You are on page 1of 63

173 BÀI TẬP CHỌN LỌC CHUYÊN ĐỀ SINH THÁI HỌC

Ngày 1/11/2016 sẽ cập nhật thêm 1000 bài tập từ đề thi thử 2016 học sinh lưu ý để tải file về học cho trọn vẹn kiến thức
Câu 1 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Mối quan hệ đối kháng giữa các cá thể trong quần thể (cạnh tranh, kí sinh đồng loại, ăn thịt đồng loại), thường dẫn đến tình trạng
A. Làm tăng kích thước của quần thể vật ăn thịt.
B. Không tiêu diệt loài mà làm cho loài ổn định và phát triển.
C. Làm suy giảm cạn kiệt số lượng quần thể của loài, đưa loài đến tình trạng suy thoái và diệt vong.
D. Kích thích sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.
Câu 2: Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Cho các nhận xét sau:
(1) Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh tranh với nhau.
(2) Cùng một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái.
(3) Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.
(4) Khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 200C gọi là khoảng thuận lợi của cá rô phi.
(5) Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 3: Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng?
A. Nghiêm cấm khai thác tại bãi đẻ và nơi kiếm ăn của chúng.
B. Bảo vệ trong sạch môi trường sống của các loài.
C. Bảo vệ ngay trong các khu bảo tồn và vườn quốc gia.
D. Bảo vệ bằng cách đưa chúng vào nơi nuôi riêng biệt có điều kiện môi trường phù hợp và được chăm sóc tốt nhất.
Câu 4: Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Trong diễn thế nguyên sinh, đặc điểm nào sau đây không phải là xu hướng biến đổi chính?
A. Chuỗi thức ăn ngày càng phức tạp, trong đó chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng.
B. Số lượng loài càng tăng, số lượng cá thể của mỗi loài ngày càng giảm.
C. Giới hạn sinh thái của mỗi loài ngày càng thu hẹp, môi trường trở nên ổn định hơn.
D. Các loài có tuổi thọ thấp, kích thước cơ thể nhỏ có xu hướng thay thế các loài có tuổi thọ cao, kích thước cơ thể lớn.
Câu 5: Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
A. Cỏ ven bờ hồ. B. Cá rô đồng và cá săn sắt trong hồ.
C. Ếch xanh và nòng nọc của nó trong hồ. D. Cây trong vườn.
Câu 6: Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Kích thước của quần thể sinh vật là
A. Số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
B. Số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
C. Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D. Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
Câu 7: Đề thi thử THPT Quốc Gia chuyên Đại học Vinh :

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 1/23
Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới
(1)Mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường
(2)Kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể
(3) Mức tử vong của quần thể
(4)Kích thước của quần thể
(5) Mức sinh sản của quần thể
Số phương án trả lời đúng là
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 8: (ID:92821)Kiểu phân bố có ý nghĩa “làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể” có đặc điểm
A. Thường gặp khi điều kiện môi trường sống phân bố không đồng đều
B. Là kiểu phân bố phổ biến nhất
C. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
D. Các cá thể sống thành bầy đàn
Câu 9: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
(5) Trùng roi sống trong ruột mối.
Trong các mối quan hệ trên, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
A.4 B.3. C.2. D. 1.
Câu 10 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 :
Trong số các ví dụ chỉ ra dưới đây, ví dụ nào cho thấy mô hình phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể?
A. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều.
B. Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ.
C. Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam cực.
D. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới.
Câu 11: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Do số bị săn bắt trái phép nhiều, sổ lượng cá thể của quần thể một loài động vật bị suy giảm, tỷ lệ giao phối cận huyết tăng cao sẽ dẫn đến hiện
tượng nào trước tiên?
A.tăng ti lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp.
B.duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hơp tử.
C.phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen.
D.phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhaụ.
Câu 12: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015
Yếu tổ nào trực tiếp chi phối sổ lượng cá thể của quần thể làm kích thước quần thể trong tự nhiên thường bị biến động
A. mức xuất cư và mức nhập cư.
B. mức sinh và mức tử vong.
C. kiểu tăng trưởng và kiểu phân bố của quần thể.
D. nguồn sống và không gian sống.
Câu 13 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015
Cho các tập hợp sinh vật sau:
1- Cá trăm cỏ trong ao;

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 2/23
2- Cá rô phi đơn tinh trong hồ;
3- Bèo trên mặt ao;
4- Sen trong đầm;
5- Các cây ven hồ;
6- Voi ở khu bảo tồn Yokdôn;
7- Ốc bươu vàng ở ruộng lúa;
8- Chuột trong vườn;
9- Sim trên đổi;
10-Chim ở lũy tre làng.
Có bao nhiêu tập hợp trên thuộc quần thể sinh vật?
A. 6. B. 8. C.4. D. 5.
Câu 14: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015
Một trong những xu hướng biến đổi của các nhân tố vô sinh trong quá trình diễn thế nauyên sinh trên cạn là
A. nhiệt độ ngày càng giảm. B. nhiệt độ ngày càng ổn định,
C. nhiệt độ ngày càng tăng. D. độ ẩm ngày càng giảm.
Câu 15 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Câu nào dưới đây mô tả về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi là đúng?
A. Quần thể của con mồi tăng trưởng theo đồ thị chữ J còn quần thể vật dữ tăng trưởng theo hình chữ S
B. Vật ăn thịt luôn có kích thước hớn hơn con mồi nhưng số lượng luôn ít hơn số lượng con mồi
C. Vật ăn thịt luôn có kích thước nhỏ hơn con mồi nhưng số lượng luôn ít hơn số lượng con mồi
D. Vật ăn thịt luôn ăn các con mồi già yếu và do vậy giúp con mồi ngày càng có nhiều con khỏe mạnh hơn.
Câu 16 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Hệ sinh thái được coi là một hệ thống mở vì
A. số lượng cá thể sinh vật trong mỗi hệ sinh thái thường xuyên biến động
B. quần thể trong hệ sinh thái có khả năng tự cân bằng, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái
C. Các hệ sinh thái đều bị con người tác động làm biến đổi thường xuyên
D. Luôn có sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường
Câu 17 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Động vật đẳng nhiệt (hằng nhiệt) sống ở vùng lạnh có:
A. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới
B. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới
C. Các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới
D. Các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài sống tương tự sống ở vùng nhiệt đới
Câu 18 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 47. (ID: 95714) Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể
dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Xét các nguvên nhân sau đây:
(1)Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
(2)Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
(3)Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái.
(4)Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể cùa loài dẫn tới diệt vong.
Có bao nhiêu nguyên nhân đúng?
A.4. B. 2. C. 1. D.3.
Câu 19 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Ở một quần thể cá chép, sau khi khảo sát thì thấy có 15% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 50% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 35% cá thể ở tuổi sau sinh
sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản sẽ tăng lên?
A. Đánh bắt các cá thể cá chép ở tuổi sau sinh sản.
B. Thả vào ao nuôi các cá chép đang ở tuổi sinh sản.

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 3/23
C. Thả vào ao nuôi các cá chép ở tuổi đang sinh sản và trước sinh sản.
D. Thả vào ao nuôi các cá thể cá chép con.
Câu 20 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, kết luận nào sau đây đúng?
A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh
sản.
B. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản.
C. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa, ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có
vùng phân bố hẹp.
D. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.
Câu 21 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
B. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường không xảy ra, do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ờ mức độ phù
hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
Câu 22 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Trường hợp nào các cá thể trong quần thể phân bố đồng đều?
A. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.
C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
D. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể cạnh tranh gay gắt.
Câu 23 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Ở tổ chức sống nào sau đây, các cá thể đang ở tuổi sinh sản và có giới tính khác nhau có thể giao phối tự do với nhau và sinh con hữu thụ?
A. Quần xã. B. Quần thể. C. Sinh quyển. D. Hệ sinh thái.
Câu 24 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Một quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi:
A. Quần thể cân bằng.
B. Kích thước quần thể đạt giá trị tối đa cân bằng sức chịu đựng của môi trường
C. Tốc độ tăng trường quần thể giữ nguyên không đổi.
D. Điều kiện môi trường không giới hạn.
Câu 25 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Tất cả các Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 sau đúng về điều hòa quần thể, ngoại trừ:
A. Phương trình tăng trưởng quần thể trong môi trường bị giới hạn phản ánh ảnh hưởng của các nhân tố phụ thuộc mật độ tới sự cân
bằng quần thể quanh sức chứa môi trường.
B. Nhân tố không phụ thuộc mật độ sẽ ảnh hưởng lớn tới quần thể khi mật độ tăng.
C. Mật độ quần thể tăng có thể làm thay đổi sinh lý của cá thể và ức chế sinh sản.
D. Quần thể thường biến động số lượng theo chu kì là sự đáp lại của quần thể với nhân tố phụ thuộc mật độ.
Câu 26 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Độ dốc của đường cong tăng trưởng quần thể bắt đầu giảm khi....
A. Điềukiện môi trường lí tưởng.

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 4/23
B. sự tăng trưởng quần thể đạt mức tối đa.
C. Quần thể chịu tác động của giới hạn môi trường.
D. Số lượng cá thể trong quần thể (N) là 50% so với số lượng tối đa của quần thể.
Câu 27 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Hình thức phân bố các cá thể của quần thể trong không gian nào là phổ biến nhất:
A.Phân bố đều. B.Phân bố không đều. C.Phân bố theo nhóm. D.Phân bố ngẫu nhiên.
Câu 28 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Trong điều kiện môi trường thay đổi đột ngột, mức tử vong cao nhất thuộc về tập hợp nhóm tuổi nào trong quần thể?
A. Nhóm tuổi trước và sau sinh sản.
B. Nhóm tuổi đang sinh sản vả sau sinh sản.
C. Nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản.
D. Chỉ có nhóm đang sinh sản.
Câu 29: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015
Hình bên ghi lại đường cong tăng trưởng của của quần thể trùng đế giày được nuôi trong
phòng thí nghiệm. Quần thể này:
A.có điều kiện sống hoàn toàn thoả mãn nhu cầu của các cá thể.
B. có nguồn sống dồi dào, không gian cư trú không giới hạn
C. tăng trường theo tiềm năng sinh học
D. có điều sống không hoàn toàn thuận lợi
Câu 30 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015
Trong cấu trúc tuổi của quần thể, tuổi sinh thái được hiểu là
A. thời gian sống thực tế của cá thể trong quần thể.
B. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C.tuổi có khả năng sinh sản trong quần thể
D. tuổi có khả năng sinh sản trong quần thể
Câu 31 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015
Ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm là
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể duy trì mật độ quần thể thích hợp.
B.làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo sự tôn tại của những cá thể khỏe mạnh nhất.
C. giúp các cá thể trong quần thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
D. làm tăng sự hỗ trợ lẫn nhau các cá thể chổng lại điêu kiện bất lợi của môi trường sống đảm bảo sự tồn tại của quần thể.
Câu 32 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể ?
A. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
B. Phân bố theo nhóm giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
C. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
D. Phân bố đồng đều làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 33 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Cho các thông tin sau:
(1)Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
(2)Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh
(3)Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường
(4)Tìm nguốn ống mới phù hợp với từng cá thể
Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là:

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 5/23
A. (1),(2),(3)
B. (1),(3),(4)
C. (1),(2),(4)
D. (2),(3),(4)
Câu 34 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật tự nhiên, phát biểu nào sau đây là
đúng ?
A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng
và sự phân bố các cá thể trong quần thể
B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh
với nhau làm tăng khả năng sinh sản
C. Nhờ sự cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù
hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể
D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ
biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài
Câu 35 :Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015 :
Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, quần thể có khả năng thích nghi cao
nhất là
A. quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản hữu tính.
B. quần thể có kích thước lớn và sinh sản tự phối.
C. quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính.
D. quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính.
Câu 36 :Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Nhịp sinh học của các loài chịu sự chi phối chủ yếu bởi
A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. độ ẩm. D. nguồn sống.
Câu 37 :Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Sự tác động của nhân tố sinh thái nào phụ thuộc vào mật độ?
A. Độ ẩm. B. Ánh sáng. C. Vật ăn thịt. D. Nhiệt độ.
Câu 38 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015 :
Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?
A. Các con linh dương đực tranh giành nhau các con linh dương cái trong mùa sinh sản.
B. Cá mập con khi mới nở, sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
C. Các cây thông cạnh tranh ánh sáng, nước và muối khoáng.
D. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
Câu 39 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 6/64
Đặc trưng sinh thái học của quần thể là
A. chức năng của quần thể. B. tần số các alen và kiểu gen.
C. tỉ lệ các nhóm tuổi. D. vốn gen.
Câu 40 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Cây ưa sáng có đặc điểm
A. phiến lá nhỏ, mô giậu kém phát triển, màu xanh đậm, xếp ngang.
B. phiến lá nhỏ, mô giậu phát triển, màu xanh nhạt, xếp ngang.
C. phiến lá to, mô giậu kém phát triển, màu xanh đậm, xếp xiên.
D. phiến lá nhỏ, mô giậu phát triển, màu xanh nhạt, xếp xiên.
Câu 41 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Khi môi trường sống thay đổi, quần thể có khả năng thích nghi nhanh nhất là
A. quần thể sinh sản hữu tính, kích thước cá thể nhỏ, sinh sản nhanh.
B. quần thể sinh sản hữu tính, kích thước cá thể nhỏ, sinh sản chậm.
C. quần thể sinh sản hữu tính kích thước cơ thể lớn, sinh sản ít.
D. quần thể sinh sản vô tính, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh.
Câu 42 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Biên Hòa năm
Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật
A.chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.
B.đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức
chứa của môi trường.
C.thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.
D.xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp.
Câu 43 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Biên Hòa năm 2015
Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinhvật?
A.Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
B.Khimôitrường bịgiới hạn, mức sinh sản củaquần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
C.Khimôitrường không bịgiới hạn,mức sinh sản của quầnthể luôn nhỏhơn mức tử vong.
D.Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.
Câu 44 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2015
Quần thể ít phụ thuộc vào sự biến động của nhân tố sinh thái là quần thể
A. Có vùng phân bố hẹp B. Ít dịch bệnh
C. Có số lượng cá thể nhiều D. Có giới hạn chịu đựng rộng
Câu 45 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2015
Loài đẻ nhiều, phần lớn bị chết trong những ngày đầu, số sống sót đến cuối đời rất ít là
>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 7/64
A. Thủy tức B. Chim, thú C. Sóc D. Hàu,sò
Câu 46 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2015
Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ưa sáng?
A. mọc nơi quang đãng hoặc tầng trên của tán rừng.
B. phiến lá dày, mô giậu phát triển.
C. phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.
D. lá xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia sáng chiếu thẳng vào bề mặt lá.
Câu 47 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015
Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể
sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một yếu tố, yếu tố nào sau dây là quan trọng nhất ?
A. Điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu
B. Tỉ lệ đực/cái của quần thể
C. Số lượng con non của một lứa đẻ
D. Số lứa đẻ của một cá thể cái và tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể
Câu 48 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015 :
Những người dân ven biển Bắc bộ có câu “tháng chín đôi mươi tháng mưới mùng 5”. Câu này
đang nói đến loài nào và liên quan đến dạng biến động số lượng nào của quần thể sinh vật:
A. Loài cá cơm- Biến động theo chu kì mùa
B. Loài Rươi- Biến động theo chu kì tuần trăng
C. Loài dã tràng – Biến động theo chu kì tuần trăng
D. Loài rùa biển- Biến động theo chu kì nhiều năm
Câu 49 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015 :
Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong
môi trường. Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên?
A. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều
B. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới
C. Nhóm cây bụi mọc hoang dại,đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam Cực
D. Các câu thông trong rừng thông,chim hải âu làm tổ
Câu 50 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái năm 2015 :
Nhân tố nào sau đây khi tác động đến quần thể côn trùng, sự ảnh hưởng của nó không phụ thuộc
vào mật độ quần thể?
A. Con người. C. Thức ăn (lá cây).
B. Nhiệt độ. D. Nấm kí sinh trên côn trùng.
Câu 51 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái năm 2015 :

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 8/64
Để giảm mạnh kích thước quần thể chuột trong thành phố, cách nào trong số các cách sau đây sẽ
đem lại hiệu quả cao nhất và kinh tế nhất:
A. Dùng hoá chất tẩm vào thức ăn để tiêu diệt tất cả các con chuột ở mọi lứa tuổi.
B. Đặt bẫy để tiêu diệt càng nhiều càng tốt các con chuột đang ở độ tuổi sinh sản.
C. Cho chuột ăn thức ăn chứa hoá chất để chúng không sinh sản được.
D. Hạn chế tối đa nguồn thức ăn, chỗ ở của chúng.
Câu 52 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Sơn Tây năm 2015 :
Quan sát thấy các cá thể của một quần thể phân bố một cách đồng đều, điều đó chứng tỏ
A. các cá thể của quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống.
B. mật độ của quần thể thấp.
C. nguồn sống phân bố không đồng đều.
D. quần thể đang có sự phân ly ổ sinh thái.
Câu 53 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Sơn Tây năm 2015
Ổ sinh thái là
A. Khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát tiển ổn định
lâu dài của loài.
B. Nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật.
C. Nơi thường gặp của loài.
D. Khu vực sinh sống của sinh vật.
Câu 54 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Sơn Tây năm 2015
Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối
thiểu.
C. Quần thể người Việt Nam đang tăng trưởng theo tiềm năng sinh học
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.
Câu 55 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Sơn Tây năm 2015
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau
giữa các loài.
B. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
C. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với
khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 9/64
Câu 56 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế năm 2015
Nhóm tuổi nào sau đây có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thê
A.Tuổi trước sinh sản B. tuổi sinh sản và sau sinh sản
C. Tuổi sinh sản D. Tuổi trước sinh sản và sinh sản
Câu 57 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế năm 2015
Xét các trường hợp sau:
(1) Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, kết quả làm giảm mật độ cá thể của quần thể
(2) Các cá thể đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra
khỏi đoàn
(3) Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau
(4) Thực vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể
(5) Sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài làm tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
Những trường hợp do cạnh tranh cùng loài gây ra là:
A. (2), (3), (4), (5) B. (1), (3), (4), (5) C. (1), (2), (3), (4) .D. (1), (2), (3), (5)
Câu 58 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế năm 2015
Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là:
A. tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.
B. thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển
C. thời gian sống của 1 cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể.
D. thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên.
Câu 59 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Phan Bội Châu năm 2015
Cho các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố sinh thái được coi là nhân tố phụ thuộc vào mật độ quần
thể?
(1)Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng quần thể.
(2)Số lượng kẻ thù ăn thịt trong một quần xã.
(3)Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
(4)Sự phát tán của các cá thể trong quần thể.
(5)Nhiệt đô, độ ẩm và ánh sáng.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 60 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Phan Bội Châu năm 2015
Phát biểu nào sau đây đúng về mối quan hệ quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể tối đa, mức tử vong tôi thiểu.
C. Khi môi trường bị giới hạn, kích thước quần thể luôn ở dưới mức tối thiểu.
D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 10/64
Câu 61 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Phan Bội Châu năm 2015
Khi nói về mối quan hệ giữa các loài phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá tôm là ví dụ về quan hệ sinh vật ăn sinh vật.
B. Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất
định.
C. Trong quan hệ hợp tác, nếu 2 loài tách nhau ra thì cả hai đều bị chết.
D. Chim sáo bắt rận cho trâu bò là ví dụ về quan hệ hội sinh.
Câu 62 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Phan Bội Châu năm 2015
Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ
và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét
đúng?
(1)Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
(2)Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
(3)Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều
chỉnh về mức cân bằng.
(4)Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
(5)Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 63 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quang Trung năm 2015
Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề,
trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao
A. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).
B. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
C. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...).
D. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
Câu 64 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quang Trung năm 2015
Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối.
C. Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật
tiêu thụ mình.
D. Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh
vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất.
Câu 65 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quang Trung năm 2015
Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống.
B. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh họC.

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 11/64
C. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái
sinh.
D. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên
Câu 66 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quang Trung năm 2015
Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:
A. Đồng rêu hàn đới → Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo
mùa).
B. Rừng mưa nhiệt đới → Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo
mùa).
C. Rừng mưa nhiệt đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) → Đồng rêu
hàn đới.
D. Đồng rêu hàn đới → Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) → Rừng mưa
nhiệt đới.
Câu 67 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quang Trung năm 2015
Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể
giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức
ăn. Nguyên nhân là vì:
A. Giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ rất ít thực vật phù du
B. Giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi
C. Thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh
D. Thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn
Câu 68 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quang Trung năm 2015
Cho các đặc điểm sau:
(1) Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đều
(2) Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
(3) Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường
(4) Các cá thể quần tụ nhau để hỗ trợ
Đặc điểm của kiểu phân bố ngẫu nhiên là:
A. (1), (3) B. (4), (2) C. (1), (2), (3) D. (3), (2), (4)
Câu 69 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quang Trung năm 2015 :
Khi nói về mối quan hệ cùng loài, xét các kết luận sau đây:
(1) Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm
(2) Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa
của môi trường
(3) cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài
>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 12/64
(4) Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể
Có bao nhiêu kết luận đúng
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 70 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Trong quần xã, các mối quan hệ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài
khác gồm:
A. Cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, hội sinh. B. Cộng sinh, hợp tác, kí sinh - vật chủ.
C. Cộng sinh, cạnh tranh, hội sinh. D. Cộng sinh, hợp tác, hội sinh.
Câu 71 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Khi nói về quá trình diễn thể sinh thái, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Một trong những nguyên nhân bên trong gây nên diễn thế sinh thái là sự hoạt động quá mạnh
của loài ưu thế
B. Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã có thành phần loài đa dạng nhất, số
lượng cá thể của mỗi loài cân bằng với sức chứa môi trường
C. Kết thúc diễn thế thứ sinh thường hình thành nên quần xã tương đối ổn định
D. Diễn thể nguyên sinh thường khởi đầu bằng những quần xã sinh vật dị dưỡng như nấm, địa y.
Câu 72 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Xét các nhóm loài thực vật:
1. Thực vật thân thảo ưa sáng. 3. Thực vật thân gỗ ưa sáng.
2. Thực vật thân thảo ưa bóng. 4. Thực vật thân cây bụi ưa sáng.
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh của quần xã trên cạn, thứ tự xuất hiện của các nhóm loài thực
vật này là
A. 1,2,4,3. B. 3,4,2,1. C. 1,4,3,2. D. 1,2,3,4.
Câu 73 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Sự cạnh tranh khác loài sẽ làm…..
A. Một loài biến mất B. tăng sự trùng hợp ổ sinh thaí
C. Giảm sự trùng lặp ổ sinh thái D. Hai loài cùng biến mất
Câu 74 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015
Một động vật ăn thịt chủ chốt trong quần xã có thể duy trì sự đa dạng loài trong quần xã đó nếu
chúng
A. cạnh tranh và xua đuổi các loài động vật ăn thịt khác ra khỏi quần xã.
B. chi săn bắt các loài chiếm ưu thế trone quần xã làm thức ăn.
C. cho phép các loài động vật ăn thịt khác nhập cư vào quần xã.
D. chi săn bắt các loài có mức phổ biến thấp nhât trong quần xã làm thức ăn.
Câu 75 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015
Cho các mối quan hệ sinh thái sau:
>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 13/64
1. Địa y
2. Cây nắp ấm bắt chim sẻ.
3. Trùng roi và ruộst mối.
4. Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng
5. Chim mỏ đỏ và linh dương
6. Vi khuẩn lam trên cánh bèo dâu.
7. Cầm tầm gửi trên thây cây gỗ
Có mấy ví dụ trong các ví dụ trên thuộc mối quan hệ cộng sinh là
A.6. B. 5. C.3. D.2.
Câu 76 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Mối quan hệ giữa hai loài mà một loài không có lợi cũng không bị hại, bao gồm:
A.Hội sinh và hợp tác.
B.Hội sinh và ức chế cảm nhiễm.
C. ức chế cảm nhiễm và cạnh tranh.
D.Hội sinh và cộng sinh.
Câu 77 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Câu nào sau đây nói về giai đoạn đỉnh cực(trạng thái ổn định của quần xã) của diễn thế
sinh thái là chính xác ?
A. Là quần xã đầu tiên hình thành trong quá trình diễn thế phát triển.
B. Giai đoạn đỉnh cực chỉ có toàn thực vật.
C. Giai đoạn đỉnh cực sẽ duy trì cho tới khi môi trường thay đổi.
C. Giai đoạn đỉnh cực sẽ thay đổi rất nhanh.
Câu 78 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Cho các quần xã sinh vật sau:
(1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng. (2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế
(3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi. (4) Rừng lim nguyên sinh. (5) Trảng cỏ.
Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn là
A. (5) - (3) - (1) - (2) - (4). B. (2) - (3) - (1) - (5) - (4).
C. (4) - (1) - (3) - (2) - (5). D. (4) - (5) - (1) - (3) - 2).
Câu 79 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của
các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 14/64
(1) Quần xã cực đỉnh. (4) Quần xã cây bụi.
(2) Quần xã cây gỗ lá rộng. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
(3) Quần xã cây thân thảo.
Trình tự đúng cùa các giai đoạn lả
A. (5) - (3) - (2) - (4) - (1). C. (5) - (2) - (3) - (4) - (1)
B. (5) - (3) - (4) - (2) - (1). D. (1) - (2) - (3) - (4) - (5).
Câu 80: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Năng lượng chứa trong các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn thay đổi như thể nào?
A. Năng lượng ngày một tăng lên qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn.
B. Năng lượng lúc tăng, lúc giảm khi lần lượt đi qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn.
C. Năng lượng của bậc dinh dưỡng sau luôn nhỏ hơn bậc trước liền kề.
D. Năng lượng giữa hai bậc dinh dưỡng liền kề gần như bằng nhau.
Câu 81 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Những loài vi khuẩn có những thời điểm bùng phát số lượng rất mạnh, nhưng có những thời
điểm hầu như mất hẳn, trong điều kiện tự nhiên hiện tượngđó phụ thuộc vào nhân tố chủ yếu
nào sau đây?
A. Chế độ nhiệt - ẩm và ánh sáng biến động nhanh, lúc thuận lợi lúc không thuận lợi.
B. Nguồn thức ăn.
C. Chịu tác động kiểm soát của vật ăn thịt.
D. Số lượng các đối tác để gây bệnh lúc tăng, lúc giảm.
Câu 82 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015
Sự phân bố của một loài sinh vật trong quần xã tự nhiên thường phụ thuộc chủ yếu vào
A.nhu cầu về nguồn sống của loài
B. sự phân bố của loài ở bậc dinh dưỡng liền kề.
C.hoạt động của con người.
D. diện tích của quần xã.
Câu 83 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và không nhất thiết phải xảy ra là
A. Quan hệ hợp tác C. Quan hệ hội sinh
B. Quan hệ cộng sinh D. Quan hệ kí sinh
Câu 84 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng
A. Sản phẩm bài tiết của quần thể này gây ức chế sự phát triển của quần thể khác
B. Số lượng cá thể của quần thể luôn duy trì ở một mức độ xác định
C. Sản phẩm bài tiết của quần thể này làm giảm tỉ lệ sinh sản của quần thể khác
D. Số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm
>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 15/64
Câu 85 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015 :
Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau
B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào
C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định
D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại
cảnh.
Câu 86 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Cấu trúc phân tầng trong quần xã giúp
A. tăng cường sự cạnh tranh, thúc đẩy tốc độ tiến hóa.
B. làm chậm quá trình biến đổi của sinh vật.
C. khai thác nguồn sống hiệu quả, giảm bớt sự cạnh tranh.
D. các loài không cạnh tranh với nhau.
Câu 87 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015 :
Trong quần xã sinh vật
A. loài ưu thế có vai trò quan trong nhất.
B. loài ngẫu nhiên có số lượng lớn trong quẫn xã.
C. loài chủ chốt có vai trò quan trọng nhất.
D. loài đặc trưng có vai trò quan trọng nhất.
Câu 88 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2015
Mối đe dọa của cành từ một cây cao phủ bóng lên một cây bụi khác là một ví dụ cho mối quan hệ
nào:
A. Cạnh tranh B. Ức chế - cảm nhiễm.
C. Cộng sinh. D. Hội sinh
Câu 89 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2015 :
Vì sao trong một sinh cảnh xác định khi số loài tăng lên thì số lượng cá thể của mỗi loài giảm đi ?
A. Do sự cạnh tranh khác loài mạnh mẽ B. Do sự phân chia nguồn sống
C. Do sự cạnh tranh cùng loài mạnh mẽ D. Do sự phân chia khu phân bố
Câu 90 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2015 :
Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi
trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện
tự nhiên của môi trường.
>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 16/64
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là
A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (4). D. (3) và (4).
Câu 91 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015 :
Cho các quần xã sinh vật sau:
(1)Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng
(2)Cây bụi và cây có chiếm ưu thế
(3)Cây gỗ nhỏ và cây bụi
(4)Rừng lim nguyên sinh
(5)Trảng cỏ
Sờ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái là
A. (4) -> (5) -> (1) -> (3) -> (2) C. (5) -> (3) -> (1) -> (2) -> (4)
B. (4) -> (1) -> (3) -> (2) -> (5) D. (2) -> (3) -> (1) -> (5) -> (4)
Câu 92 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái năm 2015
Khi nói về quá trình diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã có thành phần loài đa dạng nhất, số
lượng cá thể của mỗi loài cân bằng với sức chứa môi trường.
B. Một trong những nguyên nhân bên trong gây nên diễn thế sinh thái là sự hoạt động quá mạnh
của loài ưu thế.
C. Diễn thế nguyên sinh thường khởi đầu bằng những quần xã sinh vật dị dưỡng như nấm, địa y.
D. Kết thúc diễn thế thứ sinh thường hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
Câu 93 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Sơn Tây năm 2015: Trên đồng cỏ, các con bò đang
ăn cỏ. Bò tiêu hoá được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các
con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.
B. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.
C. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác
D. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.
Câu 94 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Sơn Tây năm 2015 - 31: (ID: 96063) Tháp sinh
thái số lượng có dạng lộn ngược (đáy hẹp) được đặc trưng cho mối quan hệ
A. vật chủ - vật kí sinh. B. con mồi - vật ăn thịt.
C. cỏ - động vật ăn cỏ. D. giáp xác, cá trích.
Câu 95 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Sơn Tây năm 2015
Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt,
phát biểu nào sau đây đúng?
>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 17/64
A. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.
B. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế
sinh học
C. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.
D. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ.
Câu 96 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Phan Bội Châu năm 2015 :
Trong các phát biểu sau về quần xã, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1)Quần xã là tập hợp gồm nhiều cá thể cùng loài, cùng sống trong một sinh cảnh.
(2)Môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao.
(3)Loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã nhất định nào đó.
(4)Sự phân tầng giúp sinh vật tận dụng tốt nguồn sống và giảm sự cạnh tranh giữa các loài.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 97: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Phan Bội Châu năm 2015
Khi nói về mối quan hệ giữa các loài phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá tôm là ví dụ về quan hệ sinh vật ăn sinh vật.
B. Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất
định.
C. Trong quan hệ hợp tác, nếu 2 loài tách nhau ra thì cả hai đều bị chết.
D. Chim sáo bắt rận cho trâu bò là ví dụ về quan hệ hội sinh.
Câu 98: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Phan Bội Châu năm 2015 :
Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở
thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận
xét đúng?
(1)Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
(2)Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
(3)Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều
chỉnh về mức cân bằng.
(4)Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
(5)Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 99 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Mối quan hệ sinh học nào sau đây sẽ làm tăng lượng đạm trong đất?
A. Quan hệ giữa các loài thực vật với các loài vi khuẩn kí sinh trong cơ thể thực vật.
B. Quan hệ giữa tảo và nấm sợi để tạo nên địa y.
C. Quan hệ giữa cây lúa với các loài rong rêu sống ở ruộng lúa.
D. Quan hệ giữa cây họ đậu với vi khuẩn sống ở nốt sần của các loài cây này.
Câu 100 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 :
>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 18/64
Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau
đây không đúng?
A. Tính đa dạng về loài tăng. B. Ổ sinh thái của mỗi loài được mở rộng,
C. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn. D. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.
Câu 101 : Đề thit hử chuyên Đại học sư phạm Vinh :
Trên các cánh đồng lúa ở miền Bắc, nhiều nơi lúa bị chuột phá hoại rất mạnh. Dựa vào đặc điểm
sinh học của chuột và xem xét ở góc độ sinh thái học, biện pháp nào dưới đây có hiệu quả nhất
trong việc làm giảm số lượng quần thể chuột một cách bền vững?
A.Dùng sức người để bắt và tiêu diệt chuột.
B. Đặt bẫy trên các bờ ruộng để diệt chuột.
C. Dùng ni lông bao quanh bờ ruộng để ngăn chuột ăn lúa.
D. Dùng bả để tiêu diệt chuột.
Câu 102 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015 :
Một đầm nước nông nuôi cá có ba bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du
(bậc 2); tôm, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy
đầm tạo điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng
hơn do hiện tượng phì dưỡng, cách nào dưới đây không nên thực hiện ?
A. Thả thêm vào đầm một số tôm và cá nhỏ.
B. Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ .
C. Ngăn chặn nguồn dinh dưỡng của sinh vật bậc 1.
D. Thả thêm vào đầm một số cá dữ (bậc 4) để ăn tôm và cá nhỏ.
Câu 103 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái?
A. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
B. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đinh nhỏ.
C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.
D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đinh nhỏ.
Câu 104 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015
Sinh khối của các loài sống trong một hệ sinh thái rừng nhiệt đới như sau:
Loài I: 500kg; Loài II: 600kg; Loài III: 5000kg; Loài IV: 50kg; Loài V: 5kg.
Chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau có thể xảy ra trong hệ sinh thái?
A. III→II→V→V C. II→III→IV→V
B. V→ IV→ I→ III D. I→ 11→IV
Câu 105: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Trong một hệ sinh thái trên đất liền, bậc dinh dưỡng nào có tổng sinh khối cao nhất?
A. Động vật ăn thực vật B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 19/64
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 D. Sinh vật sản xuất
Câu 106 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Trong một hệ sinh thái
A. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng
tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
B. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng
tới môi trường và không được tái sử dụng.
C. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi
trường và không được tái sử đụng.
D. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi
trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
Câu 107 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong cùng một lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.
B. Lưới thức ăn là một cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động
của môi trường.
C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
D. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau.
Câu 108 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 :
Bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng nhất?
A.Bậc dinh dưỡng thứ nhất.
B.Bậc dinh dưỡng thứ 2.
C. Bậc dinh dưỡng thứ 3.
D. Bậc dinh dưỡng thứ 4.
Câu 109: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015
Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 106 kcal / m2/ ngày.
+ Chi có 2,5% năng lượng đó được dùng trong quang hợp
+ Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%.
+ Sinh vật tiêu thụ cấp I sử dụng được 25 kcal;
+ Sinh vật tiêu thụ cấp II sử dụng được 2,5 kcal;
+ Sinh vật tiêu thụ cấp m sử dụng được 0,5 kcal.
Kết luận nào sau đây không chính xác?
A.Sản lượng sinh vật thực te ở thực vật là 2,5. 103 kcal
B.Hiệu suất sinh thái ở bậc dinh dưỡng cấp 3 là 20%
C. Sản lượng sinh vật toàn phần ở thực vật là 2,5 . 104 kcal
D. Hiệu suất sinh thái ờ sinh vật tiêu thụ cấp 1 là 1%.

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 20/64
Câu 110: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Huệ năm 2015 :
Các dẫn liệu sau đây biểu thị dòng năng lượng đi qua một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái gồm
các loài ngô, châu chấu và gà. Các thông số liên quan đến dòng năng lượng (biểu thị qua tỉ lệ %)
gồm: I là năng lượng tiêu thụ, A là năng lượng hấp thụ, F là năng lượng thải bỏ (phân, nước tiểu,
vỏ cây..), R là năng lượng mất đi do hô hấp và p là năng lượng sản xuất được.
Các loài I A F R p
Ngô 100 40 60 35 5
Châu chấu 100 34 60 24 10
Gà 100 90 10 88 2
Hiệu suất sinh thái về năng lượng của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thải nói trên là
A.0,02% B. 0,01%. C. 10%. D. 5%.
Câu 111: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Hiệu suất sinh thái là 10%. Nếu sinh vật tiêu thụ bậc 1 ăn 2000kg thực vật thì……… sẽ
được chuyến vào mô
của sinh vật tiêu thụ bậc 1.
A. 200 kg. C.2kg.
B. 20kg. D.không có phương án nào đúng.
Câu 112: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 :
Điều nào sau đây về vật chất trong hệ sinh thái là không đúng?
A. Vật chất tuần hoàn trong hệ sinh thái.
B. Tổng lượng vật chất giảm dần qua thời gian.
C. Thiếu một loại vật chất dinh dưỡng có thể làm giảm sản lượng của sinh vật sản xuất.
D. Chu trình sinh địa hóa giúp chuyển hóa và tái sử dụng các phân tử.
Câu 113 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 :
Quá trình nào sau đây không khớp với mô tả?
A. Quá trình nitrit hóa - oxy hóa NH 4 + trong đất thành NO 2 .
B. Quátrình cố định đạm - chuyển nitơ tự do trong khí quyển thành nitơ dạng hợp chất.
C. Quá trình amôn hóa - phân giải hợp chất hữu cơ thành NH 4 + .
D. Quá trình phản nitrat hóa - giải phóng nitơ từ các hợp chất hữu cơ
Câu 114 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 : Trong các hệ sinh thái, các
sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít hơn so với các loài ở bậc dinh
dưỡng thấp hơn, bởi vì:
A. hiệu suất sinh thái thấp và hiệu suất sử dụng năng lượng của sinh vật để chuyển hóa thành sinh

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 21/64
khối là thấp.
B. sinh khối phụ thuộc vào lượng quang năng mặt trời cung cấp cho khu vực, phân lớn quang năng
phản xạ lại vào vũ trụ.
C . các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao nhất phái tốn nhiêu năng lượng cho quá trình
săn, bắt mồi
D.Các sinh vật sản xuất (như thực vật) thường có khối lượng lớn hơn nhiều các sinh vật tiêu thụ (
như chim, thú)
Câu 115: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Di chuyển theo chiều tăng dần của vĩ độ - từ xích đạo lên bắc cực, lần lượt ta sẽ bắt gặp:
A. thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga.
B. đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên.
C. rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên. Đồng rêu hàn đới.
D. rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.
Câu 116 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Cho các đặc điểm sau:
(1) Nhiệt độ cao khá ổn định
(2) Nhiệt độ dao động mạnh theo mùa.
(3) Lượng mưa cao, mưa tập trung vào mùa mưa.
(4) Rụng lá vảo thời kì mùa khô.
(5) Lượng mưa trung bình rải rác tương đối đều quanh năm.
(6) Thời gian chiều sáng dài trong mùa hè.
(7) Thời gian chiếu sáng ngày đêm dài như nhau.
(8) Nhiều cây dây leo thân gỗ.
Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới có đặc điểm:
A.(1), (0), (4), (7) B. (1), (3),(7), (8).
C. (1), (3), (6), (8). D. (1), (3), (5), (8).
Câu 117 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 :
Khi nói về lưới và chuỗi thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Trong một lưới thức ăn, sinh vật sản xuất có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
B. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau.
C. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
D. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật.
Câu 118 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 :
Một số hiện tượng như mưa to, chặt phá rừng, ... có thể dần đến hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố
>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 22/64
dinh dưỡng như nitơ (N), phốtpho (P) và canxi (Ca) cần cho một hệ sinh thái, nhưng nguyên tố
cácbon (C) hầu như không bao giờ thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do
A. thực vật có thể tạo ra cácbon của riêng chúng từ nước và ánh sáng mặt trời.
B. các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất, còn cácbon có nguồn gốc từ không khí.
C. các loài nấm và vi khuẩn cộng sinh giúp thực vật dễ dàng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả
cácbon từ môi trường. .
D. lượng cacbon các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động sống không đáng kể.
Câu 119: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ
sinh thái không thể kéo dài (quá 6 bậc dinh dưỡng)?
A. Vì hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh thường trong hệ sinh thái là rất thấp.
B. Vì nếu chuỗi thức ăn quá dài thì quá trình truyền năng lượng sẽ chậm.
C. Chuỗi thức ăn ngắn thì quá trình tuần hoàn năng lượng sẽ xảy ra nhanh hơn.
D. Chuỗi thức ăn ngắn thì chu trình vật chất trong hệ sinh thái xảy ra nhanh hơn.
Câu 120: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Trong chu trình sinh địa hóa, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả
năng biến đổi nitơ ở dạng NO3- thành nitơ ở dạng NH4+ là
A. Thực vật tự dưỡng. B. Động vật đa bào.
C.Vi khuẩn cố định nitơ trong đất. D. Vi khuẩn phản nitrat hóa
Câu 121: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Thảm thực vật có các cây dây leo thân gỗ, nhiều cây thân thảo có kích thước lớn, quả thường
mọc xung quanh thân cây đặc trưng cho khu sinh học nào sau đây?
A. Vùng savan nhiệt đới. B. Lưng chừng các rặng núi cao trên thế giới,
C. Vùng ôn đới Bắc Bán cầu. D. Vùng nhiệt đới xích đạo.
Câu 122: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Nguồn thu hồi phôtpho chính từ biển để trả lại cho chu trình phôtpho từ dạng nào sau đây
A. Từ các hải sản đánh bắt được và từ phân chim.
B. Từ các rạn san hô.
C. Từ các chất lắng đọng dưới đáy biển sâu.
D. Từ các loài thực vật thuộc rừng ngập mặn ven biển.
Câu 123 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 :
Sản lượng các loài cá voi trong các đại dương có thể tương đương, thậm chí cao hơn sản
lượng cá mập, mặc dù có kích thước cơ thể lớn hơn cá mập. Vậy trong thực tế các loài cá voi
cần sử dụng nguồn thức ăn nào sau đây để sản lượng của chúng lớn hơn sản lượng cá mập?
A. Ăn các loài thực vật sống đáy hay thực vật nổi.
B. Ăn những loại thức ăn mà cá mập ăn.
C. Ăn các nhóm thức ăn gần với nguồn thức ăn sơ cấp.

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 23/64
D. Ăn thịt cá mập.

Câu 124 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Sau khi gặt hái, người nông dân Nam Bộ thường đốt rơm rạ ngoài đồng. Tập quán đó có mục
đích quan trọng bậc nhất nào về mặt sinh thái học?
A.Giải phóng nhanh đồng ruộng đế sớm gieo trồng vụ tiếp.
B.Trả lại nhanh vật chất cho các chu trình.
C. Tránh sự ô nhiễm đồng ruộng.
D. Nhanh chóng giảm nguồn rơm rạ quả dư thừa không có nơi tích trữ.
Câu 125 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015
Bức xạ mặt trời chủ yếu sinh nhiệt trên bề mặt hành tinh thuộc dải nào sau đây?
A. Bức xạ từ ánh sáng tán xạ. B. Bức xạ hồng ngoại,
C. Bức xạ ánh sáng nhìn thấy. D. Bức xạ tử ngoại.
Câu 126: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 :
Trong cùng một vĩ độ, sự sắp xếp các khu sinh học theo sự tăng dần của lượng mưa là
A. Rừng mưa nhiệt đới -> Savan -> Hoang mạc, sa mạc
B. Rừng rụng lá ôn đới -> Thảo nguyên -> Rừng Địa Trung Hải
C. Savan -> Hoang mạc, sa mạc -> Rừng mưa nhiệt đới
D. Rừng địa trung hải -> Thảo nguyên -> Rừng rụng lá ôn đới
Câu 127 : Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường THPT chuyên Đại học Vinh năm học
2015
Khi nói về chu trình sinh địa hóa, phát biểu nào sau đây không chính xác ?
A. Vi sinh vật cố định nito sống cộng sinh trong rễ cây họ đậu hoạt động trong điều kiện kị khí
B. Vi khuẩn phản nitrat hóa chuyển đạm amon trong đất thành nito không khí làm đất bị mất đạm
C. Các dạng muối nito mà thực vật hấp thụ chủ yếu được tổng hợp từ nito không khí bằng con
đường sinh học
D. Trong chu trình nito thực vật hấp thụ nito dưới dạng muối amon và muối nitrat
Câu 128 : Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường THPT chuyên Đại học Vinh năm học
2015
Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề trong một chuỗi thức ăn,
khoảng 90% năng lượng bị mất đi do:
(1)Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường
(2)Một phần năng lượng bị tiêu hao do hoạt động hô hấp của sinh vật
(3)Một phần năng lượng sinh vật không sử dụng được
(4)Một phần năng lượng bị mất qua chất thải
(5) Một phần năng lượng bị mất đi các bộ phận bị rơi rụng

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 24/64
(6)Một phần năng lượng bị mất do sinh vật ở mắt xích phía trước không tiêu thụ hết các sinh vật ở
mắt xích phía sau
Có bao nhiêu phương án trả lời đúng ?
A. 6 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 129: Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường THPT chuyên Đại học Vinh năm học
2015
Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phân bố của sinh vật, những loài hẹp nhiệt thường
sống ở
A. Các vùng cực C. Vùng nhiệt đới
B. Trên đỉnh núi cao D. Vùng ôn đới
Câu 130: Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường THPT chuyên Đại học Vinh năm học
2015
Các phát biểu về chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái:
(1)Chuỗi thức ăn thường có ít nhất 5 bậc dinh dưỡng
(2)Độ dài của chuỗi thức ăn bị giới hạn bởi sự mất mát năng lượng
(3)Phần lớn sản phẩm của hệ sinh thái trên cạn được sử dụng bởi nhóm sinh vật ăn phế liệu
(4)Năng lượng sơ cấp thô là phần còn lại của năng lượng được đồng hóa sau hô hấp
Có bao nhiêu phát biểu đúng ?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 131: “Năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật
chất và có số lượng loài hạn chế” là những đặc điểm của
A. Hệ sinh thái thành phố
B. Hệ sinh thái nông nghiệp
C. Hệ sinh thái biển
D. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
Câu 132: Trong một bể cá, hai loài cá cùng dùng một loài động vật nổi làm thức ăn nên có sự cạnh
tranh gay gắt. Một loài ưa sống nơi thoáng đãng, một loài thích sống dựa vào các vật thể trôi nổi
trong nước.Sự thay đổi môi trường sống nào sau đây sẽ giảm sự cạnh tranh giữa hai loài?
A. Cho vào bể cá một ít rong
B. Tăng lượng oxi cho bể cá
C. Tăng diện tích bể cá
D. Lọc nước để giảm mức độ ô nhiễm môi trường
Câu 133: Điểm giống nhau giữa chu trình cacbon, chu trình nitơ và chu trình nước là
A. Động lực của sự vận chuyển các chất là do nhu cầu nội tại trong quần xã sinh vật
B. Sự luân chuyển vật chất phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố hữu sinh
C. Trong chu trình, các chất được vận chuyển dưới dạng hợp chất
D. Sự tuần hoàn các chất đảm bảo sự duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyền
>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 25/64
Câu 134: Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau
B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản
C. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định
D. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
Câu 135: Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Khi nói về quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống
B. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lý, bảo tồn đa dạng sinh học
C. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái
sinh
D. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên
Câu 136: Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 5000ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của quần
thể Chim Cồng Cộc; năm thứ nhất khảo sát thấy mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha;
năm thứ hai khảo sát thấy số lượng cá thể của quần thể là 1350. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là
2%/năm và không có xuất-nhập cư. Nhận định nào sau đây là đúng ?
A. Kích thước của quần thể tăng 6% trong 1 năm
B. Số lượng cá thể của quần thể ở năm thứ nhất là 1225 con
C. Tỉ lệ sinh sản của quần thể là 8%/năm
D. Mật độ cá thể ở năm thứ hai là 0,27 cá thể/ha.
Câu 137: Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô -> Sâu ăn lá ngô -> Nhái -> Rắn hổ mang-> Diều hâu. Trong chuỗi
thức ăn này, bậc dinh dưỡng cấp 3 và sinh vật tiêu thụ bậc 1 là
A. Nhái và sâu ăn lá ngô
B. Rắn hổ mang và cây ngô
C. Nhái và cây ngô
D. Sâu ăn lá ngô và nhái
Câu 138: Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Thành phần nào sau đây có thể không xuất hiện trong một hệ sinh thái?
A. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. B. Các nhân tố vô sinh và hữu sinh.
C. Cây xanh và các nhóm vi sinh vật phân hủy. D. Nhân tố khí hậu.
Câu 139: Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái có các chu trình trao đổi vật chất.
B. Chức năng của hệ sinh thái không giống với chức năng của một cơ thể vì chúng có mối quan hệ
bên trong, không có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 26/64
C. Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng, có thể nhỏ như một giọt nước ao nhưng cũng có thể
vô cùng lớn như trái đất.
D. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã, trong đó các sinh vật
luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với thành phần vô sinh của sinh cảnh.
Câu 140: Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015
Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là
A. Sinh vật phân giải. B. Sinh vật sản xuất.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc một. D. Sinh vật tiêu thụ bậc hai.
Câu 141: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị thủy dòng
sông sẽ đem lại hậu quả sinh thái nào nặng nề nhất?
A. Làm giảm lượng trầm tích và chất dinh dưỡng cho các thủy vực sau đập.
B. Gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủy vực.
C. Gây ô nhiễm môi trường.
D. Gây xói lở bãi sông sau đập.
Câu 142: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A. Hệ sinh thái rừng ôn đới.
B. Hệ sinh thái đồng rêu hàn đới.
C. Hệ sinh thái rừng thông phương Bắc.
D. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
Câu 143: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi sau cung cấp cho con người nhiều
năng lượng nhất? Biết sinh khối của thực vật ở các chuỗi thức ăn là ngang nhau.
A. Thực vật -> động vật phù du -> cá -> lợn -> người.
B. Thực vật -> dê -> người.
C. Thực vật -> động vật phù du -> cá -> người.
D. Thực vật -> người.
Câu 144: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Trong một chuỗi thức ăn, loài nào sau đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi quần thể thực vật
trong quần xã bị nhiễm thuốc trừ sâu? Biết rằng loại thuốc trừ sâu đó khó phân giải và liều thuốc
không đủ để gây ngọ độc cấp tính.
A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1
Câu 145:Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Trong hệ sinh thái, nhóm loài không bắt buộc phải có là
A. sinh vật phân giải. B. sinh vật sản xuất.

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 27/64
C. sinh vật thiêu thụ. D. sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ.
Câu 146: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Đặc điểm nào đúng với hệ sinh thái nhân tạo?
A. số lượng loài nhiều, năng suất cao. B. độ ổn định cao, chuỗi thức ăn ngắn.
C. chuỗi thức ăn ngắn, năng suất cao. D. số lượng loài ít, năng suất thấp.
Câu 147: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Trong chu trình nitơ nhóm vi khuẩn nào gây thất thoát nguồn nitơ của cây?
A. Vi khuẩn phản nitrat hóa. B. Vi khuẩn nitrat hóa.
C. Vi khuẩn nitrit hóa. D. Vi khuẩn amôn hóa.
Câu 148: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015
Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Khi số lượng loài trong quần xã tăng thì số lượng cá thể mỗi loài có xu hướng giảm.
B. Trong diễn thế sinh thái quan hệ giữa các loài ngày càng căng thẳng.
C. Đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
D. Trong diễn thế sinh thái lưới thức ăn ngày càng phức tạp.
Câu 149: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2015
Cho một số khu sinh học:
(1) Đồng rêu (Tundra). (2) Rừng lá rộng rụng theo mùa.
(3) Rừng lá kim phương bắc (Taiga). (4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự
đúng là
A. (2) → (3) → (1) → (4). B. (2) → (3) → (4) → (1).
C. (1) → (3) → (2) → (4). D. (1) → (2) → (3) → (4).
Câu 150: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2015
Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau
đây không đúng?
A. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.
B. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.
C. Tính đa dạng về loài tăng.
D. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng.
Câu 151: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hoàng Văn Thụ năm 2015
Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh
vào quần xã sinh vật?
A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. Sinh vật phân giải.
Câu 152: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 28/64
Một số hiện tượng như mưa lũ, chặt phá rừng… có thể dẫn đến hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố
dinh dưỡng như nitơ(N), photpho(P) và canxi(Ca) cần cho một hệ sinh thái, nhưng nguyên tố
cacbon(C) hầu như không bao giờ thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do:
A. Thực vật có thể tạo ra cacbon của riêng chúng từ nước và ánh sang mặt trời
B. Lượng cacbon các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động không đáng kể
C. Các loài nấm và vi khuẩn cộng sinh giúp thực vật dễ dàng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả
cacbon từ môi trường
D. Các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất, còn cacbon có nguồn gốc từ không khí
Câu 153 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015
Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào sau đây?
A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất,
nước
B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên,phân giải các chất hữu cơ
C. Tổng hợp các chất,phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất
trong đất , nước
Câu 154: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015
Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi
A. Đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ khơi đại dương vào bờ
B. Đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ bờ ra đến khơi đại dương
C. Đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ khời đại dương vào bờ
D. Đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp , từ bờ ra khơi đại dương
Câu 155 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015
Cho một hệ sinh thái rừng gồm các loài và nhóm các loài sau: nấm, vi khuẩn, trăn, diều hâu, quạ,
mối, kiến, chim gõ kiến, thằn lằn, sóc, chuột, cây gỗ lớn, cây bụi, cỏ nhỏ. Các loài nào sau đây có
thể xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2
A. Nâm, mối, sóc, chuột, kiến
B. Kiến, thằn lằn, chim gõ kiến, diều hâu
C. Chuột, quạ, trăn, diều hâu, vi khuẩn
D. Chuột, thằn lằn, trăn, diều hâu
Câu 156: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hùng Vương năm 2015
Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là
A. Thảo nguyên,rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga
B. Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới
C. Rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới,thảo nguyên, đồng rêu hàn đới
D. Đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga,thảo nguyên
Câu 157: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái năm 2015
Đều ăn một lượng cỏ như nhau nhưng nuôi cá cho sản lượng cao hơn so với nuôi bò. Nguyên nhân
là vì:

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 29/64
A. Bò làm nhiệm vụ sinh con nên phần lớn dinh dưỡng được dùng để tạo sữa.
B. Bò được dùng để kéo cày nên hao phí năng lượng lớn hơn so với cá.
C. Bò là động vật nhai lại nên hao phí thức ăn nhiều hơn so với cá.
D. Bò là động vật đẳng nhiệt và sống ở trên cạn nên hao phí năng lượng lớn hơn cá.
Câu 158: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Sơn Tây năm 2015
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau
đây?
(1) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.
(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (5). C. (3), (4), (5). D. (2), (3), (5).
Câu 159: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Sơn Tây năm 2015
Nhận định đúng nhất về tháp sinh thái là:
A. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có sinh khối lớn hơn bậc dinh dưỡng cao
B. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có năng lượng lớn hơn bậc dinh dưỡng cao
C. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có số lượng cá thể, sinh khối và năng lượng lớn hơn bậc dinh dưỡng
cao
D. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có số lượng cá thể lớn hơn bậc dinh dưỡng cao
Câu 160: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Sơn Tây năm 2015
So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hoá học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng
loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây?
(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
(2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.
(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh.
(4) Không gây ô nhiễm môi trường.
A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (2).
Câu 161: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Sơn Tây năm 2015
Khi nói về lưới thức ăn, nội dung nào sau đây không đúng?
A. Gồm nhiều chuỗi thức ăn có mắt xích chung.
B. Các hệ sinh thái đỉnh cực có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái trẻ.
C. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến cao.
D. Những loài rộng thực đóng vai trò là mắt xích chung.
Câu 162: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế năm 2015
Vi khuẩn nitrat hóa tham gia trong chu trình nito chủ yếu là:
>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 30/64
A. chuyển hóa amoni thành khí nito quay trở lại bầu khí quyển
B. chuyển hóa nito thành amoni
C. giải phóng amoni khỏi các hợp chất chứa nito
D. chuyển hóa amoni thành nitrat, thực vật có thể hấp thụ.
Câu 163: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế năm 2015
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật,có các phát biểu sau đây:
1.Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
2.Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
3.Tất cả các chuỗi thức ăn của quần xã sinh vật trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
4.Trong 1 chuỗi thức ăn mỗi mắt xích có nhiều loài sinh vật.
5.Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
6.Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn không kéo dài qua 6 mắt xích
Số phát biểu đúng là:
A.5 B.4 C.2 D.3
Câu 164: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế năm 2015
Chu trình sinh – địa – hóa của nguyên tố nào sau đây bị thất thoát nhiều nhất?
A. Oxi B. Cacbon C. photpho D. Nito
Câu 165: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế năm 2015
Khi hai loài trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng, chúng thường cạnh tranh nhau dẫn dến sự phân
li ổ sinh thái. Mỗi loài sẽ thu hẹp ổ sinh thái của mình về vùng thuận lợi nhất tạo nên ổ sinh thái
hẹp cho loài đó. Khu sinh học nào sau đây sẽ có nhiều ổ sinh thái hẹp?
A. Rừng Taiga B. Rừng lá rộng ôn đới
C. Thảo nguyên D. Rừng mưa nhiệt đới
Câu 166 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế năm 2015
Xét các phát biểu sau về hệ sinh thái
(1)Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên
(2)Một hệ nhân tạo vẫn được gọi là hệ sinh thái nếu thiếu thành phần các loài động vật
(3)Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ động lực mở, tự điều chỉnh, có giới hạn sinh thái.
(4)Dựa vào nguồn gốc hình thành chia thành các hệ sinh thái trên cạn và các hệ sinh thái dưới nước
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 167: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế năm 2015
Câu nào sau đây là phù hợp giữa khu hệ sinh vật và khí hậu của khu hệ sinh vật đó?
A. rừng lá kim – mùa đông dài, mùa hè ngắn nhưng ngày dài và ấm
B. đồng rêu đới lạnh – mùa hè dài, mùa đông ôn hòa
C. rừng mưa nhiệt đới – nhiệt độ cao, lượng mưa thấp

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 31/64
D. rừng cây lá rộng vùng ôn đới – mùa sinh trưởng tương đối ngắn, mùa đông ôn hòA.
Câu 168: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Quốc học Huế năm 2015
Khi nói về trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Năng lượng chủ yếu mất đi do quá trình bài tiết còn một phần nhỏ mất đi do hô hấp.
B. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
C. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn.
D. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn.
Câu 169: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Phan Bội Châu năm 2015
Sử dụng chuỗi thức ăn sau: sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo)
→ sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Hiệu suất sinh
thái của sinh vật ở bậc dinh dưỡng cấp 4 so với sinh vật ở bậc dinh dưỡng cấp 2 là:
A. 0,42% B. 45,5% C. 0,57% D. 0,92%.
Câu 170: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Phan Bội Châu năm 2015
Cho các khẳng đính sau đây, có bao nhiêu khẳng đinh đúng?
(1)Sự trùng lặp về ổ sinh thái là một trong những nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa các loài
với nhau.
(2)Khi ổ sinh thái giao nhau thì có thể xảy ra sự cạnh tranh nhưng cũng có thể không xảy ra cạnh
tranh.
(3)Cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến sự phân li ổ sinh thái, thúc đẩy sự hình thành loài mới.
(4)Các loài sống chung với nhau mà không xảy ra cạnh tranh khi chúng có ổ sinh thái khác nhau.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 171 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Phan Bội Châu năm 2015
Trong các hệ sinh thái, các cơ thể ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít hơn so với
các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn. Giải thích nào sau đây đúng?
A. Các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao nhất phải tốn nhiều năng lượng cho quá trình
săn, bắt mồi.
B. Sinh khối giảm khi bậc dinh dưỡng tăng lên
C. Các sinh vật sản xuất thường có khối lượng lớn hơn nhiểu các sinh vật tiêu thụ
D. Hiệu suất sử dụng năng lượng của sinh vật để chuyển hóa thành sinh khối là rất thấp
Câu 172: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Phan Bội Châu năm 2015
Trong chu trình sinh địa hóa:
A. Vi khuẩn nốt sần biến đổi NO3- thành N2 để trả lại cho môi trường không khí.
B. Hoạt động của con người góp phần làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển.
C. Các chất sau khi tham gia chu trình đều được trả lại môi trường ở dạng ban đầu
D. Chu trình nito không liên quan đên hoạt động của các vi sinh vật.
Câu 173: Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Phan Bội Châu năm 2015
Trong một hệ sinht hái, sinh khối của mỗi bậc dinh dướng được kí hiệu bằng các chữ cái từ A đến
E, trong đó: A = 400kg; B = 500kg; C = 4000 kg; D = 40kg; E = 4kg. Theo lí thuyết, chuỗi thức ăn
nào sau đây bền vững nhất?
A. E→D→A→C B. A→B→C→D C. C→A→D→E D. E→D→C→B

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 32/64
ĐÁP ÁN SINH THÁI (173 CÂU)

Câu 1 :Lời giải

Mối quan hệ đối kháng cá thể trong quần thể giúp duy trì ổn định số lượng các cá thể trong quần thể
, cạnh tranh cùng loài giúp loại thải các con yếu, không có khả năng cạnh tranh- duy trì các cá thể
khỏa mạnh mang nhiều đặc điểm có lợi trong quần thể.

Đáp án B

Câu 2: Lời giải

1 – sai , sống trong cùng khu vực các loàicó ổ sinh thái khác nhau nhưng nếu ổ sinh thái của chúng
giao nhau thì chúng vẫn cạnh tranh với nhau .

2- Sai , Một nơi ở có nhiều ổ sinh tahis khác nhau

3 - Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái vô sinh , chỉ các nhân tố sinh thía hữu sinh
mới phụ thuộc mật độ.=> đúng

4 – Sai

5- Đúng , các yếu tố trong môi trường tác động trực tiếp đến đời sống của sinh vật được gọi là các
nhân tố sinh thái

3 và 5 đúng

Đáp án C

Câu 3:Lời giải

Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng là bảo vệ chúng
tại các các khu bảo tồn và vườn quốc gia.,

Vì các khu bảo tồn và vườn quốc gia có điều kiện môi trường tự nhiên có các đặc điểm khí hậu gần
giống với sinh cảnh mà chúng đã sống nên khả năng thích nghi tốt

Các khu bảo tồn và vườn quốc gia có hệ độngthực vật đa dạng cung cấp đủ cho chúng thức ăn cần
thiết và đảm bảo cho chúng có thể giao phối tự do với các các thể cùng laoif => duy trì sự đa dạng
trong quần thể

Đáp án C

Câu 4:Lời giải

Đáp án D

Câu 5: Lời giải

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 33/64
Ếch xanh và nòng nọc của nó trong hồ là các cá thể cùng loài => quần thể

Đáp án C

Câu 6 :Lời giải

Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy
trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

Đáp án A

Câu 7: Lời giải:Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì
mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường, khả năng sinh sản và tử
vong của quần thể, kiểu phân bố cá thể trong quần thể .

Chọn D

Câu 8:Lời giải: Kiểu phân bố có ý nghĩa “làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần
thể” là kiểu phân bố đồng đều.

Chọn C.

Câu 9: Lơì giải

Mối quan hệ không gây hại cho cả hai loài tham gia là :

Cộng sinh ( trùng roi sống trong ruột mối )

Hội sinh (Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn).

Hợp tác

Câu 10 :Lời giải

Phân bố ngẫu nhiên thường xảy ra với điều kiện môi trường đồng nhất, đối với những loài động vật
không có tính lãnh thổ, giúp tận dụng tối đa nguồn sống

=> Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới.

Đáp án D

Câu 11 : Lời giải :

Khi quần thể xảy ra giao phối gần,hệ quả dẫn đến trước tiên là tăng tỉ lệ đồng hợp,giảm tỉ lệ dị hợp

Chọn A

Câu 12: Lời giải:

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 34/64
Yếu tố nào trực tiếp chi phối số lượng cá thể của quần thể làm kích thước quần thể trong tự nhiên
thường bị biến động là mức sinh sản và mức tử vong. Trong các quần thể xảy ra xuất, nhập cư thì
còn có mức xuất cư và mức nhập cư.

Chọn B.

Câu 13 Lời giải:

Các tập hợp thuộc quần thể sinh vật: 1, 4, 6, 7, 9.

Chọn D.

. Câu 14 : Lời giải:

Một trong những xu hướng biến đổi của các nhân tố vô sinh trong quá trình diễn thế nguyên sinh
trên cạn là nhiệt độ ngày càng ổn định .

Quần xã tiên phong là nấm. Bụi và độ ẩm tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Trong hoạt
động sống, nấm sản sinh ra những sản phẩm sinh học làm biến đổi giá thể khoáng ở đó và khi chúng
chết đi góp phần hình thành mùn, thích hợp cho bào tử rêu nảy mầm và phát triển. Rêu tàn lụi, đất
được tạo thành và trên đó là sự phát triển kế tiếp của các quần xã cỏ, cây bụi, rồi cây gỗ khép tán
thành rừng.

Chọn B.

Câu 15 : Đáp án B

Vật ăn thịt có kích thước có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn con mồi nhưng số lượng luôn ít hơn số lượng
con mồi.

Đáp án B

Câu 16 : Đáp án D

Hệ sinh thái được coi là một hệ thống mở vì luôn có sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh
vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường.

Chọn D.

Câu 17 : Đáp án C

Động vật đẳng nhiệt (hằng nhiệt) sống ở vùng lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn nhưng các phần thò
ra (tai, đuôi) nhỏ hơn so với loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.

Chọn C.

Câu 18 : . Lời giải:

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 35/64
Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn
tới diệt vong vì:

- Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể => 1 đúng

- Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của
môi trường=> 2 đúng

- Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái. => 3 đúng

Chọn D.

Câu 19 : Lời giải:

Muốn quần thể trở thành quần thể trẻ và phát triển, cần làm giảm tỷ lệ nhóm tuổi sau sinh sản bằng
cách đánh bắt các cá thể ở tuổi sau sinh sản.

Chọn A.

Câu 20 : Lời giải:

Nhóm tuổi sau sinh sản có thể có số lượng ít hơn, nhiều hơn hoặc tương đương nhóm tuổi đang sinh
sản=> A sai

Quần thể có nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi đang sinh sản thì là quần thể bị suy thoái, có
thể diệt vong => B sai

Quần thể đang phát triển có số lượng nhóm tuổi trước sinh sản lớn nhất, rồi đến đang sinh sản và sau
sinh sản.

Chọn C.

Câu 21 : Lời giải:

Khi mật độ cá thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm
khả năng sinh sản, giảm kích thước quần thể.

Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp
không phổ biến và không dẫn đến sự tiêu diệt loài mà còn giúp loài tồn tại và phát triển hưng thịnh.

Chọn C.

Câu 22: Lời giải:

Phân bố đồng đều gặp trong môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao, cạnh tranh gay
gắt trong quần thể .

Chọn A

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 36/64
Câu 23 :Lời giải:

Các cá thể có thể giao phối tự do và sinh con hữu thụ => cùng loài, cùng sinh sống trong không gian,
thời gian nhất định => quần thể.

Chọn B.

Câu 24 : Lơi giải

.Một quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi điều kiện môi trường không giới
hạn, nguồn sống hoàn toàn thuận lợi.

Chọn D.

Câu 25 : Lời giải

Nhân tố không phụ thuộc mật độ khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng của chúng không phụ thuộ
mật độ quần thể. Ví dụ: tác động của ánh nắng giữa trưa lên 1 người cũng giống như tác động lên
hàng tram người.

Chọn B

Câu 26 :Lời giải

Độ dốc của đường cong tăng trưởng quần thể bắt đầu giảm khi quần thể bắt đầu chịu tác động của
giới hạn môi trường

Chọn C.

Câu 27 : Lời giải

Hình thức phân bố theo nhóm là phổ biến nhất trong quần thể

Chọn C.

Câu 28: Lời giải

Các các thể thuộc nhóm trước và sau sinh sản sức đề kháng yếu hơn đang trong lứa tuổi sinh sản =>
mức độ tử vong cao hơn

Đáp án A

Câu 29: Lời giải

Đường cong tăng trưởng dạng chữ S. Ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm do kích thước còn nhỏ; sau
đó tăng rất nhanh rồi lại chậm dần và đi ngang do nguồn sống giảm, số lượng cá thể dần cân bằng
với sức chứa của môi trường.

Chọn D.

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 37/64
Câu 30: Lời giải

Tuổi sinh thái được tính từ khi cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái.

Chọn A

Câu 31: Lời giải

Phân bố theo nhóm gặp trong môi trường không đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau.=>
hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

Chọn D.

Câu 32: Lời giải

Phân bố theo nhóm là hiện tượng thường xuất hiện khi môi trường soosngs phân bố không đồng đều
và các các thể trong quần thể có xu hướng hỗ trợ lẫn nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi
trường

A sai

Đáp án A

Câu 33:Lời giải

Nhập cư và di cư giúp :

Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh

Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường

Đáp án A

Câu 34: Lời giải

Trong quần thể các sinh vật cùng lài nhờ có cạnh tranh mà các các thể trong quần thể duy trì ở mức
độ phù hợp đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển cảu quần thể

Đáp án C

Câu 35: Lời giải

Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, quần thể có khả năng thích nghi
cao nhất là quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính

Quần thể có kích thước lớn là quần thể có số lượng loài lớn, do đó không chịu nhiều ảnh hưởng từ
yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. Ngoài ra quần thể có kích thước lớn còn đa hình
về kiểu gen nên thuận lợi cho chọn lọc, thích nghi.
>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 38/64
Quần thể sinh sản hữu tính còn có xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp, tăng tính đa hình cho quần thể

Đáp án C

Câu 36: Lời giải

Nhịp sinh học của các loài chịu sự chi phối chủ yếu của ánh sáng vì ánh sáng có tác động nhiều nhất
tới sinh vật

Đáp án B

Câu 37: Lời giải

Sự tác động của nhân tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ là vật ăn thịt

Đáp án C

Câu 38: Lời giải

Ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là

Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.

Đáp án D

Câu 39: Lời giải

Đặc trưng sinh thái học của quần thể là tỉ lệ các nhóm tuổi

Tần số alen và vốn gen trong quần thể là đặc trưng di truyền của quần thể

Đáp án C

Câu 40: Lời giải

Cây ưa sáng có đặc điểm : phiến lá nhỏ, mô giậu phát triển, màu xanh nhạt, xếp xiên.

Đáp án D

Câu 41: Lời giải

Quần thể sinh sản hữu tính, kích thước cá thể nhỏ, sinh sản nhanh.=> tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nên
một quần thể đa hình .

Quần thể càng đa hình thì khả năng thích nghi của quần thể càng cao .

Đáp án A

Câu 42: Lời giải

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 39/64
Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các
cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường .

Đáp án : B

Câu 43: Lời giải

Phát biểu đúng : Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là
tối thiểu, quần thể sinh trưởng theo tiềm năng sinh học

Đáp án : A

Câu 44: Lời giải

Đáp án D

Quần thể ít phụ thuộc vào sự biến động của các nhân tố sinh thái là quần thể có giới hạn chịu đựng
rộng vì trong điều kiện các nhân tố sinh thái biến động thì quần thể vẫn có khả năng sinh trưởng và
phát triển.

Quần thể có đặc điểm A, B dễ chịu biến động di truyền

Quần thể tuy có số lượng nhiều nhưng có thể có giới hạn chịu đựng thấp nên cũng dễ bị suy giảm.

Câu 45: Lời giải

Các loài thân mềm như hàu,sò, trai,… tuy đẻ nhiều nhưng giai đoạn đầu chúng thường sống kí sinh
trên các loài cá,tôm,… Nên số lượng giảm nhanh do những cá thể không bám được để kí sinh

Đáp án D

Câu 46: Lời giải

Những cây ưa sáng thường có phiến lá dày, mô giậu phát triển

Đáp án C

Câu 47: Lời giải

Yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến mức độ sinh sản của quần thể là điều kiện thức ăn, nơi ở và
khí hậu

Đây được coi là điều kiện quan trọng nhất vì quần thể cần sinh tồn, có điều kiện thích hợp để tạo nên
thế hệ tiếp theo.

Khi thức ăn đầy đủ , điều kiện sống thuận lợi thì mức sinh sản tăng , thiếu thức ăn nơi ở không tốt thì
mức sinh sản thấp

Đáp án A

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 40/64
Câu 48: Lời giải

Câu này nói về loài rươi

Đáp án B

Câu 49: Lời giải

Ví dụ về phân bố ngẫu nhiên là : Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt
đới

Các cây thông trong rừng , các loài sò , chim hải âu phân bố theo đồng đều để giảm bớt sự cạnh
tranh của các cá thể trong quần thể

Nhóm cây bụi mọc hoang dại,đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam Cực : phân bố theo nhóm

Đáp án B

Câu 50: Lời giải

Nhân tố khi tác động đến quần thể côn trùng, sự ảnh hưởng của nó không phụ thuộc vào mật độ quần
thể là nhiệt độ.

Chọn B.

Câu 51: Lời giải

Để giảm mạnh kích thước quần thể chuột trong thành phố, đem lại hiệu quả cao nhất và kinh tế nhất
là hạn chế tối đa nguồn thức ăn, chỗ ở của chúng.

Các biện pháp khác đều gây hiện tượng ô nhiễm môi trường và mất cân bằng hệ sinh thái

Chọn D.

Câu 52: Lời giải

Phân bố đều , thường xảy ra trong môi trường đồng nhất và ở các loại có tính cạnh tranh cao

Đáp án : A

Câu 53: Lời giải

Ổ sinh thái là khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát tiển
ổn định lâu dài của loài.

Đáp án : A

Câu 54: Lời giải

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 41/64
Khi môi trường không bị giới hạn , nguồn thức ăn dồi dào, sức sinh sản đạt tối đa mức tử vong tối
thiểu .

Đáp án B

Câu 55: Lời giải

Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể đặc trưng , phân bố trong khoảnh không gian của
quần thể

D sai

Đáp án D

Câu 56: Lời giải

Nhóm tuổi trước sinh sản và sinh sản làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể

Đáp án D

Câu 57: Lời giải

Các trường hợp do cạnh tranh cùng loài gây ra là(1), (2), (3), (4)

Cạnh tranh cùng loài là hiện tượng các các thể trong một quần thể để giảm số lượng cá thể và duy trì
số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ ổn định

Trong một số sinh vật cùng loài khi thiếu thức ăn thì các con cùng loài ăn thịt lẫn nhau

Đáp án C

TH (5) không phải do cạnh tranh cùng loài mà là hợp tác

Câu 58: Lời giải

Tuổi của quần thể là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.

Đáp án A

Câu 59: Lời giải

Các nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể là (1) (2) (3) (4)

Các nhân tố sinh thái sinh là các nhân tố phụ thuộc vào mật độ ta có

(1) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng quần thể.

(2) Số lượng kẻ thù ăn thịt trong một quần xã.

(3) Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 42/64
(4) Sự phát tán của các cá thể trong quần thể.

Đáp án B

Câu 60: Lời giải

Khi môi trường không bị giới hạn ( môi trường lí tưởng ),quần thể ssinh sản theo tiềm năng sinh học
, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu

Phát biểu đúng là D

Câu 61: lời giải

A. là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm

B. Đúng

C Sai , Quan hệ hợp tác giữa hai loài không nhât thiết phải có

D. là quan hệ hợp tác

Đáp án B

Câu 62: Lời giải

Các nhận xét đúng là (2) (3) (5)

2 -3 đúng , Mèo sẽ bắt các con yếu vì các con yếu có ít khả năng chạy trốn, nếu mèo bị tiêu diệt thì
số lượng cá thể sẽ tăng sau cân bằng do có chế tự điều chỉnh số lượng .

Thỏ và vi khuẩn có mối quan hệ kí sinh vật chủ .

Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu không phải là sinh vật tiêu thụ không phải sinh vật sản xuất

Đáp án B.

Câu 63: Lời giải

Phầnlớn nănglượngthấtthoátđóbịtiêuhao qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể),10%
năng lượng được giữ lại ở bậc dinh dưỡng lớn hơn.

Đáp án C

Câu 64: Lời giải

Thápsinh khốicủaquần xãsinh vật nổitrong nước thườngmấtcânđốidosinh khốicủasinh vật tiêu
thụnhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất. (sinh khốicủasinh vật tiêu thụnhỏ hơn sinh khối của sinh
vật sản xuất giúp cho tháp sinh khối cân đối ở dạng chuẩn)

Đáp án D

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 43/64
Câu 65: Lời giải

Nhận định sai : Con người cần phải khaitháctriệtđểtàinguyêntáisinh, hạn chếkhai thác
tàinguyênkhông táisinh.

Đáp án C

Câu 66: Lời giải

Giảm dần đa dạng sinh học : Rừng mưanhiệtđới→ Rừng rụng láônđới(rừng lárộng rụngtheomùa) →
Đồng rêuhàn đới.

Đáp án C

Câu 67: Lời giải

Sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác
vẫn không thiếu thức ăn do Thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh. Số lượng
cá thể trong quần thể lớn

Đáp án C

Câu 68: Lời giải

Đặc điểm của kiểu phân bố ngẫu nhiên là

(1)Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đều

(3)Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường

Đáp án A

Câu 69: Lời giải

Trong quan hệ cùng loài:

(2) Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của
môi trường

(3)Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài

Đáp án B

Câu 70: Lời giải

Mối quan hệ đem lại lợi ích cho các cá thể trong quần thể là các mối quan hệ thuộc nhóm hỗ trợ

Cộng sinh,

Hợp tác

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 44/64
Hội sinh.

Đáp án D

Câu 71: Lời giải

Kêt thúc diễn thế thứ sinh thường hình thành nên quần xã không ổn định => C sai Đáp án C

Câu 72: Lời giải

Thứ tự quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn:

Thân thảo ưa sáng → thân bụi ưa sáng → thân gỗ ưa sáng → thân thảo ưa bóng.

Đầu tiên ánh sáng chiếu với cường độ mạnh không có gì che chắn nên trước hết là cây thân thảo ưa
sáng.

Sau khi có cây gỗ ưa sáng thì các cây thân thảo ưa bóng sống dưới tán cây mới xuất hiện.

Chọn C.

Câu 73: Lời giải

Đáp án C

Sự cạnh tranh khác loài sẽ dẫn tới phân ly ổ sinh thái.

Chọn C.

Câu 74: Lời giải

Một động vật ăn thịt chủ chốt trong quần xã có thể duy trì sự đa dạng loài trong quần xã đó nếu
chúng chỉ săn bắt các loài chiếm ưu thế trong quần xã làm thức ăn.

Xua đuổi các loài động vật ăn thịt khác ra khỏi quần xã hay cho phép các loài động vật ăn thịt khác
nhập cư vào quần xã đều làm giảm đa dạng về loài.

Chọn B.

Câu 75: Lời giải

Mối quan hệ cộng sinh: 1, 3, 6.

Chọn C.

Câu 76: Lời giải

Mối quan hệ giữa hai loài mà một loài không có lợi cũng không bị hại là hội sinh.

Trong quan hệ ức chế cảm nhiễm thì một loài bị hại còn loài khác thì không có lợi cũng không có hại

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 45/64
Đáp án B

Câu 77: Lời giải

Giai đoạn đỉnh cực là giai đoạn cuối cùng của quần xã. Khi đó, quần xã đã ở trạng thái ổn định.

Chọn C.

Câu 78: Lời giải

Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn là

(4) Rừng lim nguyên sinh

(1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng

(3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi

(2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế

(5) Trảng cỏ

Đáp án C

Câu 79: Lời giải

Trình tự đúng cùa các giai đoạn lả

(5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm

(3) Quần xã cây thân thảo

(4) Quần xã cây bụi

(2) Quần xã cây gỗ lá rộng

(1) Quần xã đỉnh cực

Đáp án B

Câu 80: Lời giải

Do năng lượng bị thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng nên năng lượng của bậc dinh dưỡng sau luôn
nhỏ hơn bậc trước liền kề.

Đáp án C

Câu 81: Lời giải

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 46/64
Những loài vi khuẩn có những thời điểm bùng phát số lượng rất mạnh, nhưng có những thời điểm
hầu như mất hẳn đó là do các nhân tố sinh thái vô sinh luôn biến đổi lúc thuận lợi, lúc không thuận
lợi.

Đáp án A .

Câu 82: Lời giải

Sự phân bố của một loài sinh vật trong quần xã tự nhiên thường phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu về
nguồn sống của loài.

Chọn A.

Câu 83: Lời giải

Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và không nhất thiết phải xảy ra là
quan hệ hợp tác

Đáp án A

Câu 84: Lời giải

Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của
quần thể khác kìm hãm

Đáp án D

Câu 85: Lời giải

Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau , song song với sự
biến đổi của điều kiện môi trường

Đáp án A

Câu 86: Lời giải

Cấu trúc phân tầng trong quần xã giúp khai thác nguồn sống hiệu quả, giảm bớt sự cạnh tranh.

Đáp án C

Câu 87: Lời giải

Trong quần xã thì loài ưu thế có vai trò quan trọng nhất

Đáp án A

Câu 88: Lời giải

Quá trình phát triển của một cây vô tình làm ức chế sự phát triển của cây khác

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 47/64
Đáp án B

Câu 89: Lời giải

Khi số loài tăng thì sẽ dẫn đến sự cạnh trng nguồn sống giữa các loài . Thiếu thức ăn, nơi ở và nguồn
sống nên số lượng cá thể trong loài giảm đi .

Đáp án A

Câu 90: Lời giải

Cả diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh đều có đặc điểm:

- Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

- Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự
nhiên của môi trường.

Các diễn thế sinh thái này có thể dẫn đến một quần xã tương đối ổn định, trong đó diễn thế nguyên
sinh xuất hiện trên môi trường chưa từng có quần xã nào sinh sống.

Đáp án A

Câu 91: Lời giải

Diễn thế thứ sinh là quần xã ban đầu có thành phần lòai ổn định( độ đa dạng cao) và quần xã kết
thúc kém ổn định ( thành phần loài trong quần xã ít đa dạng hơn )

Các quần xã ở các giai đoạn sau độ đa dạng loài kém hơn quần xã ở giai đoạn trước đó

Đáp án B

Câu 92: Lời giải

Kết thúc diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến quần xã tương đối ổn định nhưng cũng có nhiều quần xã bị
suy thoái.

Chọn D.

Câu 93: Lời giải

Bò và vi sinh vật : cộng sinh

Bò và chim sao : hợp tác

Rận và bò : kí sinh vật chủ

Chim sáo và rận : vật ăn thịt – con mồi

Đáp án : D

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 48/64
Câu 94: Lời giải

Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược (đáy hẹp) được đặc trưng cho mối quan hệ vật chủ - vật
kí sinh vì thường 1 vật chủ có rất nhiều vật kí sinh

Đáp án : A

Câu 95: Lời giải

Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.

Vật ăn thịt có số lượng ít hơn con mồi

Kí sinh – vật chủ giúp khống chế sinh học nhưng không phải nguyên nhân duy nhất

Đáp án A

Câu 96: Lời giải

Các phát biểu đúng là (2) (4)

Câu (1) Sai, quần xã bao gồm nhiều quần thể nhỏ

Câu (3) sai, loài ưu thế là loài ưu thế có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của
chúng mạnh

Đáp án B

Câu 97: Lời giải

A. là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm

B. Đúng

C Sai , Quan hệ hợp tác giữa hai loài không nhât thiết phải có

D. là quan hệ hợp tác

Đáp án B

Câu 98: Lời giải

Các nhận xét đúng là (2) (3) (5)

2 -3 đúng , Mèo sẽ bắt các con yếu vì các con yếu có ít khả năng chạy trốn, nếu mèo bị tiêu diệt thì
số lượng cá thể sẽ tăng sau cân bằng do có chế tự điều chỉnh số lượng .

Thỏ và vi khuẩn có mối quan hệ kí sinh vật chủ .

Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu không phải là sinh vật tiêu thụ không phải sinh vật sản xuất

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 49/64
Đáp án B.

Câu 99: Lời giải

Mối quan hệ cộng sinh giữa cây họ đậu với vi khuẩn sống ở nốt sần của chúng làm tăng lượng
đạm trong đất vì các vị khuẩn này có khả năng cố định nito từ nito không khí (dạng N2).

Chọn D.

Câu 100: Lời giải

Xu hướng trong quá trình diễn thế nguyên sinh, tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể mỗi
loài giảm, ổ sinh thái mỗi loài thu hẹp lại.

Chọn B.

Câu 101: Lời giải

Chuột là một sinh vật trong hệ sinh thái và có thma gia vào chuỗi thức ăn nên nó cũng sẽ là thức ăn
của các sinh vật khác , nếu nó bị tiêu diệt hoàn toàn khỏi chuỗi và lưới thức ăn thì nó sẽ ảnh hưởng
đến sự tồn tại và phát triển của nhiều loài khác => mất cân bằng hệ sinh thái

Do đó người ta sẽ hạn chế số lượng chột bằng cách dung nilong boa quanh bờ ruột để ngăn cản
chuột ăn lúa

Đáp án C

Câu 102: Lời giải

Hiện tượng phì nhưỡng là do tảo và vi khuẩn lam phát triển mạnh => Để hạn chế hiện tượng này cần
hạn chế sự phát triển của tảo và vi khuẩn lam

Các cách hạn chế phát triển của vi khuẩn lam và tảo là

Hạn chế nguồn dinh dưỡng của tảo và vi khuẩn lam

Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ => động vật phù du phát triến => vi khuẩn lam và tảo vị sinhvật phù
du tiêu diệt

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 50/64
Thả cá dữ vào để ăn tôm cá => tôm cá giảm => động vật phù du phát triến => vi khuẩn lam và tảo vị
sinh vật phù du tiêu diệt

Đáp án A

Câu 103: Lời giải

Chỉ có tháp năng lượng mới luôn luôn có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ

=> A không đúng.

Chọn A.

Câu 104: Lời giải

Trong chuỗi thức ăn trên cạn loài có sinh khối nhỏ hơn có bậc dinh dưỡng cao hơn trong chuỗi thức
ăn( do tiêu hao năng lượng khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp sang bậc dinh dưỡng cao) => Từ đó
ta có thể xay dựng được chuỗi thức ăn

III → II → IV → V.

Chọn A.

Câu 105: Lời giải

Trong một hệ sinh thái trên đất liền, bậc dinh dưỡng có tổng sinh khối cao nhất là sinh vật sản xuất.

Chọn D.

Câu 106: Lời giải

Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều, còn vật chất đi theo chu trình.

Chọn C.

Câu 107: Lời giải

Bậc dinh dưỡng cấp 1 có tổng sinh khối lớn nhất trong lưới thức ăn và chuỗi thức ăn .

Đáp án A

Câu 108: Lời giải

Bậc dinh dưỡng cao nhất dễ tuyệt chủng nhất, do năng lượng ít nhất.

Chọn D.

Câu 109: Lời giải

Sản lượng sinh vật toàn phần ở thực vật là

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 51/64
(2,5 x 106 ): 100 = 2,5 x 104

Thực tế 90% năng lượng mất đi do hô hấp nên sản lượng thức tế là

0.1 x 2,5 x 104 = 2,5 x 103

Hiệu suất sinh thái ở bậc dinh dưỡng cấp 3 (tức là sinh vật tiêu thụ bậc 2; bậc dinh dưỡng cấp 1 là
sinh vật sản xuất) là: (2,5 : 25) x 100 = 10%

Chọn B.

Câu 110: Lời giải

Hiệu suất sinh thái là tỷ lệ % giữa năng lượng được tích tụ ở 1 bậc dinh dưỡng nào đó so với năng
lượng được tích tụ ở 1 bậc dinh dưỡng bất kỳ trước đó.

Theo bảng: trong 100% năng lượng tiêu thụ của ngô chỉ có 5% được sử dụng cho châu chấu

=> Hiệu suất sinh thái (châu chấu/ngô): 5%

=> Hiệu suất sinh thái của chuỗi thức ăn (gà/ngô): 2% x 10% x 5% = 0,01%

Chọn B.

Câu 111: Lời giải

. 2000 x 10% = 200kg.

Chọn A.

Câu 112: Lời giải

Tổng lượng vật chất trong hệ sinh thái không đổi. Lượng vật chất trong quần xã giảm dần
do bị thất thoát một phần.

Chọn B.

Câu 113: Lời giải

Quá trình phản nitrat hóa do một số loài vi khuẩn khử nitrat thành N 2 .

Chọn D.

Câu 114: Lời giải

Trong các hệ sinh thái, các sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít hơn so với
các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn, bởi vì phần lớn năng lượng bị thất thoát trong quá trình
chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn nên hiệu suất sử dụng năng lượng
của sinh vật để chuyển hóa thành sinh khối là thấp .

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 52/64
Đáp án A

Câu 115: Lời giải

Di chuyển theo chiều tăng dần của vĩ độ - từ xích đạo lên bắc cực, lần lượt ta sẽ bắt gặp : rừng mưa
nhiệt đới - thảo nguyên – rừng Taiga - đồng rêu hàn đới

Đáp án D

Câu 116: lời giải

Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới có đặc điểm:

Nhiệt độ cao khá ổn định

(3)Lượng mưa cao, mưa tập trung vào mùa mưa.

(4) Rụng lá vảo thời kì mùa khô

(7) Thời gian chiếu sáng ngày đêm dài như nhau

(8) Nhiều cây dây leo thân gỗ

Đáp án B

Câu 117: Lời giải

Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

A.sinh vật sản xuất là bậc dinh dưỡng thứ nhất

B. trong 1 chuỗi thức ăn, không có mắt xích .

D. trong một lưới thức ăn,1 bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật, chúng thuộc các lưới thức
ăn khác nhau.

Đáp án C

Câu 118: Lời giải

Một số hiện tượng như mưa to, chặt phá rừng, ... có thể dần đến hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố
dinh dưỡng do các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất, còn cacbon có nguồn gốc từ
không khí

Đáp án B

Câu 119: Lời giải

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 53/64
Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 bậc dinh dưỡng) vì hiệu suất sinh thái giữa
các bậc dinh thường trong hệ sinh thái là rất thấp (tiêu hao qua hô hấp, rơi rụng) nên sinh vật ở bậc
dinh dưỡng thứ 5 không đủ năng lượng cung cấp cho sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn

Đáp án A

Câu 120: Lời giải

Sinh vật tự dưỡng hấp thu cả NO3- và cả NH4+ nhưng cây chỉ hấp thụ thẳng NH4+ còn NO3- thì
phải trải qua giai đoạn chuyển hóa thành NH4+ trong cây thì cây mới hấp thụ được

Đáp án A .

Câu 121: Lời giải

Thảm thực vật có các cây dây leo thân gỗ, nhiều cây thân thảo có kích thước lớn, quả thường mọc
xung quanh thân cây đặc trưng vùng nhiệt đới xích đạo.

Đáp án D

Câu 122: Lời giải

Nguồn thu hồi phôtpho chính từ biển để trả lại cho chu trình phôtpho từ từ các hải sản đánh bắt được
và từ phân chim.

Đáp án A

Câu 123: Lời giải

Cá mập là động vật ăn thịt => để sản lượng cao hơn cá mập thì cá voi câng có hiệu suất sinh thái lớn
hơn nên cá voi cần ăn các nhóm thức ăn gần với nguồn thức ăn sơ cấp.

Đáp án C

Câu 124: Lời giải

Sau khi gặt hái, người nông dân Nam Bộ thường đốt rơm rạ ngoài đồng. Tập quán đó có mục đích
quan trọng bậc nhất trả lại các vật chất cây láu đã hấp thụ thừ môi trường

Đáp án B

Câu 125: Lời giải

Bức xạ hồng ngoại – sinh nhiệt

Đáp án B

Câu 126: Lời giải

Lượng mưa có liên quan đến độ đa dạng của sinh vật trong khu sinh học .
>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 54/64
A Sai vì rừng mưa nhiệt đới có lượng mưa lớn nhất

B. Sai vì địa trung hải có lượng mưa ít hơn tahor nguyên

C sai vì Savan có thành phần loài đa dạng hơn hoan mac

D . đúng Độ đa dạng thành phần loài trong khu sinh học sắp xếp là Rừng địa trung hải -> Thảo
nguyên -> Rừng rụng lá ôn đới

Sự tăng dần lượng mưa là Rừng địa trung hải -> Thảo nguyên -> Rừng rụng lá ôn đới

Chọn D.

Câu 127: lời giải

Vi khuẩn phản nitrat hoá phân hủy nitrat (NO3-)thành nitơ phân tử (N2).

Chọn B.

Câu 128: Lời giải

Năng lượng bị thất thoát trong chuỗi thức ăn do:

- Hoạt động hô hấp của sinh vật (năng lượng tạo nhiệt, cho vận động,…)

- Mất đi qua các bộ phận rơi rụng (lá, lông,…)

- Mất qua chất thải (phân và nước tiểu động vật,)

- Một phần không sử dụng được

Chọn B.

Câu 129: Lời giải

Những loài hẹp nhiệt có giới hạn sinh thái hẹp về nhân tố nhiệt độ thường sống ở nơi có nhiệt độ ít
dao động

Trong các vùng trên thì nhiêt độ của vùng nhiệt đói là ít dao động nhất

Các loài hẹ nhiệt thường sống ở vùng nhiệt đới

Chọn A.

Câu 130: Lời giải

Các phát biểu đúng: (2)(3)(4)

Phần lớn năng lượng sinh vật hấp thụ mất và trả lại môi trường dưới dạng các chất thái => 3 đúng

Chuỗi thức ăn thường có tối đa 5-6 bậc dinh dưỡng, ít nhất 2 bậc dinh dưỡng.
>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 55/64
Năng lượng sơ cấp thô là năng lượng chuyển hóa thành hóa năng chứa trong mô sau khi thực vật đã
thưc hiện quá trình hô hấp – 4 đúng

Chọn B.

Câu 131: Lời giải

“Năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có
số lượng loài hạn chế” là những đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp

Chọn B

Câu 132: Lời giải

Cho vào bể cá một ít rong sẽ giảm sự cạnh tranh giữa hai loài vì làm tăng nơi ẩn nấp cho loài ưa
sống dựa vào các vật thể trôi nổi.

Chọn A.

Câu 133: Lời giải

Điểm giống nhau giữa các các chu trình là các chất được tuần hoàn liên tục để duy trì sự cân bằng
trong vật chất và trong sinh quyển

Đáp án D

Câu 134: lời giải

1 . Trong một chuỗi thức ăn thì một loài thuộc một bậc dinh dưỡng , một loài thuộc nhiều mắt xích
thức ăn khác nhau khi cùng ở trong một lưới thức ăn

2 . Quần xã càng đa dạng thì lưới thức ăn càng phức tạp .

3 . Trong một lưới thức ăn , mỗi loài thuộc nhiều chuỗi thức ăn .

4 . Trong chuỗi thức ăn sinh vật đứng trước là thức ăn của sinh vật đứng sau

Đáp án D

Câu 135: Lời giải

Để phát triển thài nguyên bền vứng và hợp lí thì con người cần :

Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống

Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lý, bảo tồn đa dạng sinh học

Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên

Đáp án không đúng là C

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 56/64
Câu 136: Lời giải

Số lượng các thể trong quần thể ở năm thứ nhất là :

0,25 x 5000 = 1250

Kích thước quần thể tăng lên số % là

225)x 100 – 100 = 10.2%

Tỉ lệ sinh trong quần thể là :

(110. 2 – 100) + 2 % = 12.2 %

Mật độ các thể ở năm thứ hai là :

1350 : 5000 = 0.27 ( cá thể / ha)

Đáp án D

Câu 137: Lời giải

Bậc dinh dưỡng cấp 3 là nhái và sinh vật tiêu thụ bậc 1 là sâu ăn ngô

Đáp án A

Câu 138: Lời giải

Trong hệ sinh thái chỉ cần có sinh vật sản xuất và sinh vật phân giải

Không cần nhất thiết phải có sự tham gia của động vật trong hệ sinh thái

Đáp án A

Câu 139: Lời giải

Hệ sinh thái giống với chức năng của một cơ thể, trong hệ sinh thái các sinh vật có sự trạo đổi vật
chất và năng lượng với nhau và có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài ( vd :
tiếp nhận năng lượng mặt trời trong hệ sinh thái )

Đáp án B sai

Câu 140: Lời giải

Mắt xích có mức năng lượng cao nhất là sinh vật sản xuất

Đáp án B

Câu 141: Lời giải

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 57/64
Hậu quả sinh thái nặng nề nhất sẽ là gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủy vực. Vì khi một
loài đã bị tuyệt chủng rồi thì hiện vẫn chưa có cách nào để mà khôi phục lại

Đáp án B

Câu 142: Lời giải

Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao nhất

Đáp án D

Câu 143: Lời giải

Do sinh khối của thực vật ở các chuỗi thức ăn là ngang nhau nên năng lượng dự trữ của chúng là
bằng nhau

Mà qua mỗi bậc dinh dưỡng năng lượng đều bị thất thoát, chỉ có khoảng 10% đợc chuyển lên. Do đó
càng nhiều mắt xích trong chuỗi, năng lượng thất thoát càng lớn

Vậy năng lượng cung cấp cho con người nhiều nhất ở chuỗi D

Đáp án D

Câu 144: Lời giải

Bởi vì, qua mỗi bậc dinh dưỡng, chất độc không được đào thải ra, nó tích lũy lại trong cơ thể cùng
với khoảng 10% năng lượng rồi chuyển lên bậc dinh dưỡng tiếp theo. Năng lượng của bậc dinh
dưỡng càng cao thì càng thấp mà lượng chất độc không thay đổi

Bậc dinh dưỡng càng cao bị ảnh hưởng càng nhiêm trọng

Đáp án B

Câu 145: Lời giải

Nhóm loài không bắt buộc phải có là sinh vật tiêu thụ

Vì chỉ cẫn sinh vật sản xuất sản sinh ra chất hữu cơ cho hệ sinh thái, sinh vật tiêu thụ phân rã các
sinh vật chết( lá rụng, cành gãy,..) là ta đã có một hệ sinh thái khép kín rồi

Đáp án C

Câu 146: Lời giải

Đặc điểm đúng với hệ sinh thái nhân tạo là chuỗi thức ăn ngắn, năng suất cao.

Đáp án C

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 58/64
Câu 147: Lời giải

Nhóm vi khuẩn gây thất thoát nguồn nito của cây là vi khuẩn phản nitrat hóa

Vi khuẩn này có khả năng phân thủy hợp chất nito rất tốt

Đáp án A

Câu 148: Lời giải

Phát biểu không chính xác là C.

Đi từ vĩ độ thấp ( nhiệt đới) đến vĩ độ cao (bắc cực) thì độ đa dạng phải giảm dần

Đáp án C

Câu 149: Lời giải

Khu sinh thái nào các đa dạng thì lưới thức ăn càng phức tạp

Độ đa dạng của khu sinh thía được sắp sếp theo tứ tự tăng dần

Đồng rêu→ Rừng lá kim phương bắc (Taiga). → Rừng lá rộng rụng theo mùa. → Rừng ẩm thường
xanh nhiệt đới.

Mức độ phức tạp dần là (1)→(3)→(2)→(4).

Đáp án C

Câu 150: Lời giải

Tính đa dạng về loài tăng, không gian sinh thái không tăng , để giảm bớt độ cạnh tranh giữa các loài
thì dẫn đến hiện tượng phân li sinh thái giũa các laoif cùng soosngs trong một không gian làm cho ổ
sinh thái của mỗi loài bị thu hẹp dần.

Đáp án D

Câu 151: Lời giải

Nhóm sinh vật có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật là sinh vật
sản xuất vì chúng có khả năng tự dưỡng hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời

Đáp án A

Câu 152: Lời giải

Nguyên nhân là do các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất, còn cacbon có nguồn gốc từ
không khí

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 59/64
Các nguyên tố có nguồn gốc từ đất, nếu xảy ra các hiện tượng thiên tai, sẽ không còn lớp thực vật
bảo vệ phía trên sẽ nhanh chóng bị mất đi ( hiện tượng xói mòn) không còn đủ để cung cấp cho hệ
sinh thái, còn Cacbon có nguồn gốc từ CO2 không khí, luôn luôn có đủ cho hệ sinh thái

Đáp án D

A sai vì ngoài nước + ánh sáng mặt trời, thực vật còn cần CO2

B sai, hầu hết các chất hữu cơ đều là hợp chất của Cacbon lượng Cacbon cần dùng là rất lớn

C sai vì không phải loài thực vật nào cũng cộng sinh với nấm, vi khuẩn, do đó lượng Cacbon tạo ra
từ con đường trên không chiếm đa số

Câu 153: Lời giải

Một chu trình sinh địa hóa gồm : Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và
lắng đọng một phần vật chất trong đất , nước

Đáp án D

Câu 154: Lời giải

Vùng vĩ độ cao thuộc khu vực ôn đới khí hậu lạnh, ít sinh vật, độ đa dạng trong loài không cao

Ở vùng vĩ độ thấp khu vực nhiệt đới , thảm thực vật phát triển => kéo theo sự phát triển của dộng vật
=> sinh vật đa dạng

Sinh vật ở ngoài đại dương đa dạng hơn sinh vật ở gần bờ

Sinh vật càng đa dạng thì chuỗi thức ăn càng phức tạp

Đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ bờ ra đại dương

Đáp án D

Câu 155: Lời giải

Các loài có thể xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2  sinh vật tiêu thụ bậc 1 là nâm, mối, sóc, chuột, kiến

B, C , D – loại vì diều hâu là dộng vật ăn thịt

Đáp án A

Câu 156: Lời giải

Các khu sinh học trên cạn sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là :

Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới

Đáp án B

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 60/64
Câu 157: Lời giải

Nguyên nhân nuôi cá cho sản lượng cao hơn so với nuôi bò là vì bò là động vật đẳng nhiệt và sống ở
trên cạn nên hao phí năng lượng lớn hơn cá.

Chọn D.

Câu 158: Lời giải

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp :

(1) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.

(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường

(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

Đáp án : A

Câu 159: Lời giải

Nhận định đúng nhất về tháp sinh thái là : Bậc dinh dưỡng thấp luôn có năng lượng lớn hơn bậc dinh
dưỡng cao

Đáp án : B

Câu 160: Lời giải

Biện pháp thiên địch là biện pháp dùng các loài thiên địch để tiêu diệt các sinh vật có hại

=> không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và không gây ô nhiễm môi trường

Đáp án B

Câu 161: Lời giải

Lưới thức ăn phức tạp khi đi từ vĩ độ cao  vĩ độ thấp => C sai

Đáp án : C

Câu 162: Lời giải

Vi khuẩn nitrat hóa chuyển hóa amoni thành nitrat, thực vật có thể hấp thụ.

Đáp án D

Câu 163: Lời giải

Các phát biểu đúng là 2 , 5, 6

Đáp án D
>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 61/64
1 sai vì cấu trúc lưới thức ăn phức tạp khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp

3 sai vì có chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật phân giải

4 sai vì mỗi mắt xích chỉ có 1 loài

Câu 164: Lời giải

Đáp án C

Photpho bị thất thoát nhiều nhất, do P là chất rắn nên sẽ bị lắng đọng nhiều trong chu trình . Các chất
khác hoặc hoặc hợp chất của nó với một chất khác là chất khí nên sẽ bị ít thất thoát hơn P

Câu 165: Lời giải

Khu sinh học nào có độ đa dạng loài càng cao thì sẽ càng có nhiều ổ sinh thái hẹp

Nơi có nhiều ổ sinh thái hẹp nhất là rừng mưa nhiệt đới

Đáp án D

Câu 166: Lời giải

Các phát biểu đúng là (3) (2)

Ý (1) Sai, hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng thấp

Ý (4) sai, đó là dựa vào đặc điểm của từng hệ sinh thái

Đáp án C

Câu 167: Lời giải

Rừng lá kim – mùa đông dài, mùa hè ngắn nhưng ngày dài và ấm

Đồng rêu đới lạnh – mùa đông dài, mùa hè ngắn

Rừng mưa nhiệt đới – nhiệt độ, lượng mưa đều cao

Cây lá rộng có mùa sinh trưởng dài

Đáp án A

Câu 168: Lời giải

Phát biểu đúng B

Năng lượng trong hệ sinh thái chỉ được truyền một chiều từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng
cao

A sai, năng lượng mất đi nhiều nhất do hô hấp


>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 62/64
C sai mắt xích càng xa sinh vật sản xuất  bậc dinh dưỡng càng cao  sinh khối cành nhỏ

D sai hiệu suất sinh thái xấp xỉ 10%

Câu 169: Lời giải

Hiệu suất sinh thái ở bậc dinh dưỡng cấp 4 so với sinh vật ở bậc dinh dưỡng cấp 2 là:

0,5.102 1
4
  0, 42%
1, 2.10 240

Đáp án A

Câu 170: Lời giải

Các khẳng định đúng là (1) (4)

Phân li ổ sinh thái chỉ xảy ra trong mối quan hệ hai loài  làm ổ sinh thái mỗi loài bị thu hẹp lại 
không thúc đẩy sự hình thành loài mới

Những loài có ổ sinh thái không giao nhau => không cạnh tranh

Những loài có ổ sinh thái giao nhau => cạnh tranh , sự trùng lặp trong ổ sinh thía càng lớn thì sự
cạnh tranh giữa các các thể trong quần thể càng lớn

Đáp án A

Câu 171: Lời giải

Đáp án B

Do năng lượng bị mất đi qua mỗi bệnh dinh dưỡng là rất thấp nên năng lượng chuyển hóa thnahf
sinh khối thấp

Đáp án B

Câu 172 : Lời giải

Hoạt động của con người góp phần làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển.

Đáp án B

Câu 173: Lời giải

Chuỗi thức ăn bền vững nhất là C→A→D→E

Đáp án C

>>Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 63/64

You might also like