You are on page 1of 12

BÀI 35

Câu 1: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái
A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
B. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật
C. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật
D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén đời sống của sinh vật
Câu 2: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường
A. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật
B. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước
C. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước
D. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn
Câu 3: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
A. tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật
C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật
Câu 6: Giới hạn sinh thái là
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển ổn định theo
thời gian
B. khoảng xác định mà ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn
tối thiểu
C. không chống chịu mà ở đó đời sống của loài ít bất lợi
D. khoảng cực thuận mà ở đó loài sống thuận lợi nhất
Câu 8: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
C. Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị
bệnh
D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái
Câu 9: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái
A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất
B. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường
D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất
Câu 10: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân
bố
A. hạn chế B. rộng
C. vừa phải D. hẹp
Câu 11: Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân
bố
A. hạn chế B. rộng
C. vừa phải D. hẹp
Câu 15: Ổ sinh thái là
A. khu vực sinh sống của sinh vật
B. nơi thường gặp của loài
C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển ổn định, lâu dài của
loài
D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
Câu 23: Đối với mỗi nhân tố sinh thái, các loài khác nhau
A. có giới hạn sinh thái khác nhau
B. có giới hạn sinh thái giống nhau
C. có thể có giới hạn sinh thái giống nhau hoặc khác nhau
D. có phản ứng như nhau khi nhân tố sinh thái biến đổi
Câu 36: Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt Nam là
A. 20°C B. 25°C
C. 30°C D. 35°C
Câu 37: Khoảng giới hạn sinh thái về nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam là
A. 2°C - 42°C B. 10°C - 42°C
C. 5°C - 40°C D. 5,6°C - 42°C
Câu 22. Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt
độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Từ 5,60C đến 420C được
gọi là:
A. khoảng thuận lợi của loài. B. giới hạn chịu đựng về nhân tố nhiệt độ.
C. điểm gây chết giới hạn dưới. D. điểm gây chết giới hạn trên.
Câu 23. Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt
độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Mức 5,60C gọi là:
A. điểm gây chết giới hạn dưới. B. điểm gây chết giới hạn trên.
C. điểm thuận lợi. D. giới hạn chịu đựng .
Câu 24. Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt
độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Mức 420C được gọi là:
A. giới hạn chịu đựng . B. điểm thuận lợi.
C. điểm gây chết giới hạn trên. D. điểm gây chết giới hạn dưới.
Câu 25. Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt
độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Khoảng nhiệt độ từ 200C
đến 350C được gọi là: A. giới hạn chịu đựng . B. khoảng thuận lợi.
C. điểm gây chết giới hạn trên. D. điểm gây chết giới hạn dưới.

Câu 38: Loài chuột cát ở đài nguyên có thể chịu được nhiệt độ không khí dao động từ (-50°C) đến (+30°C),
trong đó nhiệt độ thuận lợi từ 0°C đến 20°C. Điều này thể hiện quy luật sinh thái
A. giới hạn sinh thái
B. tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường
C. không đồng đều của các nhân tố sinh thái
D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái
BÀI 36
Câu 1: Quần thể là một tập hợp cá thể có
D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có khả năng sinh sản
tạo thế hệ mới
Câu 2: Những con voi trong vườn bách thú là
A. quần thể
B. tập hợp cá thể voi
C. quần xã
D. hệ sinh thái
Câu 3: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể
B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới
C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới
D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp
Câu 9: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thẻ trong quần thể có ý nghĩa
A. đảm bào cho quần thể tồn tại ổn định
B. duy trì số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp
C. giúp khai thác tối ưu nguồn sống
D. đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn
Câu 10: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa
A. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thái tối ưu nguồn sống của môi trường
B. sự phân bố các cá thể hợp lí hơn
C. đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn
D. số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp
Câu 11: Giữa các sinh vật cùng loài có 2 mối quan hệ nào sau đây?
A. hỗ trợ và cạnh tranh
B. quần tụ hỗ trợ
C. ức chế và hỗ trợ
D. cạnh tranh và đối địch
Câu 13: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
A. tăng mật độ cá thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường
B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài có hiện tượng tiêu diệt lẫn nhau
C. giảm số lượng cá thể, đảm bảo số lượng cá thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi
trường
D. tăng số lượng cá thể trong quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm
Câu 14: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?
A. Ở những quần thể như rừng bạch đàn, rừng thông, ở những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện
tượng 1 số cây bị chết, đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật.
B. Khi thiếu thức ăn, nơi ở, người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú có hiện tượng đánh lẫn nhau, dọa nạt
nhau bằng tiếng hú hoặc động tác để tranh giành thức ăn và nơi ở
C. Khi thiếu thức ăn, 1 số động vật ăn thịt đồng loại. Ví dụ ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng
ngay các trứng chưa nở làm thức ăn hoặc cá lớn ăn cá con.
D. Một số loài thực vật như tre, nứa thường sống quần tụ với nhau thành từng bụi giúp chung tăng khả năng
chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, nứa có thể bị đổ vào nhau.
Câu 15: Nhóm cá thể sinh vật nào dưới đây là 1 quần thể?
A. Cỏ ven bờ hồ
B. Cá rô phi đơn tính trong hồ
C. Ếch xanh và nòng nọc của nó trong hồ
D. Chuột trong vườn
Câu 17: Xét tập hợp sinh vật sau:
(1) Cá rô phi đơn tính ở trong hồ. (2) Cá trắm cỏ trong ao. (3) Sen trong đầm.
(4) Cây ở ven hồ. (5) Chuột trong vườn. (6) Bèo tấm trên mặt ao.
Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có:
A. (1), (2), (3), (4), (5) và (6)
B. (2), (3), (4), (5) và (6)
C. (2), (3) và (6)
D. (2), (3), (4) và (6)
Câu 19: Hiện tượng tự tỉa thưa các cây lúa trong ruộng là kết quả của
A. cạnh tranh cùng loài
B. cạnh tranh khác loài
C. thiếu chất dinh dưỡng
D. sâu bệnh phá hoại
Câu 20: Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là ví dụ minh họa cho mối quan hệ
A. hỗ trợ cùng loài
B. cạnh tranh cùng loài
C. hỗ trợ khác loài
D. ức chế - cảm nhiễm
BÀI 37

Câu 4: Dấu hiệu nào không phải là đặc trưng của quần thể?

A. mật độ

B. tỉ lệ đực – cái

C. sức sinh sản

D. độ đa dạng

Câu 6: Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới

A. cấu trúc tuổi của quần thể

B. kiểu phân bố cá thể của quần thể

C. khả năng sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể

D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Câu 7: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường

B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường

C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

D. Tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

Câu 13: Tuổi sinh thái của quần thể là

A. thời gian sống thực tế của cá thể

B. tuổi bình quân của quần thể

C. tuổi thọ do môi trường quyết định

D. tuổi thọ trung bình của loài

Câu 14: Tuổi quần thể là

A. thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh

B. tuổi thọ trung bình của loài

C. thời gian sống thực tế của cá thể

D. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể

Câu 15: Tuổi sinh lí của quần thể


A. thời gian sống thực tế của cá thể

B. thời gian sống có thể đạt tới của 1 cá thể trong quần thể

C. tuổi thọ do môi trường quyết định

D. tuổi thọ trung bình của loài

Câu 53: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là:

A. phân hoá giới tính. B. tỉ lệ đực:cái (tỉ lệ giới tính) hoặc cấu trúc giới tính.

C. tỉ lệ phân hoá. D. phân bố giới tính.

Câu 54: Tỉ lệ đực:cái của một quần thể sinh vật thường xấp xỉ là: A.1:1. B.2:1. C.2:3 D.1:3.

Câu 99 Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa mật độ quần thể là:

A.di cư và nhập cư B.dịch bệnh C.khống chế sinh học D. sinh và tử.

BÀI 40
Câu 1: Trong quần xã sinh vật có những mối quan hệ nào sau đây?
A. quan hệ giữa các cá thể cùng loài
B. quan hệ giữa các cá thể khác loài
C. quan hệ giữa các cá thể sinh vật với môi trường
D. cả A, B và C
Câu 2: Các đặc trung cơ bản của quần xã là
A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ
B. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã
C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong
D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã
Câu 5: Trong quan hệ giữa 2 loài, có ít nhất 1 loài bị hại thì đó là mối quan hệ nào sau đây?
A. quan hệ hỗ trợ
B. quan hệ đối kháng
C. quan hệ hợp tác
D. quan hệ hội sinh
Câu 6: Quần xã là
A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định.
B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian và thời gian xác định,
gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định.
C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khu vực, vào 1 thời điểm nhất định.
Câu 7: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ, loài chiếm ưu thế là
A. cỏ bợ
B. trâu, bò
C. sâu ăn cỏ
D. bướm
Câu 8: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã cho
A. số lượng cá thể nhiều
B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh
C. có khả năng tiêu diệt các loài khác
D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lơn, hoạt động mạnh
Câu 9: Các cây tram ở rừng U Minh là loài
A. ưu thế
B. đặc trưng
C. đặc biệt
D. có số lượng nhiều
Câu 15: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác loài kìm hãm là
hiện tượng
A. cạnh tranh giữa các loài
B. khống chế sinh học
C. cạnh tranh cùng loài
D. đấu tranh sinh tồn
Câu 16: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể
A. cá rô phi và cá chép
B. ếch đồng và chim sẻ
C. chim sâu và sâu đo
D. tôm và tép
Câu 17: Hiện tượng khống chế sinh học đã
A. làm cho một loài bị tiêu diệt
B. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã
C. làm cho quần xã chậm phát triển
D. mất cân bằng trong quần xã
Câu 1. Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh
học dựa vào: A.cạnh tranh cùng loài B.khống chế sinh học
C.cân bằng sinh học D.cân bằng quần thể
Câu 2. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong
quần xã gọi là: A.cân bằng sinh học B.cân bằng quần thể
C.khống chế sinh học. D.giới hạn sinh thái Câu 3. Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc
về
A.giới động vật B.giới thực vật C.giới nấm D. giới nhân sơ (vi khuẩn)
Câu 4. Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là
A.cá cóc B.cây cọ C.cây sim D.bọ que
Câu 5. Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là:
A.tôm nước lợ B.cây tràm C.cây mua D.bọ lá
Câu 7: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?
A.Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.
D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
Câu 13. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài?
A.Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B.Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối. D.Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 14. Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ:
A.hội sinh B.cộng sinh C.kí sinh D.úc chế cảm nhiễm
Câu 10. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?
A.Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B.Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C.Cây phong lan bám trên thân cây gỗ D.Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ
Câu 16. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ cộng sinh giữa các loài:
A.vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B.chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C.cây phong lan bám trên thân cây gỗ D.cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 17. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa các loài:
A.vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu B.chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C.cây phong lan bám trên thân cây gỗ D.cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 19. Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở:
A.cộng sinh, hội sinh, hợp tác B.quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
C.kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm D.cộng sinh, hội sinh, kí sinh
Câu 20. Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở:
A.cộng sinh, hội sinh, hợp tác B.quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm
C.kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh. D.cộng sinh, hội sinh, kí sinh
Câu 22.Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là:
A.giun sán sống trong cơ thể lợn B.các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng
C.khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật xung quanh
D.thỏ và chó sói sống trong rừng.
Câu 30.Ví dụ về mối quan hệ hợp tác là:
A.động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân huỷ xelulozo thành đường
B.nhiều loài phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác.
C.nấm và vi khuẩn lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt là địa y
D.sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy rận” để ăn
BÀI 41
Câu 1: Diễn thế sinh thái là quá trình
A. biến đổi tuần tự từ quần xã này đến quần xã khác
B. thay thế liên tục từ quần xã này đến quần xã khác
C. phát triển của quần xã sinh vật
D. biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường
Câu 3: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế
A. nguyên sinh
B. thứ sinh
C. liên tục
D. phân hủy
Câu 4: Quá trình hình thành 1 ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế
A. nguyên sinh
B. thứ sinh
C. liên tục
D. phân hủy
Câu 9: Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:
(1) Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
(2) Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
(3) Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
(4) Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.
Phương án đúng là:
A. (2), (3) và (4)
B. (1), (2) và (4)
C. (1), (3) và (4)
D. (1), (2), (3) và (4)
Câu 11: Những quá trình nào sau đât sẽ dẫn tới diễn thế sinh thái?
(1) Khai thác các cây gỗ, săn bắt các động vật ở rừng.
(2) Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao, hồ, đầm lầy.
(3) Đánh bắt cá ở ao.
(4) Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.
Phương án đúng là
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (3) và (4)
C. (1), (2) và (4)
D. (2), (3) và (4)
Câu 28. Sự hình thành ao cá tự nhiên từ một hố bom được gọi là:
A.diễn thế nguyên sinh B.diễn thế thứ sinh C.diễn thế phân huỷ D.diễn thế nhân tạo
Câu 36. Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là:
A.sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế B.sự cạnh tranh trong loài chủ chốt
C.sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế D.sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.
Câu 35.Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?
A.Khởi đầu từ môi trường trống trơn
B.Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng
C.Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
D.Hình thành quần xã tương đối ổn định.
Câu 34. Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh?
A.Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.
B.Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình
thành nên quần xã tương đối ổn định
C. Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định
D.Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy
thoái
Câu 33. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái ?
A.Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người
B.Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã
C.Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu D.Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã

You might also like