You are on page 1of 8

ÔN TẬP THI TN THPT QUỐC GIA – ĐỀ 5 – VỀ ĐÍCH

Câu 1: Khi nói về các cơ chế cách li sinh sản, phát biểu nào sau đây sai?
A. Có giao phối tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển được thì gọi là cách li sau hợp tử.
B. Cải củ lai với cải bắp sinh ra cây lai; cây lai này không có khả năng sinh sản hữu tính thì đây là
cách li trước hợp tử.
C. Các động vật khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không giao phối với nhau thì
gọi là cách li cơ học.
D. Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la bất thụ. Đây là biểu hiện của dạng cách li sau hợp tử.
Câu 2: Trong quần xã, chim sáo và trâu rừng là mối quan hệ
A. cộng sinh. B. hợp tác. C. hội sinh. D. sinh vật ăn sinh vật.
Câu 3: Nucleotit loại timin cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
A. tARN. B. mARN. C. ADN. D. rARN.
Câu 4: Phép lai: X X X X Y, cho đời con có tối đa bao nhiêu kiểu gen?
D d D

A. 4. B. 3. C. 6. D. 2.
Câu 5: Theo Menden, alen quy định thân cao và alen quy định tính trạng nào sau đây sẽ phân li
đồng đều về các giao tử trong quá trình giảm phân?
A. Chín sớm. B. Hoa trắng. C. Thân thấp. D. Hạt vàng.
Câu 6: Trong tế bào động vật, gen nằm ở vị trí nào sau đây thường không được phân chia đồng
đều khi phân bào?
A. Lục lạp. B. Ti thể. C. NST thường. D. NSTgiới tính X.
Câu 7: Xét 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST, không có đột biến. Cách viết kiểu gen nào sau
đây là đúng?
A. Ab/aB B. Ab/Aa C. AA/BB D. aa/bb
Câu 8: Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Phép
lai nào sau đây là phép lai phân tích?
A. AA × Aa. B. Aa × aa. C. aa × aa. D. Aa × Aa.
Câu 9: Tính trạng màu hoa do gen nằm ở lục lạp quy định, trong đó A quy định hoa đỏ ; a quy
định hoa trắng. Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng (P), thu được Fi. Cho Fi
tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là
A. 100% hoa trắng. B. 100% hoa đỏ. C. 3 đỏ : 1 trắng. D. 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng.
Câu 10: Khi nói về các nhà khoa học Sinh học, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Moocgan là người phát hiện ra sự di truyền liên kết gen, hoán vị gen, liên kết giới tính.
II. F. Jacop và J. Mônô là hai nhà khoa học phát hiện ra cơ chế điều hòa hoạt động gen ở vi khuẩn
E.coli.
III. Coren là người phát hiện ra sự di truyền ngoài nhân, nghiên cứu trên cây hoa phấn.
IV. Menden là người đưa ra phương pháp phân tích cơ thể lai, nghiên cứu trên cây đậu Hà Lan.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Khi nói về trao đổi khoáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu nồng độ ion khoáng ở trong đất cao hơn trong cây thì rễ cây sẽ hút khoáng thụ động.
B. Fe, Ni, Mo, Bo là những nguyên tố vi lượng; C, H, O, N, P là những nguyên tố đa lượng.
C. Cây hấp thụ nguyên tố khoáng dưới dạng ion hòa tan trong nước (qua lông hút hoặc qua khí khổng).
D. Nguyên tố kali (K) có vai trò huy động chất dinh dưỡng từ quả, hạt đi vào lá.
Câu 12: Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AABbDd, sẽ thu được bao nhiêu dòng thuần
chủng?
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 13: Một nhóm cá thể của loài A phát tán từ đất liền ra đảo hình thành nên quần thể mới.
1
Theo thời gian, quần thể mới này sẽ tiến hóa hình thành loài mới. Nhân tố nào đóng vai trò là
nhân tố đầu tiên tác động làm thay đổi vốn gen ở quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 14: Các yếu tố nào sau đây có thể dẫn tới làm giàu vốn gen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên; chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến; di - nhập gen.
C. Chọn lọc tự nhiên; Đột biến. D. Đột biến; các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 15: Có bao nhiêu biện pháp sau đây sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống?
I. Giảm lượng khí thải CO2 vào không khí bằng cách tăng cường sử dụng năng lượng sạch (điện mặt
trời; năng lượng gió, năng lượng thủy triều, ...).
II. Giảm sử dụng túi nilông, tăng cường sử dụng các sản phẩm thiên nhiên.
III. Giảm sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch.
IV. Tăng cường sử dụng các tài nguyên tái sinh, hạn chế tài nguyên không tái sinh.
V. Tăng cường trồng cây phủ xanh đất trống và bảo vệ rừng, bảo vệ sinh vật.
VI. Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công
cộng.
VII. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
VIII. Tăng cường sử dụng các loài thiên địch để bảo vệ cây trồng.
IX. Xử lí rác thải, nước thải và bảo vệ môi trường sống.
X. Các hoạt động cải tạo hệ sinh thái: Bón phân, tưới nước, diệt cỏ ở hệ sinh thái nông nghiệp. Loại bỏ
các loài tảo độc, cá dữ ở hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm.
A. 7 B. 8 C. 10 D. 9.
Câu 16: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ.
B. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.
C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương.
D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn.
Câu 17: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật sản xuất?
A. Thực vật. B. Nấm. C. Vi khuẩn hoại sinh. D. Động vật.
Câu 18: Khi nói về sự phát sinh, phát triển sự sống trên Trái đất, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hóa thạch là di tích của các loài sinh vật. Hóa thạch là bằng chứng tiến hóa gián tiếp.
B. Sự phát sinh sự sống trải qua 3 giai đoạn: Tiến hóa hóa học -> Tiến hóa tiền sinh học -> Tiến hóa
sinh học.
C. Trong quá trình tiến hóa, ARN là phân tử đầu tiên mang thông tin di truyền.
D. Sự biến đổi về địa chất, khí hậu là nguyên nhân chính gây ra tuyệt chủng hàng loạt các loài sinh
vật.
Câu 19: Có bao nhiêu trường hợp sau đây làm tăng huyết áp?
I. Mang vật nặng. II. Hồi hộp lo lắng.
III. Thành mạch bị xơ cứng. IV. Tim đập nhanh hơn bình thường.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: Trong hệ tiêu hóa của các loài động vật, chất nào sau đây có trong thức ăn có thể được
hấp thụ mà không cần biến đổi?
A. Glulôzơ. B. Tinh bột. C. Protein; lipit. D. Xenlulôzơ.
Câu 21: Loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước của lá cây?
A. Tế bào khí khổng. B. Tế bào lông hút. C. Tế bào mạch gỗ. D. Tế bào nội bì.
Câu 22: Khi nói về bảo vệ môi trường sống, phát biểu nào sau đây sai?
A. Bảo vệ các loài thiên địch sẽ làm tăng dịch bệnh và dễ gây ô nhiễm môi trường.
B. Muốn giảm hiệu ứng nhà kính thì phải tăng cường trồng và bảo vệ cây xanh; đồng thời giảm khí
2
thải CO2.
C. Muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên tái sinh (đất, nước, sinh vật) thì phải giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
D. Muốn bảo vệ các loài động vật quý hiếm thì phải bảo vệ rừng và nghiêm cấm săn bắt động vật
rừng.
Câu 23: Khi nói về trao đổi nước của cây, phát biểu nào sau đây sai?
A. Rễ cây có thể hấp thụ nước theo cơ chế thẫm thấu hoặc khuếch tán.
B. Tế bào lông hút của rễ cây tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất.
C. Quá trình thoát hơi nước ở lá được điều tiết bởi tế bào khí khổng.
D. Thoát hơi nước là quá trình nào tạo ra động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
Câu 24: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mã di truyền ở trên tARN được gọi là côđon; Ở trên mạch gốc của gen được gọi là triplet, ở trên
mARN được gọi là anticôđon.
B. Nhiều bộ ba cùng xác định một loại axit amin, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Mã di truyền có tính đặc hiệu, nghĩa là mỗi côđon mã hóa cho 1 axit amin.
D. Hầu hết các loài sinh vật hiện nay đều dùng chung một bộ mã di truyền, điều này chứng tỏ mã di
truyền có tính phổ biến.
Câu 25: Ở cơ thể nào sau đây, gen A nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y?
A. XYA B. XAY. C. XAXa. D. Aa.
Câu 26: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng NST trong tế bào?
A. Đột biến đảo đoạn NST. B. Đột biến thể một. C. Đột biến tam bội. D. Đột biến tứ bội.
Câu 27: Khi nói về giảm phân tạo giao tử, phát biểu nào sau đây sai?
A. Một tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AB/ab giảm phân có thể cho 2 loại giao tử hoặc 4
loại giao tử.
B. Một tế bào của cơ thể thú có kiểu gen AaXDXd giảm phân chỉ cho 2 loại giao tử.
C. Một tế bào của cơ thể chim có kiểu gen AaXDXd giảm phân chỉ cho 2 loại giao tử.
D. Cơ thể AB/ab giảm phân xảy ra hoán vị gen thì tần số hoán vị gen được tính bằng tổng tỉ lệ %
của giao tử Ab và aB.
Câu 28: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 10, trên mỗi cặp NST chỉ xét 1 cặp gen có 2
alen. Phát biểu nào sau đây sai?
A.Loài này có 5 nhóm gen liên kết. B. Một cơ thể đực sẽ có tối đa 10 loại giao tử.
C. Thể ba của loài này có 11 NST. D. Một tế bào của cơ thể đực sẽ có tối đa 2 loại giao tử.
Câu 29: Khi nói về nhân tố sinh thái ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ánh sáng là nguồn năng lượng cho tất cả sinh vật trong hệ sinh thái.
B. Các loài chim dựa vào ánh sáng để định hướng bay khi di cư từ Bắc bán cầu xuống Nam bán
cầu.
C. Sự phân tầng ở các quần xã chủ yếu là do tác động của nhân tố sinh thái ánh sáng.
D. Dựa vào nhu cầu ánh sáng, người ta chia thực vật thành nhóm cây ưa ẩm và nhóm cây chịu hạn.
Câu 30: Khi nói về trao đổi nước và trao đổi khoáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nguyên tố magie (Mg) và nitơ (N) là thành phần cấu trúc của diệp lục.
B. Nguyên tố nitơ (N) và phôtpho (P) là thành phần của ADN, ARN.
C. Cơ thể thực vật chỉ hấp thụ nước và ion khoáng theo cơ chế thẫm thấu.
D. Lông hút được phát triển từ tế bào biểu bì rễ. Lông hút làm nhiệm vụ hút nước, ion khoáng.
Câu 31: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cá rô phi có giới hạn sinh thái về nhiệt độ là từ 5,60C đến 420C.
B. Tập hợp toàn bộ các giới hạn sinh thái của loài thì gọi là ổ sinh thái của loài đó. Một nơi ở chỉ có
1 ổ sinh thái.
C. Sinh vật sẽ phát triển tốt nhất ở vùng cực thuận; ở ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật sẽ chết.
D. Các loài khác nhau thì có ổ sinh thái khác nhau; Các loài khác nhau thì có giới hạn sinh thái khác
3
nhau.
Câu 32: Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AaBbDd, sau đó lưỡng bội hóa thì sẽ tạo ra tối đa
bao nhiêu dòng thuần chủng?
A. 2. B. 4. C. 8. D. 1.
Câu 33: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây tạo ra nguồn biến dị sơ
cấp?
A. Đột biến gen.B. Chọn lọc tự nhiên. C. Di - nhập gen. D. Giao phối không ngẫu
nhiên.
Câu 34: Trong hệ sinh thái, sinh vật sản suất không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có khả năng quang hợp tổng hợp chất hữu cơ. B. Có thể được xếp vào bậc dinh dưỡng
cấp 2.
C. Thường có tổng sinh khối lớn nhất. D. Truyền năng lượng từ môi trường vào quần
xã.
Câu 35: Ở những mối quan hệ nào sau đây, cả hai loài đều có lợi?
A. Hội sinh; cộng sinh. B. Kí sinh; hợp tác.
C. Ức chế cảm nhiễm; kí sinh. D. Cộng sinh; hợp tác.
Câu 36: Khi nói về công nghệ gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Có 2 loại enzim được sử dụng trong công nghệ gen, đó là rectrictaza (enzim cắt) và ligaza
(enzim nối).
B. Sử dụng muối CaCl2 để làm giản màng tế bào, giúp đưa ADN tái tổ hợp vào vi khuẩn.
C. Có 3 loại thể truyền được sử dụng để chuyển gen là: vi khuẩn, plasmit; NST nhân tạo.
D. Thành tựu của công nghệ gen: Chuột nhắt chứa gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống; Cừu
biến đổi gen sản sinh ra protein của người; Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp P- carotene
trong hạt; Cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
Câu 37: Khi nói về tạo giống bằng công nghệ tế bào, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chuyển nhân của cừu có kiểu gen AABB vào trứng của cừu aabb thì sẽ tạo ra cừu Doli có kiểu
gen AaBb.
B. Tế bào trần là tế bào thực vật bị mất thành tế bào. Dung hợp tế bào trần khác loài sẽ tạo ra dạng
song nhị bội.
C. Từ cây AaBbDd, tiến hành nuôi cấy mô thì sẽ tạo ra các cây đều có kiểu gen AaBbDd.
D. Từ phôi có kiểu gen AaBbDD tiến hành cấy truyền phôi thì sẽ tạo ra các cá thể có kiểu gen
AaBbDD.
Câu 38: Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các alen A, b, D là
alen đột biến. Kiểu gen nào sau đây biểu hiện thể đột biến ở cả 3 tính trạng?
A. AAbbDD. B. aabbdd. C. AABbDd. D. AaBbDd
Câu 39: Nhân tố nào sau đây có thể làm tăng đa dạng di truyền của quần thể?
A. Đột biến; Di - nhập gen, giao phối ngẫu nhiên.
B. Đột biến; Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Di - nhập gen; Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiê; Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 40: Gen B có 600A và tỉ lệ A/G = 2/3. Gen B bị đột biến thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Cặp
gen Bb có tổng số
A. 1200A. B. 600T. C. 1799G. D. 1801X.

4
ÔN THI TN THPT QUỐC GIA – ĐỀ 6 – VỀ ĐÍCH

Câu 1: Quá trình nào sau đây tạo ra động lực đầu trên của dòng mạch gỗ?
A. Hút nước. B. Áp suất rễ. C. Quang hợp. D. Thoát hơi nước.
Câu 2: Khi nói về trao đổi nước của thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tế bào khí khổng có chức năng điều tiết thoát hơi nước. Thoát hơi nước tạo ra động lực đầu trên kéo
nước từ rễ lên lá.
B. Nếu lượng nước hút vào lớn hơn lượng nước thoát ra thì cây bị héo.
C. Thực vật thủy sinh hút nước qua toàn bộ bề mặt cơ thể.
D. Tưới nước cho cây cần chú ý đặc điểm của đất, khí hậu, loại cây, giai đoạn phát triển của cây.
Câu 3: Một bệnh nhân bị bệnh tim dẫn tới phải lắp máy phát xung điện cho tim. Người này có
thể đã bị suy nhược chức năng của cấu nào trong hệ dẫn truyền tim?
A. Nút xoang nhĩ. B. Nút nhĩ thất. C. Bó Hiss. D. Mạng Pouking.
Câu 4: Ở quá trình nào sau đây, các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết peptit để tạo chuỗi
polipetit?
A. Nhân đôi ADN. B. Dịch mã. C. Phiên mã. D. Điều hòa hoạt động gen.
Câu 5: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cánh tay của người, chi trước của mèo, vậy ngực cá voi, cánh dơi là những cơ quan tương đồng
nhau.
B. Cánh bướm và cánh chim là những cơ quan tương đồng với nhau.
C. Cơ quan tương đồng là bằng chứng về nguồn gốc các loài, nó phản ánh tiến hóa phân li; Cơ quan
tương tự là bằng chứng về tiến hóa đồng quy.
D. Các loài có nguồn gốc gần gũi thì có trình tự nucleotit giống nhau; trình tự axit amin giống nhau.
Câu 6: Loại axit nucleic nào sau đây tham gia vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã?
A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN.
Câu 7: Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của NST?
A. Đột biến điểm. B. Thể ba. C. Thể đa bội. D. Chuyển đoạn.
Câu 8: Khi nói về tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tiến hóa nhỏ diễn ra ở quần thể. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ hình thành nên loài mới.
B.Tiến hóa lớn diễn ra trong phạm vi rộng, thời gian dài, hình thành nên các đơn vị phân loại trên
loài.
C. Mọi biến dị trong quần thể đều trở thành nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
D. Quá trình tiến hóa nhỏ chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.
Câu 9: Khi nói về trao đổi nitơ, phát biểu sau đây sai?
A. Cơ thể thực vật chỉ hấp thụ nitơ dưới dạng ion NH4+ và NO3-
B. Biến đổi xác sinh vật thành NH4+ thì được gọi là amôn hóa.
C. Biến đổi NO3- thành NH+4 thì được gọi là khử nitrat.
D. Biến đổi NO3- thành N2 thì được gọi là khử nitrat hóa.
Câu 10: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm
phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb X aaBB cho đời con có
A. 4 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình. B. 4 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
C. 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. D. 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.
Câu 11: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,4BB : 0,4Bb : 0,2bb thì tần số B là bao nhiêu?
A. 0,6. B. 0,5. C. 0,4. D. 0,7.
Câu 12: Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng
thuần chủng?
A. 8. B. 4. C. 1. D. 2.

5
Câu 13: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây không thể là mắt xích mở đầu cho chuỗi thức
ăn?
A. Cây gỗ. B. Cây lương thực. C. Động vật ăn cỏ. D.Cỏ.
Câu 14: Khi nói về các biện pháp cải tạo đất, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trồng cây họ đậu trên đất nghèo dinh dưỡng là biện pháp làm tăng hàm lượng nitơ cho đất.
B. Bón vôi bột cho đất sẽ làm tăng độ pH của đất (giảm độ chua của đất).
C. Đối với đất chua, thì cần tăng cường bón phân vô cơ, hạn chế bón phân hữu cơ cho cây.
D. Sử dụng phân hữu cơ thay cho các loại phân bón vô cơ sẽ góp phần làm giảm độ chua của đất.
Câu 15: Loại đột biến nào sau đây làm cho gen đột biến bị giảm 2 liên kết hiđrô?
A. Mất 1 cặp G-X. B. Thay 2 cặp G-X bằng 2 cặp A-T.
C. Mất 2 cặp A-T. D. Thay 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X.
Câu 16: Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ  Sâu
 Gà  Cáo  Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là
A. Cáo. B. Gà. C. Sâu. D. Hổ.
Câu 17: Khi nói về biến động số lượng cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sự biến động số lượng cá thể chỉ do tác động của nhân tố sinh thái vô sinh.
B. Khi có cháy rừng, do dịch bệnh, do ô nhiễm môi trường, ... thì thường gây rabiến động không
theo chu kì.
C. Biến động số lượng cá thể sẽ tiến tới quần thể đạt cân bằng với sức chứa môi trường.
D. Trong quá trình biến động số lượng cá thể, các đặc trưng của quần thể bị thay đổi.
Câu 18: Khi nói về cân bằng nội môi, phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi nồng độ đường trong máu giảm thì cơ thể tiết ra nhiều hooc môn insulin để cân bằng đường
huyết.
B. Thận tham gia điều hòa độ pH bằng cách thải H+ và hấp thu Na+.
C. Phổi tham gia điều hòa độ pH của máu bằng cách thải CO2.
D. Khi ăn mặn thì thận tăng cường tái hấp thu nước để giảm nồng độ muối ở trong máu.
Câu 19: Phép lai nào sau đây cho đời con có 8 kiểu gen?
A. AaXDXd X AaXDY. B. AaXdXd X AaXDY.
C. AaXDXd X aaXDY. D. AaXDXD X aaXdY.
Câu 20: Một cơ thể khi giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử Ab chiếm tỉ lệ 18%. Kiểu gen và
tần số hoán vị gen lần lượt là:
Ab AB Ab AB
A. =, 36%. B. = , 36%. C. =, 32%. D. = , 9%.
aB ab aB ab
Câu 21: Giả sử ở một quần thể động vật có mật độ cá thể tăng lên quá cao, môi trường không đủ
nguồn sống
để cung cấp. Khi đó, diễn biến nào sau đây là sai?
A. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng lên.
B. Cạnh tranh cùng loài diễn ra mạnh mẽ, tăng tỉ lệ xuất cư.
C. Tuổi sinh thái của các cá thể được tăng lên.
D. Mật độ cá thể có khuynh hướng giảm xuống.
Câu 22: Khi nói về sinh vật sản xuất của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Những sinh vật có khả năng quang hợp đều được xếp vào sinh vật sản xuất.
B. Sinh vật sản xuất có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
C. Sinh vật sản xuất có khả năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng có trong ATP.
D. Nếu quần xã có tổng sinh khối của sinh vật sản xuất bị giảm xuống thì tổng sinh khối của quần
xã cũng bị giảm.
Câu 23: Giả sử quá trình quang hợp tạo ra 20 phân tử glucôzơ thì đã quang phân li bao nhiêu
6
phân tử H2O?
A. 20. B. 60. C. 240. D. 120.
Câu 24: Một gen có chiều dài 4080 A0 và số nuclêôtit loại ađênin (loại A) chiếm 10%. Số nuclêôtit
loại G của gen là bao nhiêu?
A. 960. B. 1071. C. 315. D. 600.
Câu 25: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen trên
nhiễm sắc thể?
A. Đột biến lặp đoạn. B. Đột biến chuyển đoạn không tương hổ.
C. Đột biến mất đoạn. D. Đột biến lệch bội.
Câu 26: Ở thực vật lưỡng bội, hợp tử mang bộ NST 2n -1 phát triển thành thể đột biến nào sau
đây?
A. Thể ba. B. Thể một. C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội.
Câu 27: Menđen đã sử dụng đối tượng nào sau đây để nghiên cứu di truyền?
A. Ruồi giấm. B. Đậu Hà Lan. C. Cây hoa phấn. D. Vi khuẩn E.coli.
Câu 28: Theo quan niệm của Dacuyn, nguyên nhân chủ yếu hình thành nên các giống vật nuôi
cây trồng là do
A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. nhân giống vô tính. D. công nghệ
gen.
Câu 29: Cơ thể có kiểu gen AB/ab Dd sẽ sinh ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 4. B. 2. C. 6. D. 8.
Câu 30: Theo lí thuyết, các gen nào sau đây của tế bào nhân thực phân li độc lập trong quá trình
giảm phân?
A. Các gen alen của cùng 1 cặp gen. B. Các gen nằm trên các cặp NST khác nhau.
C. Các gen cùng nằm trên 1 cặp NST. D. Các gen nằm trong tếbào chất.
Câu 31: Khi xảy ra giao phối cận huyết thì giống có kiểu gen nào sau đây sẽ không xảy ra thoái
hóa giống?
A. AAbbDD. B. AaBbDd. C. aaBbDd. D.AaBBDd.
Câu 32: Khi nói về hô hấp sáng ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi có ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao thì mọi cây xanh đều có thể xảy ra hô hấp sáng.
B. Hô hấp sáng làm tiêu hao các sản phẩm quang hợp mà không tạo ra ATP.
C. Hô hấp sáng có 3 bào quan tham gia, trong đó CO2 được giải phóng ở bào quan ti thể.
D. Thực vật C4 và thực vật CAM không xảy ra hô hấp sáng.
Câu 33: Khi nói về gen và ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Gen (1 đoạn ADN) được cấu tạo 2 mạch, từ 4 loại nucleotit là A, T, G, X.
B. Hai mạch của gen ngược chiều nhau, liên kết bằng các liên kết hiđrô (A với T bằng 2 liên kết; G
với X bằng 3 liên kết).
C. Gen nằm trong nhân tế bào (trên NST) hoặc nằm ở ti thể, lục lạp (trong tế bào chất).
D. Một gen có 3 vùng cấu trúc, trong đó vùng điều hòa chứa trình tự nucleotit đặc biệt để kết thúc
phiên mã.
Câu 34: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa, chọn giống.
B. Gen đột biến có thể hơn hoặc kém gen ban đầu 1 nucleotit.
C. Đột biến điểm thay thế cặp A-T bằng cặp T-A thì không làm thay đổi tổng liên kết hiđrô của gen.
D. Đột biến gen thường được phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN.
Câu 35: Trong quần xã, mối quan hệ nào sau đây là quan hệ đối kháng giữa các loài?
A. Cộng sinh. B. Vật kí sinh - vật chủ.
C. Hội sinh. D. Hợp tác.
Câu 36: Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?
7
A. Đột biến chuyển đoạn NST có thể được phát sinh do trao đổi đoạn giữa 2 NST khác nhau.
B. Đột biến chuyển đoạn NST không bao giờ làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
C. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST làm thay đổi thành phần của nhóm gen liên kết.
D. Chuyển đoạn có thể dẫn tới làm cho 2 gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau được về cùng 1 NST.
Câu 37: Khi nói về điều hòa hoạt động gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Gen điều hòa phiên mã liên tục; Các gen Z, Y, A chỉ phiên mã khi môi trường có lactôzơ.
B. Nếu vùng khởi động của operon bị sai hỏng thì các gen Z, Y, A mất khả năng phiên mã.
C. Gen điều hòa (nằm ngoài operon) mang thông tin mã hóa protein ức chế (protein ức chế bám lên
vùng vận hành để kìm hãm phiên mã).
D. Các gen Z, Y, A có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã khác nhau.
Câu 38: Nhân tố nào sau đây có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại ra khỏi quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến mất đoạn NST.
Câu 39: Những bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là do đột biến thể ba ở NST số 21 gây nên?
A. Hội chứng Tơcnơ. B. Bệnh máu khó đông.
C. Hội chứng Đao. D.Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Câu 40: Khi nói về đặc điểm di truyền của các gen ở trong tế bào, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hai gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành
giao tử.
B. Các gen trong tế bào chất thì không tồn tại thành cặp alen và phân chia không đều cho các tế
bào con trong phân bào.
C. Các gen lặn ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X thường biểu hiện kiểu hình ở giới
XX nhiều hơn giới XY.
D. Hai gen cùng nằm trên 1 NST thì di truyền cùng nhau, tạo thành nhóm gen liên kết.

You might also like