You are on page 1of 6

ÔN TẬP GIỮA KÌ

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đồng hoá là
A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
Câu 2. Vai trò của enzyme trong tế bào là gì?
A. Chất xúc tác. B. Chất nền.
C. Tích trữ năng lượng. D. Tham gia vào quang hợp.
Câu 3. Quá trình dị hoá gắn liền với hiện tượng
A. tích trữ năng lượng.
B. giải phóng năng lượng.
C. tổng hợp chất hữu cơ.
D. chuyển động năng thành thế năng.
Câu 4. Vai trò của ATP đối với người tập thể hình (GYM)
A. ATP là nguồn năng lượng có thể cung cấp cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện.
B. ATP phân giải các chất hữu cơ cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện.
C. ATP hóa giải năng lượng cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện.
D. ATP giúp cung cấp nước cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện.
Câu 5. Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong
A. ti thể. B. tế bào chất.
C. lục lạp. D. riboxom.
Câu 6. Các phản ứng quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng của
thế giới sống là
A. phản ứng thuỷ phân.
B. phản ứng trùng hợp
C. phản ứng thế.
D. phản ứng oxy hoá khử.
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
1. Giúp các tế bào trao đổi thông tin qua lại với nhau.
2. Giúp các tế bào đáp ứng lại với các kích thích của môi trường ngoại bào.
3. Giúp các tế bào truyền đạt, sao chép thông tin di truyền.
4. Giúp các tế bào nhân lên, thay thế các tế bào bị thương, già chết.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của quá trình truyền tin tế bào ?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 8: Chất truyền tin là:
A. Các chất hóa học làm nhiệm vụ truyền tin mà đích của chúng là các tế bào liền kề.
B. Các chất hóa học liên kết giữa các tế bào làm nhiệm vụ truyền tin mà đích của chúng là các tế bào
liền kề.
C. Các chất hóa học làm nhiệm vụ mà đích của chúng là các tế bào ở xa.
D. Các chất hóa học làm nhiệm vụ truyền tin mà đích của chúng là các tế bào liền kề và ở xa.
Câu 9: Con đường truyền tin của phân tử gồm các bước chính:
A. Tiếp nhận  Truyền tin  Đáp ứng  B. Tiếp nhận  Đáp ứng
C. Truyền tin  Tiếp nhận  Đáp ứng D. Truyền tin  Đáp ứng  Tiếp nhận
Câu 10: Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào gồm mấy phương thức ?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 11: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là:
A. Bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat
B. Bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat
C. Bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat
D. Bazo nito adenin, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat
Câu 12: Cho các phân tử:
(1) ATP (2) ADP (3) AMP (4) N2O
Những phân tử mang liên kết cao năng là:
A. (1), (2) B. (1), (3) C. (1), (2), (3) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 13: Số liên kết cao năng có trong 1 phân tử ATP là:
A. 3 liên kết B. 2 liên kết C. 4 liên kết D. 1 liên kết
Câu 14: ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở:
A. Cả 3 nhóm photphat. B. 2 liên kết photphat gần phân tử đường.
C. 2 liên kết giữa 2 nhóm photphat ở ngoài cùng. D. Chỉ 1 liên kết photphat ngoài cùng.
Câu 15: Enzyme có đặc tính nào sau đây?
A. tính đa dạng    B. tính chuyên hóa
C. tính bền vững với nhiệt độ cao    D. hoạt tính yếu
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzyme?
A. Là hợp chất cao năng.
B. Là chất xúc tác sinh học.
C. Được tổng hợp trong các tế bào sống.
D. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
Câu 17: Quá trình phân giải, không có oxi được tiến hành ở tế bào chất của tế bào thực vật và giải
phóng CO2. Đó là quá trình gì?
A. Hô hấp hiếu khí B. Lên men êtylic
C. Hô hấp kị khí D. Lên men lactic
Câu 18. Về hô hấp tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Là quá trình chuyển hóa năng lượng rất quan trọng của tế bào.
B. Là sự phân giải các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP.
C. Hô hấp tế bào thực chất là một chuỗi phản ứng oxy hoá khử.
D. Hô hấp tế bào diễn ra chủ yếu trong nhân tế bào.
Câu 19. Đặc điểm nào sau đây không có ở hô hấp tế bào? 
A. Phân giải chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
B. Quá trình phân giải chất tạo ra nhiều sản phẩm trung gian.
C. Toàn bộ năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt.
D. Phần lớn năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP.
Câu 20. Sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào bao gồm
A. oxygen, nước và năng lượng (ATP + nhiệt).
B. nước, đường và năng lượng (ATP + Nhiệt).
C. nước, khí cabonic và đường.
D. khí carbonic, nước và năng lượng (ATP + nhiệt).
Câu 21. Năng lượng chính do quá trình hô hấp tạo ra là
A. ATP.
B. NADH.
C. ADP.
D. FADH2.
Câu 22. Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng
A. thuỷ phân.
B. oxy hoá khử.
C. tổng hợp.
D. phân giải.
Câu 23. Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào với nguyên liệu glucose là
A. C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O.
B. 6CO2 + 6 H2O → C6H12O6 + 6 O2.
C. 6CO2 + 6H2O + năng lượng (ATP + nhiệt) → C6H12O6 + 6O2.
D. C6H12O6 + 6 O2 → 6 CO2 + 6 H2O + năng lượng (ATP + nhiệt).
Câu 24. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình Kreps → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Kreps.
C. Đường phân → Chu trình Kreps→ Chuỗi truyền electron hô hấp.
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Kreps → Đường phân.
Câu 25. Nguyên liệu của quá trình đường phân là
A. Saccarose.
B. Glycogen
C. Glucose.
D. Cellulose.
Câu 26. Trong hô hấp quá trình đường phân xảy ra ở đâu?
A. Chất nền của ti thể.
B. Tế bào chất.
C. Màng trong của ti thể.
D. Màng ngoài của ti thể.
Câu 27. Trong hô hấp hiếu khí, phân tử glucose được tách thành bao nhiêu phân tử pyruvic acid?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 28. Trong quá trình hô hấp, giai đoạn đường phân có đặc điểm là
A. kị khí và xảy ra trong ti thể.
B. hiếu khí và xảy ra trong ti thể.
C. kị khí và xảy ra trong tế bào chất.
D. hiếu khí và xảy ra trong tế bào chất.
Câu 29. Điều nào sau đây là không đúng với quá trình đường phân?
A. Bắt đầu oxy hoá glucose.
B. Hình thành một ít ATP, có hình thành NADH.
C. Chia glucose thành 2 pyruvic acid.
D. Đầu tiên, phân tử glucose được hoạt hoá bằng 3 phân tử ATP.
Câu 30. Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân?
A. glucose → 2 pyruvic acid + 2 ATP + 2 NADH.
B. glucose → CO2 + ATP + NADH.
C. glucose → nước + năng lượng.
D. glucose → CO2 + nước.
Câu 31. Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucose, tế bào thu được
A. 2 phân tử pyruvic acid, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
B. 1 phân tử pyruvic acid, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
C. 2 phân tử pyruvic acid, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH
D. 2 phân tử pyruvic acid, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH
Câu 32: Hãy cho biết: Năng lượng ánh sáng trong quá trình quang hợp sẽ được tích lũy dưới dạng nào
ở trong tế bào?
A. Nhiệt năng. B. Năng lượng ánh sáng đã bị tiêu hao hết.
C. Cơ năng. D. Năng lượng hóa học.
Câu 33: Những nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?
A. Thực vật và vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh. B. Thực vật, vi khuẩn lam và tảo.
C. Thực vật và nấm. D. Thực vật và động vật.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đường được tạo ra trong pha sáng.
B. Khí oxi được giải phóng trong pha tối.
C. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào.
D. Ôxi sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?
A. Pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau. B. Pha tối diễn ra trước, pha sáng diễn ra sau.
C. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời. D. Chỉ có pha sáng, không có pha tối.
Câu 36: Cho các dữ kiện sau: 
(1)Các NST kép dần co xoắn
(2)Màng nhân và nhân con tái xuất hiện
(3)Màng nhân và nhân con tiêu biến
(4)Thoi phân bào dần xuất hiện
(5)Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo
(6)Các nhiếm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào
(7)Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động
(8)NST dãn xoắn dần
Các sự kiện diễn ra trong kì đầu của nguyên phân là:
A. (1), (2), (7) B. (1), (2), (4) C. (1), (3), (4) D. (2), (4), (8)
Câu 37: Trong phân bào nguyên phân, nguyên nhân chủ yếu làm cho tế bào con luôn có bộ NST
giống tế bào mẹ là do: 
A. Các kì diễn ra một cách tuần tự và liên tiếp nhau.
B. NST nhân đôi thành NST kép, sau đó chia cho hai tế bào con.
C. NST nhân đôi, sau đó phân chia đồng đều cho hai tế bào con.
D. Ở kì sau, các NST tách nhau ra và trượt về hai cực tế bào.
Câu 38: Nói về sự phân chia tế bào chất, điều nào sau đây không đúng?
A. Tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo.
B. Tế bào thực vật phân chia tế bào từ trung tâm mặt phẳng xích đạo và tiến ra hai bên.
C. Sự phân chia tế bào chất diễn ra rất nhanh ngay sau khi phân chia nhân hoàn thành.
D. Tế bào chất được phân chia đồng đều cho hai tế bào con.
Câu 39. Khâu quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng của thế giới sống là các phản ứng
A. oxy hoá khử. B. thuỷ phân.
C. phân giải các chất. D. tổng hợp các chất.
Câu 40. Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, nhận định nào dưới đây là chính xác ?
A. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng.
B. Ở người già, quá trình đồng hoá luôn diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình dị hoá.
C. Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp và giải phóng năng
lượng.
D. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên trong tế bào và dịch ngoại bào.
Câu 41. Giải phóng năng lượng còn được gọi là quá trình
A. dị hóa B. thuỷ phân.
C. phân giải các chất. D. tổng hợp các chất.
Câu 42. Dị hoá là
A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
Câu 43. Nhiệt năng là gì?
A. Năng lượng củi khô chưa đốt.
B. Năng lượng của hợp chất hữu cơ.
C. Năng lượng bình ắc quy chưa sử dụng.
D. Năng lượng được sử dụng để làm nóng trong lò vi sóng, nồi cơm điện.
Câu 44. Hoạt động nào sau đây của tế bào KHÔNG tiêu tốn năng lượng ATP?
A. Vận chuyển chủ động.
B. Vận chuyển thụ động.
C. Tổng hợp các chất.
D. Sinh công cơ học.
Câu 45. ATP được tạo ra từ đâu?
A. Từ những hoạt động của các bào quan trong mỗi tế bào hay đúng hơn là các lục lạp.
B. Từ những hoạt động của các bào quan trong mỗi tế bào hay đúng hơn là các ti thể.
C. Từ những hoạt động của các bào quan trong mỗi tế bào hay đúng hơn là các màng sinh chất.
D. Từ những hoạt động của các bào quan trong mỗi tế bào hay đúng hơn là các hồng cầu.
Câu 46. ADP được hình thành như thế nào?
A. protein tích trữ năng lượng.
B. ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác.
C. cơ thể tổng hợp chất hữu cơ.
D. chuyển động năng thành thế năng.
Câu 47. Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng, nguyên nhân
là do đâu?
A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng.
B. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat.
C. Các nhóm phosphat đều tích điện âm nên đẩy nhau.
D. Đây là liên kết mạnh.
Câu 48. ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phosphat cuối cùng
cho các chất đó để trở thành
A. base nito adenin. B. ADP.
C. đường ribose. D. hợp chất cao năng.

II. TỰ LUẬN
Câu 1. Quá trình hô hấp tế bào gồm bao nhiêu giai đoạn? Nêu vai trò của quá trình hô hấp tế bào.
Câu 2. Hãy sơ đồ hóa các giai đoạn trong 1 chu kỳ tế bào. Trong kỳ trung gian pha nào chiếm thời gian
dài nhất? Pha nào diễn ra sự nhân đôi NST?
Câu 3: Hãy nêu ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Câu 4. Để phòng chống bệnh ung thư chúng ta cần phải làm những gì?
Câu 5. Việc trồng các giống cây nuôi cấy mô trên một diện tích rộng có thể đem lại lợi ích kinh tế rất
lớn nhưng cũng đem lại rủi ro cao. Tại sao?
Câu 6. Bạn có một cây bưởi cho quả rất ngon và sai quả. Nếu muốn nhân rộng giống bưởi của mình,
bạn sẽ chọn phương pháp chiết cành hay chọn nhân giống bằng hạt lấy từ quả của cây bưởi này? Hãy
giải thích sự lựa chọn của bạn.

You might also like