You are on page 1of 7

Vật Lý – Lý sinh

Câu 1:
Hoạt động thở ra được thực hiện bởi quá trình nào?
A. Sự dãn cơ đàn hồi của cơ hoành và phế nang
B. Sự dãn cơ đàn hồi của cơ hoành và sự co phế nang
C. Sự co cơ đàn hồi của cơ hoành và phế nang
D. Sự co cơ đàn hồi của cơ hoành và sự dãn phế nang
Câu 2:
Một người nặng 70kg ở trạng thái nghỉ có nhu cầu oxy là 14,5 lít/giờ. Trong đó 2% nhu cầu này
được cung cấp qua da. Diện tích bề mặt da của người là 1,7m2. Tính lượng oxy khuếch tán qua
da trong 1 giờ/cm2.
A. 8,53.10-4 lít/giờ/m2
B. 4,3.10-4 lít/giờ/m2
C. 0,29 lít/giờ/m2
D. 1,7.10-5 lít/giờ/m2
Câu 3:
Trong cơ chế tác dụng gián tiếp các bức xạ ion hóa:
A. Tác dụng lên các phân tử nước tạo ra sản phẩm cuối cùng là O3
B. Tác dụng lên các phân tử sinh học tạo ra sản phẩm cuối cùng là H2O2
C. Tác dụng lên các phân tử nước tạo ra sản phẩm cuối cùng là H2O2
D. Tác dụng lên phân tử sinh học tạo ra sản phẩm cuối cùng là O3
Câu 4:
Một con lắc lò xo có khối lượng m = 200g được kích thích cho dao động với phươg trình x=
10cos(10t) cm. Năng lượng đã truyền cho con lắc là
A. 0,01J
B. 0,1J
C. 10J
D. 1000J
Câu 5:
Hiện tượng tắt mạch máu do bóng hơi được giải thích dựa trên hiện tượng vật lý nào sau đây:
A. Do áp suất phụ ngược chiều với áp suất phân tử nên giảm áp lực lên máu
B. Do áp suất phụ cùng chiều với áp suất phân tử nên tăng áp lực lên máu
C. Do áp suất phân tử ngược chiều vứoi chiều chuyển động của máu
D. Do áp suất phụ tổng hợp ngược chiều với chiều chuyển động của máu
Câu 6:
Độ to của âm là một đặc tính sinh lý phụ thuộc vào:
A. Biên độ âm
B. Mức cường độ âm
C. Tần số âm
D. Cường độ âm
Câu 7:
Trường hợp nào sau đây có vecto hợp lực tác dụng vào vật chuyển động là vecto thay đổi?
A. Vật chuyển động nhanh dần đều
B. Vật chuyển động tròn đều
C. Vật chuyển động châm dần đều
D. Vật chuyển động thẳng đều
Câu 8:
Trong quá trình xuất hiện điện thế hoạt động trên màng tế bào, người ta quan sát thấy tinh
chất nào sau đây:
A. Biên độ của điện thế hoạt động phụ thuộc vào tính chất của tế bào bị kích thích
B. Đường cong biến thiên của điện thế hoạt động phụ thuộc vào độ lớn của kích thích
C. Cường độ kích thích càng mạng thì biên độ của điện thế hoạt động càng lớn
D. Thời gian kích thích càng dài thì thời gian điện thế hoạt động xuất hiện càng dài
Câu 9:
Trong quá trình lan truyền xung thần kinh dọc theo sợi thần kinh, người ta nhận thấy đặc điểm:
biên độ của xung thần kinh thường lớn gấp nhiều lần ngưỡng khử cực màng. Đặc điểm này
nhằm đảm bảo ta việc:
A. Biên độ xung thần kinh được giữ nguyên trong quá trình lan truyền
B. Xung thần kinh được lan truyền dọc theo sợi thần kinh
C. Đảm bảo độ tin cậy của việc dẫn truyền thông tin trong hệ thần kinh
D. Xung thần kinh được lan truyền dễ dàng dọc theo sợi trục thần kinh
Câu 10:
Bộ phận tán sắc trong máy quang phổ dùng để:
A. Để tạo chùm tia song song
B. Làm tăng cường độ ánh sáng
C. Tạo chùm tia đơn sắc
D. Tạo ánh sáng phân cực toàn phần
Câu 11:
Tế bào cơ và thần kinh nhạy cảm nhất với kích thích loại nào sau đây:
A. Hóa học
B. Cợ học
C. Điện
D. Nhiệt
Câu 12:
Hiệu ứng nào sau đây của LASER được dùng trong điều trị chảy máu dạ dày:
A. Hiệu ứng quang đông tổ chức
B. Hiêu ứng kích thích sinh học
C. Hiệu ứng ion hóa
D. Hiệu ứng bay hởi tổ chức
Câu 13:
Xét một ống mao dẫn nằm ngang chứa chât lỏng có bọt khí bên trong. Ống mao dẫn có bán kính
r và chất lỏng có áp suất p có độ lớn thỏa mãn điều kiện nào?

A. p>
r

B. p<
r

C. p>
r

D. p<
r
Câu 14:
Bệnh phóng xạ cấp tính
A. Liều lớn, liều liên tiếp thời gian ngắn. Có khả năng gây ung thư, giảm tuổi thọ, đục nhân
mắt
B. Liều lớn, liều liên tiếp thời gian ngắn. Có khả năng gây ung thư, giảm tuổi thọ, đục nhân
mắt
C. Liều nhỏ, thời gian dài. Có khả năng gây ung thư, giảm tuổi thọ, đục nhân mắt
D. Liều nhỏ, thời gian dài. Gây chết thần kinh trung ương, hội chứng vị tràng, hội chứng
huyết học.
Câu 15:
Tính độ giảm huyết áp của máu chạy qua 1 ĐM bị hẹp có đường kính giảm 2 lần. Giả sử rằng
vận tốc trung bình trong vùng không bị hẹp (bình thường) là 50 cm/s. Biết KLR máu là 1,05
g/cm3.
A. 2.103 Pa
B. 0,019 torr
C. 25,46 torr
D. 14,8 Pa
Câu 16:
Một người nhảy dù có khối lượng 60 kg đang rơi xuống với vận tốc không đổi là 40 km/h. Độ
lớn của lực cản không khí tác dụng lên người và dù thì gần bằng:
A. 60N
B. 2400N
C. 400N
D. 600N
Câu 17:
Trong công thức vận tốc ở vận tốc nhỏ:
A. Véc tơ vận tốc bằng tổng các véc tơ vận tốc tương đối và vận tốc tuyệt đối
B. Độ lớn của vận tốc tuyệt đối bằng tổng độ lớn vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo
C. Véc tơ vận tốc tương đối tổng các véc tơ vận tốc tuyệt đối và vận tốc kéo theo
D. Véc tơ vận tốc tuyệt đối bằng tổng các véc tơ vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo
Câu 18:
Đơn vị của liều chiếu trong y học hạt nhân là:
A. N/g
B. J/kg
C. C/kg
D. C/cm3
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây về nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học áp dụng cho hệ thống sống là
ĐÚNG?
A. Tổng các năng lượng dự trữ, năng lượng khuếch tán và công cơ học mà cơ thể thực hiện
đối với môi trường bên ngoài bằng nhiệt lươngj sinh ra trong quá trình đồng hoá thức
ăn
B. Công cơ học mà cơ thể thực hiện đối với môi trường bên ngoài bằng tổng nhiệt lượng
sinh ra trong quá trình đồng hoá thức ăn, các năng lượng dự trữ và năng lượng khuếch
tán
C. Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình đồng hoá thức ăn và năng lượng khuếch tán bằng
tổng năng lượng dự trữ và công cơ học mà cơ thể thực hiện đối với môi trường bên
ngoài
D. Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình đồng hoá thức ăn và các năng lượng dự trữ bằng
tổng năng lượng khuếch tán và công cơ học mà cơ thể thực hiện đối với môi trường bên
ngoài
Câu 20:
người ta phân biệt siêu âm Doppler và siêu âm doppler xung là do
A. Tần số thu phát sóng khác nhau
B. Vận tốc thu phát sóng khác nhau
C. Đầu dò thu phát sóng khác nhau
D. Chế độ thu phát sóng khác nhau
Câu 21:
tính áp suất trung bình trong động mạch ở chân của người đang đứng thẳng, k/c từ tim đến
chân là 125 cm. Biết KLR của máu là 1,05 g/cm 3 , g = 9.8 m/s2 và áp suất máu trung bình ở tim là
100 torr
A. 4 torr
B. 856 torr
C. 96 torr
D. 196 torr
Câu 22:
Hệ số hấp thụ phân tử của một dung dịch phụ thuộc và
A. Nhiệt độ dung dịch. Nồng độ dung dịch. Bước sóng ánh sáng tới
B. Nhiệt độ dung dịch. Bản chất dung dịch. Bước sóng ánh sáng tới
C. Bản chất dung dịch. Nồng độ dung dịch. Bước sóng ánh sáng tới
D. Nhiệt độ dung dịch. Nồng độ dung dịch. Cương độ ánh sáng tới
Câu 23:
trong hiệu ứng kích thích sinh học bằng LASER thì:
A. Kích thích lớn sinh phản ứng, kích thích nhỏ kiềm hãm phản ứng, kích thích quá lớn làm
tê liệt phản ứng
B. Kích thích nhỏ sinh phản ứng, kích thích lớn kiềm hãm phản ứng, kích thích quá lớn làm
tê liệt phản ứng
C. Kích thích quá lớn kiềm hãm phản ứng, kích thích nhỏ làm tê liệt phản ứng, kích thích
lớn làm kiềm hãm phản ứng
D. Kích thích lớn kiềm hãm phản ứng, kích thích quá lớn làm tê liệt phản ứng, kích thích
nhỏ làm tê liệt phản ứng
Câu 24:
ở các synapse ức chế, khi các chất dẫn truyền thần kinh tới gắn với các thụ thể của nó ở tế bào
sau synapse sẽ gây nên trạng thái
A. Phân cực màng tế bào
B. Làm mở các kênh Na+ trên màng
C. Quá phân cực màng tế bào
D. Khử cực tế bào

Câu 25:
Các bộ phận nào thuộc vè máy siêu âm:
A. Bộ phận phát, tiếp nhận và xử lý sóng điện từ; bộ phận phát và tiếp nhận sóng siêu âm;
bộ phận hiển thị hình ảnh
B. Bộ phận phát, tiếp nhận và xử lý sóng điện từ; bộ phận phát và tiếp nhận sóng siêu âm;
bộ phận ghi đo quang điện
C. Bộ phận phát, tiếp nhận sóng siêu âm; bộ phận khuếch đại tín hiệu; bộ phận hiển thị
hình ảnh
D. Bộ phận phát, tiếp nhận sóng siêu âm; bộ phận khuếch đại tín hiệu; bộ phận ghi đo
quang điện
Câu 26:
trong quá trình thực hiện các hoạt động sinh lý bình thường của mình, tế bào tiêu hao nhiều nl
để
A. Cung cấp cho quá trình vận chuyển các ion qua màng tế bào
B. Duy trì việc đóng/mở các kênh ion được bố trí trên màng tế bào
C. Duy trì sự chênh lệch nồng độ ion cần thiết cho hoạt động sống của tế bào
D. Vận chuyển các ion qua lại màng theo các kênh dẫn trên màng
Câu 27:
phương trình Goldman đc thiết lập cho phép tính đc độ lớn lý thuyết của điện thế nghỉ trong
điều kiện giả thiết nào sau đây
A. Sự vận chuyển các ion qua màng theo 2 cơ chế thụ động và chủ động
B. Sự vận chuyển các ion qua màng hoàn toàn theo cơ chế thụ động
C. Các ion vô cơ đều tham gia vào sự vận chuyển qua màng
D. Sự vận chuyển các ion qua màng theo cơ chế chủ động
Câu 28:
một người nhìn rõ vật từ 10cm đến 2m. để sửa tật người này cần đeo dát mắt kính có độ tụ
A. D = 1dp
B. D = -1dp
C. D = 0,5dp
D. D = -0,5dp
Câu 29:
thao tác của Heimlich trong việc đẩy vật lạ mắc ở cuống họng ra ngoài đã vận dụng nguyên ký
nào?
A. Hiện tượng Venturi
B. Định luật Pascal
C. Định luật Torricelli
D. Phương trình liên tục
Câu 30:
trong hiện tượng dẫn lưu dịch bằng penrose, dịch đc đảy ra ngoài dựa vào hiện tượng vật lý
nào
A. Dựa váo pt Bernoulli, chất dịch đc đẩy ra ngoài
B. Cơ chế trọng lực, do sự chênh lệch ấp suất trong và ngoài cơ thể
C. Hiện tượng chảy thành dòng của chất lỏng (phương trình liên tục)
D. Hiện tượng mao dẫn, dưới tác dụng của áp suất phụ

Câu 31:
Trong thí nghiệm trên màng tế bào thần kinh của con mực, điện thế hoạt động (hay còn gọi là
xung thần kinh) xuất hiện khi màng tế bào nhận kích thích đạt ngưỡng, và sẽ đạt giá trị cực đại
sau:
A. 1s tính từ lúc nhận kích thích
B. 1 vài μs tính từ lúc nhận kích thích
C. 1 ms tính từ lúc nhận kích thích
D. 1 μs tính từ lúc nhận kích thích
Câu 32:
Trong cơ thể, để làm giảm lực phát động loại đòn bẩy nào sau đây thường được sử dụng:
A. Đòn bẩy loại II và III
B. Đòn bẩy loại I và III
C. Đòn bẩy loại II
D. Đòn bẩy loại I
Câu 33:
Vì sao áp suất của máu trong động mạch giảm dần theo dòng chảy của máu ?
A. Lực ma sát nhớt làm hao phí năng lượng của máu
B. Tiết diện của động mạch giảm dần nên áp suất máu giảm dần
C. Tốc độ chảy của máu giảm dần dọc theo bán kính của động mạch
D. Tác dụng đàn hồi của thành động mạch giúp máu chảy liên tục và chậm dần
Câu 34:
Chọn câu ĐÚNG NHẤT. Để nâng một vật nặng lên người ta thường sử dụng đòn bẩy loại:
A. Loại I
B. Loại II và III
C. Loại III
D. Loại I và II
Câu 35:
Việc điều tiết của mắt người được thực hiện như sau:
A. Thay đổi độ cong của võng mạc
B. Thay đổi chiết suất của thủy tinh thể
C. Thay đổi chiết suất của thủy dịch
D. Thay đổi độ cong của thủy tinh thể
Câu 36:
Khi sóng truyền từ không khí vào nước thì:
A. Bước sóng thay đổi nhưng tần số không đổi
B. Bước sóng và tần số không đổi
C. Bước sóng và tần số đều đổi
D. Bước sóng không đổi nhưng tần số thay đổi
Câu 37:
Trong hiện tượng điện di, các hạt mang điện sẽ chuyển động dưới tác động của điện trường. Phát
biểu nào sau đây là KHÔNG chính xác:
A. Hạt chuyển động với vận tốc không đổi khi đặt trong điện trường không đổi
B. Vận tốc chuyển động của hạt không phụ thuộc vào cường độ điện trường
C. Các hạt tích điện âm sẽ chuyển động ngược chiều điện trường, các hạt điện tích dương sẽ
chuyển động cùng chiều điện trường
D. Vận tốc chuyển động của hạt trong điện trường phụ thuộc vào điện tích của hạt
Câu 38:
Về cấu tạo, máy X quang cơ bản gồm các bộ phận:
A. Khối phát tia X. Khối tạo cao thế. Khối nhận tia X. Khối điều khiển. Khối thu nhận hiển
thị hình ảnh
B. Khối phát tia X. Khối tạo cao thế. Khối định vị. Khối nhận tia X. Khối hiển thị hình ảnh
C. Khối phát tia X. Khối nhận tia X. Khối định vị. Khối điều khiển. Khối thu nhận hiển thị
hình ảnh
D. Khối phát tia X. Khối tạo cao thế. Khối định vị. Khối điều khiển. Khối thu nhận hiển thị
hình ảnh
Câu 39:
Dzeta điện thế (hay còn gọi là thế điện động) là bước nhảy thế giữa các lớp ion hấp phụ và ion
khuếch tán. Các yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến giá trị của Dzeta điện thế:
A. Độ phân cực của môi trường, nồng độ ion và nhiệt độ
B. Nồng độ ion và độ phân cực của môi trường
C. Nồng độ ion và nhiệt độ môi trường
D. Nhiệt độ và khả năng phân cực của môi trường
Câu 40:
Trong hoạt động điện của tim, phát biểu nào sau đây là KHÔNG chính xác:
A. Hệ dẫn truyền xung điện kích thích bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và các sợi
cơ Purkinje
B. Các thông tin từ hệ thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng đến nhịp phát các xung điện của
tim
C. Một chu kỳ co bóp của tim được bắt ngườn nhờ xung điện phát ra từ nút nhĩ thất
D. Hệ thần kinh trung ương không điều khiển trực tiếp hoạt động của tim

You might also like