You are on page 1of 6

ĐỀ SỐ 04 – CHỐNG LIỆT

Câu 1. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở cấu trúc nào sau đây?

A. Trên màng tế bào. B. Thilacoit. C. Chất nền lục lạp. D. Màng ti thể.

Câu 2: Người thường xuyên bị thiếu chất nào sau đây trong khẩu phần ăn thì có thể bị loảng xương?

A. Sắt. B. Kẽm. C. Canxi. D. Iốt.

Câu 3. Loại đột biến nào sau đây làm giảm 1 liên kết hiđrô?

A. Đột biến thêm 1 cặp G-X. B. Đột biến mất 1 cặp A-T.

C. Đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T. D. Đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.

Câu 4. Phổi của loài động vật nào sau đây không có phế nang?

A. Chim bồ câu. B. Ếch. C. Lợn. D. Mèo rừng.

Câu 5: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?

A. Đột biến lặp đoạn NST dẫn đến làm tăng số lượng bản sao các gen trên NST (tăng hàm lượng ADN,
tăng độ dài NST).

B. Đột biến lặp đoạn làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên NST, tạo điều kiện làm phát sinh đột biến
gen để tạo ra gen mới.

C. Đột biến lặp đoạn NST làm cho một đoạn NST được lặp lại 1 lần hoặc nhiều lần.

D. Ở lúa đại mạch, lặp đoạn làm giảm lượng enzim amyla, có lợi cho sản xuất bia.

Câu 6. Thể đột biến nào sau đây có thể được tạo ra do sự không phân li của tất cả các cặp NST
trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử?

A. Thể ba. B. Tứ bội. C. Thể tam bội. D. Song nhị bội.

Câu 7: Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?

A. Chuyển đoạn dẫn tới sự trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa 2 cặp NST.

B. Chuyển đoạn làm chuyển 1 đoạn NST từ nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác.

C. Các thể đột biến do chuyển đoạn thường mất khả năng sinh sản.

D. Chuyển đoạn không có ý nghĩa với tiến hóa

Câu 8. Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Phép lai nào
sau đây là phép lai khác dòng?

A. AAbb × AaBB. B. AAbb × aaBB. C. AaBb × aabb. D. AaBb × AaBb.

Câu 9. Trong quá trình sinh sản, cấu trúc nào sau đây được truyền nguyên vẹn từ đời bố mẹ cho đời
con?
A. Alen. B. Kiểu gen. C. Kiểu hình. D. Cặp NST.

Câu 10. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

A. Các cá thể cùng loài thường có xu hướng hỗ trợ nhau để săn mồi, sinh sản, chống điều kiện bất lợi.

B. Khi mật độ cá thể tăng cao, nguồn sống khan hiếm thì gia tăng cạnh tranh cùng loài.

C. Cạnh tranh cùng loài làm giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ lệ tử vong, tăng tỉ lệ xuất cư, giảm mật độ cá
thể.

D. Cạnh tranh cùng loài sẽ loại bỏ các cá thể, cho nên có thể dẫn tới làm tiêu diệt loài.

Câu 11: Loại tế bào nào sau đây tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất?

A. Tế bào khí khổng. B. Tế bào lông hút. C. Tế bào mạch gỗ. D. Tế bào nội bì.

Câu 12. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Chim sáo và trâu rừng, Lươn biển và cá nhỏ là quan hệ hội sinh.

B. Giun đũa sống trong ruột người; cây tầm gửi sống trên cây thân gỗ là quan hệ kí sinh.

C. Trùng roi sống trong ruột mối; Vi khuẩn sống trong nốt sần cây họ đậu, Hải quỳ và cua là quan hệ
cộng sinh.

D. Phong lan với cây thân gỗ; cá ép với cá lớn là quan hệ hội sinh.

Câu 13. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?

A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Di – nhập gen.

C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên.

Câu 14. Khi nói về các nhóm sinh vật trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A. Thực vật, tảo, vi khuẩn lam chính là các nhóm loài thuộc sinh vật sản xuất.

B. Sinh vật sản xuất là loài mở đầu chuỗi thức ăn và truyền năng lượng ánh sáng mặt trời vào quần xã.

C. Sinh vật phân giải có nhiệm vụ phân giải các chất để trả lại môi trường (cung cấp các chất cho sinh
vật sản xuất).

D. Nấm, vi khuẩn hoại sinh, giun kí sinh là các sinh vật phân giải.

Câu 15. Trong tuần hoàn của người, máu ở tĩnh mạch phổi sẽ di chuyển đến buồng nào của tim?

A. Tâm thất phải. B. Tâm nhĩ trái. C. Tâm nhĩ phải. D. Tâm thất trái.

Câu 16. Loại enzim nào sau đây có khả năng tháo xoắn một đoạn phân tử ADN?

A. ADN polimeraza. B. ARN polimeraza. C. Ligaza. D. Restrictaza.

Câu 17: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

A. Nhiệt độ. B. Thực vật. C. Động vật. D. Vi sinh vật.


Câu 18. Ở ruồi giấm, xét 1 gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X có 2 alen là A
và a. Cách viết nào sau đây đúng?

A. XAY; XYA. B. XAY; XaY. C. XaY; XYA. D. XAYA; XaYa.

Câu 19. Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

A. Số lượng cá thể đực chia cho số lượng cá thể cái thì được gọi là tỉ lệ giới tính.

B. Mật độ quần thể sẽ được tăng lên nếu quần thể có tỉ lệ sinh sản bé hơn tỉ lệ tử vong và không có di
nhập cư.

C. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

D. Các cá thể cùng loài thường phân bố theo nhóm để hỗ trợ nhau.

Câu 20. Khi nói về các vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn, phát biểu nào sau đây sai?

A. Muốn tăng năng suất cây trồng thì phải trồng cây trong nhà lưới (hoặc nhà kính); bón phân và tưới
nước theo chế độ nhỏ giọt; Sử dụng giống có năng suất cao.

B. Khi áp dụng trồng xen canh nhiều loài cây trong một vườn thì các loài cây đó phải có ổ sinh thái
giống nhau.

C . Muốn cải tạo đất thì phải tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế bón phân vô cơ, hạn chế dùng thuốc
hóa học.

D. Muốn giảm hiệu ứng nhà kính thì phải bảo vệ rừng, tăng cường trồng cây xanh và giảm lượng khí
thải.

Câu 21: Loại hoormon nào sau đây có vai trò làm giảm đường huyết ở máu người?

A. Thiroxin. B. Glucagon. C. Adrenalin. D. Insulin.

Câu 22. Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong lưới thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng, mỗi bậc dinh dưỡng có nhiều loài
sinh vật.

B. Trong lưới thức ăn, các loài chỉ có quan hệ “sinh vật ăn sinh vật” hoặc quan hệ “vật kí sinh – vật
chủ”.

C. Cấu trúc của lưới thức ăn thường dễ bị thay đổi theo thời gian.

D. Trong lưới thức ăn, nếu một loài nào đó bị tiêu diệt thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả các loài khác trong hệ
sinh thái.

Câu 23. Khi nói về các cơ chế cách li sinh sản, phát biểu nào sau đây sai?

A. Có giao phối tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển được thì gọi là cách li trước hợp tử.

B. Cải củ lai với cải bắp sinh ra cây lai; cây lai này không có khả năng sinh sản hữu tính thì đây là cách
li sau hợp tử.

C. Cấu tạo của cơ quan sinh sản không tương đồng, dẫn tới không giao phối được với nhau thì gọi là
cách li cơ học.

D. Do ra hoa ở hai thời kì khác nhau, cho nên chúng không giao phấn với nhau, đây là cách li sinh thái.

Câu 24: Ở Việt Nam, cho lợn đực Landrat nước ngoài giao phối với lợn móng cái Việt Nam, tạo ra
lợn F1 có năng suất cao. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sử dụng lợn cái F1 để nhân giống. B. Đây là ứng dụng của ưu thế lai.

C. Sử dụng lợn đực F1 để nhân giống. D. Lợn F1 có kiểu gen đồng hợp.

Câu 25: Trong các ngăn dạ dày của trâu, dạ có chứa vi khuẩn tiết ra enzim để tiêu hóa Xenllulozơ là
A. dạ lá sách. B. dạ múi khế. C. dạ cỏ. D. dạ tổ ong.
Câu 26. Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng NST trong tế bào?

A. Đột biến lệch bội. B. Đột biến mất đoạn. C. Đột biến lặp đoạn. D. Đột biến gen.

Câu 27. Khi nói về các gen nằm trên một nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Di truyền phân li độc lập với nhau. B. Là những gen cùng alen với nhau.

C. Luôn cùng quy định một tính trạng. D. Di truyền cùng nhau theo từng nhóm liên kết.

Câu 28. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hiện tượng liên kết gen?
A. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) thường làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
B. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể không di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.
C. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể
lưỡng bội của loài đó.
D. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) thường hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
Câu 29: Phép lai: AaBb × Aabb, thu được F1 có tổng số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 37,5%. B. 50%. C. 25%. D. 12,5%.

Câu 30. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,6. Tỉ lệ kiểu gen aa của
quần thể là

A. 0,16. B. 0,25. C. 0,36. D. 0,5.

Câu 31. Khi nói về quá trình chuyển hóa nitơ, nhận định sai là
A. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối khoáng như amôn (NH4+), nitrat (NO3-).
B. Vi khuẩn lam cộng sinh trong bèo hoa dâu có khả năng cố định nitơ (N2) trong không khí thành NH4+.
C. Trồng cây họ Đậu góp phần cải tạo đất, làm tăng hàm lượng đạm trong đất và nâng cao năng suất cây
trồng.
D. Vi khuẩn phản nitrat hóa là vi khuẩn có lợi cho thực vật.
Câu 32. Nhân tố tiến hóa nào sau đây tạo ra nguyên liệu thứ cấp?

A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến.
Câu 33. Trong các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ đem lại lợi
ích cho một loài?
I. Quan hệ cộng sinh.
II. Quan hệ hội sinh.
III. Quan hệ kí sinh.
IV. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 34: Khi sử dụng H2O có O18 thì khi kết thúc quang hợp, O18 được tìm thấy ở chất nào sau đây?

A. APG. B. Glucôzơ. C. AlPG. D. O2.

Câu 35: Trong hệ tuần hoàn của người, tĩnh mạch chủ có chức năng nào sau đây?

A. Đưa máu giàu O2 từ phổi về tim. B. Đưa máu giàu CO2 từ tim lên phổi.

C. Đưa máu giàu CO2 từ cơ quan về tim. D. Đưa máu giàu O2 từ tim đi đến các cơ quan.

Câu 36: Khi nói về trao đổi nitơ ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Biến đổi NH4+ thành NO3- thì được gọi là khử nitrat.

B. Phản nitrat hóa diễn ra trong điều kiện kị khí (không có O2), sẽ làm giảm lượng đạm trong đất.

C. Biến đổi N2 thành NH4+ thì được gọi là cố định đạm (cố định nitơ).

D. Vi khuẩn cố định đạm có 2 dạng là dạng sống tự do và dạng cộng sinh với thực vật.

Câu 37. Loại đột biến nào sau đây không làm tăng hàm lượng ADN có trong nhân tế bào?

A. Đột biến tam bội. B. Đột biến tứ bội.

C. Đột biến lặp đoạn NST. D. Đột biến gen dạng mất cặp.

Câu 38. Khi nói về các loại hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A. Mỗi hệ sinh thái đều có 2 thành phần là quần xã sinh vật và môi trường sống.

B. Hệ sinh thái nhân tạo được con người bổ sung thêm vật chất và năng lượng nên có năng suất sinh học
cao.

C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có ít loài sinh vật, mạng lưới thức ăn đơn giản, chuỗi thức ăn ngắn.

D. Vì phụ thuộc vào nguồn vật chất của con người cung cấp, cho nên hệ sinh thái nhân tạo thường có
tính ổn định cao.

Câu 39: Khi nói về hoạt động của tim người, phát biểu nào sau đây sai?

A. Hệ dẫn truyền tim có 4 bộ phận, trong đó nút xong nhĩ phát nhịp → nút nhĩ thất → bó Hiss → mạng
Pouking.

B. Nút xoang nhĩ phát nhịp để kích thích tim hoạt động. Nếu nút xoang nhĩ ngừng phát nhịp thì tim sẽ
ngừng đập.

C. Một chu kì tim ở người trưởng thành kéo dài trong 0,8 giây, gồm 3 pha (nhĩ co 0,1S; Thất co 0,3S;
Giãn chung 0,4S).

D. Tâm thất trái (chứa máu đỏ thẫm) bơm máu vào động mạch chủ; Tâm thất phải (chứa máu đỏ tươi)
bơm máu vào động mạch phổi.

Câu 40: Khi nói về cân bằng nội môi trong cơ thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi nồng độ glucôzơ trong máu tăng thì tuyến tụy tiết insulin để chuyển hóa glucôzơ thành glycôgen.

II. Khi nồng độ glucôzơ trong máu giảm thì tuyến tụy tiết glucagôn để chuyển hóa glycôgen thành
glucôzơ.

III. Khi cơ thể ăn thức ăn có nhiều muối thì thận tăng cường tái hấp thu nước và tăng cường thải muối.

IV. Khi độ pH của máu giảm thì hệ đệm sẽ tăng cường lấy đi các ion H+ để đưa độ pH về mức bình
thường.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

-------------HẾT-------------

You might also like