You are on page 1of 6

Môn học: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG – LÝ SINH Giảng viên

ĐỀ SỐ Hình thức: Trắc nghiệm (Ký và ghi họ tên)


485 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Lưu ý: Sinh viên không được sử dụng tài liệu khi làm bài ………………………….

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (thí sinh chọn 1 đáp án đúng nhất điền vào phiếu trả lời)
Câu 1. Đồng hóa là quá trình
A. Sinh ra nhiệt thứ cấp. C. Tiêu thụ nhiệt.
B. Sinh ra nhiệt sơ cấp. D. Tiêu thụ năng lượng.
Câu 2. Đặc điểm nào không phải của một cơ thể sống?
A. Có khả năng sinh công.
B. Có khả năng truyền nhiệt.
C. Có khả năng biến nhiệt.
D. Khả năng sinh năng lượng phụ thuộc vào trạng thái.
Câu 3. Chọn phát biểu sai
A. Khả năng sản sinh ra năng lượng theo thứ tự: tế bào > mô > cơ quan > hệ cơ quan.
B. Trạng thái của cơ thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của vật chất trong cơ thể sống.
C. Hai quá trình gắn liền và không thể tách rời trong hệ thống sống là: đồng hóa và dị hóa.
D. Khi hệ bị cô lập sẽ không thể sinh công và truyền nhiệt.
Câu 4. Dạng năng lượng nào sau đây không do cơ thể sống sinh ra?
A. Điện năng. C. Cơ năng.
B. Nhiệt năng. D. Quang năng.
Câu 5. Theo phương trình Bernoulli, điều nào sau đây sai?
v2
A. p +  gh +  = const .
2
B. v1 < v2  P1 > P2.
C. S1.v1 = S2.v2.
D. S1 > S2  P1 > P2.
Câu 6. Câu 16: Hệ số nhớt  không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nhiệt độ dung dịch. C. Áp suất dung dịch.
B. Thể tích dung dịch. D. Nồng độ phân tử chất hòa tan.
Câu 7. Mô tả nào sau đây về hướng chuyển động của máu trong vòng đại tuần hoàn là đúng?
A. Tâm thất trái → động mạch chủ → cơ quan → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ phải.
B. Tâm thất phải → động mạch chủ → cơ quan → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ trái.

Trang 1/6
C. Tâm thất phải → tĩnh mạch chủ → cơ quan → động mạch chủ → tâm nhĩ trái.
D. Tâm thất trái → tĩnh mạch chủ → cơ quan → động mạch chủ → tâm nhĩ phải.
Câu 8. Tốc độ dòng chảy của máu được xếp theo thứ tự nào sau đây?
A. Mao mạch > tĩnh mạch > động mạch. C. Động mạch > mao mạch > tĩnh mạch.
B. Động mạch > tĩnh mạch > mao mạch. D. Mao mạch > động mạch > tĩnh mạch.
Câu 9. Máu được đưa vào mạch vành vào
A. cuối kì tâm trương và đầu kì tâm thu. C. cuối kì tâm trương.
B. cuối kì tâm thu. D. cuối kì tâm thu và đầu kì tâm trương.
Câu 10. Biết Io = 10-12 W/m2, một nguồn âm có mức cường độ âm bằng 0.001 W/m2 thì mức cường độ
âm là
A. 9 dB. B. 90 dB. C. 90 B. D. 900 dB.
Câu 11. Hệ thống đơn vị Việt Nam sử dụng hiện nay là
A. SI (Système International d'unités).
B. Bảng tiêu chuẩn đo lường Việt Nam.
C. IUPAC (International union pure and applied of chemistry committee).
D. Bảng đơn vị đo lường hợp pháp Việt Nam.
Câu 12. Cơ thể sống muốn tồn tại và phát triển phải
A. Đào thải H2O và CO2. C. Dung nạp thức ăn và nước.
B. Trao đổi vật chất. D. Trao đổi năng lượng và vật chất.
Câu 13. Quy đổi nào sau đây đúng giữa các đơn vị?
A. 298 K = 25 oC. C. 1 mm = 1000 m.
B. 1 h = 720 s. D. 1 atm = 1 mmHg.
Câu 14. Chọn phát biểu sai
A. Khi hệ bị cô lập sẽ không thể sinh công và truyền nhiệt.
B. Hai quá trình gắn liền và không thể tách rời trong hệ thống sống là: đồng hóa và dị hóa.
C. Khả năng sản sinh ra năng lượng theo thứ tự: tế bào > mô > cơ quan > hệ cơ quan.
D. Trạng thái của cơ thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của vật chất trong cơ thể sống.
Câu 15. Hóa năng được dữ trữ trong cơ thể sống dưới dạng
A. Liên kết hydrogen trong nước.
B. Liên kết tĩnh điện trong muối khoáng.
C. Liên kết phosphate trong ATP.
D. Liên kết Van der Waals giữa các phân tử khí.
Câu 16. Ánh sáng có lượng tử lớn nhất trong vùng ánh sáng nhìn thấy là
A. Đỏ. B. Tím. C. Lục. D. Vàng.
Câu 17. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần bước sóng của các bức xạ ion
A. Hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tử ngoại.
Trang 2/6
B. Hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
C. Ánh sáng nhìn thấy, hồng ngoại, tử ngoại.
D. Tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, hồng ngoại.
Câu 18. Tia nào sau đây được ứng dụng trong kĩ thuật siêu âm?
A. Tia -. C. Tia .
B. Tia X. D. Tia tử ngoại.
Câu 19. Mô tả đúng về động tác hít vào
Pa: áp suất ở phế nang; Pop: thể tích khoang màng phổi; Pat: áp suất khí quyển
A. Xương sườn hạ xuống và cơ hoành nâng lên → thể tích lồng ngực giảm → Pop tăng→ phổi giãn
ra và Pa tăng → chênh lệch với Pat → khí đi vào.
B. Xương sườn hạ xuống và cơ hoành nâng lên → thể tích lồng ngực tăng → Pop giảm → phổi giãn
ra và Pa giảm → chênh lệch với Pat → khí đi vàoXương sườn hạ xuống và cơ hoành nâng lên →
thể tích lồng ngực giảm → Pop tăng → phổi giãn ra và Pa tăng → chênh lệch với Pat → khí đi vào.
C. Xương sườn nâng lên và cơ hoành hạ xuống → thể tích lồng ngực tăng → Pop giảm → phổi giãn
ra và Pa giảm → chênh lệch với Pat → khí đi vào.
D. .
Câu 20. Bệnh lý nào sau đây không thể được phát hiện trên cận lâm sàng nhiễu xạ tia X?
A. Thoát vị đĩa đệm. C. Gãy xương.
B. Viêm phổi. D. Sỏi mật.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sóng ngang là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.
B. Chu kì là khoảng thời gian để sóng thực hiện một dao động toàn phần.
C. Số sóng là số dao động toàn phần mà sóng thực hiện được trong 1 giây.
D. Năng lượng của sóng được bảo toàn trong suốt quá trình lan truyền của sóng.
Câu 22. Điểm khác nhau cơ bản giữa điện thế nghỉ và điện thế tổn thương là
A. giá trị hiệu dụng của điện thế. C. cường độ và chiều.
B. sự chênh lệch giữa các nồng độ ion. D. sự phân cực giữa trong và ngoài màng.
Câu 23. Pha tái phân cực tương ứng với quá trình
A. Na+ đi từ ngoài vào trong TB. C. Na+ đi từ trong ra ngoài TB.
B. Cl- đi từ ngoài vào trong TB. D. K+ đi từ trong ra ngoài TB.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây sai về bơm ion
A. Duy trì điện thế nghỉ. C. Bản chất là các protein xuyên màng.
B. Các xung thần kinh kích hoạt hoạt động. D. Cơ chế trao đổi: 3Na+  2K+.
Câu 25. Thời gian để xung thần kinh đi từ nút nhĩ thất đến khi gây ra được hiện tượng co cơ tâm thất là
A. 12 – 22ms. B. 0,08 ms – 0,12s

Trang 3/6
C. 120 ms – 220s. D. 0,08 – 0,1s.
Câu 26. Ở người khỏe bình thường thì điều nào sau đây không xảy ra?
A. Sóng R dương, Q và S âm. C. Sóng P và T là có thể là sóng âm.
B. Đường S-T kéo dài 0,12s. D. Sóng P kéo dài khoảng 0,09s.
Câu 27. Đặc điểm điện não của người mắc bệnh động kinh
A. Nhịp nhanh, biên độ lớn và sóng tù. C. Nhịp nhanh, biên độ lớn và từng chùm.
B. Nhịp chậm, biên độ nhỏ và sóng nhọn. D. Nhịp chậm, biên độ nhỏ và sóng tù.
Câu 28. Vai trò của Na+ đối với điện thế nghỉ
A. Thấm tốt qua màng TB, tăng lực ion.
B. Tạo ra lực điện trường ngăn cản ion K+ đi vào bên trong lòng TB.
C. Cân bằng sự chênh lệch điện thế trong và ngoài màng TB.
D. Tăng sự phân cực giữa trong và ngoài màng TB.
Câu 29. Nguồn điện chính trong cơ thể xuất phát từ
A. Hoạt động dẫn truyền của thần kinh. C. Hoạt động hô hấp ở phổi.
B. Sự trao đổi ion qua màng. D. Hoạt động co bóp của tim.
Câu 30. Dị hóa là quá trình nào sau đây?
A. Tổng hợp protein tại tế bào từ các phân tử acid amin đặc hiệu.
B. Tổng hợp glycogen tại gan từ các phân tử glucose.
C. Phân giải tinh bột tạo thành glucose, hấp thu qua tại ruột non.
D. Phân giải protein tạo thành các acid amin, hấp thu tại ruột non.
Câu 31. Vận tốc truyền âm
A. không đổi khi truyền từ
B. lớn nhất trong chất khí và bé nhất trong chất rắn.
C. không phụ thuộc vào tính đàn hồi của môi trường.
D. tăng khi nhiệt độ môi trường tăng.
Câu 32. Đại lượng dùng để so sánh độ to giữa hai nguồn âm là
A. Cường độ âm. C. Công suất nguồn âm.
B. Mức cường độ âm. D. Tần số nguồn âm.
Câu 33. Trong bệnh lý gan to, tiếng gõ nghe thấy
A. Vang. B. Đục. C. Trong. D. Thanh.
Câu 34. Theo thuyết Helmholtz, ở tai người, bộ phận liên quan đến chặt chẽ đến âm sắc là
A. Chiều dài của ống tai ngoài. C. Chiều dài của vòi nhĩ.
B. Hệ thống xương con của tai giữa. D. Sợi dây đàn đồi của màng nhĩ.
Câu 35. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi I ≥ I, tai người có thể cảm nhận được sự thay đổi độ to của âm.
B. Độ “thính” của tai người phụ thuộc vào tần số của nguồn âm.
Trang 4/6
C. Mức cường độ âm chuẩn là 120 B .
D. Giá trị cực đại mà tai người tai người còn cảm nhận được cảm giác âm là ngưỡng nghe.
Câu 36. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Âm thanh lan truyền trong môi trường đàn hồi là sóng dọc.
B. Tai người có thể tiếp nhận được sóng âm có tần số 20 Hz đến 20 kHz.
C. Tần số âm nhạy cảm với tai người nhất là 1 kHz.
D. Dao động âm từ màng nhĩ được truyền đến cửa sổ bầu dục thông qua xương con.
Câu 37. Yếu tố nào sau đây không làm cho cường độ âm giảm khi truyền đi xa?
A. Ma sát với môi trường. C. Phản xạ, nhiễu xạ, khúc xạ.
B. Sự thay đổi môi trường. D. Phân bố đều trên diện tích mặt cầu.
Câu 38. Ở 20oC, bước sóng thay đổi bao nhiêu lần khi sóng âm truyền từ không khí (với vận tốc là 330
m/s) vào nước (với vận tốc là 1500 m/s)
A. giảm 0,22 lần. C. tăng 4,545 lần.
B. giảm 4,545 lần. D. tăng 0,22 lần.
Câu 39. Một nguồn sóng dao động với tần số 50 Hz và vận tốc truyền sóng của nguồn là 18 m/s. Khoảng
cách giữa 2 đỉnh sóng liền kề dao động ngược pha nhau bằng
A. 18 cm. B. 1,8 m. C. 3,6 m. D. 36 cm.
Câu 40. Yếu tố nào sau đây không chi chối quá trình vận chuyển qua màng
A. Lực điện trường. C. Chất trung gian hóa học.
B. Sự chênh lệch nồng độ giữa các ion. D. Sự phân cực của màng tế bào.
PHẦN 2: ĐIỀN KHUYẾT (thí sinh điền từ/cụm từ/số liệu phù hợp vào phân trống mỗi câu)
Các phần tính toán lấy 3 chữ số thập phân (nếu có).
Câu 41. Ngăn giữa nhĩ phải và thất phải là vavle ............................
Câu 42. Hệ số khuếch tán của O2 vào máu là k = 0.023 và áp suất O2 trong máu ở động mạch chủ pn =
99 Torr. Nếu áp suất khí quyển là ở điều kiện chuẩn là p = 760 Torr thì thể tích khí O2 xâm nhập
được vào 1 mL máu là ………
Câu 43. Cho các bộ phận sau: tĩnh mạch chủ (1); động mạch chủ (2); thất phải (3); thất trái (4); nhĩ trái
(5); nhĩ phải (6); cơ quan (bao gồm: não, chi trên, chi dưới, gan, thận, ruột) (7); phổi (8). Hãy
sắp xếp các bộ phận trên vào sơ đồ của hệ tuần hoàn lớn (chỉ đưa con số tương ứng vào sơ đồ)
……….→ ………..→………..→………..→………….
Câu 44. Còi hú của xe cấp cứu reo với tần số âm là 800 Hz và xe chạy với tốc độ 75 km/h. Biết vận tốc
truyền âm trong không khí là 330 m/s. Một người đang chạy bộ 10 km/h lại gần nguồn âm thì
nghe thấy âm có tần số là ......................
Câu 45. Biết hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s và c = 3.108 m/s. Bức xạ có  = 2,484375.10-19 J thì thuộc
vùng bức xạ .............................

Trang 5/6
Câu 46. Công thức tính chuyển hóa cơ sở (CHCS) của người nam lao động vừa (sinh viên, công chức,...)
ở độ tuổi 18-30 là: CHCS = 1,59 x cân nặng + 679 (cal/ngày)
Công thức tính nhu cầu năng lượng (NCNL) cần cung cấp vào cho người nam lao động vừa
(sinh viên, công chức,...) ở độ tuổi 18-30 cho 1 ngày làm việc: NCNL = CHCS x 1,78 (cal/ngày)
Năng lượng tạo thành từ các thành phần trong thức ăn
1 gam Protein → 4 kcal 1 gam carbohydrat → 4 kcal 1 gam lipid → 9 kcal.
Thành phần bữa ăn cho bạn sinh viên nặng 55 kg là :
............................. gam protein; ..................... gam carbohydrat; ....................... gam lipid
Câu 47. Các đặc trưng vật lý của âm …………………………………………
Câu 48. Khi độ chênh lệch giữa huyết áp cực đại và cực tiểu là 20 Torr thì xuất hiện …………
Câu 49. 131
I là một chất phóng xạ với chu kì bán rã là 8 ngày. Ban đầu có 3,2 gam 131I thì sau 8 tuần lễ,
lượng 131I còn lại là ………………………….
Câu 50. Một người kéo vật nặng bằng lực 75 N đi lên dốc có độ nghiêng 30o và chiều dài con dốc là 10
m. Công do người này sinh ra bằng ............................
---HẾT---
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Chú thích:
1. Thí sinh làm bài: trên phiếu trả lời cả phần trắc nghiệm và phần điền khuyết.
2. Thí sinh nộp lại đề thi (nếu có)

Trang 6/6

You might also like