You are on page 1of 6

SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

LÝ THUYẾT SINH HỌC 11 – SỐ 10


Fanpage: Sinh Học – Thầy Trương Công Kiên
Tham gia khóa luyện đề 2023 inbox Thầy nhé !!

Câu 1. Ý nào sau đây không đúng khi nói về hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và
ion khoáng ?

A. Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu để kéo dài ra

B. Rễ cây phân nhánh để lan rộng ra

C. Tế bào lông hút to dần ra để tăng diện tích hấp thụ

D. Rễ hình thành nên một số lượng khổng lồ tế bào lông hút.

Câu 2. Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp?

A. Càng xa tim huyết áp càng giảm

B. Sự tăng dần của huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau
khi vận chuyển

C. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn

D. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm và yếu làm giảm huyết áp

Câu 3. Vai trò của nguyên tố vi lượng đối với thực vật là gì?

A. Tham gia vào quá trình vận chuyển chất hữu cơ trong cây.

B. Hoạt hoá các enzim trong quá trình trao đổi chất của cây.

C. Là thành phần cấu tạo nên các chất hữu cơ trong tế bào.

D. Là thành phần cấu tạo nên vách và màng tế bào.

Câu 4. Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào?

A. Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não →
Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực ở mạch máu.

B. Huyết áp tăng cao → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực mạch máu → Tim
giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.

C. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Tim
giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.

D. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não →Thụ thể
áp lực ở mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường.

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh 1
SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 5. Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ?

A. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc
giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao dến thấp.

D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao dến thấp.

Câu 6. Vai trò nào sau đây không phụ thuộc quá trình quang hợp?

A. Tổng hợp chất hữu cơ bổ sung cho các hoạt động sống của sinh vật dị dưỡng

B. Biến đổi quang năng thành hoá năng tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ

C. Biến đổi hợp chất hữu cơ thành nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động trên trái đất

D. Làm trong sạch bầu khí quyển.

Câu 7. Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra theo trật tự nào?

A. Tim – Động mạch – Tĩnh mạch – Mao mạch – Tim

B. Tim – Tĩnh mạch – Mao mạch – Động mạch – Tim

C. Tim – Động mạch – Mao mạch – Tĩnh mạch – Tim

D. Tim – Mao mạch – Động mạch – Tĩnh mạch – Tim

Câu 8. Ở thực vật lá có màu đỏ, có quang hợp không? Vì sao?

A. Không, vì thiếu sắc tố chlorôphyl

B. Được, vì chứa sắc tố carôtenôit

C. Được, vì vẫn có nhóm sắc tố chlorôphyl nhưng bị khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố phụ carôtenôit và
sắc tố dịch bào antôxiain

D. Không, vì chỉ có nhóm sắc tố phicôbilin và antoxianin

Câu 9. Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:

A. Lạp thể B. Ti thể C. Không bào D. Mạng lưới nội chất

Câu 10. Vai trò nào sau đây không phụ thuộc vào quá trình thoát hơi nước?

A. Là động lực đầu trên của quá trình hút và vận chuyển nước.

B. Tránh sự đốt nóng lá cây bởi ánh sáng mặt trời.

C. Kích thích quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra với tốc độ bình thường.

D. Tạo ra trạng thái hơi thiếu nước của mô, tạo điều kiện cho các quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ.

Câu 11. Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào?

(1) Lực co tim. (2) Khối lượng máu. (3) Nhịp tim.

(4) Số lượng hồng cầu. (5) Độ quánh của máu. (6) Sự đàn hồi của mạch máu.

A. (1),(2),(3),(4),(5). B. (1),(2),(3),(4),(6).

C. (2),(3),(4),(5),(6). D. (1),(2),(3),(5),(6).

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 12. Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là:

A. Nước và các ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động.

B. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động còn các ion khoáng di chuyển từ đất
vào tế bào rễ theo cơ chế thụ động.

C. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) còn các ion khoáng di chuyển
từ đất vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động.

D. Nước và ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế thụ động.

Câu 13. Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hoá ở người?

A. Thực quản. B. Dạ dày. C. Tuyến nước bọt. D. Ruột non.

Câu 14. Độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện mạch của các mạch máu trong hệ mạch của cơ
thể động vật được mô tả như hình sau. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng.

(1) Đường cong A, B, C trong đồ thị lần lượt biểu diễn sự thay đổi độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và
tổng tiết diện mạch của các mạch máu.
(2) Vận tốc máu và tổng tiết diện mạch nhìn chung tỉ lệ thuận với nhau.
(3) Huyết áp giảm dần từ động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
(4) Tại mao mạch, tổng tiết diện mạch là nhỏ nhất.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

Câu 15. Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình
này chỉ tạo ra một vài ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ ở đâu?

A. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này B. Trong O2

C. Trong NADH và FADH2 D. Mất dưới dạng nhiệt

Câu 16. Dạ đày ở những động vật nào sau đây có 4 ngăn?

A. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò. B. Ngựa, thỏ, chuột,

C. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. D. Trâu, bò, cừu, dê

Câu 17. Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu giảm diễn ra theo trật tự nào?

A. Tuyến tuỵ → Glucagôn → Gan → Glucôgen → Glucôzơ trong máu tăng.

B. Gan → Glucagôn → Tuyến tuỵ → Glucôgen → Glucôzơ trong máu tăng.

C. Gan → Tuyến tuỵ → Glucagôn → Glucôgen → Glucôzơ trong máu tăng.

D. Tuyến tuỵ → Gan → Glucagôn → Glucôgen → Glucôzơ trong máu tăng.

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh 1
SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 18. Sự hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM có tác dụng chủ yếu là:

A. Tăng cường khái niệm quang hợp. B. Hạn chế sự mất nước.

C. Tăng cường sự hấp thụ nước của rễ D. Tăng cường CO2 vào lá
Câu 19. Trong chu trình cacbon, CO2 từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình quang hợp ở
cây xanh. Những hoạt động nào dưới đây của con người gây ô nhiễm môi trường?

(1) Xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp (2) Chôn và xử lý rác thải đúng quy trình.

(3) Trồng rừng (4) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật diệt trừ sâu hại mùa màng.

A. 1, 2 B. 1, 3 C. 1, 4 D. 2, 3

Câu 20. Nghiên cứu hình ảnh sau đây về cấu tạo dạ dày ở một nhóm loài động vật và các phát biểu tương
ứng:

(1) được gọi là dạ cỏ, là nơi có một số vi sinh vật cộng sinh có khả năng phân giải xenlulôzơ.

(2) được gọi là dạ lá sách, là cỏ đã lên men bởi vi sinh vật được hấp thụ bớt glucose và sau đó được ợ lên
miệng để nhai lại.
(3) được gọi là dạ tổ ong, là lưu trữ nơi thức ăn sau khi được nhai kỹ ở miệng và được hấp thụ bớt nước
trước khi chuyển vào (4).

(4) được gọi là dạ múi khế, được xem là dạ dày chính thức ở động vật nhai lại, dạ múi khế có chứa pepsin
và HCl để tiêu hóa protein chứa trong cỏ và được tạo ra bởi vi sinh vật.

(5) Quá trình tiêu hóa diễn ra ở (3) là quá trình chủ yếu giúp biến đổi xenlulôzơ và tạo ra nguồn cung cấp
phần lớn protein cho động vật nhai lại.

(6) Quá trình tiêu hóa ở nhóm động vật này gồm ba quá trình biến đổi cơ học, biến đổi sinh học và biến
đổi hóa học.

Số phát biểu đúng là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 21. Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào?

A. Thụ quan đau ở da → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Sợi cảm giác của dây thần
kinh tuỷ → Các cơ ngón tay.

B. Thụ quan đau ở da → Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Sợi vận động của dây thần
kinh tuỷ → Các cơ ngón tay.

C. Thụ quan đau ở da → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → Tuỷ sống → Các cơ ngón tay

D. Thụ quan đau ở da → Tuỷ sống → Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ → Các cơ ngón tay.

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 22. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt?

A. Dạ dày đơn. B. Manh tràng phát triển.

C. Ruột ngắn. D. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.

Câu 23. Một trong những đặc điểm của hệ tuần hoàn kín là

A. máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
B. máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
C. máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 24. Ở thực vật, có hai loại hướng động chính là

A. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng về trọng
lực).

B. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới
nguồn kích thích).

C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa
nguồn kích thích).

D. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới đất).

Câu 25. Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng

A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh.

D. làm biến đổi điều kiện lý hoá của môi trường trong cơ thể.

Câu 26. Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?

A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.

C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.

D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.

Câu 27. Trong phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa
so với trong túi tiêu hóa?

(1) Ống tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức
ăn.
(2) Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân); thức ăn trong túi
tiêu hóa bị trộn lẫn với chất thải.
(3) Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa, dịch tiêu hóa bị hòa loãng
với rất nhiều nước.
(4) Tiêu hóa thức ăn được diễn ra bên trong tế bào nhờ biến đổi cơ học và hóa học trở thành chất dinh
dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh 1
SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN

Câu 28. Tế bào lông hút hút nước chủ động bằng cách

A. tạo ra áp suất thẩm thấu lớn nhờ quá trình hô hấp.

B. vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ bơm ATPaza.

C. vận chuyển theo con đường ẩm bào.

D. làm cho thành tế bào mỏng và không thấm cutin.

Câu 29. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về vai trò của quá trình cố định nitơ
phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật?

I. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng NH3 (cây dễ dàng hấp
thụ).

II. Xảy ra trong điều kiện bình thường ở hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất.

III. Lượng nitơ bị mất hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh dưỡng nitơ
bình thường cho cây.

IV. Nhờ có enzim nitrôgenaza, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hiđrô thành
NH3.

V. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.

A. 5 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 30. Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng hô hấp hiếu khí chính là

A. mạng lưới nội chất. B. không bào C. lục lạp. D. ti thể.

Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh

You might also like