You are on page 1of 9

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực

tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

KHÓA LUYỆN THI THPT QUỐC GIA - MÔN SINH HỌC - Thầy THỊNH NAM
Chuyên đề : SINH THÁI HỌC
Nội dung: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP PHẦN SINH THÁI HỌC

ÔN TẬP SINH THÁI (ĐỀ 1)


Câu 1 [179127]: Vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể là
A. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của quần thể
B. tạo cho số lượng giảm hợp lí và sự phân bố các cá thể trong quần thể đồng đều trong khu phân bố, đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
C. tạo cho số lượng tăng hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo nhóm trong khu phân bố,
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
D. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức tối đa, đảm bảo sự tồn tại phát
triển của quần thể.
Đáp án: A
Câu 2 [179750]: Nhận định nào dưới đây chưa đúng?
A. hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại
B. dòng năng lượng trong hệ sinh thái giảm dần qua các bậc dinh dưỡng.
C. hệ sinh thái là một cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là một hệ thống kín và tự điều chỉnh.
D. hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người
Đáp án: C
Câu 38 [151612]: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?
A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường.
B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
D. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
Đáp án: C
Câu 39 [151613]: Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm
nào sau đây?
A. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
B. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.
D. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
Đáp án: A
Câu 40 [151614]: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài
và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.
B. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận
lợi.
C. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không
gặp ở động vật.
Đáp án: D
Câu 41 [151615]: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
B. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.
C. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
D. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Đáp án: D
Câu 42 [151616]: Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì
A. số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ
sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
B. mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn.
C. sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

D. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của
quần thể giảm.
Đáp án: D
Câu 43 [151617]: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là
A. nguồn thức ăn từ môi trường . B. mức sinh sản.
C. sức tăng trưởng của cá thể. D. mức tử vong.
Đáp án: A
Câu 44 [151618]: Trong một quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ
thì
A. quần xã có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài khác làm thức
ăn.
B. quần xã dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi
nhanh.
C. quần xã có cấu trúc ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực vật biến mất
dần.
D. quần xã có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn vì
thức ăn trong môi trường cạn kiệt dần.
Đáp án: A
Câu 3 [179753]: Đặc điểm của hiện tượng khống chế sinh học khác với ức chế - cảm nhiễm là:
A. Loài này kiềm hãm sự phát triển của loài khác
B. Xảy ra trong một khu vực sống nhất định
C. Yếu tố kìm hãm là yếu tố sinh học
D. Thể hiện mối quan hệ cạnh tranh.
Đáp án: C
Câu 4 [179756]: Ngoài vai trò của nhiễm sắc thể giới tính, giới tính ở động vật còn chịu ảnh hưởng bởi tác
động của …..(A)….. và …..(B)….. (A) và (B) là:
A. Môi trường ngoài, hoocmôn sinh dục B. Độ ẩm, cường độ trao đổi chất
C. Nhiệt độ, hoá chất D. Ánh sáng, độ pH
Đáp án: A
Câu 5 [179760]: Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật?
A. Các con dế mèn trong một bãi đất B. Các con cá trong một hồ tự nhiên.
C. Các con hổ trong một khu rừng D. Các con lươn trong một đầm lầy
Đáp án: B
Câu 6 [179761]: Sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất?
A. Nấm rơm. B. Dây tơ hồng.
C. Mốc tương. D. Rêu bám trên cây.
Đáp án: D
Câu 7 [179775]: Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị thủy
dòng sông sẽ đem lại hậu quả sinh thái nào nặng nề nhất?
A. Làm giảm lượng trầm tích và chất dinh dưỡng cho các thủy vực sau đập.
B. Gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủy vực.
C. Gây ô nhiễm môi trường.
D. Gây xói lở bãi sông sau đập.
Đáp án: B

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 8 [179784]: Trong một hệ sinh thái, các bậc dinh dưỡng A, B, C, D, E lần lượt có sinh khối là 500kg,
400kg, 50kg, 5000kg, 5kg. Chuỗi thức ăn có thể xẩy ra là
A. A → B → C → D. B. D → A → C → E.
C. A → B → E →D. D. D → C → A → B.
Đáp án: B
Câu 9 [179787]: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là
A. mức tử vong. B. xuất - nhập cư.
C. mức sinh sản. D. nguồn thức ăn.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Ở đây đáp án đúng là đáp án D vì:
Chúng ta biết rằng, quần thể sống trong môi trường luôn có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể ở
mức ổn định, cân bằng với nguồn sống của môi trường bằng cách điều chỉnh tỉ lệ sinh và tử trong quần thể
(mức tử vong và mức sinh sản), liên quan không nhiều đến xuất - nhập cư. Do đó đáp án D là đáp án đúng.
Câu 10 [179789]: Cho tập hợp các sinh vật sau:
(1) Nhóm cây thông 3 lá trên đồi.
(2) Nhóm ốc trong ruộng.
(3) Nhóm cá trong hồ.
(4) Nhóm ba ba trơn trong đầm.
(5) Nhóm cây keo tai tượng trên đồi.
Tập hợp sinh vật nào là quần thể?
A. (3), (4), (5). B. (1), (4), (5). C. (2), (3), ( 4). D. (1), (3), (4).
Đáp án: B
Câu 11 [179791]: Trong cùng một ao nuôi cá người ta thường nuôi ghép cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá
trắm đen, cá rô phi,... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích
A. làm tăng tính đa dạng sinh học trong ao.
B. giảm dịch bệnh.
C. tận thu nguồn thức ăn tối đa trong ao.
D. giảm sự đa dạng sinh học trong ao.
Đáp án: C
Câu 12 [179792]: Các nhân tố vô sinh và hữu sinh trong một vùng nhất định tương tác với nhau hình thành nên
A. một lưới thức ăn. B. một mức dinh dưỡng.
C. một quần xã sinh vật. D. một hệ sinh thái.
Đáp án: D
Câu 13 [179794]: Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã
sinh vật là
A. vật ăn thịt là động lực phát triển của con mồi vì vật ăn thịt là tác nhân chọn lọc của con mồi.
B. con mồi là điều kiện tồn tại của vật ăn thịt vì nó cung cấp chất dinh dưỡng cho vật ăn thịt.
C. mối quan hệ này đảm bảo cho sự tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
D. các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực
cho sự tiến hóa của nhau.
Đáp án: D
Câu 14 [179798]: Những động vật sống trong vùng ôn đới, số lượng cá thể trong quần thể thường tăng nhanh
vào mùa xuân hè chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện nào sau đây?
A. Cường độ chiếu sáng ngày một tăng.
B. Bố mẹ chăm sóc và bảo vệ con tốt hơn.
C. Cường độ hoạt động của động vật ăn thịt còn ít.
D. Nguồn thức ăn trở nên giàu có.
Đáp án: D
Câu 15 [179799]: Ổ sinh thái của một loài về một nhân tố sinh thái là
A. “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái
cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
B. giới hạn sinh thái của nhân tố sinh thái đó.

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
C. giới hạn sinh thái đảm bảo cho loài thực hiện chức năng sống tốt nhất.
D. nơi cư trú của loài đó.
Đáp án: B
Câu 16 [179811]: Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Thỏ → Cáo → Hổ → Vi sinh vật. Giả sử mỗi loài trong chuỗi
thức ăn trên đều có hệ số: dị hóa/ đồng hóa = 10%. Mỗi loài chỉ nhận được 10% số năng lượng từ mắt xích
trước, trong đó sinh vật sản xuất tích lũy 1010kcal. Năng lượng tích lũy ở sinh vật tiêu thụ cấp I, cấp II, cấp III
lần lượt là
A. 109kcal, 108kcal, 107kcal. B. 1010kcal, 108kcal, 106kcal.
9 6 4
C. 10 kcal, 10 kcal, 10 kcal. D. 108kcal, 106kcal, 104kcal.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Thỏ → Cáo → Hổ → Vi sinh vật. Giả sử mỗi loài trong chuỗi thức ăn
trên đều có hệ số: dị hóa/ đồng hóa = 10%. Mỗi loài chỉ nhận được 10% số năng lượng từ mắt xích trước, trong
đó sinh vật sản xuất tích lũy 1010kcal
→ sinh vật tiêu thụ cấp 1 tích lũy: 1010 . 10% . 10% = 108
sinh vật tiêu thụ cấp 2 tích lũy: 108 . 10% . 10% = 106
sinh vật tiêu thụ cấp 3 tích lũy: 106 . 10% .10% = 104
Vậy chọn đáp án D.
Câu 17 [179812]: Phát biểu không đúng về mức phản ứng là?
A. Mức phản ứng không có khả năng di truyền.
B. Trong sản xuất, tập hợp năng suất của 1 giống trong điều kiện khác nhau tạo thành mức phản ứng của
giống đó.
C. Mức phản ứng là tập hợp kiểu hình khác nhau của cùng 1 kiểu gen trước những điều kiện môi trường
khác nhau.
D. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.
Đáp án: A
Câu 18 [179814]: Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối có ý nghĩa thực tiễn
A. đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của một số loại kiểu hình trong quần thể
B. giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng cao khi điều kiện sống thay đổi
C. giải thích tại sao các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn so với các thể đồng hợp
D. giải thích vai trò của quá trình giao phối trong việc tạo ra vô số biến dị tổ hợp dẫn tới sự đa dạng.
Đáp án: B
Câu 19 [179818]: Tăng trưởng kích thước của quần thể trong môi trường không bị giới hạn có đặc điểm gì?
A. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, đường cong tăng trưởng hình chữ S
B. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, đường cong tăng trưởng hình chữ J
C. Tăng trưởng giảm, đường cong tăng trưởng hình chữ S
D. Tăng trưởng giảm, đường cong tăng trưởng hình chữ J
Đáp án: B
Câu 20 [179819]: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh
gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi
của môi trường.
D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự
cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Đáp án: B
Câu 21 [179822]: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau : cào cào, thỏ và nai
ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các
sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là
A. chim sâu, mèo rừng, báo. B. cào cào, thỏ, nai.
C. chim sâu, thỏ, mèo rừng. D. cào cào, chim sâu, báo
Đáp án: B

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 22 [179827]: Nhận định không đúng khi nói về phân bố cá thể trong không gian của quần xã:
A. Phân bố cá thể trong không gian tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài
B. Phân bố theo chiều thẳng đứng như phân thành nhiều tầng cây thích nghi với các điều kiện chiếu sáng
khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới
C. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật sống trong rừng
D. Sự phân bố theo chiều ngang thuận lợi hơn phân bố theo chiều thẳng đứng và thúc đẩy sự cạnh tranh giữa
các loài
Đáp án: D
Câu 23 [179835]: Trong hệ sinh thái bị nhiễm kim loại nặng thủy ngân, trong số các chuỗi thức ăn sau chuỗi
thức ăn gây độc cao nhất cho con người là
A. Thực vật → thỏ → người.
B. Thực vật → cá → vịt → chó → người.
C. Thực vật → người.
D. Thực vật → động vật phù du → cá → người.
Đáp án: B
Câu 24 [179843]: Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và Sinh
khối ở mỗi bậc là : A = 250 kg/ha; B = 350 kg/ha; C = 2500 kg/ha; D = 50 kg/ha; E = 2 kg/ha. Các bậc dinh
dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự nh¬ư sau :
Hệ sinh thái 1: A → B → C → E Hệ sinh thái 2: A → B → D → E
Hệ sinh thái 3: C → B → A → E Hệ sinh thái 4: E → D → B → C
Hệ sinh thái 5: C → B → D → E
Trong các hệ sinh thái trên . Các hệ sinh thái bền vững nhất là
A. 1,2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 3, 5.
Đáp án: D
Câu 25 [179845]: Quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số lượng tăng quá cao hoặc
giảm quá thấp được gọi là
A. Trạng thái cân bằng của quần thể
B. Mức sinh sản của quần thể
C. Cân bằng sinh học
D. Biến động số lượng cá thể của quần thể
Đáp án: A
Câu 26 [179947]: Yếu tố nào sau đây quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn?
A. Nước. B. Gió. C. Ánh sáng. D. Không khí.
Đáp án: A
Hướng dẫn: Độ đa dạng của thảm thực vật ở cạn được quyết định bởi yếu tố nước, vì:
Nước rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của thực vật và có rất ít loài có thể sống được trong
điều kiện khô hạn, thiếu nước.
Vì thế, nếu môi trường có đủ nước cho cây sinh trưởng phát triển thì ở đó thực vật sẽ đa dạng, phong phú. Còn
ở môi trường thiếu nước thì sẽ kém đa dạng.
VD: Thực vật ở rừng nhiệt đới rất đa dạng còn ở hoang mạc thì vô cùng nghèo nàn.
Câu 27 [179949]: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây không thuộc quan hệ kí sinh - vật chủ?
A. Giun đũa và lợn. B. Rận, bét và bò.
C. Phong lan và cây thân gỗ. D. Tầm gửi và cây thân gỗ.
Đáp án: C
Câu 28 [179950]: Sự quần tụ giúp cho sinh vật trong quần thể
1. dễ dàng săn mồi và chống kẻ thù tốt hơn 2. dễ kết cặp trong mùa sinh sản
3. chống chịu được bất lợi của khí hậu 4. có giới hạn sinh thái rộng hơn
Phương án trả lời đúng gồm:
A. 1,3,4. B. 1,2,4. C. 2,3,4. D. 1,2,3.
Đáp án: D
Câu 29 [179952]: Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã bị thay đổi mạnh nhất?
A. Loài ưu thế. B. Loài thứ yếu.

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 5
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
C. Loài ngẫu nhiên. D. Loài đặc hữu.
Đáp án: A
Câu 30 [179954]: Quần thể nào sau đây có số lượng cá thể biến động theo chu kì mùa trong năm?
A. Ếch nhái. B. Thỏ và Mèo rừng.
C. Hươu, nai. D. Cá suốt ở biển Califoocnia.
Đáp án: A

ÔN TẬP SINH THÁI (ĐỀ 2)


Câu 1 [179118]: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
A. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.
B. số lượng cá thể và mật độ cá thể.
C. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể.
D. tần số alen và tần số kiểu gen.
Đáp án: D
Câu 2 [179119]: Một trong những ý nghĩa thực tiễn quan trọng của việc nghiên cứu trạng thái cân bằng của
quần thể sinh vật về mặt sinh thái là:
A. Rút ngắn thời gian chọn đôi giao phối trong chọn giống
B. Xác định thời vụ thích hợp trong nông nghiệp, chọn cây trồng vật nuôi thích hợp
C. Chứng minh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của tiến hóa
D. Góp phần chọn cá thể cây trồng vật nuôi thích hợp để tạo ưu thế lai ở đời sau
Đáp án: B
Hướng dẫn: Một trong những ý nghĩa thực tiễn quan trọng của việc nghiên cứu trạng thái cân bằng của quần
thể sinh vật về mặt sinh thái là: Xác định thời vụ thích hợp trong nông nghiệp, chọn cây trồng vật nuôi thích
hợp
→ Chọn đáp án B.
Câu 3 [179120]: Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu. Khả năng nào dưới đây không phải là nguyên nhân
giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?
A. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
B. Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau.
C. Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau.
D. Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng.
Đáp án: B
Câu 4 [179122]: Sự phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể là
A. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường sống không đồng nhất, các cá thể sống tụ họp
với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất.
B. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường sống đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với
nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất.
C. dạng phân bố ít phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường sống đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau
ở những nơi có điều kiện tốt nhất.
D. dạng phân bố ít phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường sống không đồng nhất, các cá thể sống tụ họp
với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất.
Đáp án: A
Câu 5 [179958]: Trong quần xã, nhóm loài nào cho sản lượng sinh vật cao nhất?
A. Động vật ăn cỏ. B. Động vật ăn thịt.
C. sinh vật tự dưỡng. D. Sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
Đáp án: C
Câu 6 [179959]: Tập hợp nào sau đây không phải quần thể sinh vật?
A. Tập hợp các cây cọ trên đồi cọ Vĩnh phú.
B. Tập hợp các cây cỏ trên đồng cỏ Lai châu.
C. Tập hợp các con cá chép ở Hồ tây.
D. Tập hợp các cây thông trên đồi thông Đà lạt.

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 6
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Đáp án: B
Câu 7 [179964]: Hình dạng mỏ khác nhau của một số loài chim như chim ăn hạt, chim hút mật, chim ăn thịt
phản ánh điều gì?
1. Phản ánh đặc tính khác nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim.
2. Mỗi ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim đều có những đặc điểm thích nghi về cơ quan bắt mồi.
3. Phản ánh môi trường sống của chúng đã biến đổi không ngừng.
4. phản ánh sự cạnh tranh đang ngày càng quyết liệt đến mức độ thay đổi cấu tạo cơ quan bắt mồi.
5. Phản ánh sự giống nhau ngày càng nhiều về ổ sinh thái dinh dưỡng của chúng.
Tổ hợp câu trả lời đúng là.
A. 1,2,3. B. 1,2,3,4. C. 1,2. D. 2,3,4,5.
Đáp án: C
Câu 8 [180031]: Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì:
1. Quy tụ mật độ cao có thành phần kiểu gen đa dạng và khép kín.
2. Có khả năng cách li sinh sản và kiểu gen không bị biến đổi
3. Có tính toàn vẹn di truyền, có tính đặc trưng cao.
4. Là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
5. Có khả năng trao đổi gen và biến đổi gen.
Phương án đúng là:
A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 2, 4, 5. D. 3, 4, 5.
Đáp án: D
Câu 9 [180034]: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua
A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn
B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài
D. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã
Đáp án: A
Câu 10 [180036]: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa 2 loài?
A. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ
B. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.
C. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
D. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
Đáp án: B
Câu 11 [180037]: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
A. giảm số lượng cá thể của q.thể đảm bảo cho số lượng cá thể của q.thể tương ứng với khả năng cung cấp
nguồn sống của môi trường.
B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau làm quần thể có nguy cơ bị tiêu diệt.
C. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm giúp tăng cường khả năng thích nghi với
môi trường của quần thể.
D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng cường khả năng thích
ứng của các cá thể của loài với môi trường.
Đáp án: A
Câu 12 [180038]: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.

B. độ đa dang, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
C. độ đa đạng, mối q.hệ các loài, cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự p.bố cá thể, sức sinh sản, sự tử vong.

D. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
Đáp án: A
Câu 13 [180039]: Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có
A. sự phân tầng thẳng đứng. B. độ đa dạng sinh học thấp.
C. độ đa dạng sinh học cao. D. nhiều cây to và động vật lớn.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 7
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Đáp án: C
Câu 14 [180040]: Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp,
hình thành
A. các quần thể khác nhau B. các ổ sinh thái khác nhau.
C. các quần xã khác nhau D. các sinh cảnh khác nhau
Đáp án: B
Câu 15 [180041]: Trong bể nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi khoáng
đảng, còn một loài thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau
về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong để
A. tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp
B. bổ sung thức ăn cho cá.
C. giảm sự cạnh tranh của 2 loài
D. làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể bơi.
Đáp án: C
Câu 16 [180044]: Theo hình tháp sinh khối thì sinh khối sẽ giảm đi qua mỗi bậc trong tháp điều nào sau đây
giải thích được vấn đề này một cách chính xác nhất:
A. năng lượng bị mất vào môi trường tại mỗi bậc, vì vậy sinh khối tạo được ở bậc cao hơn sẽ ít đi.
B. sinh vật bị phân hủy tại mỗi bậc, và vì vậy bậc cao hơn sẽ có ít sinh khối hơn.
C. khi sinh vật chết tại bậc cao hơn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của sinh vật ở cấp dưới và làm cho sinh
khối của bậc phía dưới cao hơn.
D. sinh vật ở bậc cao hơn sẽ chết nhiều hơn sinh vật ở bậc thấp, vì vậy sinh khối sẽ giảm dần.
Đáp án: A
Câu 17 [180047]: Cho dù có ba loài chim khác nhau cùng sống trên cùng một loại cây ở cùng một khu vực, sự
cạnh trạnh rất ít khi xảy ra giữa chúng. điều nào sau đây giải thích cho vấn đề trên?
A. Chia thức ăn cho nhau.
B. Có sự phân li ổ sinh thái.
C. Có lượng thức ăn giới hạn.
D. Chúng không thể giao phối với nhau.
Đáp án: B
Câu 18 [180056]: Phát biểu nào sau đây là đúng với tháp sinh thái?
A. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy rộng, đỉnh hẹp.
B. Tháp số lượng luôn có dạng chuẩn.
C. Tháp sinh khối luôn luôn có dạng chuẩn.
D. Các loại tháp sinh thái đều có đáy rộng, đỉnh hẹp
Đáp án: A
Câu 19 [180058]: Cho biết ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25 – 35 0C, khi nhiệt độ
xuống dưới 20C và cao hơn 440C cá bị chết. Cá rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 2 0 – 350C, khi nhiệt độ
xuống dưới 5,60C và cao hơn 420C cá bị chết. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Từ 20C đến 440C là giới hạn sống của cá chép.
B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì giới hạn sinh thái rộng hơn.
C. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì khoảng thuận lợi hẹp hơn.
D. Từ 5,60C – 420C là giới hạn sinh thái của cá rô phi đối với nhiệt độ.
Đáp án: C
Câu 20 [180059]: Trong một hệ sinh thái
A. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi
trường và không được tái sử dụng.
B. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và
được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
C. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và
không được tái sử dụng.
D. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi
trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 8
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Đáp án: C

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 9

You might also like