You are on page 1of 5

Ôn thi THPT Quốc gia 2017 Các đề thi thử

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 21
Câu 1: Đơn phân của ADN là
A. nuclêôxôm. B. axit amin. C. nuclêôtit. D. glucôzơ.
Câu 2: Thể đột biến nào sau đây không phải là thể lệch bội?
A. Thể không. B. Thể tam bội. C. Thể một. D. Thể ba.
Câu 3: Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật biến đổi gen?
A. Lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten trong hạt.
C. Cà chua có gen làm chín quả đã bị bất hoạt.
B. Cừu có khả năng sản sinh ra prôtêin trong sữa của chúng.
D. Cừu Đôly.
Câu 4: Người mắc hội chứng Tơcnơ thuộc thể đột biến nào sau đây?
A. Thể không. B. Thể một. C. Thể ba. D. Thể bốn.
Câu 5: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương đồng?
A. Vây cá voi và cánh dơi. B. Cánh dơi và cánh bướm.
C. Vây cá chép và vây cá voi. D. Cánh ong và cánh chim.
Câu 6: Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sinh vật theo một hướng
xác định?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Di - nhập gen.
Câu 7: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở kỉ nào sau đây?
A. Silua. B. Krêta (Phấn trắng). C. Đêvôn. D. Than đá (Cacbon).
Câu 8: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các gen phân li độc lập và tác động riêng rẽ, các alen
trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × AaBbDD cho đời con có tối đa:
A. 9 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. B. 18 loại kiểu gen và 18 loại kiểu hình.
C. 8 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình. D. 18 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
Câu 9: Ở một loài thực vật, khi cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn thu được F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 hoa đỏ : 7
hoa trắng. Theo lí thuyết, các cây hoa trắng F1 khi giảm phân cho tối đa
A. 4 loại giao tử. B. 2 loại giao tử. C. 1 loại giao tử. D. 3 loại giao tử.
Câu 10: Một trong những điều kiện cần thiết để vốn gen của một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền không
thay đổi qua nhiều thế hệ là
A. thường xuyên xảy ra hiện tượng giao phối gần.
B. số cá thể di cư luôn bằng số cá thể nhập cư.
C. các cá thể trong quần thể giao phối không ngẫu nhiên với nhau.
D. không có chọn lọc tự nhiên.
Câu 11: Dưới tác động của một nhân tố tiến hóa, thành phần kiểu gen của một quần thể giao phối là 0,5AA :
0,3Aa : 0,2aa đột ngột biến đổi thành 100% AA. Biết gen trội là trội hoàn toàn. Quần thể này có thể đã chịu tác
động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 12: Đối với mỗi nhân tố sinh thái, khoảng chống chịu là
A. khoảng của nhân tố sinh thái đó, gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
B. khoảng của nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn
định theo thời gian.
D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật không tồn tại được.
Câu 13: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Phân bố theo nhóm xảy ra khi môi trường sống đồng nhất và các cá thể cạnh tranh gay gắt.
B. Trong tự nhiên, kiểu phân bố cá thể theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất.
C. Kiểu phân bố đồng đều góp phần làm giảm cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. Phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi
trường.
Câu 14: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hiện tượng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể vô cùng hiếm xảy ra trong các quần thể tự nhiên.

1
Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên – 0915.616.416
Ôn thi THPT Quốc gia 2017 Các đề thi thử

B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chứa của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm
khả năng sinh sản.
C. Nhờ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố cá thể trong quần thể được duy trì ở một mức độ phù hợp, đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Khi mật độ quá cao, nguồn sống khan hiếm, các cá thể có xu hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở.
Câu 15: Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có một loài được lợi?
I. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.
II. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
III. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ trong rừng.
IV. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.
V. Cá ép sống bám trên cá lớn.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
A. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
B. Trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
C. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật.
D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
Câu 17: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 16; một loài thực vật khác có bộ nhiễm sắc thể 2n=18. Theo lí
thuyết, giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên
có số lượng nhiễm sắc thể là
A. 15. B. 17. C. 16. D. 18.
Câu 18: Hai gen A và B cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và cách nhau 16 cM. Tính theo lí thuyết, phép lai
Ab Ab ab
× cho đời con có kiểu gen chiếm tỉ lệ
aB aB ab
A. 0,64%. B. 6,4%. C. 16%. D. 25%.
Câu 19: Theo học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với
các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen trội.
D. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể.
Câu 20: Khi nói về di – nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.
B. Kết quả của di – nhập gen là luôn dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền
của quần thể.
C. Nếu số lượng cá thể nhập cư bằng số lượng cá thể xuất cư thì chắc chắn không làm thay đổi tần số kiểu gen
của quần thể.
D. Hiện tượng xuất cư chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 21: Cho các nguyên nhân sau:
I. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.
II. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
III. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể trở nên gay gắt, làm mức độ xuất cư tăng cao.
IV. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi
trường.
V. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.
Có mấy nguyên nhân được dùng để giải thích cho hiện tượng “khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối
thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong”?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 22: Trong quần xã sinh vật, loài ưu thế là loài
A. có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
B. đóng vai trò thay thế cho các nhóm loài khác khi chúng suy vong vì nguyên nhân nào đó.
C. có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
2
Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên – 0915.616.416
Ôn thi THPT Quốc gia 2017 Các đề thi thử

D. chỉ có ở một quần xã nào đó mà không có ở các quần xã khác, sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho
quần xã.
Câu 23: Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng của quần xã sinh vật?
I. Mật độ cá thể. II. Loài ưu thế.
III. Loài đặc trưng. IV. Nhóm tuổi.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24: Cho các bước trong phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen như sau:
I. Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều cặp tính trạng tương phản rồi phân tích kết quả
lai ở đời F1, F2 và F3.
II. Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thuyết của mình.
III. Tạo dòng thuần chủng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
IV. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết để giải thích kết quả.
Menđen đã thực hiện các bước theo trình tự là:
A. III → I → IV → II. B. III → IV → I → II.
C. II → I → III → IV. D. I → II → IV → III.
Câu 25: Dung hợp tế bào trần (lai tế bào sinh dưỡng) của 2 cây lưỡng bội thuộc 2 loài hạt kín khác nhau tạo ra tế
bào lai. Nuôi cấy tế bào lai trong môi trường đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai. Phát biểu nào
sau đây đúng?
A. Cây lai này mang hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài trên.
B. Cây lai này có khả năng sinh sản hữu tính.
C. Cây lai này luôn có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
D. Cây lai này có bộ nhiễm sắc thể tứ bội.
Câu 26: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái?
I. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh
dưỡng là sinh vật sản xuất.
II. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn.
III. Trong một hệ sinh thái, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc
dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
IV. Vi khuẩn là nhóm sinh vật phân giải duy nhất, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô
cơ.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 27: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
I. Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
II. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
III. Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
IV. Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
V. Bảo vệ các loài thiên địch.
VI. Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại.
Phương án đúng là:
A. I, II, III, IV. B. I, III, IV, V. C. II, IV, V, VI. D. II, III, IV, VI.
Câu 28: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến gen có thể làm phát sinh các alen mới, làm phong phú thêm vốn gen của quần thể.
II. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit trong gen luôn làm thay đổi 1 axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó quy
định.
III. Đột biến gen có thể xảy ra ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân gây đột biến.
IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
V. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường có hại cho cơ thể mang gen đột biến.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 29: Có mấy phát biểu sau đây sai khi nói về quá trình nhân đôi ADN?
I. Nhờ tác dụng của các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần để lộ ra hai mạch
khuôn.

3
Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên – 0915.616.416
Ôn thi THPT Quốc gia 2017 Các đề thi thử

II. Enzim ADN pôlimeraza sử dụng một mạch của ADN làm khuôn để tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ
sung.
III. Trên mạch khuôn có chiều 3’→ 5’, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo các đoạn Okazaki.
IV. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành, một mạch là mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 30: Ở một loài chim, một cơ thể có kiểu gen AaBbDdeeX fY giảm phân hình thành giao tử. Cho biết không
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, số lượng tế bào sinh giao tử ít nhất cần để hình thành đủ tất cả các loại giao tử được
tạo ra từ cơ thể có kiểu gen trên là
A. 16. B. 8. C. 12. D. 4.
Câu 31: Ở một loài thực vật, xét cặp alen B,b nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều dài 510nm, alen B có
A 3 A 1
tỉ lệ  , alen b có tỉ lệ  . Thực hiện phép lai P: BB × bb thu được các hợp tử F1. Gây đột biến hợp tử F1
G 7 G 2
thu được một thể tứ bội. Số nuclêôtit mỗi loại trong tế bào sinh dưỡng của thể đột biến này là:
A. A = T = 950, G = X =2050. B. A = T = 900, G = X =2100.
C. A = T = 1900, G = X =4100. D. A = T = 1950, G = X =2050
Câu 32: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp.
Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể gồm có 20% cây thân cao và 80% cây thân thấp. Cho quần thể tự thụ phấn
liên tiếp qua hai thế hệ thu được F2. Ở F2, cây thân thấp chiếm tỉ lệ 83,75%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân
cao ở P, cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ
A. 50%. B. 75%. C. 25%. D. 20%.
Câu 33: Xét phép lai: ♂ AaBb × ♀ AaBB. Nếu trong quá trình giảm phân, ở 10% số tế bào của cơ thể đực có cặp
NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường ; ở 20% số tế bào của cơ
thể cái có cặp NST mang gen BB không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các giao tử
sinh ra đều tham gia thụ tinh với xác suất như nhau (với hiệu suất như nhau) thì theo lí thuyết, loại kiểu gen không
đột biến aaBB chiếm tỉ lệ bao nhiêu ở đời con ?
A. 18%. B. 2%. C. 9%. D. 91%.
Câu 34: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do 2 cặp alen A,a và B,b quy định. Khi cho giao phấn giữa
cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các
cặp gen, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho các cây
F2 tự thụ phấn thu được F3. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3 là:
19 15 15
A. cây quả dẹt : cây quả tròn : cây quả bầu dục.
64 32 64
9 25 15
B. cây quả dẹt : cây quả tròn : cây quả bầu dục.
64 32 64
9 55
C. cây quả dẹt : cây quả bầu dục.
64 64
9 15 25
D. cây quả dẹt : cây quả tròn : cây quả bầu dục.
64 32 64
Câu 35: Ở một loài thực vật, xét hai tính trạng do hai cặp alen Aa và Bb quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Khi
cho các cây P thuần chủng có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau thu được F1. Cho F1 giap phấn ngẫu nhiên
với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình lặn về 2 tính trạng chiếm 16%. Biết quá trình phát sinh giao tử đực và cái
diễn ra như nhau. Theo lí thuyết,
A. F2 có 32 kiểu tổ hợp.
B. kiểu gen mang 3 alen lặn ở F2 chiếm 16%.
C. kiểu hình trội về một trong hai tính trạng ở F2 chiếm 24%.
D. F2 có 16 loại kiểu gen.
Câu 36: Ở một loài thực vật, cho biết: alen A quy định hoa vàng, alen a quy định hoa trắng; alen B quy định quả
tròn, alen b quy định quả dài. Trong một phép lai (P) thu được F1 gồm: 25% số cây hoa vàng, quả dài: 50% số cây
hoa vàng, quả tròn : 25% số cây hoa trắng, quả tròn. Kiểu gen của (P) có thể là
AB AB
A. × , các gen liên kết hoàn toàn.
ab ab

4
Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên – 0915.616.416
Ôn thi THPT Quốc gia 2017 Các đề thi thử

AB AB
B. × , hoán vị gen xảy ra 1 bên với tần số 40%.
ab ab
AB Ab
C. × , các gen liên kết hoàn toàn.
ab aB
AB Ab
D. × , hoán vị gen xảy ra ở cả hai bên với tần số 20%.
ab aB
Câu 37: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy định
cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể
thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên
AB D d Ab d
nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Thực hiện phép lai (P): X X× X Y thu được
ab ab
F1. Ở F1, ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 10%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Tỉ lệ ruồi đực mang một trong 3 tính trạng trội ở F1 chiếm 14,53%.
II. Tỉ lệ ruồi cái dị hợp về 2 trong 3 cặp gen ở F1 chiếm 17,6%.
III. Tỉ lệ ruồi đực có kiểu gen mang 2 alen trội chiếm 15%.
IV. Tỉ lệ ruồi cái mang 3 alen trội trong kiểu gen chiếm 14,6%.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 38: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do sự tương tác của hai alen trội A và B quy định. Trong kiểu
gen, khi có cả alen A và alen B thì cho lông đen, khi chỉ có alen A hoặc alen B thì cho lông nâu, khi không có alen
trội nào thì cho lông trắng. Cho phép lai P: AaBb × Aabb thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong tổng số các cá thể thu được ở F1, số cá thể lông đen có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen chiếm tỉ lệ
12,5%.
B. Trong tổng số các cá thể thu được ở F1, số cá thể lông đen chiếm tỉ lệ lớn nhất.
C. Nếu cho các cá thể lông đen ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau sẽ thu được đời con có số cá thể lông nâu gấp
11 lần số cá thể lông trắng.
D. Ở F1 có 4 kiểu gen quy định kiểu hình lông nâu.
Câu 39: Ở một loài động vật, gen quy định màu lông gồm 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: alen A quy định
lông vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng. Xét 2 quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, quần thể
1 có tần số alen A = 0,3; quần thể 2 có tần số alen A = 0,7. Cho tất cả các cá thể đực của quần thể 1 giao phối với
tất cả các cá thể cái của quần thể 2 thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Tỉ lệ cá thể mang alen lặn của quần thể 1 bằng tỉ lệ cá thể mang alen lặn của quần thể 2.
II. Ở F1, tỉ lệ các cá thể dị hợp bằng tỉ lệ các cá thể đồng hợp.
1
III. Lấy ngẫu nhiên một cá thể lông vàng ở F1, xác suất gặp cá thể mang alen lặn là .
3
IV. Tỉ lệ các cá thể đồng hợp tử lặn của quần thể 1 nhỏ hơn quần thể 2.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 40: Ở người, xét ba gen quy định ba tính trạng. Cho biết không xảy ra đột biến, mỗi gen quy định một tính
trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Một cặp vợ chồng có kiểu gen AaBbdd × AaBbDd đã sinh được người con đầu
lòng mang 3 tính trạng trội. Dự đoán nào sau đây đúng?
1
A. Xác suất để người con này có kiểu gen đồng hợp về cả ba gen trên là .
27
B. Xác suất để người con này có kiểu gen mang 3 alen trội là 4/9.
C. Xác suất cặp vợ chồng này sinh ra đứa con thứ 2 có kiểu hình giống đứa con đầu lòng là 27/64.

5
Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên – 0915.616.416

You might also like