You are on page 1of 6

CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II - LỚP 11

Môn: Sinh học


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Loại động vật nào sau đây hô hấp nhờ vào hệ thống ống khí phân nhánh tới tận các tế bào
của cơ thể?
A. Tôm. B. Ếch. C. Châu chấu. D. Rắn.
Câu 2. Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn phổi của bò sát và lưỡng cư vì phổi của
thú có
A. cấu trúc phức tạp hơn. B. khối lượng lớn hơn.
C. nhiều phế nang hơn. D. kích thước lớn hơn.
Câu 3. Ở người, khi thở ra không khí qua các phần của đường hô hấp theo trật tự nào sau đây?
A. các phế nang, khí quản, phế quản, hầu, mũi. B. các phế nang, phế quản, khí quản, hầu, mũi.
C. các phế nang, phế quản, khí quản, mũi, hầu. D. phế quản, các phế nang, khí quản, hầu, mũi.
Câu 4. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của giun đất thích
nghi với sự trao đổi khí?
A. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
B. Các ống dẫn khí phân nhánh nhỏ dần.
C. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S/V) lớn.
D. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua
Câu 5. Tim của động vật nào dưới đây có 4 ngăn hoàn chỉnh?
A. Ếch nhái. B. Con người. C. Rắn. D. Cá chép.
Câu 6. Ở người, khi bị mất máu nhiều sẽ dẫn đến:
A. Hạ huyết áp. B. Mao mạch máu dưới da dãn ra.
C. Tăng huyết áp. D. Cơ thể tăng nhiệt độ.
Câu 7. Ở trong hệ dẫn truyền tim, khi bó His nhận được kích thích thì sẽ truyền đến bộ phận nào
sau đây?
A. Mạng Puôckin. B. Nút nhĩ thất. C. Tâm nhĩ. D. Nút xoang nhĩ
Câu 8. Chọn nội dung sai khi nói về tuần hoàn máu ở người.
A. Người có hệ tuần hoàn tim 4 ngăn và hai vòng tuần hoàn.
B. Huyết áp tối đa là huyết áp tâm thu, huyết áp tối thiểu là huyết áp tâm trương.
C. Mạch máu dẫn máu từ tim đến mao mạch của các cơ quan gọi là tĩnh mạch.
D. Trong hệ mạch máu chảy ở hệ mao mạch là chậm nhất.
Câu 9. Khi lượng nước trong cơ thể tăng lên so với bình thường, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp tăng. B. Áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp tăng.
C. Áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp giảm. D. Áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm.
Câu 10. Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì:
A. mạch bị xơ cứng, tính đàn đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ
mạch.
B. mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm
vỡ mạch.
C. thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ
mạch.
D. mạch bị xơ cứng, máu bị đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 11. Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp
nhận kích thích.
B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp
nhận kích thích.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp
nhận kích thích.
D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp
nhận kích thích.
Câu 12. Các hoocmon do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế nào sau đây?
A. Duy trì ổn định nồng độ glucozơ trong máu. B. Điều hòa quá trình tái hấp thụ nước ở thận.
C. Điều hòa quá trình tái hấp thụ Na+ ở thận. D. Điều hòa độ pH của máu.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cân bằng nội môi?
A. Trong cơ chế duy trì cân bằng pH, bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến
nội tiết.
B. Hệ đệm proteinat là hệ đệm pH máu mạnh nhất.
C. Ăn nhiều muối thường xuyên có thể gây ra bệnh cao huyết áp.
D. Phổi không tham gia điều hòa cân bằng pH máu.
Câu 14. Dựa vào sự vận động hướng động nào sau đây mà người ta tưới nước ở rảnh làm rễ cây
vươn rộng, nước thấm sâu, rễ đâm sâu?
A. Hướng đất dương B. Hướng nước dương
C. Hướng sáng dương D. Hướng hóa dương
Câu 15. Cho một bình nhựa trắng đựng đất ẩm, ở giữa ngăn bằng tấm gỗ mỏng, một bên bón phân
NPK, một bên không có bón phân. Thí nghiệm trên cho thấy rễ cây có tính hướng gì?
A. Hướng đất dương B. Hướng đất âm
C. Hướng nước dương D. Hướng hóa dương
Câu 16. Dựa vào sự vận động hướng động nào sau đây mà người ta tưới nước ở rảnh làm rễ cây
vươn rộng, nước thấm sâu, rễ đâm sâu?
A. Hướng đất dương B. Hướng nước dương
C. Hướng sáng dương D. Hướng hóa dương
Câu 17. Khi chạm vào lá cây trinh nữ, các lá khép lại do
A. sự vận chuyển ion Na+ ra khỏi không bào gây mất nước.
B. sự vận chuyển ion H+ ra khỏi không bào gây mất nước.
C. thể gối ở cuống lá giảm sức trương nước.
D. thể gối ở cuống lá tăng sức trương nước.
Câu 18. Ví dụ nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng ở thực vật?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 19. Ở động vật nào sau đây chưa có tổ chức thần kinh, cơ thể phản ứng lại các kích thích
bằng sự chuyển trạng thái co rút của chất nguyên sinh?
A. Động vật đơn bào B. Ở thân mềm
C. Ở giáp xác D. Ở sâu bọ
Câu 20. Ở cơ thể động vật nào sau đây khi kích thích ở bất kỳ điểm nào của cơ thể cũng gây phản
ứng toàn thân?
A. Ruột khoang B. Thân mềm C. Sâu bọ D. Giun, sán và ruột khoang
Câu 21. Dạng thần kinh nào sau đây đặc trưng cho động vật có xương sống?
A. Lưới B. Chuỗi C. Hạch D. Ống
Câu 22. Điện thế hoạt động là
A. hiệu điện thế giữa trong và ngoài màng của nơron khi không bị kích thích.
B. hiệu điện thế giữa trong và ngoài màng của nơron khi bị kích thích.
C. sự thay đổi hiệu điện thế giữa bên trong và ngoài màng khi nơron không bị kích thích.
D. sự thay đổi hiệu điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích.
Câu 23. Khi nói về của sự lan truyên xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin, phát biểu nào sau
đây là sai?
A. Dẫn truyền theo lối “Nhảy cóc” từ eo Ranvie này chuyển sang eo Ranvie khác.
B. Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo.
C. Dẫn truyền nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
D. Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng.
Câu 24. Chim công đực thường hay nhảy máu để khoe mẽ lông sặc sỡ của mình để quyến rũ chim
cái cặp đôi. Đây là tập tính
A. sinh sản B. kiếm ăn
C. bảo vệ vùng lãnh thổ D. di cư
Câu 25. Tập tính bẩm sinh là
A. tập tính được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
B. tập tính được hình thành trong quá trình sống do học tập.
C. tập tính được hình thành do sự bàn giao giữa các cá thể cùng loài.
D. tập tính được hình thành do rút kinh nghiệm trong quá trình sống.
Câu 26. Con tò vò đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ và bắt một con sâu, đốt tê liệt con sâu
rồi bỏ vào trong tổ. Tò vò đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Tò vò con nở ra và ăn con sâu có sẵn trong
tổ. Hành động này là
A. tập tính bẩm sinh B. tập tính học được
C. tập tính hỗn hợp D. phản xạ có điều kiện
Câu 27. Vai trò của sinh trưởng sơ cấp
A. tăng trưởng về chiều dài thân và rễ. B. tăng trưởng về bề ngang thân cây.
C. kéo dài tuổi thọ của cây. D. tăng cường quá trình trao đổi chất trong cây.
Câu 28. Loại mô phân sinh không có ở cây lúa?
A. Mô phân sinh đỉnh rễ. B. Mô phân sinh chồi đỉnh.
C. Mô phân sinh bên. D. Mô phân sinh lóng.
Câu 29. Giải phẩu mặt cắt ngang thân, sinh trưởng thứ cấp từ ngoài vào trong thân là
A. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây thứ cấp → Gỗ lõi (ròng) → Gỗ dác.
B. Tầng sinh bần → Bần → Mạch rây thứ cấp → Gỗ lõi (ròng) → Gỗ dác.
C. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây thứ cấp → Gỗ dác → Gỗ lõi (ròng).
D. Tầng sinh bần → Bần → Mạch rây thứ cấp → Gỗ dác → Gỗ lõi (ròng).
Câu 30. Hoocmôn nào được sử dụng thúc quả nhanh chín?
A. etilen. B. xitokinin. C. axit abxixic. D. giberelin.
Câu 31. Khi nói về tương quan giữa auxin và xitôkinin trong tạo chồi, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Auxin chiếm ưu thế hơn xitôkinin. B. Xitôkinin chiếm ưu thế hơn auxin.
C. Auxin và xitôkinin tương đương. D. Chỉ có xitôkinin.
Câu 32. Khi nói về tương quan giữa GA/AAB trong hạt nảy mầm, phát biểu nào sau đây đúng?
A. GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. B. G đạt trị số cực đại, AAB rất thấp.
C. GA và AAB rất thấp. D. GA và AAB đạt trị số cực đại.
Câu 33. Cây trung tính ra hoa
A. không phụ thuộc vào nhiệt độ xuân hóa và quang chu kì. B. ngày dài, đêm ngắn.
C. độ dài ngày và đêm bằng nhau. D. ngày ngắn, đêm dài.
Câu 34. Có bao nhiêu nhân tố sau đây chi phối sự ra hoa ở thực vật?
I. Tuổi cây. II. Nhiệt độ. III. Quang chu kì. IV. Hoocmôn ra hoa.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35. Sắc tố cảm nhận ánh sáng, tham gia vào phản ứng quang chu kì ở thực vật là
A. diệp lục B. carotenoic C. hoocmon D. phytocrom
Câu 36. Hiện tượng ‘‘xuân hóa’’là hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào
A. tưới nước đầy đủ. B. nhiệt độ thấp
C. phân bón hợp lí. D. ánh sáng mạnh.
Câu 37. Một cây ngày ngắn, có độ dài đêm chuẩn là 14 giờ sẽ ra hoa. Chu kì nào dưới đây sẽ
làm cho cây ra hoa?
A. 14 giờ chiếu sáng- 10 giờ trong tối. B. 13 giờ chiếu sáng- 11 giờ trong tối.
C. 10 giờ chiếu sáng -14 giờ trong tối. D. 12 giờ chiếu sáng- 12 giờ trong tối.
Câu 38. Ở nước Cu ba vào mùa đông, tại các cánh đồng mía, người nông dân thường bắn pháo
sáng vào ban đêm. Giải thích nào sau đây đúng?
A. Mía là cây ngày dài, ức chế ra hoa, tăng sản lượng đường.
B. Mía là cây ngày dài, kích thích ra hoa, tăng sản lượng đường.
C. Mía là cây ngày ngắn, ức chế ra hoa, tăng sản lượng đường.
D. Mía là cây ngày ngắn, kích thích ra hoa, tăng sản lượng đường.
Câu 39. Sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu theo thứ tự nào sau đây?
A. Châu chấu trưởng thành → ấu trùng → trứng → châu chấu trưởng thành.
B. Châu chấu trưởng thành → trứng → ấu trùng → châu chấu trưởng thành.
C. Châu chấu trưởng thành → ấu trùng → trứng → châu chấu trưởng thành.
D. Châu chấu trưởng thành → trứng → châu chấu trưởng thành.
Câu 40. Quá trình sinh trưởng – phát triển của ếch thuộc loại biến thái hoàn toàn vì
A. nòng nọc rất khác ếch trưởng thành về cấu tạo, sinh lí và hình thái.
B. Giai đoạn nòng nọc khác ếch trưởng thành về cấu tạo.
C. Giai đoạn nòng nọc khác ếch trưởng thành về hoạt động sinh lí.
D. Giai đoạn nòng nọc khác ếch trưởng thành về hình thái.
Câu 41. Một con lợn con sau 2 tháng tăng được 30 kg, ví dụ này nói về quá trình nào của động
vật?
A. Phát triển B. Sinh trưởng C. Sinh sản D. Sinh trưởng và phát triển.
Câu 42. Sự phát triển của sâu nhộng có ý nghĩa gì đối với sự tồn tại của loài?
A. ngủ của sâu bướm để tránh tiêu hao năng lượng.
B. hoàn chỉnh lại toàn bộ cơ thể để biến sâu thành bướm.
C. tích lũy dinh dưỡng để biến thành sâu bướm.
D. tích lũy dinh dưỡng để hợp tử phân chia hình thành phôi.
Câu 43. Ở sâu bướm, nếu thiếu hoocmôn ecđixơn
A. sâu bướm biến đổi thành nhộng và bướm.
B. sâu bướm lột xác và biến sâu thành nhộng và bướm.
C. sâu bướm không thể lột xác thành nhộng và bướm.
D. sâu bướm không thể lột xác để biến thành bướm.
Câu 44. Ở người lớn, điều nào sau đây không phải là hậu quả của việc sản sinh tizôxin bị rối loạn?
A. Chuyển hóa cơ bản thấp, chậm nhịp tim. B. Chuyển hóa cơ bản tăng, huyết áp thấp.
C. Mắt lồi, bướu tuyến giáp. D. Chuyển hóa cơ bản tăng, huyết áp tăng.
Câu 45. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển thì nhân tố di truyền quyết định
A. điều hòa sự sinh sản. B. năng suất vật nuôi.
C. các bệnh về nhiễm sắc thể. D. điều hòa tốc độ lớn và giới hạn lớn.
Câu 46. Vào giai đoạn dậy thì, hoocmon nào tiết nhiều làm thay đổi cơ thể ở bé trai?
A. hoocmon testosterôn. B. hoocmon ơstrôgen .
C. hoocmon glucagon. D. hoocmon tizôxin.
Câu 47. Phương thức giâm cành là
A. chọn cành, gọt vỏ, bọc bầu đất, sau khi cành ra rễ, cắt đoạn cành đem trồng.
B. lấy một đoạn cành đem trồng vào đất ẩm tạo cây con.
C. nuôi tế bào của cơ thể thực vật trong môi trường dinh dưỡng thích hợp tạo cây con.
D. cắt rời mắt hoặc chồi của cây này rồi ghép vào cây khác cùng loài.
Câu 48. Sinh sản bào tử có ở thực vật nào?
A. Cây thông. B. Cây rêu.
C. Cây lúa. D. Cây đậu.
Câu 49. Cơ sở tế bào học của sinh sản hữu tính là
A. Nguyên phân, thụ tinh. B. Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
C. Nguyên phân, giảm phân. D. Giảm phân, thụ tinh.
Câu 50. Ý nghĩa thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là
A. tiết kiêm vật liệu di truyền (sử dụng cả hai tinh tử).
B. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng giúp quả dày lên, to ra.
C. hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội (3n).
D. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá
thể mới.

II. PHẦN TỰ LUẬN


Câu 1. Vì sao người bị bệnh cao huyết áp không nên ăn mặn?
Câu 2. Hãy nhận xét về mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể. Vì sao lại có sự tương
quan đó?
Câu 3. Đánh dấu (X) vào ô trống và hoàn thành bảng sau:
Ứng động Hướng động
Sự đóng mở khí khổng.
Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời.
Hoa trinh nữ cụp lá khi va chạm nhẹ.
Rễ cây tìm đến nguồn dinh dưỡng.
Hoa tuylip nở khi nhiệt độ môi trường >= 3oC.
Vận động bắt mồi ở các loại cây ăn sâu bọ
Hoa súng sáng nở, chiều tối khép lại.
Dây tơ hồng vươn thẳng đến nơi có bờ giậu.
Câu 4. Phân biệt sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao
miêlin
Sợi thần kinh không bao Sợi thần kinh có bao
miêlin miêlin
Cấu tạo sợi thần kinh
Cách thức lan truyền
Hướng lan truyền
Tốc độ lan truyền
Câu 5. Thanh long là cây ngày dài, vào mùa đông, người ta thường thắp đèn ở vườn thanh long.
Trong trường hợp này, thanh long có ra hoa không? Hãy dựa vào kiến thức về quang chu kỳ để
giải thích hành động trên.
Câu 6. Vì sao nòng nọc bị cắt đuôi không thể biến thành ếch?
Vì sao gà trống bị cắt bỏ tinh hoàn sẽ không có mào, không có cựa và không biết gáy.
Câu 7. Sắp xếp các loài động vật sau vào hình thức phát triển phù hợp: Sư tử, rắn lục, cua biển,
châu chấu, ong vò vẽ, cá sấu, gà, ếch, muỗi, nhện, gián, bướm tằm, cào cào.
Phát triển không qua Phát triển qua biến thái Phát triển qua biến thái
biến thái hoàn toàn không hoàn toàn

Câu 8. Hãy nêu tác hại của hút thuốc lá thụ động ở phụ nữ mang thai.

You might also like