You are on page 1of 6

GROUP SINH HỌC 4.

0 KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2021 LẦN 15
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 02/05/2021
Đề thi gồm có 06 trang

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)


Họ, tên thí sinh:.....................................................................
Số báo danh: .............................

Câu 1: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho gen chuyển từ nhóm gen liên kết
này sang nhóm gen liên kết khác?
A. Chuyển đoạn. B. Đảo đoạn. C. Lặp đoạn. D. Mất đoạn.
Câu 2: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đột
biến dạng tứ bội được phát sinh từ loài này chứa bao nhiêu NST?
A. 32. B. 16. C. 48. D. 33.
Câu 3: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây luôn luôn diễn ra?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 4: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện vào
A. Kỉ Cacbon thuộc đại Cổ sinh. B. Kỉ Krêta thuộc đại Trung sinh.
C. Kỉ Đệ tứ thuộc đại Tân sinh. D. Kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.
Câu 5: Một cơ thể đực có kiểu gen 𝐴𝑎𝐵𝑏𝐷𝑑𝑒𝑒. Theo lý thuyết, cần tối thiểu bao nhiêu tế bào giảm phân
để tạo ra số giao tử là tối đa? Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
A. 8. B. 2. C. 4. D. 6.
Câu 6: Nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi:
A. NST. B. ARN. C. ti thể. D. lạp thể.
Câu 7: Quan hệ sinh thái giữa vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu thuộc mối quan hệ:
A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. ức chế cảm nhiễm.
Câu 8: Loài động vật nào sau đây, ở giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính 𝑋𝑌 và giới cái mang cặp
nhiễm sắc thể giới tính 𝑋𝑋?
A. Thằn lằn. B. Chuột. C. Bướm. D. Châu chấu.
Câu 9: Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây có máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp?
A. Trai. B. Chim sẻ. C. Cá mập. D. Thằn lằn.
Câu 10: Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,3. Theo lý
thuyết, tần số kiểu gen Aa của quần thể này là
A. 0,42. B. 0,09. C. 0,30. D. 0,60.
Câu 11: Rễ cây trên cạn hấp thụ những chất nào?
A. Nước cùng các ion khoáng. B. Nước cùng các chất dinh dưỡng.
C. O2 và các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. D. Nước và các chất khí.
Câu 12: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí O2 và CO2?
A. Cá trích. B. Cào cào. C. Nai. D. Chuột.
Trang 1/6 – THI THỬ TN THPTQG – THÁNG 2 – TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG
Câu 13: Tạo giống lúa dựa trên nguồn biến dị tổ hợp đã đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Tạo giống bông có chứa gen kháng sâu đục thân.
B. Tạo giống dâu tây tam bội.
C. Các giống lúa lai IR8, IR22 và CICA4.
D. Tạo giống dâu tằm tứ bội.
Câu 14: Tập hợp nào dưới đây không phải là quần thể:
A. Đàn voi ở rừng Tánh Linh. B. Đàn chim hải âu ở quần đảo Trường Sa.
C. Rừng cọ ở Vĩnh Phú. D. Cá ở Hồ Tây.
Câu 15: Quy luật di truyền nào sau đây làm hạn chế biến dị tổ hợp?
A. Liên kết gen. B. Phân li độc lập. C. Hoán vị gen. D. Tương tác gen.
Câu 16: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hoá nào sau đây có vai trò định hướng quá trình
tiến hóa?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Di – nhập gen. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 17: Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây?
A. Hiệu ứng “nhà kính”.
B. Sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như: gió, thủy triều,…
C. Sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải.
D. Trồng rừng và bảo vệ môi trường.
Câu 18: Cho chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Nhái → Rắn → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này,
sinh vật nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4?
A. Lúa. B. Châu chấu. C. Nhái. D. Rắn.
Câu 19: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật nào sau đây thuộc kiểu biến động theo chu kỳ
mùa?
A. Quần thể chuột bị giảm sau mỗi lần nông dân đánh thuốc.
B. Quần thể Lim ở rừng Sơn Động giảm số lượng cá thể do người dân khai thác.
C. Quần thể cá chép ở sông Thương bị giảm số lượng vì chết hàng loạt do ô nhiễm nguồn nước.
D. Quần thể ếch đồng ở miền Bắc tăng số lượng cá thể vào mùa hè.
Câu 20: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào môi trường.
B. Sự biến đổi về kiểu hình do tác động của điều kiện môi trường được gọi là thường biến.
C. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
D. Các cá thể có kiểu gen giống nhau sống ở các môi trường khác nhau vẫn luôn có kiểu hình giống
nhau.
Câu 21: Trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai
ab
nào dưới đây có thể tạo ra được cơ thể mang kiểu gen ?
ab
Ab Ab Ab Ab aB Ab AB aB
A. × . B. × . C. × . D. × .
ab ab ab aB ab aB Ab ab
Câu 22: Trong pha sáng của quá trình quang hợp, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ hoạt động nào
sau đây?
A. Hấp thụ năng lượng của nước.
B. Hoạt động của chuỗi truyền điện tử trong quang hợp.
C. Quang phân li nước.
D. Diệp lục hấp thu ánh sáng trở thành trạng thái kích động.
Câu 23: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn
sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do:
A. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể qua
nhiều thế hệ.
Trang 2/6 – THI THỬ TN THPTQG – THÁNG 2 – TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG
B. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
C. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
D. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu qua
nhiều thế hệ.
Câu 24: Cho các phát biểu sau
(1). Chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi
(2). Chọn lọc tự nhiên lâu dài có thể chủ động hình thành nên những sinh vật thích nghi hoàn hảo
(3). Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự phân hóa trong thành đạt sinh sản của quần thể dẫn đến một số alen
nhất định được truyền lại cho thê hệ sau với một tỉ lệ lớn hơn so với tỉ lệ các alen khác
(4). Sự trao đổi di truyền giữa các quần thể có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quần thể theo
thời gian.
Số phát biểu có nội dung không đúng là:
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 25: Nhận định nào dưới đây về hô hấp sáng ở thực vật là đúng?
A. Hô hấp sáng xảy ra khi cường độ ánh sáng mạnh, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích luỹ nhiều.
B. Thực vật C3 và thực vật CAM đều có hô hấp sáng.
C. Nguyên liệu của hô hấp sáng là glucôzơ.
D. Hô hấp sáng tạo ATP, một số axit amin và O2.
Câu 26: Khi nói về quá trình phiên mã, nhận định nào dưới đây là không chính xác?
A. Xảy ra theo nguyên tắc bổ sung (A - U; T - A; G - X; X - G).
B. Xảy ra ở cả virut (có ADN dạng sợi kép), vi khuẩn và sinh vật nhân thực.
C. Cả hai mạch của gen đều làm mạch khuôn trong quá trình phiên mã (tổng hợp ARN).
D. Trải qua 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài và kết thúc.
Câu 27: Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
(2). Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.
(3). Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.
(4). Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 28: Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
(2). Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.
(3). Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên
phân đầu tiên của hợp tử.
(4). Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 29: Ở một loài động vật, tính trạng kích thước lông do một gen có hai alen quy định. Kiểu gen AA
quy định lông dài, kiểu gen aa quy định lông ngắn. Thực hiện phép lai giữa một cặp bố mẹ thuần chủng
(P) con đực lông dài với con cái lông ngắn thu được F1. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 có số
3 1
con lông dài chiếm ở giới đực và ở giới cái. Phát biểu nào sau đây đúng?
4 4
A. Tính trạng kích thước lông chịu ảnh hưởng của giới tính.
B. F1 có tỉ lệ 100% lông dài.
C. Phép lai giữa cặp bố Aa × mẹ aa, đời con thu được 100% lông dài.
D. Tính trạng kích thước lông do gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định.
Câu 30: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; alen
B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Các gen phân li độc lập. Cho một cá

Trang 3/6 – THI THỬ TN THPTQG – THÁNG 2 – TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG
thể (P) lai với một cá thể khác không cùng kiểu gen, đời con thu được kiểu hình hoa trắng, thân cao chiếm
1
tỉ lệ . Cho rằng không có đột biến mới phát sinh. Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?
4
A. 2 phép lai. B. 4 phép lai. C. 3 phép lai. D. 1 phép lai.
Câu 31: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ
80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, trong các dự
đoán sau về quần thể này, có bao nhiêu dự đoán đúng ?
(1). Ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P).
(2). Tần số alen A và a không đổi qua các thế hệ.
(3). Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P).
(4). Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 32: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Xét
phép lai P: 𝐴𝑎 × 𝐴𝑎. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực đã xảy ra đột biến thuận (A
→ a), cơ thể cái giảm phân bình thường. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ
tinh đã tạo được các cây hoa trắng ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 30%. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cây
hoa đỏ ở thế hệ F1, cây có kiểu gen đồng hợp trội chiếm tỉ lệ:
5 1 3 2
A. . B. . C. . D. .
7 7 7 7
Câu 33: Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật G, H, I, K, L, M, N, O, P được
mô tả bằng sơ đồ ở hình bên. Cho biết loài G là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu
thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Có 3 loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
(2). Loài L tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.
(3). Loài I có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc bậc 3.
(4). Loài P thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 34: Lai ruồi giấm cái thuần chủng cánh vênh, thân xám với ruồi đực thuần chủng cánh thẳng, thân
đen người ta thu được F1 tất cả đều có cánh thẳng, thân xám. Cho các con ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên
với nhau người ta thu được đời F2 với tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 430 ruồi cánh thẳng, thân xám: 214
ruồi cánh vênh, thân xám: 216 ruồi cánh thẳng, thân đen. Điều giải thích nào dưới đây về kết quả của
phép lai trên là đúng?
A. Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân liên kết với nhau, không thể tính được chính xác
tần số hoán vị gen giữa hai gen này.
B. Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân liên kết hoàn toàn với nhau.
C. Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân liên kết không hoàn toàn với nhau. Tần số hoán
vị giữa hai gen là 10%.
D. Gen quy định dạng cánh và gen quy định màu thân nằm trên các NST khác nhau.
Câu 35: Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen
B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ
phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây thân thấp, quả chua chiếm 4%. Biết rằng không
Trang 4/6 – THI THỬ TN THPTQG – THÁNG 2 – TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG
xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số
bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
2
A. Trong tổng số cây thân cao, quả ngọt ở F1, cây có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ .
27
B. Hai cặp gen đang xét cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
C. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 20 cM.
D. F1 có 10 loại kiểu gen.
Câu 36: Cho hình ảnh về một giai đoạn trong quá trình phân bào của một tế bào lưỡng bội 2n bình
thường (tế bào A) trong cơ thể đực ở một loài và một số nhận xét tương ứng như sau:

(1). Tế bào A có chứa ít nhất hai cặp gen dị hợp.


(2). Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 8.
(3). Tế bào A có xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân I.
(4). Tế bào A tạo ra tối đa là 4 loại giao tử khác nhau về các gen đang xét.
(5). Tế bào A không thể tạo được giao tử bình thường. Biết đột biến nếu có chỉ xảy ra 1 lần.
Số nhận xét đúng là:
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Cặp gen Bb qua
hai lần nhân đôi bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này
1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận
đúng?
(1). Alen B là đột biến thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T tạo alen b.
(2). Tổng số liên kết hidro của gen b là 1669 liên kết.
(3). Số nucleotit từng loại của gen b là 𝐴 = 𝑇 = 282; 𝐺 = 𝑋 = 368.
(4). Tổng số nucleotit của gen b là 1300 nucleotit.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 38: Cho sơ đồ phả hệ sau đây về sự di truyền của một bệnh M và bệnh máu khó đông ở người. Biết
rằng đối với tính trạng bệnh M, tỉ lệ người mang gen gây bệnh trong số những người bình thường trong
quần thể là 1/9. Quần thể người này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về tính trạng máu khó đông với
tỉ lệ người mắc bệnh máu khó đông ở nam giới là 1/10.

Trang 5/6 – THI THỬ TN THPTQG – THÁNG 2 – TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG
Xét các dự đoán sau :
(1). Có 7 người trong phả hệ trên xác định được chính xác kiểu gen về bệnh máu khó đông.
(2). Có thể có tối đa 7 người trong phả hệ trên có kiểu gen đồng hợp trội về tính trạng bệnh M.
(3). Xác suất cặp vợ chồng thứ 12 – 13 sinh 1 đứa con trai đầu lòng không bị bệnh nào trong 2 bệnh trên
là 40,86%.
(4). Khả năng người con gái số 9 mang kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là 6,06%.
Số dự đoán đúng là:
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 39: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có 3 alen là A1, A2, A3 có quan hệ trội lặn
hoàn toàn quy định (A1 quy định hoa màu vàng > A2 quy định hoa màu xanh > A3 quy định hoa màu
trắng). Cho cây lưỡng bội hoa màu vàng thuần chủng lai với cây lưỡng bội hoa màu trắng thuần chủng
được F1. Cho cây F1 lai với cây lưỡng bội hoa màu xanh thuần chủng được F2. Gây tứ bội hóa F2 bằng
cônxisin thu được các cây tứ bội gồm các cây hoa màu xanh và các cây hoa màu vàng. Cho các cây tứ bội
hoa màu vàng và cây tứ bội hoa màu xanh ở F2 lai với nhau thu được F3. Cho biết thể tứ bội giảm phân
chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, thể lưỡng bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử đơn bội. Phát biểu nào sau đây
không đúng về kết quả ở đời F3?
A. Có 3 kiểu gen quy định kiểu hình hoa xanh. B. Không có kiểu hình hoa vàng thuần chủng.
1
C. Trong số hoa xanh, tỉ lệ hoa thuần chủng là . D. Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng.
6
Câu 40: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, trong
quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Xét phép lai
AB AB
(P): 𝑋𝐷 𝑋𝑑 × 𝑋 𝐷 𝑌 thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng trên là 4%. Theo lí thuyết,
ab ab
có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1). Ở F1, các cá thể có kiểu hình trội về hai trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 30%.
(2). Trong tổng số cá thể cái F1, các cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 17%.
(3). Ở giới đực F1, có tối đa 15 kiểu gen quy định kiểu hình có ba tính trạng trội.
(4). Ở giới cái F1, có tối đa 12 kiểu gen dị hợp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Trang 6/6 – THI THỬ TN THPTQG – THÁNG 2 – TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG

You might also like