You are on page 1of 30

BÀI THI CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: KHOA HỌC – LỚP 9 – ĐỀ CHÍNH THỨC


PHẦN 1 – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Thời gian làm bài: 35 phút
Đề thi gồm có 05 trang, thí sinh tô đáp án vào phiếu trả lời trắc
nghiệm

Điểm Nhận xét của giáo viên

Họ và tên học sinh: ……………………………………... Lớp: ………………….

Giáo viên coi thi: ………………………………………... Ký tên: ……………….

Học sinh thực hiện tô đáp án vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
Câu 1. Để đo thời gian của một vận động viên điền kinh chạy cự ly 100 m, người ta sử
dụng thiết bị đo nào sau đây?
A. Đồng hồ bấm giây. B. Đồng hồ kim.
C. Bình có vạch chia. D. Cân.
Câu 2. Một người đi xe đạp di chuyển ở tốc độ 2 m/s. Người này tăng tốc lên đến 4 m/s
trong khoảng thời gian 10 s. Gia tốc của người này trong 10s trên là
A. 0,2 m/s. B. 0,2 m/s2. C. 0,16 m/s2. D. 0,16 km/h2.
Câu 3. Độ lớn lực tổng hợp do 2 bạn nhỏ tác dụng lên thùng là

1
A. 20 kg. B. 20 N. C. 80 N. D. 80 kg.
Câu 4. Cho một xe ô tô chạy trên một quãng đường trong 5h. Biết 2h đầu xe chạy với tốc
độ trung bình 60km/h và 3h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h. Tốc độ trung bình
của xe trong 5h này là
A. 48 km/h. B. 50 km/h. C. 48 m/s. D. 50 m/s.
Câu 5. Trường hấp dẫn của Mặt Trăng yếu hơn của Trái Đất. Lực hấp dẫn mà nó tác
dụng lên mỗi kilôgam khối lượng là 1,6 N. Trọng lượng của một phi hành gia có khối
lượng 80 kg khi ở trên Mặt Trăng là
A. 80 N. B. 120 N. C. 100 N. D. 128 N.
Câu 6. Carbon dioxide và oxygen di chuyển ra, vào tế bào biểu bì của lá cây nhờ quá
trình gì?
A. Thẩm thấu B. Vận chuyển chủ động.
C. Khuếch tán. D. Thoát hơi nước.
Câu 7. Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm cấu trúc của tế bào?
A. Chỉ tế bào thực vật có màng tế bào. B. Chỉ tế bào động vật có màng tế bào.
C. Chỉ tế bào động vật có thành tế bào. D. Chỉ tế bào thực vật có thành tế bào.
Câu 8. Hiện tượng gì xảy ra khi đặt mô thực vật vào trong cốc đựng dung dịch đường
đậm đặc?
A. Các tế bào của mô thực vật bị tăng khối lượng.
B. Các tế bào của mô thực vật bị co nguyên sinh.
C. Các tế bào của mô thực vật bị trương lên.
D. Các tế bào của mô thực vật bị vỡ ra.
Câu 9. Một con kiến có độ dài thực tế là 6 mm. Một bản vẽ đã thể hiện độ dài của chú
kiến này là 12 mm. Độ phóng đại của bản vẽ chú kiến này là bao nhiêu?
A. x 0.5 B. 12 mm. C. x 2. D. 2 mm.
Câu 10. Hình ảnh dưới đây mô tả hai chất lỏng được ngăn cách bởi một màng bán thấm.
Sự di chuyển của phân tử nào sẽ xảy ra theo cơ chế thẩm thấu?

2
A. Phân tử chất tan di chuyển từ trái sang phải. B. Phân tử chất tan di chuyển từ phải
sang trái.
C. Phân tử nước di chuyển từ phải sang trái. D. Phân tử nước di chuyển từ trái sang
phải.
Câu 11. Bằng cách nào mà các phân tử oxygen khuếch tán được từ nơi có nồng độ cao về
nơi có nồng độ thấp hơn?
A. Các phân tử oxygen đã di chuyển trực tiếp về nơi có nồng độ thấp hơn.
B. Các phân tử oxygen đã di chuyển về nơi có nồng độ cao hơn.
C. Đây là hệ quả của sự chuyển động ngẫu nhiên.
D. Nhờ sự thẩm thấu.
Câu 12. Mỗi loại tế bào trong cơ thể sống có chức năng nhất định. Tế bào hồng cầu có
vai trò
A. vận chuyển oxygen. B. hấp thụ nước và muối khoáng.
C. quang hợp. D. kết hợp với tế bào khác để tạo thành
hợp tử.
Câu 13. Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm của sinh vật sống?
A. Loại bỏ những chất rắn độc hại ra khỏi cơ thể.
B. Ăn sinh vật khác.
C. Khả năng phát hiện và đáp ứng lại những thay đổi trong môi trường sống.
D. Sinh sản tạo ra nhiều sinh vật mới khác loài.
Câu 14. Các nguyên tố cấu tạo nên carbohydrate là
A. carbon, hydrogen, lưu huỳnh. B. carbon, hydrogen, oxygen.
C. carbon, nitrogen, oxygen. D. carbon, nitrogen, lưu huỳnh.
3
Câu 15. Một học sinh thực hiện nhiều thử nghiệm trên hai loại thực phẩm I và II. Kết
quả thu được như sau:
- Thử nghiệm với thuốc thử Iodine – thực phẩm I chuyển sang màu nâu, thực phẩm II
chuyển sang màu đen.
- Thử nghiệm với thuốc thử Benedict – thực phẩm I chuyển sang màu đỏ cam, thực phẩm
II chuyển sang màu xanh dương.
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Thực phẩm I chứa tinh bột và không chứa đường khử; thực phẩm II chứa đường khử,
không chứa tinh bột.
B. Thực phẩm I chứa đường khử, không chứa tinh bột; thực phẩm II chứa tinh bột, không
chứa đường khử.
C. Thực phẩm I và II đều chứa đường khử, không chứa tinh bột.
D. Thực phẩm I và II đều chứa tinh bột, không chứa đường khử.
Câu 16. Để rau tươi lâu, người ta thường vẩy nước vào rau. Cơ sở khoa học của việc làm
này là
A. hạn chế độ ẩm giúp rau lâu héo.
B. để tạo lớp màng bao bọc, hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm.
C. rau được làm mát sẽ tươi hơn.
D. để nước thẩm thấu vào tế bào giúp rau tươi lâu.
Câu 17. Biểu đồ cột dưới đây thể hiện thành phần
xấp xỉ của không khí sạch. X là khí
A. nitơ (nitrogen).
B. oxi (oxygen).
C. nitrogen dioxide.
D. argon.

Câu 18. Nhiều loại khí bị thải vào không khí một cách vô tình hoặc cố ý. Một số loại vô
hại nhưng có nhiều loại gây ra những vấn đề đối với môi trường. Nguồn chính sinh ra
những khí gây ô nhiễm này là việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch.
4
Nhận định trên đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 19. Trong quá trình xử lý nước, chlorine được dùng với mục đích
A. phân hủy thuốc trừ sâu. B. khử trùng nước.
C. loại bỏ rác thải trôi nổi. D. hấp thụ một số hóa chất.
Câu 20. Ở trạng thái khí, các hạt nằm cách xa nhau và chuyển động của chúng có tính
chất …………… Ở trạng thái rắn, các hạt được giữ ở các vị trí cố định theo một
……………… tuần hoàn.
Các từ còn thiếu trong câu trên lần lượt là
A. ngẫu nhiên; nhiệt độ. B. ngẫu nhiên; khuếch tán.
C. ngẫu nhiên; mạng lưới. D. mạng lưới; ngẫu
nhiên
Câu 21. Khí nào khuếch tán nhanh nhất trong các khí sau?
A. H2. B. HCl. C. NH3. D. CO2.
Câu 22. Để xác định một mẫu hóa chất là nguyên chất hay lẫn tạp chất, người ta xây
dựng đường cong gia nhiệt hoặc đường cong hạ nhiệt. Đường cong nào sau đây thể hiện
mẫu hóa chất lẫn tạp chất?

A. B. C.

Câu 23. Chất lỏng X có nhiệt độ sôi là 78 0C, chất lỏng Y có nhiệt độ sôi 100 0C. Hai chất
lỏng này được trộn lẫn vào nhau tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Thiết bị nào thích hợp
nhất dùng để tách hỗn hợp 2 chất lỏng này?

5
A. B. C. D.

Câu 24. Hình bên là kết quả sắc ký giấy


của hai mẫu hóa chất số 1 và số 2. Hệ số
lưu Rf của mẫu hóa chất số 1 là
A. 7,5. B. 3.
C. 0,3. D. 0,75.

Câu 25. Biểu đồ dưới đây thể hiện đường


cong gia nhiệt của một chất tinh khiết.
Nhiệt độ tăng theo thời gian khi chất rắn
này được đun nóng.
Chất này ở trạng thái vật lý nào tại điểm
C?
A. Lỏng. B. Rắn.
C. Khí. D. Lỏng và khí.

Câu 26. Trong hạt nhân nguyên tử của phần lớn các nguyên tố có chứa các hạt
A. proton và electron. B. proton và neutron.
C. neutron và electron. D. electron.
Câu 27. Nguyên tử phosphorus có tổng cộng 15 electron. Nguyên tử này ở nhóm số mấy
trong bảng tuần hoàn?
A. Nhóm V. B. Nhóm III. C. Nhóm VI. B. Nhóm VII.
Câu 28. Bảng dưới đây cho biết số lượng proton, neutron và electron trong bốn nguyên
tử P, Q, R, S.

Nguyên tử Proton Neutron Electron

P 11 13 11

Q 12 12 12

R 13 14 13

S 15 16 15
6
Hai nguyên tử có cùng số khối là
A. R và Q. B. P và R. C. S và Q. D. P và Q.
Câu 29. Cho phát biểu sau:
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số hạt………………. nhưng khác nhau về số
hạt………… dẫn đến ………… khác nhau.
Các từ còn thiếu trong phát biểu trên lần lượt là
A. số khối; proton; neutron. B. neutron; proton; số khối.
C. proton; neutron; số khối. D. neutron; số khối; proton.
Câu 30. Trong hạt nhân nguyên tử, hạt cơ bản không mang điện tích là hạt
A. proton. B. neutron. C. electron. D. hạt nhân.

HẾT
Ghi chú: Thí sinh không được sử dụng tài liệu (Trừ Bảng Tuần Hoàn Hóa học)
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

7
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Số phách
MÔN: KHOA HỌC TÍCH HỢP IGCSE - LỚP 9
PHẦN II: BÀI THI VIẾT
Thời gian làm bài: 100 phút
Đề thi gồm 07 trang

Điểm Lí:……… Nhận xét của giáo viên GV chấm điểm Môn:

Điểm Hóa:…….
Lí:……......................
Điểm Sinh:……

Tổng điểm: Hóa:……...................


………………...
Sinh:……..................

(Thí sinh làm bài trực tiếp vào đề thi)

II.1. BÀI THI LÝ THUYẾT (36 điểm)

…… Câu 1. (3 điểm)
Một xe ô tô đang di chuyển trên đường như hình vẽ.
/70
điểm

1. Biểu diễn lên hình 2 lực tác dụng lên xe. Kí hiệu 2 lực lần lượt là F1 và F2. [1]
2. Gọi tên 2 lực vừa biểu diễn và nêu tác dụng của 2 lực này bằng cách điền vào bảng sau:
[2]
Tên lực Tác dụng của lực

F1

8
F2

Câu 2. (5 điểm)
Bảng dữ liệu sau cho biết sự thay đổi tốc độ của một xe đang di chuyển trên đường.

Tốc độ (m/s) 0 20 40 40 40 50 60 70

Thời gian (s) 0 20 40 60 80 100 120 140

1. Vẽ một đồ thị (tốc độ - thời gian) dựa vào dữ liệu trong bảng. [3]

2. Cho biết tính chất chuyển động của xe trong 40 s đầu hành trình. Tính gia tốc của xe trong
giai đoạn này. [1]

9
3. Tính quãng đường chuyển động của xe ở 40 s đầu hành trình. [1]

Câu 3. (12 điểm) Các nhà khoa học đo chiều dài của tế bào tinh trùng từ các loài động vật
khác nhau. Các tế bào được đặt theo kích thước từ loài động vật A nhỏ nhất đến loài động vật
F lớn nhất. Biểu đồ dưới đây cho thấy kết quả.

1.
i. Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết chiều dài của tế bào tinh trùng ở động vật B. [2]

ii. Trong các nhóm động vật đang được nghiên cứu (A - F), động vật nào có chiều dài của tinh
trùng ngắn nhất? [1]

2. Hãy kể tên hai cấu trúc đều được tìm thấy ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật. [2]

10
3. Các ô bên trái hiển thị một số bộ phận của tế bào thực vật. Các ô bên phải hiển thị chức
năng của các bộ phận. Sử dụng thước kẻ và vẽ các đường thể hiện sự liên kết giữa cấu trúc và
chức năng tương ứng của các bộ phận. [4]
Cấu trúc của tế bào thực
Chức năng
vật
Thành tế bào Chứa vật chất thông tin di truyền.

Lục lạp Chứa dịch bào, hỗ trợ bảo vệ tế bào.

Nhân Nơi xảy ra quá trình quang hợp.

Giúp bảo vệ và tăng chống chịu cho tế


Không bào
bào.

4. Loại đường đa nào cấu tạo nên thành tế bào thực vật?
[3]

Câu 4. (10 điểm) Sơ đồ bên dưới mô tả một số nguyên tố trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học.

1. Kể tên các kim loại thuộc nhóm I xuất hiện trong bảng tuần hoàn ở bên trên. [3]

2. Trong các kim loại ở nhóm I ở trên, kim loại nào phản ứng mạnh nhất với nước. Viết
phương trình phản ứng hóa học dưới dạng chữ của chất này khi cho phản ứng với nước. [4]
11
3. Nguyên tố X thuộc chu kỳ 3 nhóm VII A, nguyên tố Y thuộc chu kỳ 3 nhóm I A. Con hãy
vẽ cấu trúc nguyên tử ( cấu trúc lớp vỏ electron) của hai nguyên tố trên. [3]

Câu 5. (6 điểm) Điền vào các từ còn trống để hoàn thành thông tin dưới đây về các nguyên tố
Nhóm I.

Các kim loại kiềm:

1. Thì ………………….. vì thế em có thể cắt chúng bằng dao. Khi mới cắt bằng dao, các kim
loại này đều có bề mặt màu………………….. và nhanh chóng …………………..

2. Trong không khí ẩm - chúng phản ứng với nước và oxygen

Khi phản ứng với nước tạo thành khí ………………….. và một dung dịch …………………..
của

........................... kim loại.

Khi phản ứng với oxygen tạo thành ………………………….

3. Viết phương trình dạng chữ cho các phản ứng sau (điền vào phần còn thiếu)

i. Natri (sodium) + nước → ……………………….. + ………………………..

ii. Lithium + oxygen → ………………………..………………………..

iii. ……………………….. + nước → caesium hydroxide + .………………………..

II.2. BÀI THI THỰC HÀNH (34 điểm)

Câu 6. (5 điểm)
Một học sinh đo thể tích của một khối kim loại có hình
dạng không vuông vức bằng phương pháp choán chỗ.
Thí nghiệm được thể hiện trên hình bên.

12
1. Thể tích của vật cần đo là bao nhiêu? Giải thích tại sao xác định được kết quả đó. [2]

2. Bạn học sinh sử dụng cân để đo khối lượng của khối kim loại, thu được kết quả 234 g. Hãy
tính khối lượng riêng của khối kim loại này. [2]

3. Trình bày ít nhất 1 phương án đo thể tích của vật cần đo có hình dạng không vuông vức
nhưng lại không chìm trong nước. [1]

Câu 7. (14 điểm) Khi nghiên cứu sự tinh khiết của một mẫu hóa chất, một học sinh đã tiến
hành thí nghiệm như sau:

- Bước 1: Bạn học sinh đun nóng chảy một ít tinh thể rắn trong ống nghiệm.

- Bước 2: Một cảm biến nhiệt độ được cho vào trong ống nghiệm ở bước 1. Theo dõi sự thay
đổi nhiệt độ của chất theo thời gian.

- Bước 3. Ghi lại số liệu.

Dưới đây là bảng số liệu được ghi lại từ bản ghi trong máy tính về sự thay đổi nhiệt độ:

13
Thời gian
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
(phút)

Nhiệt độ (oC) 60.1 62.6 64.8 66.5 68.3 69.4 70 71.2 73.4 78.5 84.7

1. Hãy vẽ đồ thị thể hiện thay đổi nhiệt độ xảy ra trong thí nghiệm này. [8]

2. Mẫu chất này là nguyên chất hay lẫn tạp chất? Giải thích. [3]

3. Một bạn nghi ngờ mẫu trên chứa tạp chất, hãy đề xuất một phương pháp khác để kiểm
chứng nghi ngờ đó. (Chú ý trình bày rõ các bước tiến hành thí nghiệm và dự đoán kết quả).
[3]

14
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2022 - 2023
MÔN: KHOA HỌC 9 - HỆ CHUẨN

TRẮC NGHIỆM (30 điểm) (Mỗi câu đúng được 1 điểm)


Câu Đáp án
1 A
2 B
3 C
4 A
5 D
6 C
7 D
8 B
9 C
10 D
11 C
12 A
13 C
14 B
15 B
16 D
17 B

15
18 A
19 B
20 C
21 A
22 C
23 D
24 D
25 A
26 B
27 A
28 D
29 C
30 B

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I


NĂM HỌC: 2022 - 2023
MÔN: KHOA HỌC 9

II. BÀI VIẾT LÝ THUYẾT (70 điểm)


1. Đáp án Môn Vật lý
Tổng điểm: 13 điểm.
Câu hỏi Đáp án/ hướng dẫn chấm Điểm
Câu 1 (3 1. Học sinh biểu diễn đúng 2 mũi tên lực thể hiện 2 lực 1 điểm
điểm) tác dụng lên xe
2. Học sinh gọi đúng tên 2 lực tương ứng và tác dụng của 2 điểm
nó. Mỗi phần điền đúng được 0,5 điểm
Ví dụ: lực của động cơ - đẩy xe chuyển động về phía
trước. Lực ma sát (lực cản không khí) - cản trở chuyển
động của vật.
Câu 2 (5 1. Vẽ đồ thị: HS thực hiện được mỗi ý dưới đây sẽ được 1 3 điểm
16
điểm) điểm.
- HS kẻ và đặt tên được đúng 2 trục tọa độ: trục tung - v
(m/s), trục hoành - thời gian (s).
- HS chia tỉ lệ chính xác trên 2 trục tọa độ.
- HS xác định đúng các điểm và vẽ đúng đồ thị.
2. HS thực hiện được mỗi ý dưới đây sẽ được 0,5 điểm. 1 điểm
- HS trả lời được tính chất chuyển động: vật chuyển động
nhanh dần/tăng tốc/tốc độ tăng dần.
- HS viết được biểu thức và tính được gia tốc:
a = 10 m/s2
3. HS thực hiện được mỗi ý dưới đây sẽ được 0,5 điểm. 1 điểm
- HS lập luận được: phần diện tích bên dưới đồ thị thể
hiện quãng đường vật đi được trong 40s đầu tiên.
- HS xác định được quãng đường chuyển động của vật ở
40 s đầu tiên: s = 0,5.40.40 = 80 m
Câu 6 (5 1. HS thực hiện được mỗi ý dưới đây sẽ được 1 điểm. 2 điểm
điểm)
- HS trả lời được thể tích vật cần đo là: V = 30 cm3
- HS giải thích được: do vật chìm trong nước sẽ chiếm
chỗ của nước → phần nước dâng lên sau khi thả vật vào
chính bằng thể tích vật.
2. HS thực hiện được mỗi ý dưới đây sẽ được 1 điểm. 2 điểm
- HS viết đúng biểu thức xác định khối lượng riêng.
- HS tính được giá trị khối lượng riêng bằng: 7,8 g/cm3
3. HS đề xuất được ít nhất 1 phương án hợp lý để thực 1 điểm
hiện thí nghiệm. VD:
- Lấy 1 vật đã biết thể tích, đủ nặng, chèn vật cần đo để
sao cho cả 2 vật cùng chìm trong nước.
- Dùng 1 chất lỏng khác có khối lượng riêng nhẹ hơn
nước, sao cho vật có thể chìm trong đó.
- Gắn que vào vật, dùng que nhấn chìm vật đó sao cho
que chỉ vừa chạm mặt nước.

17
…..

2. Đáp án Môn Hóa


Câu hỏi Đáp án/ hướng dẫn chấm Điểm
Câu 4 (1) Học sinh viết tên (tiếng anh) cho Li, Na, K 1 điểm/ 1 tên
=3 điểm
(3 điểm) (Nếu viết tên tiếng việt thì không cho điểm)
Câu 4 (2) - Kim loại tác dụng mạnh nhất với nước trong 3 kim loại 1 điểm
trên là potassium. (nêu tên tiếng việt không cho điểm)
(4 điểm)
- Phương trình phản ứng:
3 điểm (nếu
Potassium + water 🡪 potassium hydroxide + hydrogen viết đúng 4/4
tên của các
chất trong
phương trình
(chú ý: water
có thể viết là
nước)
2 điểm nếu
viết được ¾
tên đúng.
1 điểm nếu
viết được
dưới 3 tên
đúng
Câu 4 (3) X: Cl: chu kỳ 3: có 3 lớp 3, nhóm VII có 7e lớp ngoài 1.5 điểm
cùng
(3 điểm)
Cấu trúc lớp vỏ:

Y: Na: chu kỳ 3: có 3 lớp 3, nhóm I có 1e lớp ngoài cùng


1.5 điểm
Cấu trúc lớp vỏ:
Câu 5 Các kim loại kiềm: Mỗi một vị trí
1. Thì MỀM vì thế em có thể cắt chúng bằng dao. Khi điền đúng
(6 điểm)
mới cắt bằng dao, các kim loại này đều có bề mặt màu được 0.5
XÁM và nhanh chóng MỜ DẦN (hoặc học sinh có thể điểm
điền: TRỞ NÊN XỈN MÀU).

18
2. Trong không khí ẩm - chúng phản ứng với nước và (0.5 điểm/ 1
oxygen vị trí)
Khi phản ứng với nước tạo thành khí HYDROGEN và
một dung dịch KIỀM của HYDROXIDE kim loại.
Khi phản ứng với oxygen tạo thành
………………………….
3. Viết phương trình dạng chữ cho các phản ứng sau (điền
vào phần còn thiếu)
i. Natri (sodium) + nước → SODIUM HYDROXIDE
+ HYDROGEN.
ii. Lithium + oxygen → LITHIUM OXIDE.
iii. CAESIUM + nước → caesium hydroxide +
HYDROGEN

Câu 7 (1) - Học sinh vẽ trục tọa độ có dấu mũi tên, tên của trục 1 điểm
tung, trục hoành đúng
8 điểm
- Học sinh chia tỷ lệ đúng trên trục tung, trục hoành (nếu
1 điểm
chia sai thì bắt đầu từ bước này không chấm điểm)
- Học sinh xác định tọa độ các điểm chính xác từ
+ 10 điểm trở lên
3 điểm
+ 7 đến 9 điểm
2 điểm
+ 4 đến 6 điểm
1 điểm
+ dưới 5 điểm
0 điểm
- Học sinh vẽ được đồ thị
3 điểm
+ nét mềm
1.5 điểm
+ Chỉ nối các điểm
Câu 7 (2) Mẫu chất này chứa tạp chất 1 điểm
(3 điểm) Giải thích: sự chuyển trạng thái (chuyển pha) của chất 2 điểm
này xảy ra trong một khoảng nhiệt độ
Câu 7 (3) Học sinh chọn phương pháp khác mà vẫn xác định được
nguyên chất hay lẫn tạp chất thì vẫn được điểm.
(3 điểm)
Phương pháp sắc ký giấy:
Bước 1: chuẩn bị làm sắc ký
0.5 điểm
- Chọn dụng cụ hóa chất: giấy sắc ký, dung môi, cốc, bút
19
chì, thước kẻ…
- Kẻ một đường thẳng bằng bút chì các mép dưới của
giấy sắc ký khoảng 2-3cm
- Chấm mẫu nước uống lên vạch chì, sấy khô.
Bước 2: Tiến hành sắc ký
1.5 điểm
+ Giai đoạn 1: đặt giấy sắc ký vào dung môi, Dung môi
bắt đầu di chuyển lên giấy sắc ký do hiện tượng mao dẫn.
+ Giai đoạn 2: Dung môi di chuyển lên giấy sắc ký, mang
theo các thành phần khác nhau với tốc độ khác nhau.
+ Giai đoạn 3: sắc ký sẽ được dừng lại ngay trước khi
mức dung môi chạm đỉnh giấy sắc ký.
Bước 3: đánh giá, kết luận:
Nếu nước uống có nhiều phẩm màu trộn lại thì các màu
1 điểm
khác nhau sẽ nằm dọc theo giấy sắc ký.
Nếu nước uống chỉ có 1 phẩm màu thì sẽ chỉ có 1 màu
xuất hiện trên giấy sắc ký

3. Đáp án Môn Sinh


Câu hỏi Đáp án/ hướng dẫn chấm Điểm
3 (1) (i) 0,12 mm 2
(Học sinh cần đúng giá trị và đủ đơn vị, nếu thiếu đơn vị chỉ
được 1 điểm)
3 (1) (ii) A 1
3 (2) Học sinh liệt kê được 2 trong số các cấu trúc dưới đây đều được 2
điểm; Nếu chỉ liệt kê đúng 1 cấu trúc thì cho 1 điểm, nếu không
đúng cấu trúc nào thì không cho điểm.

− Nhân tế bào;

− Tế bào chất;

− Màng tế bào (màng sinh chất);

20
− Ti thể.

− Ribôxôm.

3 (3) 4

Mỗi đường nối đúng giữa cấu trúc và chức năng được 1 điểm.
3 (4) Cellulose 3
8 (1) 6

Mỗi giá trị điền đúng được 1 điểm, điền thiếu dấu (-) là sai,
không cho điểm.
8 (2) Khối lượng của mẫu khoai tây ngâm trong dung dịch đường 3
0,5% tăng lên.
Hoặc diễn đạt:
Khối lượng của mẫu D tăng lên.
Lưu ý: học sinh cần nói rõ mẫu khoai tây nào, và sự bất thường
thể hiện ở chi tiết: tăng. Nếu học sinh chỉ diễn đạt: mẫu khoai tây
D/mẫu khoai tây ngâm trong dung dịch đường 0.5% thì chỉ được
1,5 điểm.
8 (3) - Dung dịch 0 và 0,1% có thế nước cao hơn thế nước bên trong tế 6
bào khoai tây, vì vậy nước sẽ di chuyển vào trong tế bào nhờ quá
trình thẩm thấu và làm tăng khối lượng của tế bào.

21
- Dung dịch 0,2% có thế nước bằng với thế nước trong tế bào
khoai tây, vì vậy không có sự di chuyển ròng của nước vào hoặc
ra khỏi tế bào (lượng nước đi vào và đi ra như nhau), do đó
không có sự thay đổi khối lượng.
- Các dung dịch có nồng độ cao hơn nồng độ này sẽ có thế nước
thấp hơn thế nước trong tế bào khoai tây, vì vậy nước sẽ di
chuyển ra khỏi tế bào nhờ sự thẩm thấu, vì vậy khối lượng của tế
bào bị giảm
Học sinh diễn đạt mỗi ý đúng được 2 điểm (mỗi ý cần thể hiện
được: dung dịch nào, vị trí thế nước cao thấp, chiều di chuyển
của nước, và sự thay đổi khối lượng)
(Học sinh diễn đạt khác nếu đúng và hợp lý vẫn cho điểm)
--------- HẾT ---------
BÀI THI CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN: KHOA HỌC – LỚP 10 – ĐỀ CHÍNH THỨC
PHẦN 1 – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Thời gian làm bài: 35 phút
Đề thi gồm có 06 trang, thí sinh tô đáp án vào phiếu trả lời trắc
nghiệm

Điểm Nhận xét của giáo viên

Họ và tên học sinh: ……………………………………... Lớp: ………………….

Giáo viên coi thi: ………………………………………... Ký tên: ……………….

Học sinh thực hiện tô đáp án vào phiếu trả lời trắc nghiệm.

Câu 1. Để đo đường kính của viên bi sắt với độ chính xác cao, dụng cụ thí nghiệm thích
hợp là
A. Trắc vi kế (panme). B. Thước thẳng.
22
C. Thước dây. D. Thước cuộn.
Câu 2. Một người đi xe đạp di chuyển ở tốc độ 2 m/s. Người này tăng tốc lên đến 4 m/s
trong khoảng thời gian 10 s. Gia tốc của người này trong 10s trên là
A. 0,2 m/s. B. 0,2 m/s2. C. 0,16 m/s2.
D. 0,16 km/h2.
Câu 3. Độ lớn lực tổng hợp do 2 bạn nhỏ tác dụng lên thùng là

A. 20 kg. B. 20 N. C. 80 N. D. 80 kg.
Câu 4. Cho một xe ô tô chạy trên một quãng đường trong 5h. Biết 2h đầu xe chạy với tốc
độ trung bình 60km/h và 3h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h. Tốc độ trung bình
của xe trong 5h này là
A. 48 km/h. B. 50 km/h. C. 48 m/s. D. 50 m/s.
Câu 5: Một khối sắt nặng 39 g có thể tích 5 cm3. Khối lượng riêng của sắt là
A. 195 g/cm3. B. 6 g/cm3. C. 5 g/cm3. D. 7,8 g/cm3.

Câu 6. Cho đồ thị (tốc độ - thời gian) của một vật


chuyển động thẳng như hình vẽ. Vật chuyển động thẳng
nhanh dần ở
A. chặng A. B. chặng B.
C. chặng C. D. chặng D.

Câu 7: Cho phát biểu:


Không khí sạch có thành phần xấp xỉ như sau: 78% …………, 21%................... và 1%
còn lại là các khí khác nhau (bao gồm carbon dioxide, hơi nước, neon và các khí hiếm
khác).
23
Các từ còn thiếu trong phát biểu trên lần lượt là
A. nitơ (nitrogen); oxi (oxygen). B. oxi (oxygen); carbon dioxide.
C. argon; oxi (oxygen). D. nitơ (nitrogen); argon.
Câu 8: Sự khuếch tán của các phân tử khí thải từ ô tô ra môi trường được thể hiện trong
hình. Mô tả nào sau đây là đúng?

A. Các phân tử rơi xuống đất vì chúng nặng hơn các phân tử không khí.
B. Các phân tử kết hợp với nhau khi chúng nguội đi.
C. Các phân tử lan rộng hơn vào không khí.
D. Các phân tử giữ nguyên vị trí của chúng.
Câu 9. Biểu đồ dưới đây thể hiện đường
cong gia nhiệt của một chất tinh khiết.
Nhiệt độ tăng theo thời gian khi chất rắn
này được đun nóng.
Chất này ở trạng thái vật lý nào tại điểm D?
A. Lỏng. B. Rắn.
C. Khí. D. Lỏng và khí.

Câu 10: Việc cung cấp nước uống sạch và hợp vệ sinh cho nhiều người dân trên thế giới
là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ then chốt của Liên Hợp Quốc. Trong quá trình
xử lý nước ở nhà máy nước hiện đại, chlorine được dùng với mục đích
A. khử trùng. B. phân hủy thuốc trừ sâu.
C. lọc rác trôi nổi. D. hấp thụ các chất hòa tan.

24
Câu 11: Sơ đồ nguyên tử nào đúng cho nguyên tử có kí hiệu :

A. B. C. D.
Câu 12: Sử dụng dữ liệu ở bảng dưới để trả lời câu hỏi về trạng thái vật lý của chất.

Chất ở trạng thái khí tại -500C là


A. natri (sodium). B. ethanol. C. cobalt. D. radon.
Câu 13: Một nguyên tử X có 16 electron trong lớp vỏ. Số electron trong mỗi lớp của
nguyên tử X được sắp xếp theo thứ tự là
A. [2,8,8]. B. [2,8,6]. C. [2,7,7]. D. [2,6,8].
Câu 14: Một bạn học sinh làm thí nghiệm tách lấy nước sạch từ nước biển. Bộ dụng cụ
nào sau đây có thể dùng trong quá trình chưng cất nước ra khỏi nước biển?

A. B. C. D.
Câu 15: Một học sinh đặt một số tinh thể potassium manganate (VII) dưới đáy một cốc
thủy tinh chứa nước cất ở 250C. Sau 1 giờ toàn bộ dung dịch trong cốc chuyển thành màu
tím.

25
Để quá trình khuếch tán diễn ra nhanh hơn, bạn học sinh quyết định dùng nước cất đã
đun nóng đến 800C. Giải pháp này của học sinh đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 16. Một thí nghiệm với bốn loại thực phẩm khác nhau để kiểm tra thành phần các
chất chứa trong chúng. Kết quả được ghi ở bảng dưới đây.

Loại thực Thuốc thử Benedict Thuốc thử Iodine Tạo nhũ tương với
phẩm ethanol

I Xanh dương Xanh đen Không

II Xanh dương Nâu Có

III Đỏ gạch Xanh đen Không

IV Đỏ gạch Nâu Có

Thực phẩm chứa chất béo, đường khử và không chứa tinh bột là
A. thực phẩm I. B. thực phẩm II. C. thực phẩm III. D. thực phẩm IV.
Câu 17. Khi kiểm tra sự có mặt của protein trong thực phẩm, người ta sử dụng thuốc thử
biuret. Màu sắc nào cho thấy trong thực phẩm có protein?
A. Xanh đen. B. Đỏ cam. C. Xanh dương. D. Tím.
Câu 18. Nhận định nào sau đây đúng về Enzyme?
A. Enzyme bị biến đổi ở nhiệt độ thấp.
B. Tất cả các enzyme đều có nhiệt độ tối ưu khoảng 38 0C.
C. Tất cả các enzyme đều có bản chất là protein.
D. Tất cả các enzyme để bị biến đổi ở nhiệt độ 700C.
Câu 19. Để rau tươi lâu, người ta thường vẩy nước vào rau. Cơ sở khoa học của việc làm
này là gì?
A. Hạn chế độ ẩm giúp rau lâu héo.

26
B. Để tạo lớp màng bao bọc, hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật gây hư hỏng thực
phẩm.
C. Rau được làm mát sẽ tươi hơn.
D. Để nước thẩm thấu vào tế bào giúp rau tươi lâu.
Câu 20. Hai chất nào là nguyên liệu thô của quá trình quang hợp?
A. Oxygen và glucose. B. Carbon dioxide và nước.
C. Carbon dioxide và glucose. D. Oxygen và nước.
Câu 21. Bằng cách nào mà các phân tử Oxygen khuếch tán được từ nơi có nồng độ cao
về nơi có nồng độ thấp hơn?
A. Các phân tử Oxygen đã di chuyển trực tiếp về nơi có nồng độ thấp hơn.
B. Nhờ sự thẩm thấu.
C. Các phân tử Oxygen đã di chuyển về nơi có nồng độ cao hơn.
D. Đây là hệ quả của sự chuyển động ngẫu nhiên.
Câu 22. Nguyên tố nào được tìm thấy trong protein nhưng không có mặt trong chất béo
và carbohydrate?
A. Carbon. B. Nitrogen. C. Hydrogen. D. Oxygen.
Câu 23. Hiện tượng gì xảy ra khi đặt mô thực vật vào trong cốc đựng dung dịch đường
đậm đặc?
A. Các tế bào của mô thực vật bị co nguyên sinh.
B. Các tế bào của mô thực vật này bị vỡ ra.
C. Các tế bào của mô thực vật bị tăng khối lượng.
D. Các tế bào của mô thực vật bị trương lên.
Câu 24. Sơ đồ dưới đây cho thấy thí nghiệm: Khảo sát quá trình quang hợp. Khi lá cây
quang hợp, chúng dự trữ một số carbohydrate dưới dạng tinh bột. KOH hấp thụ carbon
dioxide.

27
Sau khi để dưới ánh sáng mặt trời 10 giờ, lá L
không chứa tinh bột nhưng lá M chứa nhiều
tinh bột. Kết quả này chứng tỏ điều gì?
A. Lá cây không thể tạo ra tinh bột nếu không
có carbon dioxide.
B. Lá không thể tạo ra tinh bột trong một
bình kín.
C. Lá cây không thể tạo ra tinh bột nếu không
có oxygen.
D. Lá cây không thể tạo ra tinh bột nếu không
có ánh sáng.
Câu 25. Hình ảnh sau mô tả một phần của phân tử protein. X là phân tử gì?

A. Glycerol. B. Acid béo. C. Carbohydrate. D. Amino acid.


Câu 26. Carbon dioxide và oxygen di chuyển ra, vào tế bào biểu bì của lá cây nhờ quá
trình
A. thẩm thấu B. vận chuyển chủ động.
C. khuếch tán. D. thoát hơi nước.
Câu 27. Nguyên nhân dẫn đến lá cây có màu vàng là
A. thiếu hụt Calcium. B. thiếu hụt tinh bột trong lá.
C. thiếu hụt Magnesium trong đất. D. thiếu hụt chất béo trong lá.
Câu 28. Nhân tố nào được thay đổi trong thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ
ánh sáng tới tốc độ quang hợp?
A. Kích thước của phễu và bình thí nghiệm. B. Khoảng cách chiếu sáng.
C. Lượng carbon dioxide hòa tan trong nước. D. Kích thước của thực vật (cây thủy sinh).
Câu 29. Đồ thị nào mô tả đúng về ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt động của enzyme?

28
A. B.

C. D.

Câu 30. Khi đặt tế bào hồng cầu vào trong môi trường nước tinh khiết, hiện tượng gì sẽ
xảy ra?
A. Tế bào không thay đổi. B. Tế bào co nguyên sinh.
C. Tế bào vỡ ra. D. Tế bào co lại.

HẾT
Ghi chú: Thí sinh không được sử dụng tài liệu (Trừ Bảng Tuần Hoàn Hóa học)
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

29
30

You might also like