You are on page 1of 9

Bài 38

Câu 1: Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả:

 A. những yếu tố vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sống
của sinh vật.
 B. những yếu tố hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sống của sinh vật.
 C. những gì bao quanh sinh vật ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các
hoạt động sống của sinh vật.
 D. những yếu tố hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động
sống của sinh vật.

Câu 2: Có mấy nhóm nhân tố sinh thái?
 A. 2
 B. 3
 C. 4
 D. 5
Câu 3: Chọn đáp án sai:

 A. Các nhân tố của môi trường có tác động đến sinh vật được gọi là nhân tố
sinh thái.
 B. Có hai nhóm nhân tố sinh thái.
 C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là những yếu tố vật lí, hoá học của môi
trường.
 D. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là các nhân tố tác động lên sinh vật.
Câu 4: Có mấy loại môi trường sống chủ yếu?
 A. 4.
 B. 3.
 C. 2.
 D. 1.
Câu 5: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường
 A. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật.
 B. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
 C. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
 D. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.

Câu 6: Cơ thể sinh vật cũng được coi là môi trường sống cuả các sinh vật khác như kí
sinh cộng sinh đúng hay sai?
 A. Đúng.
 B. Sai.
Câu 7: Các nhân tố sinh thái vô sinh tác động đến cái gì của sinh vật?

 A. Đặc điểm hình thái.


 B. Chức năng sinh lí.
 C. Tập tính của sinh vật.
 D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 8: Đâu là tên một nhân tố sinh tái vô sinh?
 A. Con người.
 B. Ánh sáng, nhiệt độ.
 C. Con hổ.
 D. Cây xanh.
Câu 9: Trong tác động của nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, mối quan hệ được tạo
nên giữa các sinh vật có thể là:

 A. quan hệ cạnh tranh


 B. quan hệ đối địch
 C. quan hệ hỗ trợ.
 D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 10: Giới hạn sinh thái là
 A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có
thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian.
 B. khoảng xác định mà ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường
nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu.
 C. không chống chịu mà ở đó đời sống của loài ít bất lợi.
 D. khoảng cực thuận mà ở đó loài sống thuận lợi nhất.
Câu 11: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì
chúng thường có vùng phân bố

 A. hạn chế
 B. rộng
 C. vừa phải
 D. hẹp
Câu 12: Con người được coi là nhân tố sinh thái đặc biệt vì :

 A. Con người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của
sinh vật một cách nhân tạo để phục vụ cho mục đích của mình.
 B. Con người có tư duy, có lao động với những mục đích của mình.
 C. Con người thông qua những hoạt động của mình đã tác động và làm biến đổi
mạnh mẽ môi trường tự nhiên, gây nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
 A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng
hẹp
 B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với
loài sống ở vùng cửa sống
 C. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể
cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
 D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh
thái
Câu 14: Nhiệt độ tác động đến
 A. Hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí- sinh thái và
tập tính của sinh vật.
 B. Đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
 C. Hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
 D. Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho
động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.
Câu 15: Nhóm sinh vật nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?

 A. Cá
 B.Lưỡng cư.
 C. Bò sát.
 D.Thú.
Câu 16: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái

 A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.


 B. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống
tốt nhất.
 C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
 D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Câu 17: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất
định được gọi
 A. Giới hạn sinh thái.
 B. Tác động sinh thái.
 C. Khả năng cơ thể.
 D. Sức bền của cơ thể.

Câu 18: Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ
của môi trường?

 A. Nhóm sinh vật biến nhiệt.


 B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.
 C. Không có nhóm nào cả.
 D. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.

Câu 19: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động
vật, người ta chia thực vật vật thành các nhóm nào sau đây?

 A. Nhóm thực vật ưa sáng, nhóm thực vật ưa khô.


 B. Nhóm thực vật ưa sáng, nhóm thực vật ưa bóng.
 C. Nhóm thực vật ưa sáng, nhóm thực vật ưa tối.
 D. Nhóm thực vật ưa sáng, nhóm thực vật ưa ẩm.

Câu 20: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?

 A. Nơi ít ánh sáng tán xạ.


 B. Nơi có độ ẩm cao.
 C. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.
 D. Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.

Bài 39:
Câu 1: Quần thể là

 A. tập hợp những cá thể cùng loài, giống nhau về hình thái, cấu tạo; có thể giao
phối tự do với nhau.
 B. tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố.
 C. tập hợp những cá thể cùng loài, có mật độ, thành phần kiểu gen đặc trưng.
 D. tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một khoảng không gian xác
định tại một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế
hệ mới.
Câu 2: Đặc trưng cơ bản của quần thể là

 A. Tỉ lệ giới tính, kích thước.


 B. Thành phần nhóm tuổi.
 C. Mật đô quần thể và kiểu phân bố.
 D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Quần thể không có đặc điểm là?

 A. Tồn tại trong một giai đoạn lịch sử xác định.


 B. Mỗi quần thể có khu phân bố xác định.
 C. Có thể không có sự giao phối với quần thể khác dù cùng loài.
 D. Luôn luôn xảy ra giao phối tự do.
Câu 4: Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên?

 A. Các cây gỗ lim mọc tự nhiên trong rừng.


 B. Các con gà nuôi trong một trại chăn nuôi.
 C. Các con sói trong một khu rừng.
 D. Các con ong mật trong tổ.
Câu 5: Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là?

 A. Mật độ.
 B. Tỉ lệ giới tính.
 C. Cấu trúc tuổi.
 D. Độ đa dạng loài.
Câu 6: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?
 A. Tiềm năng sinh sản của loài.
 B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn.
 C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn.
 D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn.
Câu 7: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là

 A. môi trường sống.


 B. ngoại cảnh.
 C. nơi sinh sống của quần thể.
 D. ổ sinh thái.
Câu 8: Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là

 A. ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành.


 B. trẻ, trưởng thành và già.
 C. trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản.
 D. trước giao phối và sau giao phối.
Câu 9: Mật độ quần thể là

 A. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị thể tích.
 B. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
 C. số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.
 D. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể
tích.
Câu 10: Có mấy kiểu phân bố cá thể của quần thể?
 A. 3.
 B. 4.
 C. 5.
 D. 6.
Câu 11: Kiểu phân bố theo nhóm thường xuất hiện khi?

 A. Điều kiện sốn phân bố đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt
giữa các cá thể trong quần thể.
 B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.
 C. Điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường nhưng không có
sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
 D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 12: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào?

 A. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
 B. Nguồn thức ăn của quần thể.
 C. Khu vực sinh sống.
 D. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loài, thời gian và điều kiện sống.
Câu 13: Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa:

 A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
 B. quyết định mức sinh sản của quần thể.
 C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.
 D. làm cho kích thước quần thể giảm sút.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp tuổi?

 A. Tháp tuổi không phải lúc nào cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
 B. Tháp dạng phát triển bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
 C. Tháp tuổi dạng ổn định đáy nhỏ, đỉnh lớn.
 D. Tháp tuổi dạng giảm sút có đáy hẹp định hẹp.
Câu 15: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát
triển của quần thể?
 A. Nhóm tuổi sau sinh sản.
 B. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản.
 C. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản.
 D. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản.
Câu 16: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thề ở các nhóm tuổi như sau:
Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha
Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha
Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

 A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.


 B. Dạng phát triển.
 C. Dạng giảm sút.
 D. Dạng ổn định.
Câu 17: Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hoà mật độ quần thể là

 A. di cư, nhập cư.


 B. dịch bệnh.
 C. điều kiện thời tiết bất thường.
 D. tỉ lệ sinh - tử.
Câu 18: Trong tự nhiên, khi quần thể chỉ còn một số ít cá thể sống sót thì sẽ có khả
năng xảy ra nhiều nhất là

 A. sinh sản với tốc độ nhanh.


 B. hồi phục.
 C. diệt vong.
 D. ổn định.
Câu 19: Quần thể cá trong ao có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo
dài thời gian phát triển của cá con có thể do

 A. chúng cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở.


 B. gặp điều kiện bất lợi, thiếu thức ăn, môi trường ô nhiễm.
 C. có sự cố bất thường. bão, lũ,...
 D. dịch bệnh phát sinh.
Câu 20: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên

 A. tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ.


 B. dừng ngay việc đánh bắt nếu không quần thể sẽ cạn kiệt.
 C. hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái.
 D. tăng cường đánh bắt vì quần thể đang ổn định.

Bài 40:
Câu 1: Quần xã sinh vật là

 A. tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một không gian và thời gian
nhất định.
 B. tập hợp các cá thể sinh vật khác loài, cùng sống trong một không gian và
thời gian nhất định.
 C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống
trong một không gian và thời gian nhất định.
 D. tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên, cùng sống trong một không gian
và thời gian nhất định.
Câu 2: Có mấy đặc trưng cơ bản của quần xã?

 A. 1.
 B. 2.
 C. 3.
 D. 4.
Câu 3: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?

 A. Một khu rừng.


 B. Một hồ tự nhiên.
 C. Một đàn gà.
 D. Một ao cá.
Câu 4: Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là
 A. Độ đa dạng.
 B. Độ nhiều.
 C. Độ thường gặp.
 D. Độ thay đổi.

Câu 5: Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là

 A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật.


 B. tập hợp nhiều cá thể sinh vật.
 C. gồm các sinh vật trong cùng một loài.
 D. gồm các sinh vật khác loài.
Câu 6: Quần xã có cấu trúc:

 A. tương đối ít.


 B. tương đối nhiều.
 C. biến đổi nhanh.
 D. tương đối ổn định.
Câu 7: Đặc điểm nào có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật?

 A. Có số cá thể cùng một loài.


 B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định.
 C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật.
 D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản.
Câu 8: Quần xã có độ đa dạng càng cao thì tính

 A. biến đổi càng lớn.


 B. biến đổi càng nhỏ.
 C. ổn định càng lớn.
 D. ổn định càng nhỏ.
Câu 9: Sự đa dạng của quần xã được thể hiện qua?
 A. Sự đa dạng về điều kiện sống và sự phong phú về số lượng loài trong quần
xã.
 B. Sự đa dạng về điều kiện sống và sự phong phú về số lượng cá thể của mỗi
loài trong quần xã.
 C. Sự phong phú về số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã.
 D. Sự phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong
quần xã.
Câu 10: Loài nào là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã?
 A. Loài ưu thế.
 B. Loài đặc trưng.
 C. Loài phong phú.
 D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 11: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ, loài ưu thế là

 A. cỏ bợ
 B. trâu, bò
 C. sâu ăn cỏ
 D. bướm
Câu 12: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do

 A. số lượng cá thể nhiều.


 B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
 C. có khả năng tiêu diệt các loài khác.
 D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
Câu 13: Trong quần xã loài ưu thế là loài

 A. Có số lượng ít nhất trong quần xã.


 B. Có số lượng nhiều trong quần xã.
 C. Phân bố nhiều nơi trong quần xã.
 D. Có số lượng nhiều, đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
Câu 14: Độ nhiều của quần xã thể hiện ở

 A. khả năng sinh sản của các cá thể trong một quần thể nào đó tăng lên.
 B. tỉ lệ tử vong của một quần thể nào đó giảm xuống.
 C. mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã.
 D. mức độ di cư của các cá thể trong quần xã.
Câu 15: Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

 A. động vật.
 B. thực vật.
 C. nấm.
 D. nhân sơ (vi khuẩn).
Câu 16: Trong quần xã loài đặc trưng là loài
 A. Có số lượng cá thể nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.
 B. Có số lượng cá thể ít hơn hẳn các loài khác trong quần xã.
 C. Phân bố nhiều nơi trong quần xã.
 D. Có vai trò quan trọng trong quần xã.
Câu 17: Bảo vệ sinh học trong quần xã là

 A. bảo vệ tỉ lệ sinh sản của các loài trong quần xã.


 B. bảo vệ sự đa dạng loài, bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần
xã.
 C. bảo vệ nguồn thức ăn và nguồn nước đáp ứng nhu cầu phát triển của các loài
trong quần xã.
 D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 18: Các cây tràm ở rừng U Minh là loài

 A. ưu thế.
 B. đặc trưng.
 C. đặc biệt.
 D. có số lượng nhiều.
Câu 19: Một số cây gỗ trong vườn quốc gia ba Vì là loài
 A. ưu thế.
 B. đặc trưng.
 C. đặc biệt.
 D. có số lượng nhiều.
Câu 20: Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã là?

 A. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia.


 B. Bảo vệ rừng, nghiêm cấm khai thác, săn bắn, buôn bán các loài sinh vật.
 C. Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.
 D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

You might also like