You are on page 1of 19

BÀI 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

NHẬN BIẾT
Câu 1. Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là
A. Rễ.        B. Thân.        C. Lá.        D. Quả
Câu 2. Giai đoạn đường phân diễn ra tại
A. Ti thể.     B. Tế bào chất.     C. Lục lạp.     D. Nhân.
Câu 3. Hô hấp là quá trình
A. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết
cho các hoạt động sống của cơ thể.
B. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho
các hoạt động sống của cơ thể.
C. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết
cho các hoạt động sống của cơ thể.
D. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho
các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 4. Chu trình Crep diễn ra trong
A. Chất nền của ti thể.     B. Tế bào chất. C. Lục lạp.     D. Nhân.
Câu 5. Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật
A. C4.        B. CAM.        C. C3.        D. C4 và thực vật CAM.
Câu 6. Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng
A. 25oC - 30oC.     B. 30oC - 35oC.     C. 20oC - 25oC.    D. 35oC - 40oC.
Câu 7. Sản phẩm của quá trình hô hấp gồm:
A. CO2, H2O, năng lượng. C. O2, H2O, năng lượng.
B. CO2, H2O, O2. D. CO2, O2, năng lượng.
THÔNG HIỂU
Câu 8. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.
C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.
Câu 9. Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là
A. chuối truyền electron.     B. chương trình Crep.
C. đường phân.     D. tổng hợp Axetyl - CoA.
Câu 10. Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra
A. chỉ rượu etylic.     B. rượu etylic hoặc axit lactic.
C. chỉ axit lactic.     D. đồng thời rượu etylic và axit lactic.
Câu 11. Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp (tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số
phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là
A. quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.
B. cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.
C. có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây.
D. xác định được cường độ quang hợp của cây.
Câu 12. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?
(1) Lizôxôm. (2) Ribôxôm. (3) Lục lạp (4) Perôxixôm. (5) Ti thể. (6) Bộ máy Gôngi.
Phương án trả lời đúng là:
A. (3), (4) và (5).     B. (1), (4) và (5). C. (2), (3) và (6).     D. (1),(4) và (6).
Câu 13. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện
A. CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều. B. O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều.
C. cường độ ánh sáng cao, O2 cạn kiệt. D. cường độ ánh sáng thấp, CO2 tích lũy nhiều.
Câu 14. Nội dung nào sau đây nói không đúng về hô hấp sáng?
A. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.
B. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.
C. Hô hấp sáng xảy ra chủ yếu ở thực vật C4 với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp,
perôxixôm, ty thể.
D. Hô hấp sáng xảy ra đồng thời với quang hợp, không tạo ATP, tiêu tốn rất nhiều sản phẩm của
quang hợp (30 – 50%).
VẬN DỤNG
Câu 15. Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được
A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.
Câu 16. Chuỗi truyền electron tạo ra
A. 32 ATP( trong thực tế - đi thất thoát).        B. 34 ATP.        C. 36 ATP.       D. 38 ATP.
Câu 16. Một phân tử glucôzơ khi hô hấp hiếu khí giải phóng:
A. 38 ATP. B. 30 ATP. C. 40 ATP. D. 32 ATP.
BÀI 15: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VÂT
NHẬN BIẾT
Câu 1. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 2. Ở động vật có ống tiêu hóa
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 3. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
A. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản
mà cơ thể hấp thụ được.
B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa
thành những chất đơn giản.
C. ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội
bào.
D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.
Câu 4. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được
A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào
máu.
C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.
Câu 5. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng
A. từ thức ăn cho cơ thể. B. và năng lượng cho cơ thể.
C. cho cơ thể.
D. có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
Câu 6. Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong
A. không bào tiêu hóa. B. túi tiêu hóa.
C. ống tiêu hóa. D. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.
THÔNG HIỂU
Câu 7. Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là
A. ở ruột già (nhu động r đẩy thức ăn xuống) có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Câu 8. Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?
A. Tuyến nước bọt. B. Khoang miệng. C. Dạ dày. D. Thực quản.
Câu 9. Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là
A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng. B. dịch tiêu hóa được hòa loãng. (của túi tiêu
hóa)
C. ông tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức
năng.
D. có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
Câu 10. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?
A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
Câu 11. Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
A. miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn
B. miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn
C. miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn
Câu 12. Trong ông tiêu hóa của giun đất, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
A. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn
B. miệng → hầu→ mề→ thực quản → diều → ruột → hậu môn
C. miệng→ hầu → diều → thực quản → mề → ruột→hậu môn
D. miệng → hầu → thực quản → mề → diều→ ruột→ hậu môn
VẬN DỤNG
Câu 13. Phương án chú thích đúng cho các bộ phận ống tiêu hóa của chim là:
A. 1 - miệng ; 2 - diều ; 3 - thực quản ; 4 - dạ dày tuyến ; 5 - dạ dày cơ ; 6 - ruột ; 7 - hậu môn
B. 1 - miệng ; 2 - thực quản ; 3 - diều ; 4 - dạ dày cơ ; 5 - dạ dày tuyến ; 6 - ruột ; 7 - hậu môn
C. 1 - miệng ; 2 - diều ; 3 - thực quản ; 4 - dạ dày cơ ; 5 - dạ dày tuyến ; 6 - ruột ; 7 - hậu môn
D. 1 - miệng ; 2 - thực quản ; 3 - diều ; 4 - dạ dày tuyến ; 5 - dạ dày cơ ; 6 - ruột ; 7 - hậu môn
Câu 14. Hình bên là ông tiêu hóa của giun đất và châu chấu. Em hãy xác định các bộ phận
tương ứng giống nhau của hai loài này bằng cách ghép chữ cái trên ống tiêu hóa của châu chấu
với số tương ứng trên ống tiêu hóa của giun đất

Phương án trả lời đúng là:


A. 1 - a ; 3 - b ; 4 - c ; 5 - d ; 6 - e ; 7 – f B. 1 - a ; 2 - b ; 4 - c ; 5 - d ; 6 - e ; 7 - f
C. 1 - a ; 3 - c ; 4 - d ; 5 - d ; 6 - e ; 7 – f D. 1 - a ; 2 - b ; 3 - c ; 4 - d ; 6 - e ; 7 – f
BÀI 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VÂT (TT)
NHẬN BIẾT
Câu 1. Sự tiêu hóa ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?
A. tiết ra pepsin và HCL để tiêu hóa protein có ở sinh vật và cỏ
B. hấp thụ bớt nước trong thức ăn
C. thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra
enzim tiêu hóa xenlulozơ
D. thức ăn được ở lên miệng để nhai lại
Câu 2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt là
A. vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn B. dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt
C. nhai thức ăn trước khi nuốt D. chỉ nuốt thức ăn
Câu 3. Sự tiêu hóa thức ăn ở dạng tổ ong diễn ra như thế nào?(phần này tham khảo)
A. thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại
B. tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ
C. hấp thụ bớt nước trong thức ăn
D. thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra
enzim tiêu hóa xenlulôzơ
Câu 4. Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác
dụng (Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông tuột và các lông cực nhỏ giúp làm tăng diện tiếp xúc. Nhờ các nếp gấp ở
niêm mạc ruột và vi nhung mao ở ruột mà diện tích tiếp xúc được tăng lên 600 lần so với diện tích mặt ngoài )

A. làm tăng nhu động ruột ( tác dụng cơ học) B. làm tăng bề mặt hấp thụ ( tăng S
tiếp xúc do S ban đầu + S lông + S nếp gấp )
C. tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa hóa học D. tạo điều kiện cho tiêu hóa cơ học
THÔNG HIỂU
Câu 5. Chức năng không đúng với răng của thú ăn cỏ là
A. răng cửa ( nanh) giữ và giật cỏ B. răng nanh nghiền nát cỏ
C. răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ
D. răng nanh giữ và giật cỏ
Câu 6. Chức năng không đúng với răng của thú ăn thịt là
A. răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương B. răng cửa giữ thức ăn
C. răng nanh cắn và giữ mồi
D. răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ
Câu 7. Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng
nanh và răng hàm trước
A. không sắc nhọn bằng ; ruột dài hơn B. sắc nhọn hơn ; ruột ngắn hơn
C. không sắc nhọn bằng; ruột ngắn hơn D. sắc nhọn hơn; ruột dài hơn
VẬN DỤNG
Câu 8. Xét các loài sau:
(1) Ngựa        (2) Thỏ        (3) Chuột         (4) Trâu
(5) Bò         (6) Cừu         (7) Dê
Trong các loại trên, những loài nào có dạ dày 4 ngăn?
A. (4), (5), (6) và (7) B.(1), (3), (4) và (5)
C. (1), (4), (5) và (6) D. (2), (4), (5) và (7)
Câu 9. Những đặc điểm nào sau đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn ở dạ lá sách?
(1) thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại dạ tổ ong
(2) tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ
(3) hấp thụ bớt nước trong thức ăn  dạ lá sách
(4) thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra
enzim tiêu hóa xenlulôzơ dạ cỏ
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2) và (3) B. (1), (2), và (4) C. (2), (3) và (4) D. (1), (3) và (4)
Câu 10. Trong các phát biểu sau:
(1) Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn
(2) Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được
tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
(3) Thú ăn thực vật có răng (răng trước hàm) dùng để nhai và nghiền phát triển
(4) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai, răng trước hàm và nghiền phát triển
(5) Thú ăn thực vật có dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài
(6) Một số( tất cả) loài thú ăn thịt có da dày đơn
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2        B. 3        C. 4        D. 5
Câu 11. Hình bên là bộ phận tiêu hóa nào? Của loài nào (trâu/ngựa/dê/thỏ) ? Chọn chú thích
đúng cho hình

A. dạ dày của trâu. 1- thực quản ; 2- dạ lá sách ; 3- dạ cỏ ; 4- dạ tỏ ong ; 5- dạ múi khế ; 6- tá


tràng
B. dạ dày của trâu. 1- thực quản ; 2- dạ cỏ ; 3- dạ tổ ong ; 4- dạ lá sách ; 5- dạ múi khế ; 6- tá
tràng (tham khảo)
C. dạ dày của ngựa. 1- thực quản ; 2- dạ cỏ ; 3- dạ tổ ong ; 4- dạ lá sách ; 5- dạ múi khế ; 6- tá
tràng
D. dạ dày của ngựa. 1- tá tràng ; 2- dạ cỏ ; 3- dạ tổ ong ; 4- dạ lá sách ; 5- dạ múi khế ; 6- tá
tràng
BÀI 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT (TT)
NHẬN BIẾT
Câu 1. Côn trùng hô hấp
A. bằng hệ thống ống khí     B. bằng mang C. bằng phổi     D. qua bề mặt cơ thể
Câu 2. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề
mặt trao đổi khí ở
A. mang B. bề mặt toàn cơ thể C. phổi D. các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,…
Câu 3. Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp
A. bằng mang B. bằng phổi C. bằng hệ thống ống khí D. qua bề mặt cơ thể
Câu 4. Ở cá, khi thở ra thì miệng ngậm lại, nền khoang miệng
A. nâng lên, diềm nắp mang mở ra B. nâng lên, diềm nắp mang đóng lại
C. hạ xuống, diềm nắp mang mở ra D. hạ xuống, diềm nắp mang đóng lại
Câu 5. Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ sự
A. vận động của đầu B. vận động của cổ
C. co dãn của túi khí D. di chuyển của chân
Câu 6. Ở bò sát, chim và thú, sự thông khí ở phổi chủ yếu nhờ
A. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng
B. các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích khoang bụng và lồng ngực
C. sự vận động của các chi D. sự vận động của toàn bộ hệ cơ
Câu 7. Ở lưỡng cư, sự thông khí ở phổi nhờ
A. sự vận động của toàn bộ hệ cơ B. sự vận động của các chi
C. các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng
D. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng
THÔNG HIỂU
Câu 8. Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là
A. tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn (vi sinh vật, tụi đơn bào nhỏ xíu)
B. da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua
C. dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp
D. tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn
Câu 9. Điều không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất là quá trình
A. khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệc về phân áp giữa O2 và CO2
B. chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O 2 làm cho phân áp O2 trong cơ thể luôn thấp hơn
bên ngoài
C. chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp CO2 bên trong tế bào luôn cao
hơn bên ngoài
D. khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2 (cân bằng thì nó ko
di chuyển được)
Câu 10. Điều không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật là
A. có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề
mặt trao đổi khí.
B. có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề
mặt trao đổi khí
C. bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán quá
D. bề mặt trao đổi khí rộng, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
Câu 11. Lưỡng cư sống được ở nước và cạn vì
A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú B. hô hấp bằng da và bằng phổi
C. da luôn khô D. hô hấp bằng phổi
Câu 12. Ở côn trùng, sự thông khí trong các ống khí thực hiện nhờ
A. sự co giãn của phần bụng B. sự di chuyển của chân
C. sự co giãn của hệ tiêu hóa B. sự di chuyển của đầu
Câu 13. Ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều vì
A. quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn
B. miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng
C. diềm nắp mang chỉ mở một chiều D. cá bơi ngược dòng nước
Câu 14. Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất?
A. phổi của bò sát B. phổi của chim (phổi + túi khí)
C. phổi và da của ếch nhái D. da của giun đất
Câu 15. Điểm khác nhau về cấu tạo phổi của chim so với động vật trên cạn khác là
A. phế quản phân nhánh nhiều B. có nhiều phế nang
C. khí quản dài D. có nhiều ống khí (+ túi khí)
Câu 16. Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát và lưỡng cư vì phổi
thú có
A. cấu trúc phức tạp hơn B. kích thước lớn hơn
C. khối lượng lớn hơn D. rất nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn
Câu 17. Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?
A. thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào
khoang miệng
B. thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào
khoang miệng
C. thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào
khoang miệng
D. thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào
khoang miệng
Câu 18. Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang vì dòng nước chảy
một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch
A. song song với dòng nước B. song song, cùng chiều với dòng nước
C. xuyên ngang với dòng nước D. song song, ngược chiều với dòng nước
Câu 19. Động vật có phổi không hô hấp được dưới nước vì
A. nước tràn vào đường dẫn khí, cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được
B. phổi không hấp thu được O2 trong nước
C. phổi không thải được CO2 trong nước
D. cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước
VẬN DỤNG
Câu 20. Xét các loài sinh vật sau:
(1) tôm     (2) cua     (3) châu chấu (4) trai     (5) giun đất     (6) ốc
Những loài nào hô hấp bằng mang ?
A. (1), (2), (3) và (5) B. (4) và (5) C. (1), (2), (4) và (6) D. (3), (4), (5) và (6)
Câu 21. Cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn vì
A. diện tích trao đổi khí còn rấ nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được
B. độ ẩm trên cạn thấp
C. không hấp thu được O2 của không khí D. nhiệt độ trên cạn cao
Câu 22. Vì sao ở cá, mang có diện tích trao đổi khí lớn?
(1) mang có nhiều cung mang (2) mỗi cung mang có nhiều phiến mang
(3) mang có khả năng mở rộng (4) mang có kích thước lớn
Phương án trả lời đúng là:
A. (1) và (2)       B. (1) và (4) C. (2) và (4)       D. (2) và (3)
Câu 23. Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí
(1) diện tích bề mặt lớn (2) mỏng và luôn ẩm ướt
(3) có rất nhiều mao mạch (4) có sắc tố hô hấp
(5) dày và luôn ẩm ướt (6) có sự lưu thông khí
Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm nào ?
A. (1), (2) và (3) B. (1), (2), (3), (4) và (6) C. (1), (4) và (5) D. (5) và (6)
Câu 24. Trong các đặc điểm sau về cơ quan hô hấp
(1) diện tích bề mặt lớn (2) mỏng và luôn ẩm ướt
(3) có rất nhiều mao mạch (4) có sắc tố hô hấp
(5) có sự lưu thông khí (6) miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo dòng nước chảy
một chiều từ miệng qua mang
(7) cách sắp xếp của mao mạch trong mang
Những đặc điểm nào chỉ có ở cá xương?
A. (5) và (6)       B. (1) và (4) C. (2) và (3)       D. (6) và (7)
Câu 25. Quan sát hình dưới đây và ghép nội dung phù hợp với số tương ứng trên hình
a) khoang mũi b) mao mạch-4 c) phổi-3 d) phế nang-5 e) khí quản-1 f) phế quản-2
Phương án trả lời đúng là:
A. 1-a ; 2-e ; 3-f ; 4-c ; 5-d B. 1-e ; 2-e ; 3-f ; 4-c ; 5-d
C. 1-e ; 2-d ; 3-c ; 4-b ; 5-f D. 1-a ; 2-e ; 3-c ; 4-b ; 5-d
BÀI 18: TUẦN HOÀN MÁU
NHẬN BIẾT
Câu 1. Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh D. Cao, tốc độ máu chạy chậm
Câu 2. Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng
A . Vận chuyển chất dinh dưỡng B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết
C. tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp
D. vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết
Câu 3. Ở hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?
A. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được
thực hiện chị nhờ dịch mô
B. Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp nên tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được
thực hiện nhờ máu và dịch mô
C. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp ( mang
hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô
D. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp việc
thực hiện chỉ nhờ máu
Câu 4. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành
A. tĩnh mạch và mao mạch B . mao mạch
C. động mạch và mao mạch D. động mạch và tĩnh mạch
Câu 5. Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. Cao, tốc độ máu chảy chậm B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh D. Cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
Câu 6. Ở hệ tuần hoàn kín, máu được phân phối trong cơ thể như thế nào?
A. máu điều hòa và phân phối nhanh đến các cơ quan
B. máu không được điều hòa và được phân phối nhanh đến các cơ quan
C. máu được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan
D. máu không được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan
Câu 7. Trong hệ tuần hoàn kín
A. máu lưu thông liên tục trong mạch kín ( từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và về
tim).
B. tốc độ máu chạy chậm, máu không đi xa được
C. máu chảy trong động mạch với áp lực thấp hoặc trung bình
D. màu đến các cơ quan chậm nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất
Câu 8. Hệ tuần hoàn kép (phối)chỉ có ở
A. lưỡng cư và bò sát B. lưỡng cư, bò sát, chim và thú
C. mực ống, bạch tuộc, giun đốt và chân đầu D. mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và cá
THÔNG HIỂU
Câu 9. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là
A. Tìm → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu - dịch mô→
tĩnh mạch→ tim
B. Tìm→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ thể→
tĩnh mạch→ tim
C. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào→
tĩnh mạch→ tim
D. tim→ động mạch→ quang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim
Câu 10. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là
A. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim
B. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim
C. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim
D. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim
Câu 11. Nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào vì một lượng CO2
A. khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi
B. được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể
C. còn lưu giữ trong phê nang
D. thải ra trong hô hấp tế bào của phổi
Câu 12. Hệ tuần hoàn của đa số động vật thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở

A. giữa mạch đi từ tim ( động mạch) và các mạch đến tim ( tĩnh mạch) không có mạch nối
B. tốc độ máu chảy chậm
C. máu chảy trong động mạch gâydưới áp lực lớn
D. còn tạo hỗn hợp máu - dịch mô
Câu 13. Điều không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở là
A. Tim hoạt động ít tốn năng lượng
B. máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình
C. máu đến các cơ quan ngang nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất
D. tốc độ máu chảy nhanh, máu thì được xa
Câu 14. Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo trật tự
A. Tim → Động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu CO2 → tim
B. Tim → động mạch giàu CO2 → mao mạch→ tĩnh mạch giàu O2 → tim
C. Tim → động mạch ít O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim
D. Tim → động mạch giàu O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim
Câu 15. Ở cá, đường đi của máu diễn ra theo trật tự
A. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ
quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ
B. Tâm nhĩ → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ
quan → tĩnh mạch → tâm thất
C. Tâm thất → động mạch lưng → động mạch mang → mao mạch mang → mao mạch các cơ
quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ
D. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch đến các cơ quan → động mạch lưng → mao
mạch mang → tĩnh mạch → tâm nhĩ
VẬN DỤNG
Câu 16. Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào?
(1) Tôm (2) mực ống       (3) ốc sên       ( 4) ếch
(5) trai        (6) bạch tuộc        (7) giun đốt
A. (1), (3) và (4) B. (5), (6) và (7) C. (2), (3) và (5) D. (2), (4), (6) và (7)
Câu 17. trong các loài sau đây:
(1)tôm        (2) cá        (3) ốc sên (4) ếch        (5) trai        (6) bạch tuộc        (7) giun đốt
Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào?
A. (1), (3) và (5)       B. (1), (2) và (3) C. (2), (5) và (6)       D. (3), (5) và (6)
Câu 18. Xét các đặc điểm sau:
1. Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
2. Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô
3. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
4. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim
5. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?
A. 2       B. 3        C. 4        D. 5
Câu 19. Trong các phát biểu sau:
1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn
2. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa
3. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào
4. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh
5. Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao
Có bao nhiêu phát biển đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. 1        B. 3        C. 4       D. 5
Câu 20. Hãy quan sát đường đi của máu trong hệ tuần hoàn dưới đây và cho biết, đây là hệ
tuần hoàn đơn hay kép? Điền chú thích cho các số tương ứng trên hình

Phương án trả lời đúng là:


A. Hệ tuần hoàn đơn. 1 - tâm thất ; 2 - động mạch mang ; 3 - mao mạch mang ; 4 - động mạch
lưng ; 5 - mao mạch ; 6 - tĩnh mạch ; 7 - tâm nhĩ
B. Hệ tuần hoàn kép. 1 - tâm thất ; 2 - động mạch mang ; 3 - mao mạch mang ; 4 - động mạch
lưng ; 5 - mao mạch ; 6 - tĩnh mạch ; 7 - tâm nhĩ
C. Hệ tuần hoàn đơn. 1 - tâm nhĩ ; 2 - động mạch mang ; 3 - mao mạch mang ; 4 - động mạch
lưng ; 5 - mao mạch ; 6 - tĩnh mạch ; 7 - tâm thất
D. Hệ tuần hoàn kép. 1 - tâm thất ; 2 - tĩnh mạch ; 3 - mao mạch mang ; 4 - động mạch lưng ; 5
- mao mạch ; 6 - động mạch mang ; 7 - tâm nhĩ
Câu 21. Hãy quan sát đường đi của máu trong hệ tuần hoàn bên và cho biết, đây là hệ tuần
hoàn đơn hay kếp? Điền chú thích cho các số tương ứng trên hình

Phương án trả lời đúng là:


A. Hệ tuần hoàn đơn. 1 - mao mạch phổi ; 2 - động mạch chủ ; 3 - mao mạch
B. Hệ tuần hoàn đơn. 1 - mao mạch ; 2 - động mạch chủ ; 3 - mao mạch phổi
C. Hệ tuần hoàn kép. 1 - mao mạch phổi ; 2 - động mạch chủ ; 3 - mao mạch
D. Hệ tuần hoàn kép. 1 - mao mạch ; 2 - động mạch chủ ; 3 - mao mạch phổi
BÀI 19: TUẦN HOÀN MÁU (TT)
NHẬN BIẾT
Câu 1. Động mạch là nhưng mạch máu
A. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa
lượng máu đến các cơ quan.
B. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa
lượng máu đến các cơ quan
C. Chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa
lượng máu đến các cơ quan
D. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết
của các cơ quan
Câu 2. Mao mạch là những
A. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao
đổi chất giữa máu và tế bào
B. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất
giữa máu và tế bào
C. Mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa
máu và tế bào
D. Điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất
giữa máu với tế bào
Câu 3. Tĩnh mạch là những mạch máu từ
A. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim
B. Động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim
C. Mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim
D. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim
Câu 8. Huyết áp là lực co bóp của
A. Tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
B. Tâm nhĩ đầy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
C. Tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
D. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch
Câu 4. Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài
A. 0,1 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây
B. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây
C. 0,12 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây
D. 0,6 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây
THÔNG HIỂU
Câu 5. Ở người trưởng thành, nhịp tim thường vào khoảng
A. 95 lần/phút         B. 85 lần/phút C. 75 lần/phút        D. 65 lần/phút
Câu 6. Điều không đúng khi nói về đặc tính của huyết áp là:
A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn
B. Tim đập nhanh và mạch làm tăng huyết áp ; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ
C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm
D. Sự tăng (giảm) dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử
máu với nhau khi vận chuyển / sai, sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển
làm thay đổi vận tốc máu/
Câu 7. Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì
A. Tổng tiết diện của mao mạch lớn B. Mao mạch thường ở gần tim
C. Số lượng mao mạch ít hơn D. Áp lực co bóp của tim tăng
Câu 8. Trong hệ mạch, máu vận chuyền nhờ
A. Dòng máu chảy liên tục B. Sự va đẩy của các tế bào máu
C. Co bóp của mao mạch D. Lực co của tim
Câu 9. Điều không đúng về sự khác nhau giữa hoạt động của cơ tim với cơ vân là
A. Theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” B. Tự động
C. Theo chu kỳ D. Cần năng lượng (tính tự động)
Câu 10. Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là, khi kích thích ở
cường độ dưới ngưỡng
A. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối
đa
B. Cơ tim co bóp nhẹ nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa
C. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co
bóp bình thường
D. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim
không co bóp
Câu 11. Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự:
A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ,
tâm thất co
B. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ,
tâm thất co
C. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His → các tâm nhĩ,
tâm thất co
D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ,
tâm thất co
Cơ chế hoạt động: sau một khoảng thời gian nhất định nút xoang nhĩ có khả năng tự động phát xung điện
→ lan ra khắp tâm nhĩ, làm tâm nhĩ co → lan đến nút nhĩ thất → đến bó His → theo mạng Puôckin lan ra
khắp tâm thất, làm tâm thất co.
VẬN DỤNG
Câu 12. Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây?
1. Lực co tim 2. Nhịp tim
3. Độ quánh của máu 4. Khối lượng máu
5. Số lượng hồng cầu 6. Sự dàn hổi của mạch máu
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3), (4) và (5) B. (1), (2), (3), (4) và (6)
C. (2), (3), (4), (5) và (6) D. (1), (2), (3), (5) và (6)
Câu 13. Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ
A. Động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch
B. Tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch
C. Động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch
D. Mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch
Câu 14. Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì
A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ
mạch
C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm
vỡ mạch
D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm
vỡ mạch
TIẾT 11 - BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI
NHẬN BIẾT
Câu 1. Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong
A. tế bào        B. Mô C. cơ thể        D. cơ quan
Câu 2. Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế
A. điều hòa huyết áp B. duy trì nồng độ glucozơ trong máu
C. điều hòa áp suất thẩm thấu D. điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu
Câu 3. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết B. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch
máu…
C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm D. cơ quan sinh sản
Câu 4. Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự
A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm
D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
Câu 5. Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm B. trung ương thần kinh
C. tuyến nội tiết D. các cơ quan thận, gan, phổi, tim, mạch máu,…
Câu 6. Chức năng của bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng
và ổn định
C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh
D. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn
THÔNG HIỂU
Câu 7. Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp
nhận kích thích (tác động cơ chế ngược)
B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp
nhận kích thích
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp
nhận kích thích
D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp
nhận kích thích
Câu 8. Liên hệ ngược xảy ra khi
A. điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận
tiếp nhận kích thích
B. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận
tiếp nhận kích thích
C. sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong (sgk)
D. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động
ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích
Câu 9. Vai trò của insulin là tham gia điều tiết khi hàm lượng glucozơ trong máu
A. cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu thấp
B. thấp, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cao
C. cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cũng cao
D. thấp, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cũng thấp
Câu 10. Trật tự đúng về cơ chế duy trì huyết áp là :
A. huyết áp bình thường → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành
não → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực
ở mạch máu
B. huyết áp tăng cao → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → thụ thể áp lực mạch máu
→ tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường → thụ thể áp lực
ở mạch máu
C. huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não
→ tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường→ thụ thể áp lực
ở mạch máu
D. huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não
→ thụ thể áp lực ở mạch máu→ tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp
bình thường
Câu 11. Những hoocmôn do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào sau
đây ?
A. điều hóa hấp thụ nước ở thận B. duy trì nồng độ glucozơ bình thường trong máu

C. điều hòa hấp thụ Na ở thận D. điều hòa pH máu
Câu 12. Khi hàm lượng glucozơ trong máu giảm, cơ chế điều hòa diễn ra theo tật tự nào ?
A. tuyến tụy → glucagôn → gan → glicôgen → glucozơ trong máu tăng
B. gan → glucagôn → tuyến tụy→ glicôgen → glucozơ trong máu tăng
C. gan → tuyến tụy → glucagôn → glicôgen → glucozơ trong máu tăng
D. tuyến tụy → gan → glucagôn → glicôgen → glucozơ trong máu tăng
Câu 13. Trật tự đúng về cơ chế điều hòa hấp thụ Na+ là (tham khảo)
A. huyết áo giảm làm Na+ giảm → thận → rênin → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận hấp
thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận
B. huyết áo giảm làm Na+ giảm → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận → rênin → thận hấp
thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận
C. huyết áo giảm làm Na+ giảm → tuyến trên thận → rênin → thận → anđôstêrôn → thận hấp
thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận
D. huyết áo giảm làm Na+ giảm → thận → anđôstêrôn → tuyến trên thận → rênin → rênin →
thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận
Câu 14. Trật tự đúng về cơ chế hấp thụ nước là (tham khảo)
A. áp suất thẩm thấu tăng → vùng dưới đồi → tuyến yên → ADH tăng → thận hấp thụ nước
trả về máu → áp suất thẩm thấu bình thường → vùng dưới đồi
B. áp suất thẩm thấu bình thường → vùng dưới đồi → tuyến yên → ADH tăng → thận hấp thụ
nước trả về máu → áp suất thẩm thấu tăng → vùng dưới đồi
C. áp suất thẩm thấu tăng → tuyến yên → vùng dưới đồi → ADH tăng → thận hấp thụ nước
trả về máu → áp suất thẩm thấu bình thường → vùng dưới đồi
D. áp suất thẩm thấu tăng → vùng dưới đồi → ADH tăng → tuyến yên → thận hấp thụ nước
trả về máu → áp suất thẩm thấu bình thường → vùng dưới đồi
VẬN DỤNG
Câu 15. Những cơ quan nào dưới đây có khả năng tiết ra hoocmôn tham gia cân bằng nội môi?
(1) tụy (2) gan (3) thận (4) lá lách (5) phổi
Phương án trả lời đúng là
A. (1) và (4)       B. (1) và (3) C. (1) và (2)       D. (1), (2) và (3)
Câu 16. Các hoocmôn do tuyến tụy tiết ra có vai trò cụ thể như thế nào?
(1) dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagôn (ngược lại) lên gan làm chuyển glucozơ
thành glicôgen dự trữ rất nhanh
(2) dưới tác động của glucagôn lên gan làm chuyển hóa glucozơ thành glicôgen, còn dưới tác
động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành gluco zơ
(3) dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glucagôn dự trữ, còn dưới tác
động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành gluco zơ
(4) dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn với tác
động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ, nhờ đó nồng độ glucozơ
trong máu giảm (tăng)
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1       B. 2       C. 3       D. 4
Câu 17. Những chức năng nào dưới đây không phải của bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ
chế duy trì cân bằng nội môi?
(1) điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
(2) làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng
và ổn định
(3) tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh
(4) làm biến đổi điều kiện lý hóa của môi trường trong cơ thể
Phương án trả lời đúng là
A. (1), (2) và (3)         B. (1), (3) và (4) C. (2), (3) và (4)        D. (1), (2) và (4)
Câu 18. Cho các hoocmôn sau :
(1) anđôstêrôn (2) ADH (3)glucagôn (4) insulin (5)rênin
Có bao nhiêu hoocmôn do tuyến tụy tiết ra?
A. 1       B. 2       C. 3       D. 4
BÀI 23: HƯỚNG ĐỘNG
Câu 1. Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra
A. nhanh, dễ nhận thấy     B. chậm, khó nhận thấy
C. nhanh, khó nhận thấy     D. chậm, dễ nhận thấy
Câu 2. Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với
A. tác nhân kích thích từ một hướng
B. sự phân giải sắc tố
C. đóng khí khổng
D. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic
Câu 3. Sự uốn cong ở cây là do sự sinh trưởng
A. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh
trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
B. đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng
nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
C. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng
nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
D. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh
trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
Câu 4. Hai kiểu hướng động chính là
A. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hương động âm (sinh trưởng
về trọng lực)
B. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng
hướng tới nguồn kích thích)
C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hương động âm (sinh
trưởng tránh xa nguồn kích thích)
D. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới
đất)
Câu 5. Khi không có ánh sáng, cây non
A. mọc vống lên và lá có màu vàng úa
B. mọc bình thường nhưng lá có màu đỏ
C. mọc vống lên và lá có màu xanh
D. mọc bình thường và lá có màu vàng úa
Câu 6. Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào dưới đây?
A. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng
lực dương
B. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực
dương
C. thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng
lực âm
D. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng
lực dương
Câu 8. Dưới đây là hình ảnh mô tả cơ chế chung của các kiểu hướng động. Hãy cho biết 1, 2,
3, 4 liên quan đến sự biến đổi của hoocmôn nào và nồng độ biến đổi như thế nào?

A. hoocmôn auxin. 1 – cao ; 2 – thấp ; 3 – thấp ; 4 – cao


B. hoocmôn auxin. 1 – thấp ; 2 – cao ; 3 – cao ; 4 – thấp
C. hoocmôn auxin. 1 – thấp ; 2 – cao ; 3 – thấp ; 4 – cao
D. hoocmôn auxin. 1 – cao ; 2 – thấp ; 3 – cao ; 4 – thấp
Câu 9. hãy sắp xếp các hình a, b, c, d tương ứng với các kiểu hướng động sau:

(1) hướng trọng lực dương


(2) hướng sáng
(3) hướng trọng lực âm
(4) hướng tiếp xúc
Phương án trả lời đúng là
A. a – 1 ; b – 3 ; c – 2 ; d – 4
B. a – 2 ; b – 1 ; c – 3 ; d – 4
C. a – 1 ; b – 2 ; c – 3 ; d – 4
D. a – 2 ; b – 3 ; c – 1 ; d – 4
Câu 10. Nười ta bố trí thí nghiệm về phản ứng sinh trưởng của cây với trọng lực như hình dưới
đây

Kết luận đúng với các thí nghiệm trên là:


A. a và b là các thí nghiệm đối chứng, c và d là các thí nghiệm tác động của trọng lực lên thân
và rễ ; 1- thân và rễ tiếp tục mọc theo hướng nằm ngang, 2 – hướng trọng lực âm, 3 – hướng
trọng lực dương
B. a và b là các thí nghiệm tác động của trọng lực lên thân và rễ, c và d là các thí nghiệm đối
chứng. 1 – thân và rễ tiếp tục mọc theo hướng nằm ngang, 2- hướng trọng lực âm, 3 – hướng
trọng lực dương
C. a và b là các thí nghiệm đối chứng, c và d là các thí nghiệm tác động của trọng lực lên thân
và rễ. 1 – thân và rễ tiếp tục mọc theo hướng nằm ngang, 2 – hướng trọng lực dương, 3 –
hướng trọng lực âm
D. a và b là các thí nghiệm đối chứng, c và d là các thí nghiệm tác động của trọng lực lên thân
và rễ. 1 – thân và rễ tiếp sẽ mọc cong xuống đất, 2 – hướng trọng lực âm, 3 – hướng trọng lực
dương

You might also like