You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II.

SINH 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở
A. màng tilacôit của lục lạp. B. chất nền của ti thể.
C. chất nền của lục lạp. D. màng ti thể.
Câu 2: Chất nào sau đây không phải là sản phẩm của pha sáng?
A. ATP. B. NADPH. C. O2. D. C6H12O6.
Câu 3: Ôxi được thải ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ hợp chất nào sau đây?
A. H2O. B. APG. C. CO2. D. từ phân tử ATP.
Câu 4: Trong quá trình quang hợp, chất nào sau đây không phải là nguyên liệu của pha tối?
A. ATP. B. CO2. C. NADPH. D. Glucôzơ.
Câu 5: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Tổng hợp cacbohiđrat.
B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
C. Ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.
D. Điều hòa tỷ lệ khí O2/CO2 của khí quyển.
Câu 6: Chuỗi phản ứng tối của quá trình quang hợp cần sử dụng trực tiếp những yếu tố nào sau đây?
(1). Năng lượng ánh sáng mặt trời. (2). Năng lượng do ATP cung cấp.
(3). H2O. (4). CO2. (5). NADPH. (6). O2.
A. (1), (2), (3), (4), (6). B. (1), (3), (5). C. (2), (4), (5). . (2), (3), (4), (5).
Câu 7: Có bao nhiêu sản phẩm dưới đây tạo ra trong pha sáng của quang hợp?
I. ATP.II. O2. III. NADPH. IV. C6H12O6. V. H2O.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 8: Giai đoạn hô hấp tế bào diễn ra theo thứ tự
A. chu trình Crep  đường phân  chuỗi chuyển êlectron.
B. đường phân  chu trình Crep  chuỗi chuyển êlectron.
C. chuỗi chuyển êlectron  chu trình Crep  đường phân.
D. đường phân  chuỗi chuyển êlectron  chu trình Crep.
Câu 9: Trong quá trình hô hấp hiếu khí, CO2 được giải phóng ở giai đoạn
A. chuỗi truyền êlectron hô hấp. B. đường phân và chu trình Crep.
C. đường phân. D. chu trình Crep.
Câu 10: Kết thúc giai đoạn đường phân, từ 1 phân tử đường glucôzơ tế bào thu được
A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP, 2 phân tử NADH.
B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP, 2 phân tử NADH.
C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP, 2 phân tử NADH.
D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP, 4 phân tử NADH.
Câu 11: Ở tế bào nhân thực, bào quan nào sau đây thực hiện chức năng hô hấp tế bào?
A. Ti thể. B. Lục lạp. C. Ribôxôm. D. Không bào.
Câu 12: Giai đoạn nào sau đây không phải là giai đoạn chính trong hô hấp tế bào?
A. Đường phân. B. Chu trình Crep.
C. Chuỗi truyền electron hô hấp. D. Chu trình Canvin.
Câu 13: Trong tế bào, axit piruvic được ôxi hóa để tạo thành chất (A), sau đó chất (A) đi vào chu trình
Crep. Chất (A) là:
A. Axit lactic. B. ATP. C. Glucôzơ. D. Axêtyl-CoA.
Câu 14: Sản phẩm nào sau đây của chu trình Crep được chuyển sang chuỗi truyền electron hô hấp?
A. ATP. B. Axit pyruvic. C. CO2. D. NADH, FADH2.
Câu 15: Khi nói về hô hấp tế bào, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong hô hấp tế bào, các phân tử cabonhiđrat bị phân giải thành CO2 và H2O.
B. Quá trình hô hấp tế bào giải phóng năng lượng (ATP, nhiệt).
1
C. Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống.
D. Tốc độ của quá trình hô hấp tế bào diễn ra ở các tế bào đều giống nhau.
Câu 16: Quá trình hô hấp tế bào có ý nghĩa sinh học là
A. đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.
B. tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống cho tế bào và cơ thể.
C. chuyển hoá gluxit thành CO2, H2O và năng lượng.
D. thải các chất độc hại ra khỏi tế bào.
Câu 17: Trong chu kì tế bào NST nhân đôi ở giai đoạn nào sau đây?
A. Kì đầu. B. Pha G1. C. Pha S. D. Pha G2.
Câu 18: Theo lí thuyết, trong quá trình nguyên phân NST kép được tách ra và phân li về hai cực của tế
bào ở kì nào sau đây?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 19: Theo lí thuyết, trong chu kì tế bào NST kép không có ở giai đoạn nào sau đây?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Pha G2. D. Kì cuối.
Câu 20: Trong nguyên phân, NST co xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng được quan sát rõ nhất
vào kì nào sau đây?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 21: Ở người (2n = 46), số nhiễm sắc thể trong 1 tế bào ở kì sau của nguyên phân là
A. 23. B. 92. C. 69. D. 46.
Câu 22: Pha nào trong chu kì tế bào có đặc điểm: “Tế bào tổng hợp mạnh các chất cần thiết cho sự
sinh trưởng”?
A. Pha G1. B. Pha S. C. Pha G2. D. Pha M.
Câu 23: Đối với cơ thể đơn bào, nguyên phân có ý nghĩa gì sau đây?
A. Tái sinh cơ quan bị tổn thương.
B. Tăng số lượng tế bào trong cơ thể.
C. Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
D. Giúp cơ thể sinh sản.
Câu 24: Một hợp tử của một loài nguyên phân liên tiếp 5 lần, không xảy ra đột biến. Số tế bào con tạo
ra sau khi kết thúc lần nguyên phân cuối cùng là :
A. 5 tế bào. B. 10 tế bào. C. 20 tế bào. D. 32 tế bào.
Câu 25: Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân
liên tiếp được gọi là
A. quá trình phân bào. B. chu kỳ tế bào. C. phát triển tế bào. D. phân chia tế bào.
Câu 26: Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ phân bào về mỗi cực của
tế bào. Đây là đặc điểm của kì nào trong quá trình giảm phân?
A. Kì đầu I. B. Kì sau I. C. Kì cuối I. D. Kì sau II.
Câu 27: Trong giảm phân, NST co xoắn cực đại và tập trung thành hàng trên mặt phẳng xích đạo gặp
ở các giai đoạn nào sau đây?
A. Kì đầu I và kì sau II. B. Kì giữa I và kì giữa II.
C. Kì sau I và kì sau II. D. Kì cuối I và kì cuối II.
Câu 28: Ở người, quá trình giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào cơ. B. Tế bào da. C. Tế bào thần kinh. D. Tế bào sinh tinh.
Câu 29: Kì nào của quá trình giảm phân có đặc điểm: “Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp
tương đồng”?
A. Kì đầu I. B. Kì đầu II. C. Kì giữa I. D. Kì sau II.
Câu 30: Ở người, bộ NST 2n = 46. Một tế bào đang ở kì sau của giảm phân I có số NST có trong tế
bào là
A. 23 NST. B. 46 NST. C. 54 NST. D. 92 NST.

2
Câu 31: Ở đậu Hà lan có NST 2n = 14, số NST trong mỗi tế bào của đậu Hà lan đang ở kỳ sau của lần
phân bào I trong giảm phân là:
A. 7 NST đơn. B. 14 NST kép. C. 14 NST đơn. D. 7 NST kép.
Câu 32: Kết quả của quá trình giảm phân bình thường, là từ 1 tế bào tạo ra
A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
Câu 33: Khi nói về vi sinh vật, đặc điểm nào sau đây sai?
A. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng lại có khu phân bố hẹp.
B. Vi sinh vật có khả năng hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
C. Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi.
D. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.
Câu 34: Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục có kiểu dinh dưỡng
A. hóa dị dưỡng. B. quang tự dưỡng. C. hóa tự dưỡng. D. quang dị dưỡng.
Câu 35: Vi khuẩn ôxi hóa hiđrô có kiểu dinh dưỡng
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hóa tự dưỡng. D. hóa dị dưỡng.
Câu 36: Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn
cacbon chủ yếu là CO2. Kiểu dinh dưỡng của chúng là
A. quang dị dưỡng. B. hóa tự dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hóa dị dưỡng.
Câu 37: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của quá trình hô hấp và quá trình lên men?
A. Tạo ra ATP. B. Giải phóng ôxi. C. Tổng hợp chất hữu cơ. D. Giải phóng cacbonic.
Câu 38: Người ta dựa vào cơ sở nào để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?
A. Nguồn năng lượng và chất vô cơ. B. Nguồn cacbon và nguồn năng lượng.
C. Nguồn cacbon và chất vô cơ. D. Chất hữu cơ và chất vô cơ.
Câu 39: Động vật nguyên sinh có kiểu dinh dưỡng nào sau đây?
A. Hóa tự dưỡng. B. Quang tự dưỡng. C. Hóa dị dưỡng. D. Quang dị dưỡng.
Câu 40: Sản phẩm cuối cùng của quá trình hô hấp hiếu khí là:
A. ATP. B. Dấm. C. CO2, H2O, ATP. D. Rượu.
Câu 41: Vi sinh vật hóa dị dưỡng lấy nguồn cacbon từ hợp chất nào sau đây?
A. Prôtêin. B. Khí cacbonic. C. Đường. D. Chất hữu cơ.
Câu 42: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật phát triển trong môi trường với thành phần
được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH 4)3PO4, KH2PO4 (1,0); MgSO4 (0,2); CaCl2 (0,1); NaCl(0,5).
Nguồn cacbon vi sinh vật này sử dụng trong môi trường trên là
A. Chất hữu cơ. B. chất vô cơ.
C. CO2. D. chất hữu cơ hoặc CO2.
Câu 43: Để phân giải lipit thì vi sinh vật cần tiết ra loại enzim nào sau đây?
A. Amilaza. B. Peptidaza. C. Prôtêaza. D. Lipaza.
Câu 44: Nấm men rượu biến đổi glucôzơ thành
A. khí O2. B. êtanol. C. axit lactic. D. axit axêtic.
Câu 45: Trong đất, xác thực vật được phân hủy là nhờ vi sinh vật tiết ra enzim nào sau đây?
A. Nuclêaza. B. Lipaza. C. Xenlulaza. D. Prôtêaza.
Câu 46: Việc phân giải xenlulozơ trong xác thực vật của vi sinh vật có bao nhiêu ý nghĩa dưới đây?
I. Làm giàu chất dinh dưỡng cho đất.
II. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
III. Tạo nguyên liệu cho chu trình chuyển hóa vật chất.
IV. Cung cấp năng lượng cho vi sinh vật.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 47: Quá trình phân giải của vi sinh vật được con người ứng dụng vào bao nhiêu hoạt động sau
đây?
I. Làm giấm. II. Chế biến nước mắm từ cá.
3
III. Làm rượu từ quả nho, táo. IV. Làm sữa chua.
V. Chế biến thực phẩm. VI. Phân hủy rác thải.
A.6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 48: Muối chua rau, quả là hoạt động ứng dụng quá trình nào sau đây?
A. Tổng hợp các axit amin. B. Phân giải xenlulôzơ.
C. Lên men lactic. D. Phân giải prôtêin.
Câu 49: Khi làm sữa chua, tại sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt?
A. Vì pH của dung dịch sữa giảm làm axit lactic bị biến tính.
B. Vì pH của dung dịch sữa tăng làm axit lactic bị biến tính.
C. Vì pH của dung dịch sữa giảm làm prôtein sữa (cazêin) bị biến tính.
D. Vì pH của dung dịch sữa tăng làm prôtein sữa (cazêin) bị biến tính.
Câu 50: Trong 3 cách làm sữa chua sau đây, cách làm nào sẽ thành công?
- Cách 1: Pha sữa bằng nước sôi, sau đó bổ sung ngay một thìa sữa chua vinamilk  ủ ấm từ 6 – 8 giờ.
- Cách 2: Pha sữa bằng nước sôi, sau đó để nguội bớt đến khoảng 40oC, bổ sung một thìa sữa chua
vinamilk, cho thêm enzim lizôzim (enzim phân giải thành tế bào của vi khuẩn)  ủ ấm từ 6 – 8 giờ.
- Cách 3: Pha sữa bằng nước sôi, sau đó để nguội đến khoảng 40 oC, bổ sung một thìa sữa chua
vinamilk, ủ ấm từ 6 – 8 giờ.
A. Cách 1. B. Cách 2. C. Cách 3. D. Cách 2 và 3.

II. PHẦN TỰ LUẬN


1. Phân biệt quá trình nguyên phân, giảm phân; Công thức số Tế bào được tạo ra sau k lần nguyên
phân, số NST trong các tế bào sau k lần nguyên phân.
2. Các hình thức hô hấp của VSV; Ứng dụng thực tiễn của quá trình tổng hợp, phân giải VSV.
Hướng dẫn ôn tập.

- Một số công thức:


- Số tế bào con tạo ra sau k lần nguyên phân từ 1 tế bào là 2k.
- Số nhiễm sắc thể có trong các tế báo con sau khi kết thức giảm phân là: 2n.2k.
Ví dụ. Người ta có 1 tế bào của người (2n = 46), tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 đợt.
- Hỏi: số tế bào con tạo ra khí kết thúc quá trình nguyên phân là; số nhiễm sắc thể có trong tất cả các tế
bào con là bao nhiêu?
HD.
- Số tế bào con tạo ra là 25 = 32.
- Số NST đơn có trong các tế bào con là 46. 32 = 1472.
Ví dụ 2. Có 5 tế bào của một loài có (2n = 8), nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo ra các tế bào con.
Hỏi: Số tế bào con tạo ra và số NST đơn có trong các tế bào con là bao nhiêu?
HD.
- Số tế bào con là: 5.23 = 40 tế bào.
- Số NST đơn có trong các tế bào là 40.8 = 320.

4
5

You might also like