You are on page 1of 6

CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1. Các cá thể cùng loài sống với nhau thành 1 nhóm ở cùng 1 khu vực có thể cạnh
tranh gay gắt, dẫn tới một số cá thể có thể tách đàn thường diễn ra trong hoàn cảnh nào
dưới đây?
A. Khi gặp kẻ thù xâm lấn lãnh địa. B. Khi có gió bão, thiên tai.
C. Khi cạn kiệt nguồn thức ăn và nơi ở. D. Khi có dịch bệnh gây chết hàng loạt.
Câu 2. Hổ và thỏ rừng có mối quan hệ trực tiếp nào sau đây?
A. Cạnh tranh về thức ăn và nơi ở. B. Cộng sinh.
C. Vật ăn thịt và con mồi. D. Kí sinh.
Câu 3. Cỏ dại thường mọc lẫn với lúa trên cánh đồng làm cho năng suất lúa bị giảm đi,
giữa cỏ dại và lúa thuộc mối quan hệ kiểu nào dưới đây?
A. Cộng sinh. B. Cạnh tranh. C. Hội sinh. D. Kí sinh.
Câu 4. Trong bài ca dao nói ngược có đoạn sau: …“Bao giờ cho đến tháng ba/Ếch cắn
cổ rắn tha ra ngoài đồng/Hùm nằm cho lợn liếm lông/Một chục quả hồng nuốt lão tám
mươi”…
Trên thực tế, các sinh vật (in nghiêng) ở mỗi câu trong bài ca dao trên thuộc mối quan hệ
gì?
A. Sinh vật ăn sinh vật khác. B. Cạnh tranh. C. Kí sinh. D. Hội sinh.
Câu 5. Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó cả 2 bên cùng có lợi và chúng gắn bó
mật thiết với nhau là mối quan hệ
A. cộng sinh. B. hợp tác. C. kí sinh. D. hội sinh.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây là sai khi mô tả về mối quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác?
A. Vật ăn thịt thường có kích thước lớn, răng sắc nhọn và nhanh nhẹn.
B. Bò ăn cỏ trên cánh đồng là 1 ví dụ của mối quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác.
C. Chỉ có dạng động vật ăn thịt vật mà không có thực vật bắt động vật.
D. Số lượng con mồi cũng có thể kìm hãm sự gia tăng của vật ăn thịt.
Câu 7. Câu nào sau đây đúng khi nói về các mối quan hệ khác loài?
A. Ở các sinh vật khác loài, chỉ tồn tại mối quan hệ mà trong đó ít nhất một loài có hại.
B. Quan hệ cộng sinh và hội sinh là mối quan hệ trong đó cả 2 loài tham gia đều phải có
lợi.
C. Trong mối quan hệ kí sinh, nửa kí sinh sinh vật sống nhờ sẽ ngay lập tức giết chết vật
chủ bằng cách hút máu hoặc chất dinh dưỡng khác.
D. Trong mối quan hệ cạnh tranh, các loài sẽ kìm hãm sự phát triển của nhau.
Câu 8. Trâu rừng và nai cùng ăn cỏ trên một cánh đồng. Vậy giữa trâu rừng và cỏ; trâu
rừng và nai lần lượt thuộc mối quan hệ gì?
A. Kí sinh, cạnh tranh. B. Sinh vật ăn sinh vật khác, cạnh tranh.
C. Cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật khác. D. Hợp tác, hội sinh.
Câu 9. Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về mối quan hệ cộng sinh giữa 2 loài?
I. Chúng hợp tác với nhau trong đó 1 loài có lợi, loài kia không có lợi cũng không có hại.
II. Chúng tranh giành thức ăn, nơi ở và kìm hãm lẫn nhau
III. Chúng bắt buộc phải gắn bó khăng khít với nhau
IV. Địa y sống bám trên cành cây thì giữa địa y và cành cây là 1 ví dụ của mối quan hệ
cộng sinh.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10. Có bao nhiêu ví dụ trong các ví dụ sau đây thuộc về mối quan hệ hội sinh?
I. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
II. Cây tầm gửi sống trên cây cam hoặc cây bưởi.
III. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ khác.
IV. Dây tơ hồng sống trên cây nhãn.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 11. Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới
hạn sinh thái?
A. Gần điểm gây chết trên. B. Gần điểm gây chết dưới.
C. Ở điểm cực thuận. D. Ở ngoài giới hạn trên và dưới.
Câu 12. Nhóm nào dưới đây gồm tất cả các sinh vật hằng nhiệt?
A. Châu chấu, cá chép, rắn. B. Cá chép, ếch, thằn lằn.
C. Cá sấu, cá chép, ếch. D. Cá heo, cá voi, gà.
Câu 13. Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia
không có lợi cũng không bị hại thuộc về mối quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ kí sinh. B. Quan hệ cộng sinh. C. Quan hệ hội sinh D. Quan hệ cạnh
tranh.
Câu 14. Theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của thực
vật người ta chia thành các nhóm nào sau đây?
A. Nhóm ưa sáng và ưa khô. B. Nhóm ưa sáng và ưa bóng.
C. Nhóm ưa bóng và ưa khô. D. Nhóm ưa sáng và ưa
ẩm.
Câu 15. Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về
nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6 0C đến 420C được
gọi là
A. giới hạn sinh thái. B. khoảng chống chịu.
C. khoảng gây chết. D. khoảng thuận lợi.
Câu 16. Cây nắp ấm có lá biến dạng tạo thành một cái phễu khiến côn trùng có
thể rơi vào và bị tiêu hoá. Vậy mối quan hệ giữa cây nắp ấm và côn trùng là gì?
A. Cạnh tranh. B. Kí sinh, nửa kí sinh
C. Hội sinh. D. Sinh vật ăn sinh vật khác.
Câu 17. Ví dụ nào sau đây không thuộc về quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Rận và bét cùng hút máu của trâu, bò. B. Các con bồ nông xếp thành
hàng để bắt cá.
C. Tre mọc thành bụi. D. Chó rừng cùng nhau săn mồi.
Câu 18. Các cây thông nhựa sống gần nhau có rễ nối liền với nhau. Hiện tượng này
thể hiện mối quan hệ
A. hỗ trợ. B. sinh vật ăn sinh vật khác. C. ức chế cảm nhiễm. D. cạnh
tranh.
Câu 19. Ví dụ nào sau đây thuộc quan hệ cộng sinh?
A. Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ đậu.
B. Cây tầm gửi sống trên các cây ăn quả.
C. Dây tơ hồng bám trên thân cây khác.
D. Giun, sán sống trong cơ quan tiêu hoá của động vật.
Câu 20. Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ, phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau trước nhiệt độ của môi trường.
II. Động vật biến nhiệt thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên dễ
thích nghi hơn so với động vật đẳng nhiệt.
III. Động vật đẳng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.
IV. Nhiệt độ cơ thể càng tăng cao càng làm tăng tốc độ các quá trình sinh lí, có lợi
cho động vật.
A. I và II. B. II và III. C. III và IV. D. I và III.
Câu 21: Nhận định nào sau đây sai khi nói về ưu thế lai?
A. Con lai có sức sống vượt trội so với bố mẹ
B. Tuỳ tổ hợp phép lai thuận hay nghịch có thể cho ưu thế lai khác nhau
C. Con lai có năng suất cao hơn trung bình của bố mẹ.
D. Con lai có chất lượng sản phẩm thấp hơn bố mẹ.
Câu 22: Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể
sinh vật khác?
A. Pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, hôn nhân.
B. Giới tính, sinh sản, tử vong, mật độ.
C. Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá.
D. Tử vong, văn hoá, giáo dục, sinh sản.
Câu 23: Những đặc điểm nào sau đây có ở quần thể người và quần thể sinh vật khác?
A. Pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, hôn nhân.
B. Giới tính, sinh sản, tử vong, mật độ.
C. Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá.
D. Tử vong, văn hoá, giáo dục, sinh sản.
Câu 24: Nhóm nào sau đây gồm các nhân tố sinh thái vô sinh?
A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.
B. Con người, động vật, thực vật
C. Động vật, nấm, vi khuẩn.
D. Vi khuẩn, vi rút, nấm.
Câu 25: Nhóm nào sau đây gồm tập hợp các nhân tố sinh thái hữu sinh?
A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.
B. Con người, động vật, thực vật
C. Động vật, nấm, ánh sáng.
D. Vi khuẩn, vi rút, nhiệt độ.
Câu 26: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp các con cá chép trong 1 ao cá
B. Tập hợp các cây nhãn trong một khu vườn.
C. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi.
D. Tập hợp các con chim trong 1 khu rừng.
Câu 27: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể?
A. Tập hợp các con rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo khác nhau.
B. Tập hợp các con cá rô phi đơn tính trong ao
C. Tập hợp các cỏ trên bờ đê.
D. Tập hợp các con cừu trên 1 đồng cỏ.
Câu 28: Nhóm nào dưới đây gồm tất cả các sinh vật biến nhiệt?
A. Cá voi, dơi, cá heo.
B. Cá mập, cá rô phi, cá chép.
C. Ếch đồng, thằn lằn, cá rô phi.
D. Rùa, cá sấu, rắn hổ mang.
Câu 29: Nhóm nào dưới đây gồm tất cả các sinh vật hằng nhiệt?
A. Cá voi, dơi, cá heo.
B. Cá mập, cá rô phi, cá chép.
C. Ếch đồng, thằn lằn, cá rô phi.
D. Rùa, cá sấu, rắn hổ mang.
Câu 30: Môi trường sống của các loài cây tầm gửi là
A. môi trường sinh vật.
B. môi trường đất.
C. môi trường nước.
D. môi trường trên cạn.
Câu 31: Môi trường sống của giun đất là
A. môi trường đất
B. môi trường sinh vật.
C. môi trường nước.
D. môi trường trên cạn.
Câu 32: Giả sử mỗi gen quy định 1 tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn và quy định
các tính trạng tốt, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra
đời con có ưu thế lai cao nhất?
A. AAbb x aaBB
B. Aabb x Aabb
C. aaBB x aaBB
D. AAbb x aabb
Câu 33: Theo khả năng thích nghi với độ ẩm khác nhau của thực vật, người ta
chia thành các nhóm nào sau đây?
A. Nhóm ưa sáng và ưa khô. B. Nhóm ưa sáng và ưa
bóng.
C. Nhóm ưa ẩm và chịu hạn. D. Nhóm ưa sáng và ưa
ẩm.
Câu 34: Theo khả năng thích nghi với ánh sáng khác nhau của động vật, người
ta chia thành các nhóm nào sau đây?
A. Nhóm ưa sáng và ưa khô. B. Nhóm ưa sáng và ưa
tối.
C. Nhóm ưa ẩm và chịu hạn. D. Nhóm ưa sáng và ưa
ẩm.
Câu 35: Theo khả năng thích nghi với nhiệt độ khác nhau của sinh vật, người ta
chia thành các nhóm nào sau đây?
A. Nhóm ưa sáng và ưa khô. B. Nhóm ưa sáng và ưa
bóng.
C. Nhóm biến nhiệt và hằng nhiệt. D. Nhóm ưa sáng và ưa
ẩm.
Câu 36: Có bao nhiêu ví dụ trong các ví dụ sau đây thuộc về mối quan hệ kí sinh –
nửa kí sinh?
I. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
II. Cây tầm gửi sống trên cây cam hoặc cây bưởi.
III. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ khác.
IV. Dây tơ hồng sống trên cây nhãn.
V. Giun sán kí sinh trong ruột của trâu bò
A. 2 B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 37: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, phải trải qua 1 thế hệ tự thụ
phấn thì tỉ lệ của thể dị hợp ở thế hệ con lai F1 là
A. 25%.
B. 75%.
C. 12,5%.
D. 50%.
Câu 38: Ví dụ nào sau đây thuộc mối quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác?
A. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ. B. Giun đũa sống trong ống tiêu hóa
của động vật.
C. Cây nắp ấm bắt côn trùng. D. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ
cây họ Đậu.
Câu 39: Hươu và nai cùng ăn cỏ trên một cánh đồng. Vậy giữa hươu và cỏ; hươu
và nai lần lượt thuộc mối quan hệ gì?
A. Hợp tác, hội sinh. B. Sinh vật ăn sinh vật khác, cạnh
tranh.
C. Cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật khác. D. Kí sinh, cạnh tranh.
Câu 40: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh khác loài?
A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá trong cùng một môi trường.
B. Cây lúa và cỏ dại sống trong một ruộng lúa.
C. Bò ăn cỏ trên một cánh đồng.
D. Giun đũa sống trong ruột lợn.
Aa x Aa
A, a. A, a
1/2A 1/2a
1/2A 1/4AA 1/4Aa
1/2a 1/4Aa 1/4aa

=> F1: 1/2Aa: 1/4AA : 1/4aa

You might also like