy giảm miễn dịch.
(3): Chưa có vaccine phòng chống và thuốc điều trị.
(4): Tử vong là do các vi sinh vật cơ hội gây ra các bệnh cơ hội.
Bệnh nào dưới đây có đầy đủ các đặc điểm trên?
A. HIV/AIDS
B. Viêm gan B
C. SARS-CoV2
D. Ung thư cổ tử cung.
198. Trạng thái miễn dịch ở trẻ sơ sinh có được là do:
A. kháng thể từ người mẹ chuyển sang cơ thể thai nhi trong thời kỳ bào thai.
B. kháng thể do cơ thể thai nhi sinh ra.
C. bổ sung bằng cách tiêm kháng thể từ bên ngoài.
D. hấp thu từ dịch nước ối.
199. Khi nhiễm vi sinh vật gây bệnh, người ta thấy có kháng thể xuất hiện trong dịch thể của cơ thể như: máu, bạch
huyết, màng phổi, dịch dạ dày,... Loại tế bào nào sau đây có khả năng sản sinh ra kháng thể đó?
A. Tế bào gan.
B. Tế bào bạch cầu.
C. Tế bào lympho T.
D. Tế bào lympho B.
200. Thành phần nào sau đây có trong sữa mẹ mà không có trong các loại sữa bột và sữa đặc?
A. Kháng nguyên.
B. Kháng thể và lysozyme.
C. Lợi khuẩn.
D. Nguyên tố vi lượng.
201. Cho các bệnh sau đây: (1) bệnh lao (2) bệnh cúm (3) bệnh bạch tạng (4) bệnh dại
Những bệnh truyền nhiễm là:
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (3), (4).
202. Khi nói về miễn dịch dịch thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Miễn dịch dịch thể mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
B. Miễn dịch dịch thể được thể hiện bằng sự sản xuất kháng thể có khả năng tương tác với các
kháng nguyên.
C. Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào lympho T độc.
D. Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể của cơ
thể nhưng không phải do tế bào lympho B tiết ra.
203. Truyền các tế bào lympho B từ một con vật đã mẫn cảm với một kháng nguyên nào đó cho một con vật khác
đồng gen để tạo ra kháng thể chống kháng nguyên đó ở cơ thể con vật được nhận tế bào là tạo ra trạng thái miễn
dịch gì?
A. Miễn dịch bẩm sinh.
B. Miễn dịch thể dịch.
C. Miễn dịch không đặc hiệu.
D. Miễn dịch tế bào.
204. Sốc phản vệ xảy ra khi nào?
A. Khi các đại thực bào đang tiêu diệt các kháng nguyên.
B. Khi kháng nguyên bắt đầu đi vào cơ thể.
C. Khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamine trên diện rộng.
D. Khi các kháng thể đang ngăn chặn các kháng nguyên xâm nhập.
205. Một kháng nguyên protein dùng để gây miễn dịch cho một động vật thí nghiệm được coi là có tính “lạ” cao khi
nào?
A. Kháng nguyên đó được sử dụng lần đầu tiên trên con vật thí nghiệm này.
B. Kháng nguyên đó có kích thước phân tử lớn.
C. Kháng nguyên đó được cấu tạo bởi nhiều loại amino acid khác nhau.
D. Kháng nguyên đó có nguồn gốc từ một động vật khác có sự cách biệt xa về mặt di truyền với
động vật thí nghiệm

206. Điều nào sau đây đúng về hệ thống miễn dịch?


A. Viêm khớp là một bệnh tự miễn dịch.
B. Dị ứng có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.
C. Bệnh đa xơ cứng là do dị ứng.
D. Phản ứng viêm của cơ thể xảy ra do sự suy giảm miễn dịch.
207. Trộn hồng cầu cừu với kháng thể của thỏ có khả năng kháng hồng cầu cừu ở nhiệt độ 370C trong ống nghiệm,
sẽ xảy ra hiện tượng ngưng kết tế bào hồng cầu cừu khi:
A. nồng độ kháng thể thích hợp
B. nồng độ kháng thể cao.
C. nồng độ kháng thể thấp.
D. kháng thể ở bất kỳ nồng độ nào.
208. Trong trường hợp truyền máu, người có nhóm máu nào có thể truyền tế bào hồng cầu cho người thuộc nhóm
máu đó và những người thuộc các nhóm máu còn lại (A, B và AB)?
A. Nhóm máu A.
B. Nhóm máu O.
C. Nhóm máu B.
D. Nhóm máu AB.
209. Vì sao nhịp tim của thú có khối lượng nhỏ (mèo, chuột.. ) nhanh hơn thú có khối lượng cơ thể lớn (voi, trâu..)?
A. Động vật có khối lượng càng nhỏ hiệu quả trao đổi chất càng thấp, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu ôxi
cho quá trình chuyển hóa.
B. Ở động vật có khối lượng nhỏ, chỉ một hoạt động nhỏ của cơ thể cũng ảnh hưởng đến tim làm chúng đập nhanh
hơn.
C. Động vật có khối lượng càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn, nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều,
chuyển hóa tăng lên, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu oxygen cho quá trình chuyển hóa.
D. Động vật có khối lượng càng nhỏ càng dễ bị tác động trực tiếp của điều kiện nhiệt độ, ánh sáng,..từ môi trường.
210. Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất (van nối giữa tâm nhĩ với tâm thất) sẽ dễ bị suy tim. Nguyên nhân chính là do:
A. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ, làm cho lượng máu chảy vào động mạch vành
giảm nên lượng máu nuôi tim giảm.
B. Khi bị hở van tim thì sẽ dẫn tới làm tăng nhịp tim, rút ngắn thời gian nghỉ của tim.
C. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ làm cho lượng máu cung cấp trực tiếp cho thành
tâm thất giảm, nên tâm thất bị thiếu dinh dưỡng và oxygen.
D. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ ngăn cản tâm nhĩ nhận máu từ tĩnh mạch về phổi
làm cho tim thiếu oxygen để hoạt động.
211. Một người sống ở vùng núi cao và một người sống ở đồng bằng cùng thi đấu thể thao ở vùng đồng bằng. Khi
nói về hoạt động của tim, phổi của người này khi đang thi đấu, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hoạt động của tim, phổi hai người này đều tăng mạnh.
B. Hoạt động của tim, phổi của hai người đều giảm mạnh.
C. Người sống ở vùng cao có nhịp tim và tần số hô hấp thấp hơn người sống ở vùng đồng bằng.
D. Người sống ở vùng đồng bằng có nhịp tim và tần số hô hấp thấp hơn người sống ở vùng cao.
212. Khi theo dõi điện tâm đồ của một bệnh nhân, người ta thấy các tâm nhĩ co bóp bình thường và nhịp nhàng,
song vài đập thì tâm thất không co bóp. Điều này là do nguyên nhân nào?
A. Nút nhĩ thất hoạt động bất thường.
B. Động mạch vành hoạt động bất thường.
C. Nút xoang nhĩ hoạt động bất thường.
D. Van nhĩ thất hoạt động bất thường.
213. Điền từ vào chỗ trống: Trong một bào thai, phổi không hoạt động. Bào thai nhận oxygen từ mẹ qua dây rốn.
Dây rốn này có chứa một ........ vận chuyển máu giàu oxygen đến bào thai.
A. động mạch.
B. tĩnh mạch.
C. mao mạch.
D. mạch bạch huyết.
214. Ở một người bình thường không bị bệnh về tim, hàm lượng oxygen trong máu động mạch chủ là 19ml/ 100ml
máu và trong tĩnh mạch chủ là 14ml/ 100ml máu. Trong 1 phút, người này tiêu thụ 250 ml oxygen nếu nhịp tim 80
lần /phút thì năng suất tim (thể tích máu tống đi trong 1 lần co tim) của người này là bao nhiêu?
A. 16,4 ml.
B. 75 ml.
C. 62,5 ml.
D. 22,3 ml.
215. Ở người bình thường, mỗi chu kỳ tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạch
chủ 80ml máu với nồng độ oxygen trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml. Có bao nhiêu ml oxygen
được vận chuyển vào động mạch chủ trong 1 phút là:
A. 1102,5 ml.
B. 1260 ml.
C. 7500ml.
D. 1150 ml.
216. Van tim có chức năng:
A. giữ cho máu luôn vận chuyển một chiều qua tim.
B. trộn máu thật kĩ khi máu qua tim.
C. kiểm soát lượng máu được bơm từ tim.
D. làm chậm dòng máu khi máu chảy qua tim.
217. Loại mạch máu nào có tiết diện nhỏ nhất?
A. Động mạch chủ.
B. Mao mạch.
C. Tĩnh mạch.
D. Động mạch phổi.
218. Vai trò của tim trong tuần hoàn máu là gì?
A. Hoạt động như một cái bơm hút và đẩy máu đi trong hệ tuần hoàn.
B. Nơi máu trao đổi O2 và CO2 để trở thành máu giàu O2.
C. Trạm trung gian để máu đi qua và đảm bảo cho máu đi nuôi cơ thể giàu O2.
D. Nơi chứa và dự trữ máu trước khi đi đến các mô.
219. Trong hệ tuần hoán kín, máu trao đổi chất với tế bào qua:
A. thành động mạch và mao mạch.
B. thành tĩnh mạch và mao mạch.
C. thành mao mạch.
D. thành động mạch và tĩnh mạch.
220. Dịch máu và dịch mô là như nhau ở:
A. châu chấu
B. sứa
C. chim sẻ
D. cá
221. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Động mạch dẫn máu vào tâm nhĩ của tim.
B. Tĩnh mạch vận chuyển máu từ tim tới mao mạch.
C. Tĩnh mạch phổi mang máu giàu oxygen tới tim.
D. Động mạch phổi mang máu giàu oxygen ra khỏi phổi.
222. Áp lực máu cao nhất ở:
A. động mạch chủ
B. mao mạch.
C. tĩnh mạch chủ.
D. động mạch phổi.
223. Chỉ số huyết áp của người bình thường là:
A. 120 mmHg/ 80mmHg.
B. 120 mmHg/ 100mmHg.
C. 150 mmHg/ 80mmHg.
D. 150 mmHg/ 100mmHg.
224. Cho các đặc điểm sau:
(1) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao.
(2) Tốc độ máu chảy chậm, máu đi xa được.
(3) Phân phối máu đến các cơ quan chậm.
(4) Điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất
cao.
Phương án đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở là:
A. (1), (4)
B. (2), (4).
C. (2), (3).
D. (1), (3),
225. Ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch vì:
A. tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn.
B. mao mạch ở xa tim.
C. số lượng động mạch nhiều.
D. áp lực co bóp của tim giảm.
226. Cho các yếu tố sau: (1) sức co bóp của tim (2) sức cản của dòng máu (3) độ quánh của máu (4) độ đàn hồi của
mạch
Huyết áp là kết quả tổng hợp của những yếu tố nào?
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (3), (4).
227. Để xảy ra quá trình trao đổi khí cần có điều kiện gì?
A. Có sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa hai phía của bề mặt trao đổi khí.
B. Có sự chênh lệch phân áp O2 và CO2 giữa hai đầu ống dẫn khí.
C. Có sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa hai đầu ống dẫn khí.
D. Có sự chênh lệch phân áp O2 và CO2 giữa hai phía của bề mặt trao đổi khí.
228. Có những loại bề mặt trao đổi khí nào?
A. Bề mặt cơ thể, túi khí, mang, phổi.
B. Bề mặt tế bào, ống khí, túi khí, mang, phổi.
C. Bề mặt cơ thể, ống khí, mang, phổi.
D. Bề mặt tế bào, ống khí, mang, phổi.
229. Hình thức trao đổi khí trực tiếp qua màng tế bào xảy ra ở nhóm động vật nào sau đây?
A. Động vật đa bào bậc cao.
B. Động vật đơn bào.
C. Lớp lưỡng cư.
D. Lớp cá.
230. Bề mặt trao đổi khí ở thú là gì?
A. Mang.
B. Ống khí.
C. Da.
D. Phổi.
231. Động vật nào sau đây thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường qua mang?
A. Cá chép.
B. Thỏ.
C. Giun tròn.
D. Chim bồ câu.
232. Động vật nào sau đây thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường qua ống khí?
A. Ếch đồng.
B. Tôm sông.
C. Châu chấu.
D. Chim sâu.
233. Động vật nào sau đây thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường qua da?
A. Cá rô.
B. Ruồi.
C. Giun đất.
D. Chim đại bàng.
234. Để có thể trao đổi O2 và CO2 dễ dàng, bề mặt trao đổi khí không có đặc điểm nào sau đây?
A. Diện tích lớn.
B. Mỏng và ẩm ướt.
C. Có nhiều mao mạch.
D. Có chuỗi truyền electron.
235. Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Phổi của bò sát.
B. Phổi của chim.
C. Phổi và da của lưỡng cư.
D. Da của giun đất.
236. Nguyên nhân nào sau đây làm hiệu quả trao đổi khí của bò sát thấp hơn so với thú?
A. Vì ở bò sát, máu có ít sắc tố hô hấp.
B. Ở bò sát, sự lưu thông khí ít tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2.
C. Bề mặt trao đổi khí của bò sát không mỏng và ẩm ướt.
D. Diện tích trao đổi khí của phổi ở thú cao hơn.
237. Khi nói về trao đổi khí ở sâu bọ và trao đổi khí ở chim, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các ống khí ở sâu bọ không có hệ mao mạch bao quanh còn phế nang ở chim có hệ mao mạch bao quanh.
B. Cử động hô hấp ở sâu bọ và chim đều nhờ sự co giãn các cơ hô hấp.
C. Ở sâu bọ, các tế bào trao đổi khí trực tiếp với môi trường nhờ hệ thống ống khí mà không thông qua hệ tuần
hoàn.
D. Ở sâu bọ không có sắc tố hô hấp; Ở chim có sắc tố hô hấp trong dịch tuần hoàn.
238. Vì sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột nhưng hiệu quả trao đổi khí của chim
bồ câu lại cao hơn hiệu quả hơn so với chuột?
A. Phổi của chim có hệ thống túi khí giúp trao đổi khí trực tiếp với các tế bào phổi trong khi phổi của chuột phải
trao đổi khí qua thành mao mạch nên chậm hơn.
B. Chim có đời sống bay lượn nên lấy được không khí ở trên cao sạch hơn và nhiều oxygen hơn.
C. Hệ hô hấp của chim có sự phối hợp hoạt động của phổi và các túi khí, hít vào một lần nhưng khí đi qua phổi hai
lần.
D. Chim có đời sống bay lượn nên cử động cánh giúp phổi chim co giãn tốt hơn.
239. Vì sao khi trời mưa giun đất thường ngoi lên khỏi mặt đất?
A. Trời mưa kéo dài làm đất bị ngập úng, trong đất thiếu O2 nên giun đất phải chui lên mặt đất để trao đổi khí.
B. Trời mưa làm nước vùi lắp nơi ở của giun đất.
C. Giun đất không thích sống trong môi trường nước.
D. Trời mưa kéo dài làm đất bị ngập úng, nước thẩm thấu vào cơ thể giun đất quá nhiều.
240. Vì sao để giun đất lên trên nền đất khô một thời gian thì giun đất bị chết? A. Bị sốc nhiệt.
B. Toàn bộ cơ thể bị mất nước.
C. Giun đất chỉ trao đổi khí với O2 hòa tan trong nước.
D. Da bị khô, cản trở quá trình hô hấp của giun đất.
241. Vì sao khi bắt cá lên cạn sẽ làm cá chết trong thời gian ngắn?
A. Mang bị khô, dính lại làm diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ nên cá không hô hấp được.
B. Độ ẩm trên cạn thấp làm khô da cá nên cá không trao đổi khí được.
C. Không sử dụng O2 trong không khí.
D. Không thích nghi với nhiệt độ cao trên cạn.
242. Khí CO có thể kết hợp chặt với hemoglobin trong máu. Hãy dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra khi một người hít phải
khí CO?
A. CO thay cho O2 thực hiện quá trình hô hấp tế bào, làm giảm cường độ hô hấp. Vì vậy, cơ thể tăng nhịp thở và độ
sâu hô hấp đáp ứng nhu cầu O2 của cơ thể.
B. Làm giảm khả năng vận chuyển O2 của hồng cầu nên làm giảm nồng độ O2 trong máu. Vì vậy, cơ thể tăng nhịp
thở và độ sâu hô hấp đáp ứng nhu cầu O2 của cơ thể.
C. CO cùng với O2 thực hiện quá trình hô hấp tế bào, làm tăng cường độ hô hấp. Vì vậy, cơ thể giảm nhịp thở và độ
sâu hô hấp.
D. Làm giảm khả năng vận chuyển CO2. Vì vậy, cơ thể tăng nhịp thở và độ sâu hô hấp để tăng cường thải CO2 ra
môi trường.
243. Để chuẩn bị cho tiết thực hành vào ngày hôm sau, 4 nhóm học sinh đã bảo quản ếch theo các cách sau:
- Nhóm 1: Cho ếch vào thùng xốp có nhiều lỗ nhỏ, bên trong lót 1 lớp đất ẩm dày 5cm.
- Nhóm 2: Cho ếch vào thùng xốp có nhiều lỗ nhỏ, bên trong lót 1 lớp mùn cưa khô dày 5cm.
- Nhóm 3: Cho ếch vào thùng xốp kín, bên trong lót 1 lớp đất khô dày 5cm.
- Nhóm 4: Cho ếch vào thùng xốp kín, bên trong lót 1 lớp đất ẩm dày 5cm.
Cho biết thùng xốp có kích thước như nhau. Nhóm học sinh nào đã bảo quản ếch đúng cách?
A. Nhóm 3.
B. Nhóm 1.
C. Nhóm 4.
D. Nhóm 2.
244. Vì sao khi ăn hạt, chim thường mổ thêm vài hạt sỏi nhỏ?
A. Không phân biệt rõ hạt và sỏi.
B. Tăng trọng lượng cơ thể, đảm bảo quá trình tiêu hóa xảy ra dễ dàng trong khi bay,
C. Hỗ trợ nghiền nát hạt.
D. Bổ sung khoáng chất giúp làm mềm hạt.
245. Quá trình dinh dưỡng ở động vật có túi tiêu hóa, giai đoạn thải chất cặn bã được thực hiện ở cơ quan nào?
A. Hậu môn.
B. Xúc tu.
C. Lỗ miệng.
D. Dạ dày.
246. Trong quá trình dinh dưỡng ở động vật, giai đoạn tổng hợp các chất được thực hiện ở đâu?
A. Gan.
B. Thận.
C. Tế bào.
D. Phổi.
247. Khi nói về tiêu hóa thức ăn ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở người, quá trình tiêu hóa protein chỉ diễn ra ở ruột non.
B. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.
C. Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật.
D. Ở bò, dạ cỏ tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa protein.
248. Hình thức tiêu hóa nào sau đây gặp ở cả động vật đơn bào và đa bào?
A. Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hóa cơ học.
C. Tiêu hóa nhờ vi sinh vật.
D. Tiêu hóa nội bào.
249. Sinh vật nào sau đây có hình thức tiêu hóa ngoại bào?
A. Trùng biến hình, chuồn chuồn, cá chép.
B. Trùng roi, giun dẹp, ốc bươu vàng.
C. Thủy tức, giun đất, mèo.
D. Rắn, ếch, trùng giày.
Hướng dẫn: Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa chỉ tiêu hóa nội bào.
Chọn: C.
250. Phát biểu nào đúng về tiêu hóa ngoại bào ở san hô?
A. Tiêu hóa nhờ enzyme của tuyến tiêu hóa, bên ngoài tế bào.
B. Tiêu hóa nhờ enzyme của tuyến tiêu hóa, trong túi tiêu hóa.
C. Tiêu hóa nhờ enzyme trong túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào.
D. Tiêu hóa nhờ enzyme bên trong tế bào, trên thành túi tiêu hóa.
251. Phát biểu nào đúng về vai trò của các nếp gấp ở niêm mạc ruột (lông ruột)?
A. Tăng cường tốc độ hấp thụ các chất.
B. Tăng cường tiêu hóa cơ học.
C. Dự trữ được nhiều thức ăn.
D. Tăng diện tích bề mặt hấp thụ.
252. Trong ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ, thành cellulose của tế bào thực vật được tiêu hóa như thế nào?
A. Không được tiêu hóa nhưng bị phá vỡ do nhai ở miệng và co bóp ở dạ dày.
B. Được enzyme trong nước bọt thủy phân thành các chất đơn giản.
C. Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật trong dạ dày và manh tràng.
D. Được tiêu hóa nhờ enzyme tiết ra từ ống tiêu hóa.
Hướng dẫn: Động vật ăn cỏ tiêu hóa thành cellulose nhờ vi sinh vật có trong dạ dày và manh tràng.
253. So với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, quá trình tiêu hóa của động vật có túi tiêu hóa có ưu điểm gì nổi bật?
A. Tiêu hóa được thức ăn có kích thước lớn hơn.
B. Có enzyme tiêu hóa.
C. Biến đổi thức ăn từ những chất phức tạp thành những chất đơn giản.
D. Có lỗ thông để lấy thức ăn.
254. Giai đoạn biến đổi nào không diễn ra trong quá trình tiêu hóa ở động vật ăn thịt?
A. Biến đổi cellulose.
B. Biến đổi cơ học.
C. Biến đổi hóa học.
D. Biến đổi nhờ vi sinh vật.

You might also like