You are on page 1of 6

PHẦN VI SINH VẬT

Câu 1: Môi trường nuôi cấy vi sinh vật mà người nuôi cấy đã biết thành phân hóa học và khối
lượng của từng thành phần đó được gọi là

A. môi trường nhân tạo B. môi trường dùng chất tự nhiên

C. môi trường tổng hợp D. môi trường bán tổng hợp

Câu 2: Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?

A. Môi trường gồm cao thịt, nấm men, cơm,… là môi trường bán tổng hợp

B. Môi trường gồm cao thịt, nấm men, bánh mì,… là môi trường tự nhiên

C. Môi trường gồm nước thịt, gan, glucozo là môi trường bán tổng hợp

Câu 3: Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm

A. Nguồn năng lượng và khí CO2

B. Nguồn cacbon và nguồn năng lượng

C. Ánh sáng và nhiệt độ

D. Ánh sáng và nguồn cacbon

Câu 4: Nấm và động vật nguyên sinh không thể sinh trưởng trong môi trường thiếu

A. Ánh sáng mặt trời B. Chất hữu cơ C. Khí CO2 D. Cả A và B

Câu 5: Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn là

A. Ánh sang B. Ánh sáng và chất hữu cơ C. Chất hữu cơ D. Khí CO2

Câu 6: Vi khuẩn nitrat sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng và có nguồn cacbon
chủ yếu là CO2. Như vậy, hình thức dinh dưỡng của chúng là

A. quang dị dưỡng   B. hóa dị dưỡng C. quang tự dưỡng   D. hóa tự dưỡng

Câu 7: Một loại vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu CO2, giàu một
số chất vô cơ khác. Loại sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là

A. quang dị dưỡng   B. hóa dị dưỡng C. quang tự dưỡng   D. hóa tự dưỡng

Câu 8: Một số vi sinh vật thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí trong điều kiện

A. Có oxi phân tử B. Có oxi nguyên tử C. Không có oxi phân tử D. Có khí CO2

Câu 9: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về hô hấp ở vi sinh vật?
A. HHHK là quá trình oxi hóa các phân tử H/ cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử

B. HHHK là quá trình oxi hóa các phân tử vô cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử

C. HHKK là quá trình phân giải cacbohidrat mà chất nhận electron cuối cùng là một P/TỬ vô cơ
không phải là oxi

D. Hô hấp là một hình thức hóa dị dưỡng cacbohidrat

Câu10: Ý nào sau đây là sai về quá trình phân giải protein?

A. Quá trình phân giải protein phức tạp thành các axit amin được thực hiện nhờ tác dụng của
enzim proteaza

B. Khi môi trường thiếu nito, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có hiện tượng khí
amoniac bay ra

C. Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nito, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có
hiện tượng khí amoniac bay ra

D. Nhờ có tác dụng của proteaza của vi sinh vật mà protein của đậu tương được phân giải
thành các axit amin

Câu 11: Vi khuẩn lactic đồng hình biến đổi glucozo thành

A. khí CO2 B. axit lactic C. axit axetic D. etanol

Câu 7: Glucozo dưới tác dụng của vi khuẩn lactic dị hình có thể bị biến đổi thành

A. Axit lactic, axit axetic, axit amin, etanol,... B. Axit lactic, axit axetic, axit nucleic, etanol,...

C. Axit lactic, khí CO2, axit amin, etanol,... D. Axit lactic, khí CO2, axit axetic, etanol,...

Câu 8: Ý nào sau đây là sai

A. Quá trình phân giải protein diễn ra bên trong tế bào dưới tác dụng của enzim proteaza

B. Lên men lactic là quá trình chuyển hóa thiếu khí đường glucozo, lactozo… thành sản phẩm
chủ yếu là axit lactic

C. Vi sinh vật sử dụng hệ enzim xenlulaza trong môi trường để biến đổi xác thực vật (chủ yếu là
xenlulozo)

D. Sản phẩm duy nhất của quá trình lên men lactic dị hình là axit lactic

Câu 9: Việc làm tương trong dân gian thực chất là tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực
hiện quá trình nào sau đây?

A. Phân giải polisaccarit B. Phân giải protein


C. Phân giải xenlulozo D. Lên men lactic

Câu 10: Vi sinh vật có khả năng tiết ra hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo trong xác
thực vật nên con người có thể

A. Sử dụng chúng để làm giàu chất dinh dưỡng cho đất

B. Sử dụng chúng để làm giảm ô nhiễm môi trường

C. Phân giải polisaccarit và protein D. Cả A, B

Câu 11: Ý nào sau đây là đúng?

A. Đồng hóa cung cấp nguyên liệu cho dị hóa

B. Dị hóa cung cấp nguyên liệu cho đồng hóa

C. Dị hóa chính là đồng hóa, những xảy ra ở các thời điểm khác nhau

D. Đồng hóa cung cấp năng lượng

Câu 12: Muối chua rau, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?

A. Phân giải xenlulozo, lên men lactic B. Phân giải protein, xenlulozo

C. Lên men lactic và lên men etilic D. Lên men lactic

Câu 13: Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình lên men lactic đồng hình?

A. Sản phẩm chỉ là axit lactic B. Ngoài sản phẩm là axit lactic còn có rượu, axit axetic, CO2

C. Sản phẩm gồm axit lactic và CO2 D. Sản phẩm gồm axit lactic và O2

Câu 14: Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình lên men lactic dị hình?

A. Sản phẩm chỉ là axit lactic B. Ngoài axit lactic, sản phẩm còn có etanol, axit axetic, CO2

C. Ngoài axit lactic, sản phẩm còn có etanol, axit axetic, O2 D. Sản phẩm chỉ gồm axit amin

Câu 15: Nói đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là nói đến sự sinh trưởng của

A. Từng vi sinh vật cụ thể B. Quần thể vi sinh vật

C. Tùy từng trường hợp, có thể là nói đến sự sinh trưởng của từng vi sinh vật cụ thể hoặc cả
quần thể vi sinh vật

D. Tất cả các quần thể vi sinh vật trong một môi trường nào đó

Câu 16: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua

A. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể


B. Sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể

C. Sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể

D. Sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể

Câu 17: Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số
tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 10 lần phân chia từ một tế bào vi khuẩn ban
đầu là

A. 1024    B. 1240    C. 1420    D. 200

Câu 18: Môi trường nuôi cấy không liên tục là

A. Môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và được lấy đi các sản phẩm
chuyển hóa vật chất

B. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản
phẩm chuyển hóa vật chất

C. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các
sản phẩm chuyển hóa vật chất

D. Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và liên tục được lấy đi các
sản phẩm chuyển hóa vật chất

Câu 19: Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn tăng
lên rất nhanh. Pha đó là

A. Pha tiềm phát B. Pha lũy thừa C. Pha cân bằng D. Pha suy vong

Câu 20: Với trường hợp nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối vi sinh vật tối đa
nên tiến hành thu hoạch vào cuối của

A. Pha tiềm phát B. Pha lũy thừa C. Pha cân bằng D. Pha suy vong

Câu 21: Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha suy vong số lượng cá thể giảm dần vì

A. Chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy bị cạn kiệt

B. Chất độc hại đối với vi sinh vật được tích lũy quá nhiều

C. Vi sinh vật trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều

D. Cả A, B và C

Câu 22: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật ở pha tiềm phát

A. Chưa tang B. Đạt mức cực đại C. Đang giảm D. Tăng lên rất nhanh
Câu 23: Phương pháp nuôi cấy liên tục có mục tiêu

A. Tránh cho quần thể vi sinh vật bị suy vong B. Kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật

C. Rút ngắn thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật

D. Làm cho chất độc hại trong môi trường nằm trong một giới hạn thích hợp

Câu 24: Vi sinh vật có khản năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các
hợp chất vô cơ thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?

A. Vi sinh vật hóa dưỡng vô cơ B. Vi sinh vật tổng hợp

C. Vi sinh vật quang tự dưỡng vô cơ D. Vi sinh vật quang tự dưỡng hữu cơ

Câu 25: Khi nói về bản chất của môi trường bán tổng hợp, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Môi trường chứa các chất tự nhiên như: Cao thịt, nấm men, cơm,... với số lượng và thành phần
không xác định B. Môi trường chứa các chất đã biết số lượng và thành phần

C. Môi trường chứa một số hợp chất tự nhiên với số lượng và thành phần không xác định và một số
hợp chất khác với số lượng thành phần xác định

D. Môi trường chứa các chất đã biết số lượng và thành phần như: Cao thịt, nấm men, cơm,...

Câu 26: Điểm khác biệt cơ bản giữa môi trường nuôi cấy tự nhiên với các môi trường nuôi cấy khác
là: 

A. Các chất trong môi trường đều có nguồn gốc tự nhiên B. Gồm các chất mà một nửa xác định
được còn một nửa thì không C. Gồm các chất đã xác định được thành phần và tỷ lệ

D. Gồm các chất có nguồn gốc tự nhiên và các hóa chất thông dụng

Câu 27: Trong quá trình chế biến giấm rượu nếu để một thời gian dài thì độ chua của giấm bị giảm
dần . Cách nào sau đây không giúp khắc phục hiện tượng trên? 

A. Bổ sung thêm vi khuẩn axetic để tăng cường hiệu suất tạo giấm

B. Thu bớt vi khuẩn axetic trong dịch muối

C. Bổ sung thêm rượu vào dịch muối D. Bổ sung thêm đường vào dịch muối

Câu 28: Khi nói về quá trình lên men, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Chuyển hóa hiếu khí diễn ra trong tế bào chất mà chất cho và chất nhận electron là các p.tử h.cơ

B. Chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất mà chất cho và chất nhận electron là các p.tử h.cơ

C. Chuyển hóa kị khí diên ra trong tế bào chất mà chất cho và chất nhận electron là các p.tử V.cơ

D. Chuyển hóa hiếu khí diễn ra trong tế bào chất mà chất cho và chất nhận electron là các p.tử V.cơ

Câu 29: Các axit amin nối với nh bằng liên kết nào sau đây để tạo nên phân tử protein?

A. Liên kết peptit B. Liên kết dieste C. Liên kết hidro D. Liên kết cộng hóa trị
Câu 30: Quá trình hô hấp hiếu khí của vi sinh vật nhân sơ diễn ra ở bộ phận nào sau đây? 

A. Ti thể B. Màng tế bào và tế bào chất C. Chất nhân D. Tế bào chất và riboxom

You might also like