You are on page 1of 7

ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II

Môn: Sinh học


Họ và tên: ……………………………. Khối: 9
Mã số học sinh: ……………………… Năm học: 2022 - 2023
Lớp: ………………………………….. Hạn hoàn thành:…………………….

ĐỀ 1
A. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Nhân tố sinh thái là
A. các yếu tố vô sinh hoặc hữu sinh của môi trường.
B. tất cả các yếu tố của môi trường.
C. những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
D. các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật.
Câu 2: Cây dương xỉ là loài thực vật ưa bóng mát. Theo em, cách trồng nào phù hợp nhất
với loài cây này?
A. Trồng nơi có ánh nắng gay gắt, không cần tưới nước.
B. Trồng trong bóng râm, không cần tưới nước.
C. Trồng trong bóng râm, tưới nước thường xuyên, nhất là vào những ngày khô hanh.
D. Trồng nơi có ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng tưới nước.
Câu 3: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là:
A. Không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể.
B. Có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
C. Làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể.
D. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.
Câu 4: Sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái
được gọi là gì?
A. Giao phối cận huyết. B. Thụ tinh nhân tạo.
C. Ngẫu phối. D. Lai khác dòng.
Câu 5: Các loài thú thường hoạt động vào ban đêm là:
A. Chồn, dê, cừu. B. Trâu, bò, dơi. C. Cáo, sóc, dê. D. Dơi, chồn, sóc.
Câu 6: Ví dụ nào sau đây KHÔNG PHẢI là quần thể sinh vật?
A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực.
B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.
C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.
D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông Bắc Việt Nam.
Câu 7: Giun, sán sống trong ruột người. Đây là mối quan hệ
A. kí sinh. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. cạnh tranh.
Câu 8: Có những dạng tháp tuổi nào?
A. Tháp phát triển, tháp ổn định.
B. Tháp ổn định, tháp giảm sút.
C. Tháp phát triển, tháp ổn định, tháp giảm sút.
D. Tháp phát triển, tháp giảm sút.
Câu 9: Tuỳ theo khả năng thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta phân chia chúng
thành 2 nhóm động vật là:
A. Nhóm động vật ưa bóng và nhóm ưa tối.
B. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm kị tối.
C. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm ưa tối.
D. Nhóm động vật kị sáng và nhóm kị tối.
Câu 10: Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh?
A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. B. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng.
C. Con người và các sinh vật khác. D. Các sinh vật và ánh sáng.
Câu 11: Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ cộng sinh?
(1) Một số con chim nhỏ chui vào miệng cá sấu để “xỉa răng” cho chúng.
(2) Sáo thường đậu trên lưng trâu, bò để bắt ruồi ăn.
(3) Cua vận chuyển hải quỳ, hải quỳ tạo điều kiện cho cua có thức ăn.
(4) Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.
A. 1, 3. B. 3, 4. C. 2, 4. D. 1, 2.
Câu 12: Kiến thường đi kiếm ăn theo đàn. Mối quan hệ giữa các cá thể kiến là gì?
A. Cộng sinh. B. Hợp tác.
C. Hỗ trợ cùng loài. D. Đối kháng.

B. Tự luận
Câu 1:
a. Nêu đặc điểm của ưu thế lai.
b. Giải thích vì sao không dùng con lai F1 (lai kinh tế) để làm giống?
Câu 2:
a. Môi trường là gì? Có mấy loại môi trường chủ yếu?
b. Các cây ở vùng sa mạc khô hạn thường có đặc điểm gì giúp thích nghi tốt với môi trường
sống?

ĐỀ 2
A. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Những cây có thân mọng nước thường sống ở
A. hoang mạc. B. thảo nguyên.
C. ven bờ sông, suối. D. rừng mưa nhiệt đới.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG PHẢI là biểu hiện của ưu thế lai?
A. Cơ thể lai F1 có sức sống cao.
B. Cơ thể lai F1 có năng suất giảm.
C. Cơ thể lai F1 có khả năng chống chịu tốt hơn với các điều kiện môi trường so với cơ thể
mẹ.
D. Cơ thể lai F1 có khả năng sinh trưởng mạnh.
Câu 3: Quần xã sinh vật là
A. tập hợp các sinh vật cùng loài.
B. tập hợp các cá thể sinh vật khác loài.
C. tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.
D. tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên.
Câu 4: Trong 1 quần xã, loài đặc trưng là
A. loài có số lượng ít nhất trong quần xã.
B. loài có số lượng nhiều trong quần xã.
C. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác.
D. loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
Câu 5: Loài động vật nào thuộc nhóm ưa sáng?
A. Cú. B. Dơi. C. Ếch. D. Trâu.
Câu 6: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái nào?
A. Vô sinh. B. Hữu sinh. C. Vô cơ. D. Chất hữu cơ.
Câu 7: Da người có thể là môi trường sống của:
A. Giun đũa kí sinh. B. Chấy, rận, nấm.
C. Sâu. D. Thực vật bậc thấp.
Câu 8: Vào mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác
dụng gì?
A. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
B. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
C. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
D. Giảm sự thoát hơi nước.
Câu 9: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi:
A. Xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể.
B. Nguồn thức dồi dào và nơi ở rộng rãi.
C. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống.
D. Dich bệnh lan tràn.
Câu 10: Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng. Mối quan hệ giữa dê và bò là:
A. Cộng sinh. B. Hội sinh.
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác. D. Cạnh tranh.
Câu 11: Cho giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 1 số loài như sau:
- Cá chép: 2 – 44oC.
- Cá rô phi: 5,6 – 42oC.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cá chép có khả năng phân bố rộng hơn cá rô phi.
B. Cá rô phi có khả năng phân bố rộng hơn cá chép.
C. Cá chép và cá rô phi có khả năng phân bố như nhau.
D. Có lúc cá chép phân bố rộng hơn, có lúc cá rô phi phân bố rộng hơn.
Câu 12: Đặc điểm của thoái hóa do giao phối gần ở động vật là gì?
A. Các thế hệ sau sinh trưởng và phát triển yếu.
B. Các thế hệ sau có khả năng sinh sản giảm.
C. Các thế hệ sau có thể bị dị tật bẩm sinh, chết non.
D. Tất cả các đặc điểm trên.

B. Tự luận
Câu 1:
a. Dân số tăng quá nhanh có thể dẫn đến hệ quả gì?
b. Hãy đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của việc tăng dân số quá nhanh
ở mỗi quốc gia.
Câu 2: Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của cá rô phi ở Việt Nam, biết rằng loài cá này có giới
hạn chịu nhiệt từ 5oC đến 42oC, trong đó điểm cực thuận là 30oC.

ĐỀ 3
A. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?
A. Làm tăng thêm sức thổi của gió.
B. Làm tăng thêm sức thổi của gió, cây không bị đổ.
C. Làm gió ngừng thổi, cây không bị đổ.
D. Làm giảm bớt sức thổi của gió, cây ít bị đổ.
Câu 2: Trong quần xã ao nuôi cá, người ta thường thả nhiều loài cá trong ao nhằm
A. tận dụng diện tích ao hồ và tận dụng triệt để nguồn thức ăn trong ao.
B. để dễ quan sát và tiện việc chăm sóc.
C. để tránh sự cạnh tranh về thức ăn trong ao.
D. để chúng cùng hỗ trợ nhau trong cuộc sống chung.
Câu 3: Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng?
A. Cây xương rồng. B. Cây phượng vĩ.
C. Cây me đất. D. Cây dưa chuột.
Câu 4: Cỏ dại và lúa sống trên cùng 1 cánh đồng. Mối quan hệ giữa chúng là gì?
A. Hội sinh. B. Kí sinh.
C. Sinh vật ăn sinh vật khác. D. Cạnh tranh.
Câu 5: Động vật nào sau đây là động vật ưa sáng?
A. Thằn lằn. B. Muỗi. C. Dơi. D. Cú mèo.
Câu 6: Cá rô phi Việt Nam sống được trong điều kiện nhiệt độ từ 5,6 – 42oC, phát triển tốt
nhất ở mức 30oC. Điểm 30oC được gọi là gì?
A. Điểm gây chết. B. Điểm cực thuận.
C. Điểm chống chịu. D. Điểm thuận lợi.
Câu 7: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là gì?
A. Kiếm mồi.
B. Nhận biết các vật
C. Định hướng di chuyển trong không gian.
D. Sinh sản.
Câu 8: Quần thể là một tập hợp cá thể
A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ
mới.
B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định.
C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định.
D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có
khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
Câu 9: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp.
B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở
vùng cửa sông.
C. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa
tuổi nhưng không bị bệnh.
D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái.
Câu 10: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
Câu 11: Hiện tượng thoái hóa ở thực vật xuất hiện do
A. thụ phấn nhân tạo. B. giao phấn giữa các cây đơn tính.
C. tự thụ phấn. D. thụ phấn nhờ côn trùng.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
1. Độ ẩm không khí và đất ảnh hưởng ít đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
2. Con người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.
3. Nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt của môi
trường.
4. Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 - 50oC.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

B. Tự luận
Câu 1:
a. Quần xã sinh vật là gì?
b. Nêu những đặc điểm cơ bản của một quần xã.
Câu 2: Nêu khái niệm và lấy ví dụ về: Sinh vật hằng nhiệt, sinh vật biến nhiệt.

-----------------Hết----------------

You might also like