You are on page 1of 3

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TRUNG TÂM GDNN - GDTX NĂM HỌC 2018 - 2019


Ngày 04 – 03 - 2019
Môn SINH HỌC - Lớp 12 (Buổi tối)
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề gồm có 03 trang) Mã đề 916


I. TRẮC NGHIỆM (6.0 điểm)
(Học viên chọn 01 đáp án đúng duy nhất của mỗi câu
và tô đen () vào phiếu trả lời trắc nghiệm)

Câu 1: Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là
A. phân bố ngẫu nhiên. B. phân bố đồng đều.
C. phân bố theo chiều thẳng đứng. D. phân bố theo nhóm.
Câu 2: Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.
B. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
C. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi
trường.
D. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của
quần thể
Câu 3: Ví dụ nào sau đây phản ánh kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo
chu kì?
A. Số lượng muỗi thường tăng vào mùa hè, giảm vào mùa đông.
B. Số lượng ếch, nhái giảm mạnh vào những năm có nhiệt độ môi trường xuống dưới 8oC.
C. Số lượng sâu hại cây trồng tăng vào mùa xuân và mùa hè, giảm vào mùa thu và mùa đông.
D. Chim cu gáy là loài chim ăn hạt thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,… hằng
năm.
Câu 4: Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là
A. kiểu phân bố của quần thể. B. kích thước tối đa của quần thể.
C. kích thước tối thiểu của quần thể. D. mật độ cá thể của quần thể.
Câu 5: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn
tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?
A. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
B. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong
quần thể.
C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi
của môi trường.
D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.
Câu 6: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật nào sau đây thuộc kiểu biến động theo chu
kì?
A. Quần thể thông ở Đà Lạt bị giảm số lượng cá thể do khai thác
B. Quần thể cá chép ở Hồ Tây bị giảm số lượng cá thể sau thu hoạch
C. Quần thê ếch đồng ở miền Bắc tăng số lượng cá thể vào mùa hè
D. Quần thể tràm ở rừng U Minh bị giảm số lượng cá thể sau cháy rừng
Câu 7: Khi nói về tuổi cá thể và tuổi quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mỗi quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng và không thay đổi.
B. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.
D. Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
Mã đề 916 - Trang 1/3
Câu 8: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.
(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.
(3) Trồng các loại cây đúng thời vụ.
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 9: Do thiếu thức ăn và nơi ở, các cá thể trong quần thể của một loài thú đánh lẫn nhau để bảo vệ
nơi sống. Đây là ví dụ về mối quan hệ:
A. cạnh tranh cùng loài B. hỗ trợ cùng loài
C. hỗ trợ khác loài D. ức chế - cảm nhiễm
Câu 10: Các dạng biến động cá thể trong quần thể gồm:
A. biến động theo chu kì - biến động không theo chu kì
B. biến động theo chu kì - biến động mùa
C. biến động theo mùa- biến động không theo mùa
D. biến động không theo mùa - biến động không theo chu kì
Câu 11: "Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường" là ý nghĩa sinh thái của:
A. Không rõ kiểu phân bố B. Phân bố đồng đều
C. Phân bố ngẫu nhiên D. Phân bố theo nhóm
Câu 12: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là
A. kích thước tối đa của quần thể. B. kích thước tối thiểu của quần thể.
C. kích thước trung bình của quần thể. D. mật độ của quần thể.
Câu 13: Biến động số lượng cá thể trong quần thể là
A. sự ổn định số lượng cá thể
B. sự tăng số lượng cá thể
C. sự tăng số lượng cá thể và sự giảm số lượng cá thể
D. sự giảm số lượng cá thể
Câu 14: Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì là:
A. là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của sinh sản
B. là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường
C. là biến động mà số lượng cá thể tăng hoặc giảm một cách đột ngột
D. là biến động mà số lượng cá thể tăng hoặc giảm trong một thời gian xác định
Câu 15: Giả sử quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa cũng như không xảy ra sự xuất
cư và nhập cư. Gọi b là mức sinh sản, d là mức tử vong của quần thể. Kích thước quần thể chắc chắn
sẽ tăng khi
A. b > d B. b = d 0 C. b < d D. b = d = 0
Câu 16: Kiểu phân bố nào sau đây không phải là kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự
nhiên?
A. Phân bố ngẫu nhiên. B. Phân bố đồng đều (Phân bố đều).
C. Phân bố theo nhóm. D. Phân bố theo chiều thẳng đứng.
Câu 17: Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ
về mối quan hệ
A. cạnh tranh khác loài. B. hỗ trợ cùng loài.
C. Cạnh tranh cùng loài D. hỗ trợ khác loài
Câu 18: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn.
B. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương.
C. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ.
D. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.
Câu 19: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?
A. Tỉ lệ giới tính. B. Mật độ cá thể. C. Tỉ lệ các nhóm tuổi. D. Độ đa dạng về loài.
Câu 20: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
Mã đề 916 - Trang 2/3
A. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự
cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều
kiện bất lợi của môi trường.
D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và
không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 21: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng. B. Tập hợp cá trong Hồ Tây.
C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. D. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa.
Câu 22: Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong
giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
A. sinh cảnh. B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. nơi ở.
Câu 23: Khi nói về nhóm tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường.
B. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
C. Những quần thể có tỉ lệ nhóm tuổi sau sinh sản lớn hơn 50% luôn có xu hướng tăng trưởng kích
thước theo thời gian.
D. Nghiên cứu về nhóm tuổi của quần thể giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có
hiệu quả hơn.
Câu 24: Khi nói về nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
II. Tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật đều gọi là nhân tố hữu sinh.
III. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh
vật.
IV. Trong các nhân tố hữu sinh, nhân tố con người ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều sinh vật.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3

II. TỰ LUẬN (4.0 điểm)


Câu 1. (2,0 điểm) Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua những mối
quan hệ nào? Mỗi kiểu mối quan hệ cho 3 ví dụ.
Câu 2. (1,0 điểm) Quần thể sinh vật là gì? Nêu 3 ví dụ về quần thể.
Câu 3. (1,0 điểm) Trình bày các đặc trưng cơ bản của quần thể. Trong các đặc trưng đó, đặc trưng
nào là cơ bản nhất?

----------- Hết ----------


Học viên không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

Họ và tên học viên: ................................................................. Lớp: ........................


Số báo danh:...................... Phòng: ............... Chữ ký học viên: ...............................

Mã đề 916 - Trang 3/3

You might also like