You are on page 1of 7

TRỌNG TÂM ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HKII – SINH HỌC 9

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Giới hạn sinh thái là gì?
A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát
triển tốt.
B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.
D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.
Câu 2: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của
nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật?
A. phát triển thuận lợi nhất. B. có sức sống trung bình.
C. có sức sống giảm dần. D. chết hàng loạt.
Câu 3: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng
cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?
A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
B. Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường.
C. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi không thể sống được.
D. Không thể sống được.
Câu 4: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?
A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.
C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.
Câu 5: Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường người ta chia làm
hai nhóm động vật là?
A. Động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh
B. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt
C. Động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt
D. Động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt
Câu 6: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì?
A. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
C. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
D. Hạn sự thoát hơi nước.
Câu 7: Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật hằng nhiệt là?
A. cá sấu, ếch đồng, giun đất, mèo B. cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu
C. thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép D. cá rô phi, tôm đồng, cá thu, thỏ
Câu 8: Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng?
A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão
B. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng tự về khỏi con người phá hoại
C. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện
khô cạn của sa mạc
D. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp hạn chế tác động của ánh sáng
Câu 9: Dựa vào khả năng thích nghi của thực vật với lượng nước trong môi trường, người ta chia
làm hai nhóm thực vật là?
A. thực vật ưa nước và thực vật kị nước B. thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn.
C. thực vật ở cạn và thực vật kị nước. D. thực vật ưa ẩm và thực vật kị khô.
Câu 10: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt trong các động vật sau?
A. Giun đất B. Thằn lằn C. Tắc kè D. Chồn
Câu 11: Thực vật nào sau đây có khả năng chịu hạn tốt?
A. Cây lục bình B. Cây nha đam C. Cây dương xỉ D. Cây rêu
Câu 12: Quan hệ sinh vật cùng loài là?
A. quan hệ giữa các cá thể cùng loài với nhau.
B. quan hệ giữa các cá thể sống gần nhau.
C. quan hệ giữa các cá thể cùng loài với sống gần nhau.
D. quan hệ giữa các cá thể cùng loài sống ở các khu vực xa nhau.
Câu 13: Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biểu hiện quan hệ là?
A. quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch. B. quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh.
C. quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch. D. quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế.
Câu 14: Hai mối quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là?
A. quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch. B. quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế.
C. quan hệ đối địch và quan hệ ức chế. D. quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ.
Câu 15: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng
không có hại là mối quan hệ gì?
A. Ký sinh. B. Cạnh tranh. C. Cộng sinh. D. Hội sinh.
Câu 16: Ví dụ về tảo gây tử vong cho nhiều loài tôm, cá… bằng cách tiết chất độc vào môi trường
nước gây hiện tượng thủy triều đỏ thuộc quan hệ?
A. cạnh tranh B. ức chế - cảm nhiễm C. đối địch D. sinh vật này ăn sinh vật khác
Câu 17: Hiện tượng rễ của các cây cùng loài sống gần nhau nối liền với nhau biểu thị mối quan hệ gì?
A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Cạnh tranh D. Hỗ trợ
Câu 18: Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là?
A. Mật độ. B. Tỉ lệ giới tính. C. Thành phần nhóm tuổi. D. Độ đa dạng loài.
Câu 19: Trong các dấu hiệu đặc trưng của quần thể, dấu hiệu nào quan trọng nhất?
A. tỉ lệ đực - cái. B. thành phần cấu trúc tuổi.
C. mật độ quần thể. D. tỉ lệ sinh sản - tử vong.
Câu 20: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi nào?
A. Xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể. B. Nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi.
C. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống. D. Dịch bệnh lan tràn.
Câu 21: Hiện tượng tăng dân số cơ học là do nguyên nhân nào?
A. Tỉ lệ sinh cao hơn nhiều so với tỉ lệ tử vong.
B. Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong bằng nhau.
C. Lượng người xuất cư nhiều hơn lượng người nhập cư.
D. Số người nhập cư nhiều hơn lượng người xuất cư.
Câu 22: Loài đặc trưng là ?
A. loài có số lượng ít nhất trong quần xã.
B. loài có số lượng nhiều trong quần xã.
C. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
D. loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
Câu 23: Loài ưu thế là ?
A. loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
B. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
C. loài có mật độ cá thể cao trong quần xã.
D. loài có số lượng ít nhất trong quần xã.
Câu 24: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây?
A. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ. B. Quần thể gà và quần thể châu chấu.
C. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào. D. Quần thể cá chép và quần thể cá rô.
Câu 25: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?
A. Một đàn chuột đồng B. Một khu rừng C. Một hồ tự nhiên D. Một ao cá
Câu 26: Trong một hệ sinh thái, cây xanh đóng vai trò là?
A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật phân giải.
C. sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ. D. sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất.
Câu 27: Sinh vật tiêu thụ chủ yếu bao gồm?
A. vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ. B. động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt.
C. động vật ăn thịt và cây xanh. D. vi khuẩn và cây xanh.
Câu 28: Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là do?
A. hoạt động của con người. B. hoạt động của sinh vật.
C. hoạt động của núi lửa. D. cả A và B.
Câu 29: Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là?
A. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái
B. Động vật mất nơi cư trú
C. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng
D. Môi trường bị ô nhiễm
Câu 30: Để góp phần vào việc bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phảI làm là?
A. Tăng cường chặt, đốn cây phá rừng và săn bắt thú rừng
B. Tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản
C. Hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh
D. Sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
Câu 31: Yếu tố nào sau đây tác động làm suy giảm nguồn tài nguyên động vật và thực vật?
A. Sự sinh sản của cây rừng và thú rừng.
B. Sự tăng nhanh tốc độ sinh sản của các sinh vật biển.
C. Sự sinh sản của các nguồn thuỷ sản nước ngọt.
D. Sự gia tăng sinh sản ở con người.
Câu 32: Hoạt động nào sau đây của con người làm xói mòn và thoái hóa đất?
A. Hái lượm B. Săn bắt động vật hoang dã C. Trồng cây D. Đốt rừng
Câu 33: Biện pháp giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên là?
A. khai thác khoáng sản B. đốt rừng lấy đất trồng trọt
C. phục hồi và trồng rừng mới D. xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp
II. TỰ LUẬN
Câu 1: a. chuỗi thức ăn là gì?
b. Cho sơ đồ lưới thức ăn sau:
Theo em Sâu ăn lá là mắt xích của bao nhiêu chuỗi thức ăn ? Nêu cụ thể các chuỗi thức ăn đó?

Gợi ý:
a. Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau.
b. Sâu ăn lá là mắt xích của 4 chuỗi thức ăn.
+ Cỏ  sâu ăn lá  chim ăn sâu  đại bàng  vi sinh vật
+ Cỏ  sâu ăn lá  châu chấu  ếch nhái  rắn  vi sinh vật
+ Cỏ  sâu ăn lá  châu chấu  chim ăn sâu  đại bàng  vi sinh vật
+ Cỏ  sâu ăn lá  châu chấu  ếch nhái  rắn  đại bàng  vi sinh vật
Câu 2: a. Lưới thức ăn là gì?
b. Cho sơ đồ lưới thức ăn sau:
Theo em Châu chấu là mắt xích của bao nhiêu chuỗi thức ăn ? Nêu cụ thể các chuỗi thức ăn
đó?

Gợi ý:
a. Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
b. châu chấu là mắt xích của 6 Chuỗi thức ăn.
+ Cỏ  châu chấu  ếch nhái  rắn  vi sinh vật
+ Cỏ  châu chấu  ếch nhái  rắn  đại bàng  vi sinh vật
+ Cỏ  châu chấu  chim ăn sâu  đại bàng  vi sinh vật
+ Cỏ  sâu ăn lá  châu chấu  ếch nhái  rắn  vi sinh vật
+ Cỏ  sâu ăn lá  châu chấu  chim ăn sâu  đại bàng  vi sinh vật
+ Cỏ  sâu ăn lá  châu chấu  ếch nhái  rắn  đại bàng  vi sinh vật
Câu 3: Em hãy đề ra ít nhất 4 biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ?
Gợi ý:
- xây dựng các hệ thống xử lí chất thải, xử lí rác thải
- trồng và bảo vệ cây xanh
- cải tạo hệ thống kênh rạch bị ô nhiễm
- sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng túi ni lông
- tuyên truyền vận động mọi người giữ gìn vệ sinh môi trường
-…
Câu 4: Để góp phần bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phải làm là hạn
chế sự gia tăng dân số quá nhanh. Giải thích vì sao? (ít nhất 4 ý)
Gợi ý:
khi dân số tăng nhanh sẽ kéo theo
- Phá rừng
- Rác thải sinh hoạt và sản xuất tăng
- Tài nguyên bị khai thác quá mức
- ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn.
Câu 5:
a. Nhân tố sinh thái là gì?
b. Có bao nhiêu nhóm nhân tố sinh thái? Kể tên ?
c. Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?
Gợi ý:
a Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật
b - Có 2 nhóm nhân tố sinh thái.
+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống)
+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống)
c Vì hoạt động của con người khác với các loài sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai
thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.
Câu 6: a. Em hãy nêu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật?
b. Dựa vào khả năng thích nghi điều kiện chiếu sáng của môi trường thực vật được chia thành
mấy nhóm? Kể tên?
c. Người ta đã vận dụng ánh sáng trong trồng trọt như thế nào?
Gợi ý:
a Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lý của cây
b Thực vật được chia thành 2 nhóm khác nhau tùy theo khả năng thích nghi của chúng
với điều kiện chiếu sáng của môi trường.
+ Nhóm cây ưa sáng
+ Nhóm cây ưa bóng
c + Trồng đang xen cây ưa bóng dưới các cây ưa sáng trên một vùng canh tác để tận
dụng tối đa diện tích trồng trọt cho năng suất cao.
+ Lắp thêm đèn chiếu sáng ban đêm cho một số cây ăn quả, hoa để năng suất cao, điều chỉnh
ra hoa, kết quả đúng mùa vụ.

You might also like