You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023

Môn: SINH HỌC, Lớp 12


ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 60 phút.
(không tính thời gian phát đề)
Đề gồm có 40 câu
MÃ ĐỀ: 179
Họ và tên thí sinh :…………………………………………………………. SBD:……………….

Câu 1: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây?
A. Cánh ong. B. Cánh bướm. C. Vây cá chép. D. Cánh dơi.
Câu 2: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể đào thải hoàn toàn một alen
lặn có hại ra khỏi quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 3: Theo Đacuyn, hình thành loài mới diễn ra theo con đường
A. đồng quy tính trạng. B. cách li địa lí.
C. phân li tính trạng. D. cách li sinh thái.
Câu 4: Khảo sát 4 quần thể cá mè giống ở 4 ao nuôi khác nhau thu được kết quả như sau:
Quần thể I Quần thể II Quần thể III Quần thể IV
Kích thước quần thể (con) 2000 1500 3000 1000
Thể tích ao nuôi (m3) 1500 1000 1200 500
Phát biểu nào sau đây đúng về 4 quần thể trên?
A. Quần thể 1 có mật độ cá thể cao nhất.
B. Quần thể 2 có mật độ cá thể thấp nhất.
C. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể III cao nhất.
D. Không có mối quan hệ hỗ trợ ở cả 4 quần thể.
Câu 5: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá là
A. đột biến gen. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp. D. biến dị cá thể.
Câu 6: Dựa vào bằng chứng sinh học phân tử, trong bộ Linh trưởng, loài nào dưới đây có quan hệ họ
hàng xa loài người nhất?
A. Vượn Gibbon. B. Gôrila. C. Đười ươi. D. Tinh tinh.
Câu 7: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố duy nhất quy định chiều hướng tiến hóa.
II. Cách li sinh sản được xem là dấu hiệu đánh dấu kết thúc quá trình tiến hóa lớn.
II. Giao phối không ngẫu nhiên có thể làm tăng tỉ lệ các kiểu hình đột biến trong quần thể.
IV. Giả sử quần thể 1 có tần số alen A = 0,6; quần thể 2 có tần số alen A = 0,4. Nếu một nhóm cá thể
của quần thể 2 di cư sang quần thể 1 và quần thể 1 không có cá thể nào di cư, các quần thể không chịu
tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì tần số alen A của quần thể 1 chắc chắn tăng lên.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 8: Cho một chuỗi thức ăn: Cỏ → Châu chấu → Ếch → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn trên,
rắn thuộc sinh vật tiêu thụ cấp
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 9: Mối quan hệ giữa nấm và vi khuẩn lam tạo trong địa y được gọi là
A. cạnh tranh. B. hợp tác. C. hội sinh. D. cộng sinh
Câu 10: Khi nói về thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các loài động vật ăn thịt thuộc cùng một bậc dinh dưỡng.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 luôn có sinh khối lớn hơn sinh vật tiêu thụ bậc 2.
C. Tất cả vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
D. Tất cả các sinh vật có khả năng quang hợp đều thuộc nhóm sinh vật sản xuất.
Câu 11: Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng của chim
cồng cộc (Phalacrocorax carbo), vào cuối năm thứ nhất ghi nhận mật độ cá thể trong quần thể là 0,25
cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng là 1350 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là
6%/năm. Trong điều kiện không có di - nhập cư, tỉ lệ sinh sản của quần thể là bao nhiêu?
A. 12%. B. 10,16%. C. 14%. D. 8%.
1/Si12 – Mã đề 179
Câu 12: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây hạt trần ngự trị, phát sinh chim
và thú là đặc điểm điển hình ở đại
A. Trung sinh. B. Tân sinh. C. Nguyên sinh. D. Cổ sinh.
Câu 13: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo
hướng xác định?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 14: Hình bên mô tả đồ thị tăng trưởng của quần thể
cá rô trong một nghiên cứu. Các vị trí A, B, C, D, E là
các thời điểm quan sát khác nhau. Cho các nhận định
sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
I. Quần thể cá rô tăng trưởng theo tiềm năng sinh học
trong suốt thời gian nghiên cứu.
II. Tại điểm D quần thể có tốc độ tăng trưởng cao hơn
điểm E.
III. Kích thước quần thể tại điểm C cao hơn điểm E.
IV. Tốc độ tăng trưởng của quần thể tại thời điểm C là
lớn nhất.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 15: Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thước
quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây?
I. Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm.
II. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
III. Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng.
IV. Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 16: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non
phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
B. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất
tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
C. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống
không ảnh hưởng đến số lượng cá thể trong quần thể.
Câu 17: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào
sau đây không đúng?
A. Tính đa dạng về loài tăng.
B. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.
C. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.
D. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng.
Câu 18: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa là
A. quần xã. B. tế bào. C. quần thể. D. cá thể.
Câu 19: Khi điều kiện sống phân bố đồng đều, nếu không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể thì
quần thể sinh vật thường có kiểu phân bố
A. ngẫu nhiên B. nhóm. C. đồng đều. D. theo chiều ngang.
Câu 20: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể sống tồn
tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là
A. ổ sinh thái. B. môi trường. C. giới hạn sinh thái. D. sinh cảnh.
Câu 21: Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la bất thụ. Đây là biểu hiện của dạng cách li
A. sau hợp tử. B. cơ học. C. tập tính. D. nơi ở.
Câu 22: Khi nói về các chu trình sinh địa hóa, phát biểu sau đây đúng?
A. Nước trên Trái Đất không luân chuyển theo vòng tuần hoàn.
B. Việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch có thể làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên.

2/Si12 – Mã đề 179
C. Chỉ thực vật mới có khả năng sử dụng cacbon điôxit (CO2).
D. Tất cả lượng cacbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
Câu 23: Trên một cây cổ thụ có ba loài chim cùng sinh sống: loài ăn hạt, loài hút mật hoa và loài ăn sâu
bọ. Khi nói về các loài chim này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 2 loài chim là sinh vật tiêu thụ bậc 1.
II. Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.
III. Số lượng cá thể của các loài chim này luôn bằng nhau.
IV. Loài chim ăn sâu bọ có bậc dinh dưỡng khác với hai loài còn lại.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 24: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu sau đây đúng?
A. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
B. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
C. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
D. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.
Câu 25: Khi nói về diễn thế nguyên sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Diễn thế nguyên sinh chỉ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh.
B. Trong diễn thế nguyên sinh, thành phần loài của quần xã không thay đổi.
C. Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã suy thoái.
D. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
Câu 26: Ví dụ nào sau đây phản ánh kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo
chu kì?
A. Số lượng muỗi tăng vào mùa hè, giảm vào mùa đông.
B. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau khi bị cháy vào tháng 3 năm 2002.
C. Số lượng ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.
D. Số lượng sâu hại cây trồng tăng vào mùa xuân và mùa hè, giảm vào mùa thu và mùa đông.
Câu 27: Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật
quý hiếm, cần ngăn chặn bao nhiêu hành động nào sau đây?
(1) Khai thác thuỷ, hải sản vượt quá mức cho phép.
(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã.
(4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.
(5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,...
A. 2. B. 1 C. 3. D. 4
Câu 28: Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua
A. bài tiết các chất thải. B. hoạt động hô hấp.
C. tổng hợp các chất. D. hoạt động quang hợp.
Câu 29: Trong một quần xã đồng cỏ ở châu Phi, các loài động vật ăn cỏ cỡ lớn như voi, bò rừng mỗi
khi di chuyển thường đánh động và làm các loài côn trùng như châu chấu bay khỏi cây cỏ. Lúc này, loài
chim ăn ong đỏ sẽ bắt các con côn trùng này làm thức ăn. Ngoài ra chim ăn ong đỏ còn thường đậu trên
lưng của đà điểu để chờ đợi côn trùng bay ra khỏi các bụi cỏ. Chim gõ bò có thể bắt ve bét trên da các
con bò rừng làm thức ăn. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã trên, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ giữa voi và châu chấu là ức chế - cảm nhiễm.
II. Quan hệ giữa chim ăn ong đỏ và voi là hội sinh.
III. Quan hệ giữa chim ăn ong đỏ và bò rừng là hợp tác.
IV. Quan hệ giữa chim gõ bò và bò rừng là cộng sinh.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 30: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên đều cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
II. Tốc độ hình thành quần thể thích nghi ở vi khuẩn chậm hơn so với các loài sinh vật lưỡng bội.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số alen và thành phần
kiểu gen của quần thể.
IV. Di – nhập gen và giao phối không ngẫu nhiên đều có thể làm nghèo vốn gen của một quần thể.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

3/Si12 – Mã đề 179
Câu 31: Trong một hệ sinh thái trên cạn, năng lượng được tích luỹ lớn nhất ở bậc dinh dưỡng
A. cấp 2. B. cấp 3. C. cấp 1. D. cấp cao nhất.
Câu 32: Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên chúng thường không thụ phấn được cho nhau.
Đây là ví dụ về dạng cách li
A. sinh thái. B. tập tính. C. thời gian. D. cơ học.
Câu 33: Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây là đúng?
A. Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì sự cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng
lên.
B. Quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra khi nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể
trong quần thể.
C. Quan hệ cạnh tranh thường dẫn đến sự diệt vong quần thể do làm giảm số lượng cá thể xuống dưới
mức tối thiểu.
D. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể.
Câu 34: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
B. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
C. Tập hợp cá cóc sống trong vườn quốc gia Tam Đảo.
D. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
Câu 35: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn
châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A. rắn hổ mang và chim chích. B. chim chích và ếch xanh.
C. rắn hổ mang và chim chích. D. châu chấu và sâu.
Câu 36: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, trong quá trình hình thành loài mới, ngăn cản các quần thể trao
đổi vốn gen cho nhau là vai trò của
A. chọn lọc tự nhiên. B. di – nhập gen. C. giao phối. D. các cơ chế cách li.
Câu 37: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
B. Trong chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng cao nhất luôn có sinh khối lớn nhất.
C. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn.
D. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường phức tạp hơn lưới thức ăn của quần xã thảo
nguyên.
Câu 38: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Cho biết
alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai về quần thể
này?
I. Nếu chỉ có tác động của nhân tố đột biến thì có thể sẽ làm phong phú vốn gen trong quần thể.
II. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các kiểu gen không thay đổi qua tất cả các
thế hệ.
III. Nếu chỉ có tác động của di – nhập gen thì tần số kiểu hình lặn trong quần thể có thể tăng lên.
IV. Nếu chỉ có tác động của chọn lọc tự nhiên thì tần số alen A ở F1 có thể là 100%.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 39: Cho chuỗi thức ăn sau : Tảo → Tôm he → Cá khế → Cá nhồng → Cá mập. Có bao nhiêu nhận
xét dưới đây về chuỗi thức ăn trên là đúng?
I. Đây là chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải.
II. Chuỗi thức ăn này có 5 mắt xích.
III. Sinh khối lớn nhất trong chuỗi thức ăn trên thuộc về tảo.
IV. Tôm he là sinh vật tiêu thụ bậc 2 trong chuỗi thức ăn trên.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 40: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Trùng roi sống trong ruột mối hỗ trợ mối tiêu hóa thức ăn.
B. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.
D. Các con linh cẩu tập hợp đuổi sư tử để cướp mồi.

----------HẾT----------

4/Si12 – Mã đề 179
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: SINH HỌC, Lớp 12
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 60 phút.
(không tính thời gian phát đề)
Đề gồm có 40 câu
MÃ ĐỀ: 179
Họ và tên thí sinh :…………………………………………………………. SBD:……………….

Câu 1: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây?
A. Cánh ong. B. Cánh bướm. C. Vây cá chép. D. Cánh dơi.
Câu 2: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể đào thải hoàn toàn một alen
lặn có hại ra khỏi quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 3: Theo Đacuyn, hình thành loài mới diễn ra theo con đường
A. đồng quy tính trạng. B. cách li địa lí.
C. phân li tính trạng. D. cách li sinh thái.
Câu 4: Khảo sát 4 quần thể cá mè giống ở 4 ao nuôi khác nhau thu được kết quả như sau:
Quần thể I Quần thể II Quần thể III Quần thể IV
Kích thước quần thể (con) 2000 1500 3000 1000
Thể tích ao nuôi (m3) 1500 1000 1200 500
Phát biểu nào sau đây đúng về 4 quần thể trên?
A. Quần thể 1 có mật độ cá thể cao nhất.
B. Quần thể 2 có mật độ cá thể thấp nhất.
C. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể III cao nhất.
D. Không có mối quan hệ hỗ trợ ở cả 4 quần thể.
Câu 5: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá là
A. đột biến gen. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp. D. biến dị cá thể.
Câu 6: Dựa vào bằng chứng sinh học phân tử, trong bộ Linh trưởng, loài nào dưới đây có quan hệ họ
hàng xa loài người nhất?
A. Vượn Gibbon. B. Gôrila. C. Đười ươi. D. Tinh tinh.
Câu 7: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố duy nhất quy định chiều hướng tiến hóa.
II. Cách li sinh sản được xem là dấu hiệu đánh dấu kết thúc quá trình tiến hóa lớn.
II. Giao phối không ngẫu nhiên có thể làm tăng tỉ lệ các kiểu hình đột biến trong quần thể.
IV. Giả sử quần thể 1 có tần số alen A = 0,6; quần thể 2 có tần số alen A = 0,4. Nếu một nhóm cá thể
của quần thể 2 di cư sang quần thể 1 và quần thể 1 không có cá thể nào di cư, các quần thể không chịu
tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì tần số alen A của quần thể 1 chắc chắn tăng lên.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 8: Cho một chuỗi thức ăn: Cỏ → Châu chấu → Ếch → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn trên,
rắn thuộc sinh vật tiêu thụ cấp
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 9: Mối quan hệ giữa nấm và vi khuẩn lam tạo trong địa y được gọi là
A. cạnh tranh. B. hợp tác. C. hội sinh. D. cộng sinh
Câu 10: Khi nói về thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các loài động vật ăn thịt thuộc cùng một bậc dinh dưỡng.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 luôn có sinh khối lớn hơn sinh vật tiêu thụ bậc 2.
C. Tất cả vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
D. Tất cả các sinh vật có khả năng quang hợp đều thuộc nhóm sinh vật sản xuất.
Câu 11: Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng của chim
cồng cộc (Phalacrocorax carbo), vào cuối năm thứ nhất ghi nhận mật độ cá thể trong quần thể là 0,25
cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng là 1350 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là
6%/năm. Trong điều kiện không có di - nhập cư, tỉ lệ sinh sản của quần thể là bao nhiêu?
A. 12%. B. 10,16%. C. 14%. D. 8%.
1/Si12 – Mã đề 179
Câu 12: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây hạt trần ngự trị, phát sinh chim
và thú là đặc điểm điển hình ở đại
A. Trung sinh. B. Tân sinh. C. Nguyên sinh. D. Cổ sinh.
Câu 13: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo
hướng xác định?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 14: Hình bên mô tả đồ thị tăng trưởng của quần thể
cá rô trong một nghiên cứu. Các vị trí A, B, C, D, E là
các thời điểm quan sát khác nhau. Cho các nhận định
sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
I. Quần thể cá rô tăng trưởng theo tiềm năng sinh học
trong suốt thời gian nghiên cứu.
II. Tại điểm D quần thể có tốc độ tăng trưởng cao hơn
điểm E.
III. Kích thước quần thể tại điểm C cao hơn điểm E.
IV. Tốc độ tăng trưởng của quần thể tại thời điểm C là
lớn nhất.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 15: Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thước
quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây?
I. Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm.
II. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
III. Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng.
IV. Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 16: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non
phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
B. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất
tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
C. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống
không ảnh hưởng đến số lượng cá thể trong quần thể.
Câu 17: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào
sau đây không đúng?
A. Tính đa dạng về loài tăng.
B. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.
C. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.
D. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng.
Câu 18: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa là
A. quần xã. B. tế bào. C. quần thể. D. cá thể.
Câu 19: Khi điều kiện sống phân bố đồng đều, nếu không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể thì
quần thể sinh vật thường có kiểu phân bố
A. ngẫu nhiên B. nhóm. C. đồng đều. D. theo chiều ngang.
Câu 20: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể sống tồn
tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là
A. ổ sinh thái. B. môi trường. C. giới hạn sinh thái. D. sinh cảnh.
Câu 21: Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la bất thụ. Đây là biểu hiện của dạng cách li
A. sau hợp tử. B. cơ học. C. tập tính. D. nơi ở.
Câu 22: Khi nói về các chu trình sinh địa hóa, phát biểu sau đây đúng?
A. Nước trên Trái Đất không luân chuyển theo vòng tuần hoàn.
B. Việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch có thể làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên.

2/Si12 – Mã đề 179
C. Chỉ thực vật mới có khả năng sử dụng cacbon điôxit (CO2).
D. Tất cả lượng cacbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
Câu 23: Trên một cây cổ thụ có ba loài chim cùng sinh sống: loài ăn hạt, loài hút mật hoa và loài ăn sâu
bọ. Khi nói về các loài chim này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 2 loài chim là sinh vật tiêu thụ bậc 1.
II. Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.
III. Số lượng cá thể của các loài chim này luôn bằng nhau.
IV. Loài chim ăn sâu bọ có bậc dinh dưỡng khác với hai loài còn lại.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 24: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu sau đây đúng?
A. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
B. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
C. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
D. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.
Câu 25: Khi nói về diễn thế nguyên sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Diễn thế nguyên sinh chỉ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh.
B. Trong diễn thế nguyên sinh, thành phần loài của quần xã không thay đổi.
C. Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã suy thoái.
D. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
Câu 26: Ví dụ nào sau đây phản ánh kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo
chu kì?
A. Số lượng muỗi tăng vào mùa hè, giảm vào mùa đông.
B. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau khi bị cháy vào tháng 3 năm 2002.
C. Số lượng ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.
D. Số lượng sâu hại cây trồng tăng vào mùa xuân và mùa hè, giảm vào mùa thu và mùa đông.
Câu 27: Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật
quý hiếm, cần ngăn chặn bao nhiêu hành động nào sau đây?
(1) Khai thác thuỷ, hải sản vượt quá mức cho phép.
(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã.
(4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.
(5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,...
A. 2. B. 1 C. 3. D. 4
Câu 28: Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua
A. bài tiết các chất thải. B. hoạt động hô hấp.
C. tổng hợp các chất. D. hoạt động quang hợp.
Câu 29: Trong một quần xã đồng cỏ ở châu Phi, các loài động vật ăn cỏ cỡ lớn như voi, bò rừng mỗi
khi di chuyển thường đánh động và làm các loài côn trùng như châu chấu bay khỏi cây cỏ. Lúc này, loài
chim ăn ong đỏ sẽ bắt các con côn trùng này làm thức ăn. Ngoài ra chim ăn ong đỏ còn thường đậu trên
lưng của đà điểu để chờ đợi côn trùng bay ra khỏi các bụi cỏ. Chim gõ bò có thể bắt ve bét trên da các
con bò rừng làm thức ăn. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã trên, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ giữa voi và châu chấu là ức chế - cảm nhiễm.
II. Quan hệ giữa chim ăn ong đỏ và voi là hội sinh.
III. Quan hệ giữa chim ăn ong đỏ và bò rừng là hợp tác.
IV. Quan hệ giữa chim gõ bò và bò rừng là cộng sinh.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 30: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên đều cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
II. Tốc độ hình thành quần thể thích nghi ở vi khuẩn chậm hơn so với các loài sinh vật lưỡng bội.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số alen và thành phần
kiểu gen của quần thể.
IV. Di – nhập gen và giao phối không ngẫu nhiên đều có thể làm nghèo vốn gen của một quần thể.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

3/Si12 – Mã đề 179
Câu 31: Trong một hệ sinh thái trên cạn, năng lượng được tích luỹ lớn nhất ở bậc dinh dưỡng
A. cấp 2. B. cấp 3. C. cấp 1. D. cấp cao nhất.
Câu 32: Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên chúng thường không thụ phấn được cho nhau.
Đây là ví dụ về dạng cách li
A. sinh thái. B. tập tính. C. thời gian. D. cơ học.
Câu 33: Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây là đúng?
A. Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì sự cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng
lên.
B. Quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra khi nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể
trong quần thể.
C. Quan hệ cạnh tranh thường dẫn đến sự diệt vong quần thể do làm giảm số lượng cá thể xuống dưới
mức tối thiểu.
D. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể.
Câu 34: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
B. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
C. Tập hợp cá cóc sống trong vườn quốc gia Tam Đảo.
D. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
Câu 35: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn
châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A. rắn hổ mang và chim chích. B. chim chích và ếch xanh.
C. rắn hổ mang và chim chích. D. châu chấu và sâu.
Câu 36: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, trong quá trình hình thành loài mới, ngăn cản các quần thể trao
đổi vốn gen cho nhau là vai trò của
A. chọn lọc tự nhiên. B. di – nhập gen. C. giao phối. D. các cơ chế cách li.
Câu 37: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
B. Trong chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng cao nhất luôn có sinh khối lớn nhất.
C. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn.
D. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường phức tạp hơn lưới thức ăn của quần xã thảo
nguyên.
Câu 38: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Cho biết
alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai về quần thể
này?
I. Nếu chỉ có tác động của nhân tố đột biến thì có thể sẽ làm phong phú vốn gen trong quần thể.
II. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các kiểu gen không thay đổi qua tất cả các
thế hệ.
III. Nếu chỉ có tác động của di – nhập gen thì tần số kiểu hình lặn trong quần thể có thể tăng lên.
IV. Nếu chỉ có tác động của chọn lọc tự nhiên thì tần số alen A ở F1 có thể là 100%.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 39: Cho chuỗi thức ăn sau : Tảo → Tôm he → Cá khế → Cá nhồng → Cá mập. Có bao nhiêu nhận
xét dưới đây về chuỗi thức ăn trên là đúng?
I. Đây là chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải.
II. Chuỗi thức ăn này có 5 mắt xích.
III. Sinh khối lớn nhất trong chuỗi thức ăn trên thuộc về tảo.
IV. Tôm he là sinh vật tiêu thụ bậc 2 trong chuỗi thức ăn trên.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 40: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Trùng roi sống trong ruột mối hỗ trợ mối tiêu hóa thức ăn.
B. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.
D. Các con linh cẩu tập hợp đuổi sư tử để cướp mồi.

----------HẾT----------

4/Si12 – Mã đề 179

You might also like