You are on page 1of 13

Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia

ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1: Loài chủ chốt trong quần xã sinh vật là
A. Loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển cùa loài khác, suy trì sự ổn định của quần xã. Loài chủ
chốt thường là động vật ăn thịt đầu bảng
B. Loài đặc hữu hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác
C. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp nhưng góp phần làm tăng mức đa dạng của quần xã.
D. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, sinh khối nhỏ, quyết định chiều hướng phát triển của quần

Câu 2: Trái đất không phải là một hệ sinh thái kín vì
A. Mặt trời cung cấp năng lương cho thực vât, tảo... quang hơp và nhiệt năng từ sinh quyển trên trái đất thoát ra
không gian vũ trụ.
B. Bầu khí quyến cung cấp một số chất cho hoạt động sổng của sinh vật trên Trái Đất.
C. Vi khuân có thê sống được trên những ngọn núi tuyêt phú quang năm do gió có thể mang các chất dinh
dưõng từ nơi khác đến cho chúng.
D. Mưa có nguồn gốc từ sự bốc hơi nước ngoài đại dương có thể mang xuống Trái Đất những chất cần thiết từ
vũ trụ.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây về kỹ thuật ADN tái tổ hợp là không đúng?
A. ADN dùng trong kỹ thuật di truyền có thể được phân lập từ những nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống
hoặc tổng hợp nhân tạo.
B. ADN tái tổ hợp có thể được tạo ra do kết hợp ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài khác xa nhau trong hệ
thống phân loại.
C. Có hàng trăm loại enzym ADN-restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt phân tử ADN ở những vị
trí đặc hiệu, các enzym này chỉ được phân lập từ động vật bậc cao.
D. Các enzym ADN polymeraza, ligaza và restrictaz đều được sử dụng trong kỹ thuật di truyền.
Câu 4: Khi nghiên cứu về một quần thể sinh vật, các nhà khoa học thường theo dõi nhóm cá thể cùng lứa tuổi
nhằm mục đích gì?
A. Xác định mức độ sinh sản và tử vong của mỗi nhóm cá thể trong quần thể.
B. Xác định một quần thể được điều chỉnh bởi các nhân tố phụ thuộc mật độ.
C. Xác định nhân tố điều chỉnh kích thước của quần thể.
D. Xác định xem có phải tăng trưởng của quần thể diễn ra theo chu kỳ.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không có trong nội dung học thuyết tiến hóa của Đacuyn?
A. Từ loài tổ tiên, qua quá trình đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên đã làm xuất hiện nhiều loài mới.
B. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước trừ khi có biến động bất thường của môi trường sống.
C. Các cá thể cùng bố mẹ luôn khác biệt nhau ở nhiều đặc điểm.
D. Các loài luôn có xu hướng sinh ra số lượng con nhiều hơn số lượng con có thể sống sót.
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về mức phản ứng?
A. Một kiểu gen có số lượng kiểu hình càng nhiều thì càng có mức phản ứng rộng.
B. Mức phản ứng là những biến đổi về kiểu hình, không liên quan đến kiểu gen nên không có khả năng di
truyền được.
C. Những loài sinh sản sinh dưỡng thường dễ xác định mức phản ứng hơn loài sinh sản hữu tính.
D. Các gen trong cùng một kiểu gen có cùng mức phản ứng.
Câu 7: Trong môi trường sống người ta quan sát thấy các cá thể của quần thể phân bố một cách đồng đều, điều
đó chứng tỏ:
A. Mật độ cá thể của quần thể còn ở mức thấp, chưa đạt tối đa.
B. Các cá thể trong quần thể đang cạnh tranh gay gắt nhau giành nguồn sống.
C. Nguồn sống của các cá thể trong quần thể phân bố không đồng đều.
D. Kích thước vùng phân bố của quần thể đang tăng lên.
Câu 8: Loài ăn thịt chủ chốt có thể duy trì sự đa dạng loài trong quần xã nếu
A. Nó làm giảm sự rối loạn trong quần xã.
B. Nó cạnh tranh loại trừ động vật ăn thịt khác.
C. Nó cho phép các loài ăn thịt khác nhập cư.
D. Nó sử dụng con mồi là loài ưu thế của quần xã.
Câu 9: Có nhiều loài sinh vật, do bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức nên số lượng cá thể bị giảm
mạnh và sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lý?
A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng
tần số alen có hại.

Tài liệu lưu hành nội bộ 1


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
B. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền
của quần thể.
C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng
như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột
biến có hại.
Câu 10: Khi G* ( G dạng hiếm) xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN, sẽ gây ra dạng đột biến nào?
A. Thay thế cặp A – T thành cặp G-X B. Mất cặp A – T
C. mất cặp G-X D. Thay thế cặp G-X thành cặp A-T
Câu 11: Trong một hệ sinh thái:
A. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi
trường và không được tái sử dụng.
B. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và
không được tái sử dụng.
C. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được
sinh vật sản xuất tái sử dụng.
D. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi
trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
Câu 12: Chọn phát biểu sai:
A. Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung
cấp nguồn sống của môi trường.
B. Kích thước của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân
bố trong khoảng không gian của quần thể.
C. Kích thước của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) trong
một đơn vị diện tích hoặc thể tích.
D. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn có đường cong tăng trưởng dạng chữ S.
Câu 13: Để phát hiện vị trí của một gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, trên NST giới tính hay trong
tế bào chất, người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Tự thụ phấn ở thực vật B. Giao phối cận huyết ở động vật
C. Lai phân tích D. Lai thuận nghịch
Câu 14: Khi nói về hóa thạch, kết luận nào sau đây không đúng ?
A. Dựa vào hóa thạch có thể biết được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật.
B. Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
C. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
D. Có thể xác định tuổi của hóa thạch bằng phương pháp phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch.
Câu 15: Trong quá trình phát triển của thể giới sinh vật qua các đai địa chất, sinh vật ở lỉ Cacbon của Đại cổ
sinh có đặc điểm:
A. Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
B. Cây hạt trần ngự trị, phân hóa bò sát cổ, cá xương phát triển, phát sinh thú và chim.
C. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
D. Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
Câu 16: Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng
độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của bí để thụ tinh.
Đây là loại cách li nào?
A. Cách li không gian B. Cách li sinh thái
C. Cách li tập tính D. Cách li cơ học
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.
C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
Câu 18: Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật.
B. Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao.
C. Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất.

Tài liệu lưu hành nội bộ 2


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
D. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một
chuỗi thức ăn mới.
Câu 19: Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể ở mỗi nhóm tuổi của quần
thể như sau:
Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản
1 50 120 155
2 150 149 155
3 250 70 20
Hãy chọn kết luận đúng:
A. Quần thể 2 có kích thước bé nhất
B. Quần thể 1 được khai thác ở mức độ phù hợp.
C. Quần thể 1 đang tăng trưởng số lượng cá thể.
D. Quần thể 3 có kích thước đang tăng lên.
Câu 20: Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là:
A. Độ đa dạng của quần xã cao và các loài có ổ sinh thái hẹp.
B. Độ đa dạng của quần xã thấp và các loài có ổ sinh thái rộng.
C. Độ đa dạng của quần xã cao và các loài có ổ sinh thái rộng.
D. Độ đa dạng của quần xã thấp và các loài có ổ sinh thái hẹp.
Câu 21: Khi đánh bắt cá tại hồ Ba Bể, người ta bắt được rất nhiều các ở giai đoạn con non. Theo em, ban quản
lí hồ nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản?
A. Tăng cường đánh bắt vì quẩn thể đang ổn định.
B. Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ.
C. Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái.
D. Dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt tài nguyên
Câu 22: Trong quần xã rừng nhiệt đới, mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và vật ăn thịt – con mồi giống nhau ở
đặc điểm:
A. Loài bị hại đều có số lượng lớn hơn loài được lợi.
B. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
C. Đều làm chết các sinh vật bị hại.
D. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài được lợi.
Câu 23: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với Timin sẽ gây đột biến thay thế cặp
nuclêôtit.
B. Dung dịch cônsixin gây ra đột biến mất cặp nuclêôtit.
C. Đột biến gen gây hậu quả nặng nề hơn so với đột biến NST.
D. Chất 5-BU gây đột biến thay thế cặp A-T thành G-X qua 2 lần tái bản ADN.
Câu 24: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
C. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
D. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.
Câu 25: Thí nghiệm của S.Milơ năm 1953 đã chứng minh
A. Các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện nguyên thuỷ của Trái đất.
B. Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ nhờ nguồn năng lượng sinh học.
C. Các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ của Trái đất bằng con đường tổng
hợp sinh học.
D. Ngày nay các phân tử prôtêin và axit nuclêic vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá
học trong tự nhiên.
Câu 26: Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
A.Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN,mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3' -> 5'
B. Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’ ->5’.
C. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’ ->3’.
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN có chiều 3’ ->5’ là liên tục, còn
mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN có chiều 5’ -> 3’ là không liên tục (gián đoạn).

Tài liệu lưu hành nội bộ 3


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 27: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhóm nhân tố tiến hoá nào sau đây làm thay đổi
tần số alen của quần thể không theo hướng xác định?
A. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
B. Di nhập gen, đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên.
D. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, di nhập gen.
Câu 28: Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8 - 320C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80 -
98%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào sau đây?
A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 - 300C, độ ẩm từ 90 - 100%.
B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 - 350C, độ ẩm từ 85 - 95%.
C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 - 350C, độ ẩm từ 75 - 95%.
D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10 - 300C, độ ẩm từ 85 - 95%.
Câu 29: Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và
nhận thấy rằng một loài chim luôn ngăn cản bướm không hút được mật trên các hoa màu trắng. Điều gì sẽ xảy
ra khi các con chim đó rời đi khỏi đồng cỏ?
A. Không có sự thay đổi về ổ sinh thái của bướm.
B. Ổ sinh thái của bướm được mở rộng.
C. Ổ sinh thái của bướm sẽ bị thu hẹp.
D. Lúc đầu ổ sinh thái của bướm mở rộng, sau đó thu hẹp lại.
Câu 30: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh số lượng cá thể
thì có nguy cơ tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lý?
A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số
alen có hại.
B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra làm tăng tần số alen có
hại.
C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền làm nghèo vốn gen cũng
như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
D. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di nhập gen, làm giảm đa dạng di truyền của
quần thể.
Câu 31: Loài phân bố càng rộng, tốc độ tiến hóa diễn ra càng nhanh vì
A. các quần thể của loài dễ phân hóa về mặt tập tính, đặc biệt là tập tính sinh sản dẫn đến cách li sinh sản.
B. loài đó càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể cách li về mặt địa lý dẫn đến cách li sinh sản.
C. loài đó dễ tích lũy nhiều đột biến hơn các loài có vùng phân bố hẹp.
D. loài đó có cơ hội giao phối với nhiều loài có họ hàng gần gũi, quá trình hình thành loài mới bằng con đường
lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh hơn.
Câu 32: Trong quá trình tiến hóa sự cách li địa lý có vai trò
A. Là điền kiện làm biến đổi kiểu hình của sinh vật theo hướng thích nghi.
B. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc quần thể khac loài.
C. Tác động làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể.
D. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng về bản đồ di truyền?
A. Khoảng cách giữa các gen được tính bằng khoảng cách từ gen đó đến tâm động.
B. Bản đồ di truyền là sơ đồ về trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN.
C. Bản đồ di truyền cho ta biết tương quan trội, lặn của các gen.
D. Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.
Câu 34: Một alen đột biến được gọi là lặn khi
A. Alen đột biến đi cùng alen bình thường thì kiểu hình của alen đột biến không được biểu hiện.
B. Hai alen đột biến xuất hiện cùng một lúc trong một cơ thể thì biểu hiện thành kiểu hình.
C. Alen đột biến gây chết cho thể đột biến nên thường không thấy xuất hiện trong quần thể.
D. Alen đột biến xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng không có khả năng di truyền qua sinh sản hữu tính.
Câu 35: Đối với một quần thể, khi N(số lượng cá thể trong quần thể) gần tới K(số lượng tối đa), điều nào sau
đây có thể dự đoán được thông qua phương trình tăng trưởng quần thể trong môi trường bị giới hạn:
A. Tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể không thay đổi.
B. Sức chứa của môi trường sẽ tăng.
C. Tốc độ tăng trưởng sẽ gần tới 0.
D. Quần thể sẽ tăng trưởng theo cấp số mũ.

Tài liệu lưu hành nội bộ 4


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 36: Người ta đã dùng một loại thuốc xịt muỗi mới để diệt muỗi. Việc xịt muỗi được lặp lại vài tháng một
lần. Lần xịt đầu tiên đã diệt được gần như hết các con muỗi nhưng sau đó thì quần thể muỗi cứ tăng dần kích
thước. Mỗi lần xịt sau đó chỉ diệt được rất ít muỗi. Điều nào sau đây giải thích đúng nhất về những điều đã xảy
ra?
A. Sau khi xịt muỗi, đột biến làm tăng tần số alen kháng thuốc trong quần thể.
B. Việc xịt muỗi gây ra sự chọn lọc, từ đó làm tăng tần số alen kháng thuốc trong quần thể.
C. Loài muỗi mới có khả năng kháng thuốc đã di cư tới vùng đó thay thế cho loài đã bị diệt.
D. Thuốc diệt muỗi đã tác động tới ADN của muỗi để tạo nên muỗi có gen kháng thuốc.
Câu 37: Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án nêu dưới đây nói về vai trò của giao phối ngẫu
nhiên trong quá trình tiến hoá.
A. Giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguồn biến dị di truyền cho quần thể.
D. Giao phối ngẫu nhiên làm tăng tần số alen có lợi trong quần thể.
Câu 38: Quá trình sinh tổng hợp protein được gọi là dịch mã vì đây là quá trình
A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và có sự tham gia của riboxom
B. Tổng hợp chuỗi polipeptit từ các axit amin trong tế bào chất của tế bào
C. Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất
D. Truyền thông tin di truyền từ dạng các mã di truyền trên mARN thành các aa
Câu 39: Nhận xét nào sau đây không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ?
A. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN . mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’-5’
B. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’→ 3’
C. Trong quá trình nhân đôi ADN,mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’→ 5’ là liên tục còn
mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’-3’ là không liên tục (gián đoạn)
D. Trong quá trình dịch mã tổng hợp protein, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’→ 5’
Câu 40: Hai alen cùng cặp cùng giống nhau về chiều dài, tỷ lệ % và số lượng của các loại nu. Chúng sẽ là cặp
gen đồng hợp khi nào?
A. Chúng giống nhau về số liên kết hidro.
B. Chúng giống nhau về hàm lượng AND.
C. Chúng giống nhau về tỷ lệ A + +X.
D. Chúng giống nhau về trình tự sắp xếp các nu.

Tài liệu lưu hành nội bộ 5


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1: Loài chủ chốt trong quần xã sinh vật là
A. Loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển cùa loài khác, suy trì sự ổn định của quần xã. Loài chủ
chốt thường là động vật ăn thịt đầu bảng
B. Loài đặc hữu hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác
C. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp nhưng góp phần làm tăng mức đa dạng của quần xã.
D. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, sinh khối nhỏ, quyết định chiều hướng phát triển của quần

Đáp án : A
Loài chủ chốt của quần xã là loài đóng vai trò kiểm soát và khống chế sụ phát triển của các laoif khác duy trì sự
ổn định của quần thể . Loài chủ chốt thường là đọng vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao
Câu 2: Trái đất không phải là một hệ sinh thái kín vì
A. Mặt trời cung cấp năng lương cho thực vât, tảo... quang hơp và nhiệt năng từ sinh quyển trên trái đất thoát ra
không gian vũ trụ.
B. Bầu khí quyến cung cấp một số chất cho hoạt động sổng của sinh vật trên Trái Đất.
C. Vi khuân có thê sống được trên những ngọn núi tuyêt phú quang năm do gió có thể mang các chất dinh
dưõng từ nơi khác đến cho chúng.
D. Mưa có nguồn gốc từ sự bốc hơi nước ngoài đại dương có thể mang xuống Trái Đất những chất cần thiết từ
vũ trụ.
Đáp án : A
Trái đất không phải là một hệ sinh thái kín => Trái đất có sự trao đổi vật chất và năng lượng đối với mặt trời
theo hai chiều
Chiều 1 : Trái đất nhận năng lượng quang năng từ mặt trời thông qua quá trình quang hợp của thực vật
Chiều 2 : Nhiệt năng từ trái đất phản xạ lại không gian trong vũ trụ
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây về kỹ thuật ADN tái tổ hợp là không đúng?
A. ADN dùng trong kỹ thuật di truyền có thể được phân lập từ những nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống
hoặc tổng hợp nhân tạo.
B. ADN tái tổ hợp có thể được tạo ra do kết hợp ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài khác xa nhau trong hệ
thống phân loại.
C. Có hàng trăm loại enzym ADN-restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt phân tử ADN ở những vị
trí đặc hiệu, các enzym này chỉ được phân lập từ động vật bậc cao.
D. Các enzym ADN polymeraza, ligaza và restrictaz đều được sử dụng trong kỹ thuật di truyền.
Đáp án : C
C – sai có nhiều loại enzyme cắt giới hạn khác nhau => và được phân lập từ nhiều nguồn tế bào khác nhau
Câu 4: Khi nghiên cứu về một quần thể sinh vật, các nhà khoa học thường theo dõi nhóm cá thể cùng lứa tuổi
nhằm mục đích gì?
A. Xác định mức độ sinh sản và tử vong của mỗi nhóm cá thể trong quần thể.
B. Xác định một quần thể được điều chỉnh bởi các nhân tố phụ thuộc mật độ.
C. Xác định nhân tố điều chỉnh kích thước của quần thể.
D. Xác định xem có phải tăng trưởng của quần thể diễn ra theo chu kỳ.
Đáp án : A
Theo dõi nhóm cá thể cùng lứa tuổi nhằmxác định mức độ sinh sản và tử vong của mỗi nhóm cá thể trong quần
thể
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không có trong nội dung học thuyết tiến hóa của Đacuyn?
A. Từ loài tổ tiên, qua quá trình đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên đã làm xuất hiện nhiều loài mới.
B. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước trừ khi có biến động bất thường của môi trường sống.
C. Các cá thể cùng bố mẹ luôn khác biệt nhau ở nhiều đặc điểm.
D. Các loài luôn có xu hướng sinh ra số lượng con nhiều hơn số lượng con có thể sống sót.
Đáp án : A
Phát biểu không có trong học thuyết của Dac uyn là
Từ loài tổ tiên, qua quá trình đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên đã làm xuất hiện nhiều loài mới.
ở thời Dac uyn chưa xuất hiện khái niệm đột biến
Ông gọi đó là các biến dị di truyền
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về mức phản ứng?
A. Một kiểu gen có số lượng kiểu hình càng nhiều thì càng có mức phản ứng rộng.

Tài liệu lưu hành nội bộ 6


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
B. Mức phản ứng là những biến đổi về kiểu hình, không liên quan đến kiểu gen nên không có khả năng di
truyền được.
C. Những loài sinh sản sinh dưỡng thường dễ xác định mức phản ứng hơn loài sinh sản hữu tính.
D. Các gen trong cùng một kiểu gen có cùng mức phản ứng.
Đáp án : D
Phát biểu không đúng là các gen trong cùng một kiểu gen có cùng mức phản ứng.
Điều này là sai, trong 1 kiểu gen, mỗi gen có 1 mức phản ứng riêng biệt, có thể có 1 vài gen ảnh hưởng tác
động qua lại lẫn nhau
Câu 7: Trong môi trường sống người ta quan sát thấy các cá thể của quần thể phân bố một cách đồng đều, điều
đó chứng tỏ:
A. Mật độ cá thể của quần thể còn ở mức thấp, chưa đạt tối đa.
B. Các cá thể trong quần thể đang cạnh tranh gay gắt nhau giành nguồn sống.
C. Nguồn sống của các cá thể trong quần thể phân bố không đồng đều.
D. Kích thước vùng phân bố của quần thể đang tăng lên.
Đáp án : B
Các cá thể phân bố đồng đều ó cạnh tranh gay gắt ó mật độ cá thể đạt ngưỡng tối đa
Câu 8: Loài ăn thịt chủ chốt có thể duy trì sự đa dạng loài trong quần xã nếu
A. Nó làm giảm sự rối loạn trong quần xã.
B. Nó cạnh tranh loại trừ động vật ăn thịt khác.
C. Nó cho phép các loài ăn thịt khác nhập cư.
D. Nó sử dụng con mồi là loài ưu thế của quần xã.
Đáp án : D
Loài ăn thịt chủ chốt có thể duy trì sự đa dạng của quần xã nếu nó sử dụng con mồi là loài ưu thể của quần xã .
Khi số lượng loài ưu thế giảm thì sẽ tạo điều kiện cho các loài sinh vật khác phát triển
Câu 9: Có nhiều loài sinh vật, do bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức nên số lượng cá thể bị giảm
mạnh và sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lý?
A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng
tần số alen có hại.
B. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền
của quần thể.
C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng
như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột
biến có hại.
Đáp án : C
Giải thích hợp lý là C
Câu 10: Khi G* ( G dạng hiếm) xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN, sẽ gây ra dạng đột biến nào?
A. Thay thế cặp A – T thành cặp G-X B. Mất cặp A – T
C. mất cặp G-X D. Thay thế cặp G-X thành cặp A-T
Khi có G* sẽ xuất hiện dạng đột biến thay thế G-X bằng A-T
Đáp án D
Câu 11: Trong một hệ sinh thái:
A. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi
trường và không được tái sử dụng.
B. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và
không được tái sử dụng.
C. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được
sinh vật sản xuất tái sử dụng.
D. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi
trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
Trong 1 hệ sinh thái :
- Năng lượng di chuyển theo 1 dòng
- Vật chất được tái sử dụng
Đáp án B
Câu 12: Chọn phát biểu sai:

Tài liệu lưu hành nội bộ 7


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
A. Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung
cấp nguồn sống của môi trường.
B. Kích thước của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân
bố trong khoảng không gian của quần thể.
C. Kích thước của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) trong
một đơn vị diện tích hoặc thể tích.
D. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn có đường cong tăng trưởng dạng chữ S.
Phát biểu sai là : C .
Số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) trong một đơn vị diện tích hoặc thể
tích là mật độ của quần thể
Đáp án C
Câu 13: Để phát hiện vị trí của một gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, trên NST giới tính hay trong
tế bào chất, người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Tự thụ phấn ở thực vật B. Giao phối cận huyết ở động vật
C. Lai phân tích D. Lai thuận nghịch
Phát hiện vị trí của một gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, trên NST giới tính hay trong tế bào chất,
người ta sử dụng phương pháp lai thuận nghịch
Dựa vào tỉ lệ kiểu hình của đời con ở 2 phép lai để xác định
- Phép lai thuận và nghịch giống nhau , tỉ lệ phân li kiểu hình giống nhau ở hai giới giống → gen nằm trên
NST thường
- Phép lai thuận và nghịch khác nhau , tỉ lệ 2 giới khác nhau →gen nằm trên NST giới tính
- Phép lai thuận và nghịch khác nhau , đời con có kiểu hình 100% giống mẹ→gen nằm trong tế bào chất
Đáp án D
Câu 14: Khi nói về hóa thạch, kết luận nào sau đây không đúng ?
A. Dựa vào hóa thạch có thể biết được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật.
B. Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
C. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
D. Có thể xác định tuổi của hóa thạch bằng phương pháp phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch.
Kết luận không đúng là : C
Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển sinh giới
Đáp án C
Câu 15: Trong quá trình phát triển của thể giới sinh vật qua các đai địa chất, sinh vật ở lỉ Cacbon của Đại cổ
sinh có đặc điểm:
A. Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
B. Cây hạt trần ngự trị, phân hóa bò sát cổ, cá xương phát triển, phát sinh thú và chim.
C. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
D. Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
Sinh vật ở kỉ Cacbon có đặc điểm
Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
Đáp án D
Câu 16: Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng
độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của bí để thụ tinh.
Đây là loại cách li nào?
A. Cách li không gian B. Cách li sinh thái
C. Cách li tập tính D. Cách li cơ học
Đây là loại cách li cơ học.
Do sự không phù hợp của cấu tạo bộ phận sinh sản của 2 loài khác nhau dẫn đến không xảy ra được hiện tượng
thụ tinh
Đáp án D
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.
C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
Phát biểu đúng là : A
Đáp án A

Tài liệu lưu hành nội bộ 8


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
B sai, khi môi trường bị giới hạn,sức sinh sản của quần thể cũng bị giới hạn theo
C sai, môi tưởng không bị giới hạn, sức sinh sản > mức tử vong
D sai, không phải lúc nào cũng lớn hơn. Nếu môi trường bị giới hạn quá mức, điều kiện sống quá khắc nghiệt
thì : sức sinh sản < mức tử vong
Câu 18: Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật.
B. Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao.
C. Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất.
D. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một
chuỗi thức ăn mới.
Kết luận đúng là : C
Đáp án C
A sai, bậc dinh dưỡng cấp I là sinh vật sản xuất (thực vật)
B sai, động vật ăn cỏ luôn là bậc dinh dưỡng cấp II
D sai bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là sinh vật cuối chuỗi thức ăn dài nhất
Câu 19: Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể ở mỗi nhóm tuổi của quần
thể như sau:
Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản
1 50 120 155
2 150 149 155
3 250 70 20
Hãy chọn kết luận đúng:
A. Quần thể 2 có kích thước bé nhất
B. Quần thể 1 được khai thác ở mức độ phù hợp.
C. Quần thể 1 đang tăng trưởng số lượng cá thể.
D. Quần thể 3 có kích thước đang tăng lên.
Quần thể 1 :
- Kích thước : 325
- Là quần thể già, do lứa tuổi sinh sản thấp
Quần thể 2 :
- Kích thước : 454
- Là quần thể ổn định
Quần thể 3 :
- Kích thước : 340
- Là quần thể trẻ
Quần thể 3 có cấu trúc trẻ, do đó có nhiều tiềm năng gia tăng số lượng
Kết luận đúng là D
Đáp án D
Câu 20: Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là:
A. Độ đa dạng của quần xã cao và các loài có ổ sinh thái hẹp.
B. Độ đa dạng của quần xã thấp và các loài có ổ sinh thái rộng.
C. Độ đa dạng của quần xã cao và các loài có ổ sinh thái rộng.
D. Độ đa dạng của quần xã thấp và các loài có ổ sinh thái hẹp.
A
Quần xã rừng mưa nhiệt đới có các đặc điêm : độ đa dạng của quần xã cao và các loài có ổ sinh thái hẹp
Do độ đa dạng cao, các loài trong quần xã phải cạnh tranh nhau nhiều dẫn đến các loài phải tự thu hẹp ổ sinh
thái
Câu 21: Khi đánh bắt cá tại hồ Ba Bể, người ta bắt được rất nhiều các ở giai đoạn con non. Theo em, ban quản
lí hồ nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản?
A. Tăng cường đánh bắt vì quẩn thể đang ổn định.
B. Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ.
C. Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái.
D. Dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt tài nguyên
C
Đánh bắt được nhiều cá con ó các loài cá to và vừa đang bị khai thác quá mức=> Tỉ lệ % các cá thể ở lứa tuổi
sinh sản và sinh sản giảm mạnh

Tài liệu lưu hành nội bộ 9


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Nếu tiếp tục khai thác thì sẽ có nguy cơ khai thác hết các cá thể chưa đến tuổi sinh sản => Quần thể có nguy cơ
bị tuyệt chủng.
Cần phải hạn chế đánh bắt
Câu 22: Trong quần xã rừng nhiệt đới, mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và vật ăn thịt – con mồi giống nhau ở
đặc điểm:
A. Loài bị hại đều có số lượng lớn hơn loài được lợi.
B. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
C. Đều làm chết các sinh vật bị hại.
D. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài được lợi.
B
2 mối quan hệ trên giống nhau ở đặc điểm là :
Thể hiện mối quan hệ đối kháng giữa 2 loài
Trong mối quan hệ đó ít nhất có 1 loài bị hại
Câu 23: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với Timin sẽ gây đột biến thay thế cặp
nuclêôtit.
B. Dung dịch cônsixin gây ra đột biến mất cặp nuclêôtit.
C. Đột biến gen gây hậu quả nặng nề hơn so với đột biến NST.
D. Chất 5-BU gây đột biến thay thế cặp A-T thành G-X qua 2 lần tái bản ADN.
A
Nhận định đúng là A
B sai, consixin không cho các NST phân li trong phân bào, gây đột biến tự đa bội
C sai, đột biến NST gây hậu quả nặng nề hơn do nó liên quan đến nhiều gen trên đoạn NST bị đột biến , ảnh
hưởng đến nhiều gen hơn , gây mất cân bằng hệ gen
D sai, Chất 5-BU gây đột biến thay thế A-T thành G-X qua 3 lần tái bản AND
Câu 24: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
C. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
D. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.
C
Phát biểu không đúng là C
Đột biến lệch bội có thể xảy ra ở NST giới tính
Ví dụ ở người, người có hội chứng Đao chỉ có 1 NST giới tính duy nhất X
Câu 25: Thí nghiệm của S.Milơ năm 1953 đã chứng minh
A. Các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện nguyên thuỷ của Trái đất.
B. Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ nhờ nguồn năng lượng sinh học.
C. Các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ của Trái đất bằng con đường tổng
hợp sinh học.
D. Ngày nay các phân tử prôtêin và axit nuclêic vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá
học trong tự nhiên.
A
Thí nghiệm của S.Milo năm 1953 đã tạo ra những chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ
Từ đó đã chứng minh các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện nguyên thuỷ của Trái
đất.
Câu 26: Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
A.Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN,mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3' -> 5'
B. Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’ ->5’.
C. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’ ->3’.
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN có chiều 3’ ->5’ là liên tục, còn
mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN có chiều 5’ -> 3’ là không liên tục (gián đoạn).
B
Nhận xét không đúng là B
Phân tử mARN được dịch mã theo chiều 5’ – 3’
Câu 27: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhóm nhân tố tiến hoá nào sau đây làm thay đổi
tần số alen của quần thể không theo hướng xác định?

Tài liệu lưu hành nội bộ 10


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
A. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
B. Di nhập gen, đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên.
D. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, di nhập gen.
B
Theo quan niệm hiện đại nhóm nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định là B
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen
Chọn lọc tự nhiên là thay đổi tần số alen theo hướng thích nghi với môi trường
Câu 28: Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8 - 320C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80 -
98%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào sau đây?
A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 - 300C, độ ẩm từ 90 - 100%.
B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 - 350C, độ ẩm từ 85 - 95%.
C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 - 350C, độ ẩm từ 75 - 95%.
D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10 - 300C, độ ẩm từ 85 - 95%.
D
Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường D
Câu 29: Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và
nhận thấy rằng một loài chim luôn ngăn cản bướm không hút được mật trên các hoa màu trắng. Điều gì sẽ xảy
ra khi các con chim đó rời đi khỏi đồng cỏ?
A. Không có sự thay đổi về ổ sinh thái của bướm.
B. Ổ sinh thái của bướm được mở rộng.
C. Ổ sinh thái của bướm sẽ bị thu hẹp.
D. Lúc đầu ổ sinh thái của bướm mở rộng, sau đó thu hẹp lại.
B
Khi các con chim đó rời đồng cỏ thì các loài bướm đưuọc tự do hút mật trên các hoa màu trắng ổ sinh thái của
loài bướm được mở rộng
Câu 30: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh số lượng cá thể
thì có nguy cơ tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lý?
A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số
alen có hại.
B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra làm tăng tần số alen có
hại.
C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền làm nghèo vốn gen cũng
như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
D. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di nhập gen, làm giảm đa dạng di truyền của
quần thể.
Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền làm nghèo vốn gen cũng như
làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể
Đáp án C
Câu 31: Loài phân bố càng rộng, tốc độ tiến hóa diễn ra càng nhanh vì
A. các quần thể của loài dễ phân hóa về mặt tập tính, đặc biệt là tập tính sinh sản dẫn đến cách li sinh sản.
B. loài đó càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể cách li về mặt địa lý dẫn đến cách li sinh sản.
C. loài đó dễ tích lũy nhiều đột biến hơn các loài có vùng phân bố hẹp.
D. loài đó có cơ hội giao phối với nhiều loài có họ hàng gần gũi, quá trình hình thành loài mới bằng con
đường lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh hơn.
Loài phân bố càng rộng tốc độ tiến hóa diễn ra càng nhanh vì loài đó càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể
cách li về mặt địa lý dẫn đến cách li sinh sản.
Đáp án B
Câu 32: Trong quá trình tiến hóa sự cách li địa lý có vai trò
A. Là điền kiện làm biến đổi kiểu hình của sinh vật theo hướng thích nghi.
B. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc quần thể khac loài.
C. Tác động làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể.
D. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
Cách li địa lý có vai trò hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài
Đáp án D
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng về bản đồ di truyền?

Tài liệu lưu hành nội bộ 11


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
A. Khoảng cách giữa các gen được tính bằng khoảng cách từ gen đó đến tâm động.
B. Bản đồ di truyền là sơ đồ về trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN.
C. Bản đồ di truyền cho ta biết tương quan trội, lặn của các gen.
D. Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.
Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.
Đáp án D
Câu 34: Một alen đột biến được gọi là lặn khi
A. Alen đột biến đi cùng alen bình thường thì kiểu hình của alen đột biến không được biểu hiện.
B. Hai alen đột biến xuất hiện cùng một lúc trong một cơ thể thì biểu hiện thành kiểu hình.
C. Alen đột biến gây chết cho thể đột biến nên thường không thấy xuất hiện trong quần thể.
D. Alen đột biến xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng không có khả năng di truyền qua sinh sản hữu tính.
1 alen đột biến được gọi là lặn khi : alen đột biến đi cùng alen bình thường thì kiểu hình của alen đột biến
không được biểu hiện. ó bị alen bình thường át chế
Đáp án A
Câu 35: Đối với một quần thể, khi N(số lượng cá thể trong quần thể) gần tới K(số lượng tối đa), điều nào sau
đây có thể dự đoán được thông qua phương trình tăng trưởng quần thể trong môi trường bị giới hạn:
A. Tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể không thay đổi.
B. Sức chứa của môi trường sẽ tăng.
C. Tốc độ tăng trưởng sẽ gần tới 0.
D. Quần thể sẽ tăng trưởng theo cấp số mũ.
N gần tới K có số lượng cá thể trong quần thể gần đạt được số lượng tối đa mà sức chứa của môi trường có thể
dung nạp
Vậy điều dự đoán là : tốc độ tăng trưởng sẽ gần tới 0
Đáp án C
Câu 36: Người ta đã dùng một loại thuốc xịt muỗi mới để diệt muỗi. Việc xịt muỗi được lặp lại vài tháng một
lần. Lần xịt đầu tiên đã diệt được gần như hết các con muỗi nhưng sau đó thì quần thể muỗi cứ tăng dần kích
thước. Mỗi lần xịt sau đó chỉ diệt được rất ít muỗi. Điều nào sau đây giải thích đúng nhất về những điều đã xảy
ra?
A. Sau khi xịt muỗi, đột biến làm tăng tần số alen kháng thuốc trong quần thể.
B. Việc xịt muỗi gây ra sự chọn lọc, từ đó làm tăng tần số alen kháng thuốc trong quần thể.
C. Loài muỗi mới có khả năng kháng thuốc đã di cư tới vùng đó thay thế cho loài đã bị diệt.
D. Thuốc diệt muỗi đã tác động tới ADN của muỗi để tạo nên muỗi có gen kháng thuốc.
Điều giải thích đúng là :
Trong quần thể muỗi có nhiều biến dị có những biến dị có khả năng tồn tại được khi bị xịt muỗi và những cá
thể phát triển bình thường
Việc xịt muỗi gây ra sự chọn lọc, phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các đột biến, từ đó làm tăng tần
số alen kháng thuốc trong quần thể.
Đáp án B
Câu 37: Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án nêu dưới đây nói về vai trò của giao phối ngẫu
nhiên trong quá trình tiến hoá.
A. Giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguồn biến dị di truyền cho quần thể.
D. Giao phối ngẫu nhiên làm tăng tần số alen có lợi trong quần thể.
Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguồn biến dị tổ hợp cho quần thể
Đáp án C
Câu 38: Quá trình sinh tổng hợp protein được gọi là dịch mã vì đây là quá trình
A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và có sự tham gia của riboxom
B. Tổng hợp chuỗi polipeptit từ các axit amin trong tế bào chất của tế bào
C. Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất
D. Truyền thông tin di truyền từ dạng các mã di truyền trên mARN thành các aa
Đáp án : D
Quá trình này được gọi là quá trình dịch mã vì đây là quá trình chuyển thông tin di truyền từ dạng các mã di
truyền trên mARN thành các aa
Tức là quá trình này “dịch” trình tự mã hóa trên mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit
Câu 39: Nhận xét nào sau đây không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ?

Tài liệu lưu hành nội bộ 12


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
A. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN . mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’-5’
B. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’→ 3’
C. Trong quá trình nhân đôi ADN,mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’→ 5’ là liên tục còn
mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’-3’ là không liên tục (gián đoạn)
D. Trong quá trình dịch mã tổng hợp protein, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’→ 5’
Đáp án : D
Nhận xét không đúng là D
Phân tử mARN được dịch mã theo chiều 5’ → 3’
Câu 40: Hai alen cùng cặp cùng giống nhau về chiều dài, tỷ lệ % và số lượng của các loại nu. Chúng sẽ là cặp
gen đồng hợp khi nào?
A. Chúng giống nhau về số liên kết hidro
B. Chúng giống nhau về hàm lượng ADN
C. Chúng giống nhau về tỷ lệ A + +X
D. Chúng giống nhau về trình tự sắp xếp các nu
Đáp án : D
Hai alen được coi là đồng hợp khi trình tự và các sắp xếp các nucleotit trong gen giống hệt nhau => cấu trúc
của gen giống nhau

Tài liệu lưu hành nội bộ 13

You might also like