You are on page 1of 10

Câu 1: Xét về bản chất hóa học, hô hấp là quá trình:

A. Oxygen hóa nguyên liệu hô hấp thành CO2, H2O và giải phóng năng lượng.
B. chuyển hóa, thu nhận O2 và thải CO2 xảy ra trong tế bào.
C. chuyển các nguyên tử hidro từ chất cho hidro sang chất nhận hidro.
D. thu nhận năng lượng của tế bào.
Câu 2: Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa gì?
A. Tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
B. Đảm bảo cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.
C. Làm sạch không khí.
D. Chuyển hóa carbohydrate thành CO2 và H2O.
Câu 3: Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp ở thực vật là gì?
A. C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng: ATP + nhiệt).
B. C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O.
C. 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2 .
D. 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2 + Q (năng lượng: ATP + nhiệt)
Câu 4: Các giai đoạn của quá trình phân giải kị khí diễn ra theo trật tự nào?
A. Đường phân → Lên men.
B. Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi chuyền electron.
C. Đường phân → Lên men → Chuỗi chuyền electron.
D. Lên men→ Đường phân.
Câu 5: Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào thực vật, diễn ra giai đoạn theo trình tự nào?
A. Đường phân → chu trình Krebs → chuỗi truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → chuỗi truyền electron hô hấp → chu trình Krebs .
C. Chu trình Krebs → đường phân → chuỗi truyền electron hô hấp.
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → đường phân → chu trình Krebs .
Câu 6: Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào thực vật, sản phẩm cuối cùng là gì?
A. CO2, H2O và ATP. B. Rượu ethanol (C2H5OH).
C. Lactic acid (C3H6O3). D. Oxaloacetic acid (OAA).
Câu 7: Giai đoạn đường phân xảy ra ở đâu?
A. tế bào chất. B. Nhân tế bào. C. tế bào chất và nhân. D. ti thể.
Câu 8: Giai đoạn chung của quá trình lên men và hô hấp hiếu khí là:
A. chuối truyền electron. B. chương trình Krebs . C. đường phân. D. tổng hợp Acetyl -
CoA
Câu 9: Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Hàm lượng nước tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp.
B. Cường độ hô hấp chịu sự ảnh hưởng của nhiệt độ.
C. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp.
D. Hàm lượng nước tăng sẽ dẫn đến cường độ hô hấp giảm.
Câu 10: Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây?
A. Làm giảm nhiệt độ. B. Làm tăng khí O2. C. Tiêu hao chất hữu cơ. D. Làm giảm độ ẩm.
Câu 11: Xét về bản chất hóa học, hô hấp là quá trình
A. oxygen hóa nguyên liệu hô hấp thành CO2, H2O và giải phóng năng lượng.
B. chuyển hóa, thu nhận O2 và thải CO2 xảy ra trong tế bào.
C. chuyển các nguyên tử hidro từ chất cho hidro sang chất nhận hidro.
D. thu nhận năng lượng của tế bào.
Câu 12: Bào quan thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí là gì?
A. Ti thể. B. Lục lạp. C. Không bào. D. Bộ máy Gongi.
Câu 13: Nguyên nhân chính để các tế bào non có số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với
các tế bào khác là gì?
A. Ở tế bào non, quá trình trao đổi chất mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng.
B. Ở tế bào non, chứa lượng nước trong chất nguyên sinh rất lớn.
C. Ở tế bào non, quá trình đồng hóa yếu, nên quá trình phân giải xảy ra mạnh.
D. Ở tế bào non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng, xúc tác các enzim phân giải hoạt động
mạnh.
Câu 14: Hô hấp hiếu khí xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang có hoạt động sinh lí mạnh
như:
A. Hạt đang nảy mầm, hoa đang nở. B. Hạt bị ngâm vào nước.
C. Cây ở điều kiện thiếu oxi. D. Rễ cây bị ngập úng.
Câu 15: Trong tế bào sống, hô hấp xảy ra ở đâu?
A. Tế bào chất và ti thể. B. Ribosome và ti thể. C. Lục lạp. D. Ti thể và lục lạp.
Câu 16: Ở thực vật, bộ phận nào làm nhiệm vụ hô hấp?
A. Tất cả các bộ phận đều xảy ra hô hấp. B. Rễ. C. Thân. D. Lá.
Câu 17: Điều nào sau đây không phải là vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật?
A. Sản phẩm là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật.
B. Năng lượng ATP được sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây: vận chuyển, sinh trưởng,
tổng hợp,...
C. Năng lượng nhiệt cần để duy trì hoạt động của cơ thể.
D. Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác.
Câu 18:Hô hấp là quá trình:
A. oxygen hoá các hợp chất hữu cơ thành CO 2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần
thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
B. oxygen hoá các hợp chất hữu cơ thành CO 2 và H2O, đồng thời tích lũy năng lượng cần thiết
cho các hoạt động sống của cơ thể.
C. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho
các hoạt động sống của cơ thể.
D. khử các hợp chất hữu cơ thành CO 2 và H2O, đồng thời tích lũy năng lượng cần thiết cho các
hoạt động sống của cơ thể.
Câu 19: Bộ phận nào sau đây là nơi diễn ra hô hấp mạnh nhất ở thực vật?
A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Hoa.
Câu 20: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là gì?
A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. B. Tăng khả năng chống chịu.
C. Thải ra khí CO2. D. Miễn dịch cho cây.
Câu 21: Khi nói về quan hệ giữa hô hấp và quá trình trao đổi khoáng trong cây, phát biểu nào
sau đây là sai?
A. Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hấp thụ khoáng.
B. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hóa các nguyên tố khoáng.
C. Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hóa các
nguyên tố khoáng.
D. Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố cần thiết để tạo nên các chất tham gia hô hấp.
Câu 22: Tiêu hoá là gì?
A. Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn
giản.
B. Tiêu hoá là quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản
mà cơ thể hấp thụ được.
C. Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn
giản mà cơ thể hấp thụ được.
D. Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất đơn giản có trong thức ăn thành những chất dinh
dưỡng mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 23: Nhóm động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hoá?
A. động vật đơn bào. B. động vật đơn bào và đa bào.
C. động vật đa bào. D. vi khuẩn.
Câu 24: Quá trình tiêu hoá nội bào có ở nhóm động vật nào?
A. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá.
B. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá và thú ăn thịt.
C. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá và động vật có ống tiêu hóa.
D. Ở động vật có ống tiêu hóa và động vật có túi tiêu hóa.
Câu 25: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá tiếp nhận thức ăn bằng hình thức nào?
A. Thực bào. B. Ẩm bào. C. Thực bào và ẩm bào. D. Không bào tiêu hóa.
Câu 26: Enzyme thủy phân có trong bào quan nào của động vật chưa có cơ quan tiêu hoá?
A. Lysosome. B. Ribosome. C. Ti thể. D. Lưới nội chất.
Câu 27: Ở động vật có túi tiêu hoá có đại diện ở những ngành nào?
A. Ruột khoang và giun dẹp. B. Ruột khoang. C. Chân khớp. D. Thủy tức.
Câu 28: Thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa được tiêu hóa như thế nào?
A. Chủ yếu nội bào, một ít ngoại bào. B. Chỉ có tiêu hóa ngoại bào.
C. Ngoại bào và nội bào. D. Chỉ có tiêu hóa nội bào.
Câu 29: Các enzyme để tiêu hóa hóa học thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa được tiết ra ở đâu?
A. Lysosome. B. Các tế bào tiêu hóa. C. Các tế bào thành túi tiêu hóa. D. Các xúc tu.
Câu 30: Động vật nào có túi tiêu hóa?
A. San hô, thủy tức, giun dẹp. B. San hô, thủy tức, giun đất, sứa.
C. San hô, sứa, giun dẹp, châu chấu. D. San hô, thủy tức, châu chấu.
Câu 31: Điều nào sau đây không đúng khi nói về tiêu hóa ở động vật?
A. Động vật có túi tiêu hoá, tiêu hóa được nhiều thức ăn hơn động vật chưa có túi tiêu hóa.
B. Động vật có túi tiêu hoá, tiêu hóa chậm hơn động vật chưa có túi tiêu hóa.
C. Động vật có túi tiêu hoá, tiến hóa hơn động vật chưa có túi tiêu hóa.
D. Động vật có túi tiêu hoá, tiêu hóa được thức ăn kích thước lớn hơn động vật chưa có túi tiêu
hóa.
Câu 32: Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong
A. không bào tiêu hóa. B. túi tiêu hóa.
C. ống tiêu hóa. D. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.
Câu 33: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
A. ngoại bào (nhờ enzyme thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội
bào.
B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa
thành những chất đơn giản.
C. nội bào nhờ enzyme thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản
mà cơ thể hấp thụ được.
D. ngoại bào nhờ enzyme thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.
Câu 34:Tiêu hóa ngoại bào có ở nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Sứa, thủy tức, hải quỳ, san hô. B. Trùng giày, trùng biến hình.
C. Sứa, thủy tức, vi khuẩn, trùng giày, trùng biến hình.
D. Thủy tức, vi khuẩn, trùng giày, trùng biến hình.
Câu 35: Tiêu hóa nội bào là quá trình tiêu hóa?
A. Tiêu hóa bên trong tế bào. B. Tiêu hóa bên ngoài tế bào.
C. Tiêu hóa tế bào. D. Tiêu hóa bên trong ti thể.
Câu 36: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về tiêu hóa ở đọng vật có túi tiêu hóa?
A. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzyme vào túi tiêu hóa để tiêu hóa hóa học thức
ăn.
B. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzyme vào không bào tiêu hóa để tiêu hóa hóa
học thức ăn.
C. Nhờ các không bào tiêu hóa tiết ra các enzyme vào túi tiêu hóa để tiêu hóa hóa học thức ăn.
D. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzyme vào ống tiêu hóa để tiêu hóa hóa học thức
ăn.
Câu 37: Khí nói về quá trình tiêu hóa có bao nhiêu nhận định không đúng trong số những nhận
định sau?
1. Động vật đơn bào chủ yếu tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
2. Quá trình tiêu hoá ở động vật đơn bào chủ yếu là tiêu hoá ngoại bào.
3. Vi khuẩn tiếp nhận thức ăn bằng hình thức thực bào.
4. Ở tiêu hóa nội bào thì các enzyme từ lysosome đưa vào không bào tiêu hoá để thủy phân thức
ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản để tế bào sử dụng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38: Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
A. miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn.
B. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.
C. miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn.
D. miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn.
Câu 39: Ở động vật có ống tiêu hóa
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 40: Tiêu hóa cơ học diễn ra ở đâu?
A. Miệng, dạ dày, thực quản, ruột. B. Miệng, dạ dày, thực quản.
C. Miệng, dạ dày. D. Dạ dày, thực quản, ruột.
Câu 41: Tiêu hóa hóa học diễn ra ở đâu?
A. Miệng, dạ dày, thực quản, ruột. B. Miệng, dạ dày, thực quản.
C. Miệng, dạ dày, ruột già D. Miệng, dạ dày, ruột non.
Câu 42: Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị biến đổi cơ học và hóa học
A. để trở thành những chất hữu cơ đơn giản và được hấp thụ vào máu.
B. để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
C. để tạo ra những chất dinh dưỡng phức tạp và được hấp thụ vào máu.
D. để tạo ra những chất dinh dưỡng đơn giản và năng lượng được hấp thụ vào máu.
Câu 43: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận nào?
A. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. B. Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
C. Máu và dịch mô. D. Tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.
Câu 44: Dịch tuần hoàn chứa những thành phần chủ yếu nào?
A. Máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô. B. Tim và hệ động mạch.
C. Máu và hệ tĩnh mạch. D. Máu và hệ mao mạch.
Câu 45: Hệ tuần hoàn có chức năng nào sau đây?
A. Vận chuyển các chất vào cơ thể.
B. Vận chuyển các chất từ ra khỏi cơ thể.
C. Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của
cơ thể.
D. Dẫn máu từ tim đến các mao mạch.
Câu 46: Hệ tuần hoàn hở có ở động vật nào?
A. Đa số động vật thân mềm và chân khớp.B. Các loài cá sụn và cá xương.
C. Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp. D. Động vật đơn bào.
Câu 47: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Cá. B. Kiến. C. Khỉ. D. Ếch.
Câu 48: Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?
A. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.
B. Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
C. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.
D. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.
Câu 49: Hệ tuần hoàn kín đơn có ở những động vật nào?
A. Chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt, và cá. B. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.
C. Chỉ có ở cá, lưỡng cư. D. Chỉ có ở mục ống, bò sát.
Câu 50: Hệ tuần hoàn của côn trùng không có chức năng nào sau đây?
A. Vận chuyển chất bài tiết. B. Vận chuyển chất dinh dưỡng.
C. Vận chuyển khí. D. Trao đổi chất trực tiếp với tế bào.
Câu 51: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?
A. Vận chuyển dinh dưỡng.
B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.
C. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.
D. Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.
Câu 52: Mao mạch không xuất hiện ở hệ tuần hoàn nào sau đây?
A. Hệ tuần hoàn hở. B. Hệ tuần hoàn kép.
C. Hệ tuần hoàn đơn. D. Hệ tuần hoàn kín.
Câu 53: Trong hệ tuần hoàn kín, máu trao đổi chất với tế bào qua thành phần nào sau đây?
A. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch. B. Qua thành động mạch và mao mạch.
C. Qua thành mao mạch. D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.
Câu 54: Động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?
A. Động vật đơn bào. B. Lớp cá. C. Lớp bò sát. D. Lớp chim.
Câu 55: Động vật chưa có hệ tuần hoàn trao đổi chất với môi trường như thế nào?
A. Trao đổi chất thông qua mao mạch.
B. Trao đổi chất thông qua tĩnh mạch.
C. Trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài.
D. Trao đổi chất thông qua tim và hệ mạch.
Câu 56: Động vật có hệ tuần hoàn trao đổi chất với môi trường như thế nào?
A. Trao đổi chất thông qua tĩnh mạch.
B. Trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài.
C. Trực tiếp thông qua môi trường trong là máu và dịch mô bao quanh tế bào.
D. Gián tiếp thông qua môi trường trong là máu và dịch mô bao quanh tế bào.
Câu 57: Ở lớp cá tim có cấu tạo mấy ngăn?
A. 1 ngăn. B. 2 ngăn. C. 3 ngăn. D. 4 ngăn.
Câu 58: Khi nói đến đặc điểm và chức năng của mao mạch phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mao mạch rất nhỏ nối liền tâm thất và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi
chất giữa máu và tế bào.
B. Mao mạch nối liền động mạch và tim, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế
bào.
C. Mao mạch rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất
giữa máu và tế bào.
D. Mao mạch rất nhỏ nối liền tim và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất
giữa máu và tế bào.
Câu 59: Khi nói đến đặc điểm và chức năng của động mạch phát biểu nào sau đây đúng?
A. Động mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không
tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
B. Động mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia
điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
C. Động mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia
điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
D. Động mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản
phẩm bài tiết của các cơ quan.
Câu 60: Máu trong hệ tuần hoàn của người chảy trong hệ mạch theo chiều nào sau đây?
A. Động mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch. B. Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch.
C. Tĩnh mạch → Mao mạch → Động mạch. D. Mao mạch → Động mạch → Tĩnh mạch.
Câu 61: Khi nói đến chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn phát biểu nào không đúng?
A. Từ không có hệ tuần hoàn đến có hệ tuần hoàn. B. Từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn
kín.
C. Từ hệ tuần hoàn kép đến hệ tuần hoàn đơn. D. Từ hệ tuần hoàn đơn đến hệ tuần hoàn
kép.
Câu 62: Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm nào sau đây?
A. Máu chảy hoàn toàn trong hệ mạch.
B. Tim có nhiều ngăn.
C. Máu có một đoạn chảy ra khỏi hệ mạch đi vào xoang cơ thể.
D. Có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.
Câu 63: Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm gì để được gọi là hở?
A. Giữa động mạch và tĩnh mạch không có mạch nối.
B. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao.
C. Giữa động mạch và tĩnh mạch có mạch nối.
D. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu.
Câu 64: Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm nào sau đây?
A. Máu chảy ra khỏi hệ mạch vào xoang cơ thể. B. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín.
C. Máu không chảy trong hệ mạch. D. Máu chảy chậm.
Câu 65: Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở?
A. Tim => khoang cơ thể => động mạch => tĩnh mạch.
B. Tim => tĩnh mạch => khoang cơ thể => động mạch.
C. Tim -> động mạch => tĩnh mạch => khoang cơ thể
D. Tim => động mạch => khoang cơ thề => tĩnh mạch.
Câu 66: Đường đi của máu ở hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?
A. Tim -> Động Mạch ->Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Tim.
B. Tim -> Động Mạch -> Mao mạch -> Tĩnh mạch -> Tim.
C. Tim -> Mao mạch ->Động Mạch -> Tĩnh mạch -> Tim.
D. Tim ->Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Động Mạch -> Tim.
Câu 67: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 68: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha máu?
A. Vì chúng là động vật biến nhiệt.B. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.
C. Vì tim chỉ có 2 ngăn.
D. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.
Câu 69: Sự phân phối máu của hệ tuần hoàn kín trong cơ thể như thế nào?
A. Máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan.
B. Máu không được điều hoà và được phân phối nhanh đến các cơ quan.
C. Máu được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.
D. Máu không được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.
Câu 70: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 71: Trong ống tiêu hóa của các loài gia cầm, diều là một phần của bộ phận nào sau đây?
A. Dạ dày. B. Thực quản. C. Ruột non. D. Ruột già.
Câu 72: Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?
A. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
C. Ngựa, thỏ, chuột. D. Trâu, bò, cừu, dê.
Câu 73: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn?
A. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò. B. Ngựa, thỏ, chuột.
C. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. D. Trâu, bò, cừu, dê.
Câu 74: Sự biến đổi thức ăn ở động vật ăn thực vật gồm những giai đoạn nào?
A. Cơ học và hoá học. B. Hoá học và sinh học.
C. Cơ học và sinh học. D. Cơ học, hoá học và sinh học.
Câu 75: Trâu tiêu hóa được cellulose có trong thức ăn là nhờ enzyme của thành phần nào sau
đây?
A. Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ. B. Tuyến nước bọt.
C. Tuyến tụy. D. Tuyến gan.
Câu 76: Quá trình tiêu hóa cellulose của động vật nhai lại chủ yếu diễn ra ở dạ nào?
A. Dạ cỏ. B. Dạ múi khế. C. Dạ lá sách. D. Dạ tổ ong.
Câu 77: Khi nói về tiêu hóa ở động vật nhai lại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn.
B. Dạ múi khế tiết ra enzyme pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin.
C. Cellulose trong cỏ được biến đổi nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh ở dạ cỏ.
D. Dạ tổ ong được coi là dạ dày chính thức của nhóm động vật này.
Câu 78: Dạ tổ ong tiêu hoá thức ăn như thế nào?
A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzyme tiêu
hoá cellulose.
Câu 79: Khi nói đến quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Năng lượng được tích luỹ trong ATP được dùng phân giải các chất hữu cơ tế bào.
B. Năng lượng sinh ra từ hô hấp được tích lũy trong ATP được sử dụng cho nhiều hoạt động
sống.
C. Hô hấp tạo ra chất trung gian cung cấp cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong
cơ thể.
D. Năng lượng thải ra dạng nhiệt là cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống
của cơ thể.
Câu 80: Các giai đoạn của quá trình phân giải kị khí diễn ra theo trật tự nào?
A. Đường phân → Lên men. B. Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi chuyền
electron.
C. Đường phân → Lên men → Chuỗi chuyền electron. D. Lên men→
Đường phân.
Câu 81: Hô hấp kị khí xảy ra ở vị trí nào trong tế bào?
A Tế bào chất B. Màng ngoài ti thể. C. Lưới nội chất. D. Chất nền ti thể.
Câu 82: Phân giải kị khí (lên men), từ pyruvic acid có thể tạo ra hợp chất nào?
A. Rượu ethanol hoặc lactic acid . B. Đồng thời Rượu ethanol lactic acid
C. Chỉ rượu ethanol . D. Chỉ lactic acid .
Câu 83: Trong quá trình lên men ở mô tế bào thực vật, chất nhận electron trong là những chất
nào?
A. Các chất hữu cơ. B. O2. C. Các chất vô cơ. D. CO2.
Câu 84: Trong mô thực vật, hô hấp kị khí thường diễn ra như thế nào?
A. Lên men rượu ethanol giải phóng CO2 và lên men lactic không giải phóng CO2.
B. Lên men rượu ethanol không giải phóng CO2.
C. Lên men rượu ethanol không giải phóng CO2 và lên men lactic giải phóng CO2.
D Lên men lactic giải phóng nhiều năng lượng.
Câu 85: Khi nói đến quá trình phân giải kị khí trong hô hấp thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Diễn ra quá 3 quá trình là đường phân, lên men và chu trình Krebs .
B. Xảy ra cây ở trong điều kiện thiếu oxi.
C. Xảy ra ở tế bào chất của tế bào.
D. Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước.
Câu 86: Sản phẩm của giai đoạn đường phân gồm các chất nào sau đây?
(1) pyruvate ; (2) CO2 và H2O; (3) ATP; (4) NADH; (5) lactic acid
A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 5.
Câu 87: Quá trình phân giải kỵ khí có đặc điểm nào sau đây?
A. Giải phóng ít năng lượng.
B. Xảy ra trong tế bào chất, trong điều kiện đủ oxi.
C. Quá trình này không xảy ra trong cây vì tạo sản phẩm gây độc cho cây.
D. Bao gồm các giai đoạn đường phân, chu trình Krebs , chuỗi chuyển electron.
Câu 88: Quá trình lên men được ứng dụng trong bao nhiêu hoạt động sau đây?
I. Sản xuất rượu, bia. II. Làm sữa chua. III. Muối dưa. IV. Sản xuất giấm
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 89: Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào thực vật, diễn ra giai đoạn theo trình tự nào?
A. Đường phân → chu trình Krebs → chuỗi truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → chuỗi truyền electron hô hấp → chu trình Krebs .
C. Chu trình Krebs → đường phân → chuỗi truyền electron hô hấp.
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → đường phân → chu trình Krebs .
Câu 90: Trong quá trình hô hấp hiếu khí, phân giải glucose, giai đoạn nào tạo ra nhiều ATP
nhất?
A. Chuỗi truyền electron. B. Chu trình Krebs . C. Đường phân. D.Tạo thành Acetyl - CoA
Câu 91: Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào thực vật, sản phẩm cuối cùng là gì?
A. CO2, H2O và ATP. B. Rượu ethanol (C2H5OH).
C. Lactic acid (C3H6O3). D. Oxaloacetic acid ( OAA).
Câu 92: Trong hô hấp hiếu khí, H2O được tạo như thế nào?
A. Sự kết hợp các cặp H+ của chuỗi truyền điện tử với O2 không khí.
B. H2 được tách ra từ nguyên liệu hô hấp, liên kết với oxygen của CO2.
C. Sự kết hợp H2 tách ra từ đường phân với O2 của nguyên liệu hô hấp.
D. H2 được tách ra từ nguyên liệu hô hấp, liên kết với oxygen của NO2.
Câu 93: Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật, oxygen có vai trò gì?
A. Oxygen là chất nhận electron cuối cùng. B. Oxygen là chất cho electron.
C. Oxygen là chất trung gian chuyền electron.
D. Oxygen là chất khử trong chuỗi chuyền electron.
Câu 94: Khi nói đến cấu tạo hệ tuần hoàn của lớp cá phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chỉ có 1 vòng tuần hoàn. B. Có 2 vòng tuần hoàn.
C. Tim có 3 ngăn. D. Tim 4 ngăn.
Câu 95: Ở lớp thú tim có mấy ngăn?
A. 1 ngăn. B. 2 ngăn. C. 3 ngăn. D. 4 ngăn.
Câu 96: Khi nói đến hệ tuần hoàn kín phát biểu nào sau đây sai?
A. Máu ở động vật này vận chuyển trong một hệ thống kín gồm tim và hệ mạch.
B. Các mạch xuất phát từ tim (động mạch) được nối với các mạch đưa máu trở về tim (tĩnh
mạch) bằng các mao mạch.
C. Máu không tiếp xúc trực tiếp với các tế bào mà thông qua dịch mô.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 97: Ở hệ tuần hoàn kín máu trao đổi chất với tế bào qua thành phần nào sau đây?
A. Tĩnh mạch và mao mạch. B. Mao mạch.
C. Động mạch và mao mạch. D. Động mạch và tĩnh mạch.
Câu 98: Máu vận chuyển trong vòng tuần hoàn nhỏ sau đó trở về tâm nào sau đây?
A. Tâm nhĩ trái. B. Tâm nhĩ phải. C. Tâm thất phải. D. Tâm thất trái.
Câu 99: Máu vận chuyển trong vòng tuần hoàn lớn sau đó trở về tâm nào sau đây?
A. Tâm nhĩ trái. B. Tâm nhĩ phải. C. Tâm thất phải. D. Tâm thất trái.
Câu 100: Khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim là do thành phần nào sau đây?
A. Do tim. B. Do hệ dẫn truyền tim. C. Do mạch máu. D. Do huyết áp.
Câu 101: Hệ dẫn truyền tim bao gồm những thành phần nào sau đây?
A. Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje .
B. Tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje .
C. Tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje .
D. Tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His.
Câu 102: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?
A. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn. B. Vì mao mạch thường ở xa tim.
C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn D. Vì áp lực co bóp của tim giảm.
Câu 103: Hệ dẫn truyền tim gồm các thành phần theo trật tự nào sau đây?
A. Nút nhĩ thất → nút xoang nhĩ → bó His →Purkinje
B. Nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → Purkinje → bó His.
C. Nút nhĩ thất → nút xoang nhĩ → Purkinje → bó His.
D. Nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → Purkinje
HẾT

ĐÁP ÁN

1.A 2.A 3.A 4.A 5.A 6.A 7.A 8.C 9.D 10.C
11.A 12.A 13.A 14.A 15.A 16.A 17.A 18.A 19.A 20.A
21.A 22.C 23.A 24.A 25.C 26.A 27.A 28.A 29.A 30.A
31.B 32.A 33.A 34.A 35.A 36. A 37.B 38.D 39.A 40.C
41.D 42.B 43.D 44.A 45.C 46.A 47.B 48.B 49.A 50.C
51.D 52.A 53.C 54.A 55.C 56D 57.B 58.C 59.B 60.B
61.C 62.C 63.A 64.B 65.D 66.B 67.B 68.D 69.A 70.D
71.B 72.C 73.D 74.D 75.A 76.A 77.D 78.A 79.A 80.A
81.A 82.A 83.A 84.A 85.A 86.A 87.A 88.A 89.A 90.A
91.A 92.A 93.A 94.A 95.D 96.D 97.B 98.A 99.B 100.B
101.A 102.A 103.D

You might also like