You are on page 1of 11

PHẦN: SINH THÁI HỌC

MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI


1. Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?
A. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh
vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật.
B. Môi trường bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp tới sinh
vật, làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
C. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
D. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.
2: Môi trường sống của các loài giun kí sinh là
A. môi trường trên cạn B. môi trường đất C. môi trường sinh vật D. môi trường nước
3. Các nhân tố sinh thái là
A. tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật.
B. tất cả các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật (nhân tố vô sinh).
C. những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật)
khác sống xung quanh (nhân tố hữu sinh).
D. những tác động của con người đến môi trường.
5: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Quan hệ cộng sinh B. Sinh vật kí sinh - sinh vật chủ
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác D. Nhiệt độ môi trường
6. Giới hạn sinh thái là
A. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu.
C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi.
D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất
7. Quy luật giới hạn sinh thái có ý nghĩa
A. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, ứng dụng trong việc di nhập vật nuôi.
B. ứng dụng trong việc di nhập, thuần hoá các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp.
C. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, trong việc di nhập, thuần hoá các giống vật nuôi, cây
trồng trong nông nghiệp.
D. đối với sự phân bố của sinh vật trên trái đất, thuần hoá các giống vật nuôi.
8. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
C.giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
D.ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
9. Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C. Điều giải thích nào dưới đây là đúng?
A. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
B. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, > 420C gọi là giới hạn trên.
C. nhiệt độ < 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
D. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn trên, 420C gọi là giới hạn dưới.
10. Nơi ở là
A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. là địa điểm cư trú của các loài.
C. khoảng không gian sinh thái. D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại
của sinh vật
11. Ổ sinh thái là
A. khu vực sinh sống của sinh vật.
B. nơi thường gặp của loài.
C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài
của loài.
D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
12. Sự phân hóa ổ sinh thái của sinh vật có tác dụng:
A.Giảm độ đa dạng của sinh vật B.Giảm sự phân hóa về mặt hình thái của sinh vật.
C.Tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài. D.Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài.
13: Đặc điểm nào sau đây không đặc trưng cho những loài thực vật chịu khô hạn?
A. Trên mặt lá có rất nhiều khí khổng. B. Rễ rất phát triển, ăn sâu hoặc lan rộng.
C. Trữ nước trong lá, thân hay trong củ, rễ. D. Lá hẹp hoặc biến thành gai.
14: Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc nhóm cây ưa
bóng có đặc điểm về hình thái là:
A. phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm. B. phiến lá dày, lá có màu xanh đậm.
C. phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt. D. phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt.
15: Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm
A. Phiến lá mỏng, mô giậu kém phát triển B. Phiến lá dày, mô giậu phát triển
C. Phiến lá mỏng, mô giậu phát triển D. Phiến lá dày, mô giậu kém phát triển
16: Ở biển, sự phân bố của các nhóm tảo (tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục) từ mặt nước xuống lớp nước sâu theo trình
tự
A. tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu. B. tảo đỏ, tảo nâu, tảo lục.
C. tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ. D. tảo nâu, tảo lục, tảo đỏ.
17: So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (khí hậu
lạnh) thường có
A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể
B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể
C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể
D. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể

QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
1. Những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?
1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.
2. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.
3. Các cá thể trong quần thể có khả năng có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.
5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
6. cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định
Tổ hợp câu đúng là
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 6. C. 3, 4, 5. D. 4, 5, 6.
2. Ví dụ nào sau đây là quần thể?
A. Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.
B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.
C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
D. Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
15. Kích thước của quần thể là
A. số lượng cá thể, khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian
của quần thể.
B. Khối lượng các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
C. năng lượng tích luỹ trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
D. số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
16. Kích thước của quần thể thay đổi không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Sức sinh sản. B. Mức độ tử vong.
C. Cá thể nhập cư và xuất cư. D. Tỉ lệ đực, cái.
17. Trong trường hợp không có nhập cư và xuất cư, kích thước của quần thể sinh vật sẽ tăng lên khi
A. mức độ sinh sản giảm, sự cạnh tranh tăng. B. mức độ sinh sản không thay đổi, mức độ tử
vong tăng.
C. mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng. D. mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.
18. Cho biết No là số lượng cá thể của quần thể sinh vật ở thời điểm khảo sát ban đầu (to), Nt là số lượng
cá thể của quần thể sinh vật ở thời điểm khảo sát tiếp theo (t); B là mức sinh sản; D là mức tử vong; I là mức
nhập cư và E là mức xuất cư. Kích thước của quần thể sinh vật ở thời điểm t có thể được mô tả bằng công
thức tổng quát nào sau đây?
A. Nt = No + B - D + I - E. B. Nt = No + B - D - I + E.
C. Nt = No - B + D + I - E. D. Nt = No + B - D - I - E.
19: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ
có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí?
A. Khi số lượng cá thể quần thể còn lại quá ít thì dễ giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số
alen có hại.
B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen
đột biến có hại.
C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng
như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
D. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di
truyền của quần thể.
20. Nếu kích thước của quần thể vượt quá giá trị tối đa thì đưa đến hậu quả gì?
A. Quần thể bị phân chia thành nhiều quần thể. B. Phần lớn cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt.
C. Một phần cá thể bị chết do dịch bệnh. D. Một số cá thể di cư ra khỏi quần thể và mức tử
vong cao.
21. Nhân tố mang tính quyết định đến sự tăng trưởng kích thước của quần thể:
A. mức sinh sản B. mức tử vong C. mức nhập cư và xuất cư D. mức sinh sản và
tử vong
22. Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
B. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
C. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.
D. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

QUẦN XÃ SINH VẬT


1. Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã?
A. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng
không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).
B. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không
gian nhất định (gọi là sinh cảnh).
C. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
D. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có
cấu trúc tương đối ổn định.
2. Điều nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã?
A. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang.
B. Thành phần loài trong quần xã biểu thị qua nhóm các loài ưu thế, loài đặc trưng, số lượng cá thể của loài.
C. Quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài, các cá thể trong quần xã được chia ra thành các nhóm: nhóm
sinh vật sản xuất, nhóm sinh vật tiêu thụ và nhóm sinh vật phân giải.
D. Quan hệ giữa các loài luôn luôn đối kháng nhau.
3. Độ đa dạng của quần xã là
A. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.
B. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài.
C. mật độ cá thể của mỗi loài trong quần xã.
D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
4.Trong quần xã, nhóm loài cho sản lượng sinh vật cao nhất thuộc về
A. Động vật ăn cỏ B. Sinh vật ăn các chất mùn bã hữu cơ.
C. Động vật ăn thịt D. Sinh vật tự dưỡng
5. Quần xã sinh vật ở vùng nhiệt đới và vùng ôn đới nơi nào có độ đa dạng cao hơn và vì sao?
A Vùng ôn đới, vì điều kiện sống ổn định. B. Vùng nhiệt đới, vì lượng mưa khá cao và ổn
định.
C. Vùng nhiệt đới, vì điều kiện sống không ổn định. D. Vùng ôn đới, lượng mưa khá cao và ổn định.
6. Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng?
A. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng.
B. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái.
C. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.
D. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng.
7. Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
A. số lượng cá thể nhiều. B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. có khả năng tiêu diệt các loài khác. D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động
mạnh.
8. Loài đặc trưng trong quần xã là loài
A. chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. B. có nhiều ảnh hưởng đến các loài khác.
C. đóng vai trò quan trọng trong quần xã. D. phân bố ở trung tâm quần xã.
9. Các cây tràm ở rừng U minh là loài
A. ưu thế. B. đặc trưng. C. đặc biệt. D. có số lượng nhiều.
10. Sự phân tầng thẳng đứng trong quần xã là do:
A. Phân bố ngẫu nhiên của các quần thể B. Trong quần xã có nhiều quần thể.
C. Nhu cầu không đồng đều ở các quần thể D. Sự phân bố để tận dụng diện tích không gian.
11. Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng
A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống
B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống
C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống
12. Trong cùng một thuỷ vực, người ta thuờng nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một
tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là:
A. tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài.
B. tăng tính cạnh trang giữa các loài do đó thu được năng suất cao hơn.
C. tận dụng tối đa nguồn thức ăn, nâng cao năng suất sinh học của thuỷ vực.
D. hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong thuỷ vực.
13. Các loài trong quần xã có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó
A. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có
một loài bị hại.
B. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có hai loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có một
loài bị hại.
C. các mối quan hệ hỗ trợ, các loài đều hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng ít nhất có một loài
bị hại.
D. các mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài hưởng lợi, còn trong các mối quan hệ đối kháng các loài đều
bị hại.
14. Quan hệ giữa hai (hay nhiều) loài sinh vật, trong đó tất cả các loài đều có lợi, song mỗi bên chỉ có thể tồn
tại được dựa vào sự hợp tác của bên kia là mối quan hệ nào?
A. Quan hệ hãm sinh. B. Quan hệ cộng sinh. C. Quan hệ hợp tác. D. Quan hệ hội sinh.
15. Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia ?
A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường
B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng
C. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng D. Loài cá ép sống bám trên các loài
cá lớn
16. Trùng roi tricomonas sống trong ruột mối là quan hệ
A. Kí sinh. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. hợp tác.
17. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ. D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
18: Cho các ví dụ:
(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.
(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.
Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là:
A. (2) và (3) B. (1) và (4) C. (3) và (4) D. (1) và (2)
19. Dây tơ hồng sống trên các tán cây trong rừng là ví dụ về mối quan hệ nào?
A. Cộng sinh. B. Cạnh tranh. C. Kí sinh. D. Hội sinh.
20. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài này sống bình thường, nhưng gây hại cho nhiều loài khác
là mối quan hệ nào?
A. Quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ ức chế- cảm nhiễm.
C. Quan hệ hợp tác. D. Quan hệ hội sinh.
21. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài dùng loài khác làm thức ăn là mối quan hệ nào?
A. Quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ ức chế- cảm nhiễm.
C. Quan hệ hợp tác. D. Quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
22. Các loài gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, để
tránh sự cạnh tranh xảy ra thì chúng thường có xu hướng :
A. phân li ổ sinh thái B. phân li nơi ở C. thay đổi nguồn thức ăn D. di cư đi nơi khác
23. Sinh vật có ổ sinh thái hẹp có đặc điểm gì?
A. Sinh trưởng và phat triển mạnh ở bất kỳ môi trường nào.
B. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.
C. Khả năng thích nghi với môi trường kém.
D. Rất đa dạng về hình thái và kích thước.
24. Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã biểu hiện ở
A. số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ cao phù hợp với khả năng cung cấp nguồn
sống của môi trường.
B. số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ tối thiểu phù hợp với khả năng cung cấp
nguồn sống của môi trường.
C. số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng)
do sự tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
D. số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định gần phù hợp với khả năng cung
cấp nguồn sống của môi trường.
25. Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến
A. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã B. Sự phát triển một loài nào đó trong quần xã
C. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã D. Làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã

HỆ SINH THÁI
1. Hệ sinh thái bao gồm
A. các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau.
B. quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quần xã).
C. các loài quần tụ với nhau tại một không gian xác định.
D. các tác động của các nhân tố vô sinh lên các loài.
2. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định vì
A. các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
B. các sinh vật trong quần xã luôn tác động với nhau
C. các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô
sinh của sinh cảnh
D. các sinh vật trong quần xã luôn tác động với nhau và với các quần thể khác cùng loài
3. Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống như thế nào?
A. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã.
B. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh
cảnh của chúng.
C. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa quần xã với sinh cảnh của chúng.
D. Biểu hiện sự trao đổi chất và NL giữa các sinh vật trong nội bộ quần thể và giữa quần thể với sinh cảnh
của chúng.
4. Nội dung nào sau đây sai?
A. Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng B. Hệ sinh thái lớn nhất là Trái Đất
C. Bất kì một sự gắn kết nào giữa các sinh vật với nhân tố sinh thái của môi trường để tạo thành một chu
trình sinh học hoàn chỉnh đều được coi là một hệ sinh thái
D. Một giọt nước ao không được coi là hệ sinh thái
5. Mô hình VAC là một hệ sinh thái vì
A. có năng suất sinh học cao, sử dụng nguồn vật chất trong tự nhiên và con người có bổ sung cho hệ nguồn
vật chất và năng lượng khác.
B. có chu trình tuần hoàn vật chất
C. có sự tham gia của sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
D. có sự tham gia của con người nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái.
6. Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.
B. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
C. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
D. Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
7. Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là SV phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô
cơ.
C. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
D. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.
8. Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A.Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.
B.Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
C.Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
D.Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
9. Về nguồn gốc hệ sinh thái được phân thành các kiểu
A. Các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. B. Các hệ sinh thái rừng và biển.
C. Các hệ sinh thái lục địa và đại dương. D. Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.
TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
1. Cơ sở để xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong QXSV là mối quan hệ
A.về nơi sống giữa các quần thể trong quần xã B. về sinh sản giữa các cá thể trong quần thể
C.về sự gỗ trợ giữa các loài D. dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
2. Trao đổi chất trong quần xã được biểu hiện qua
A. trao đổi vật chất giữa các sinh vật và giữa quần xã với sinh cảnh. B. chuỗi và lưới thức ăn.
C. trao đổi vật chất giữa quần xã với môi trường vô sinh. D. chu trình trao đổi các
chất trong tự nhiên.
3. Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ
A. dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi
B. mật thiết với nhau về thức ăn, nơi ở
C. dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là
sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
D. dinh dưỡng với nhau.
4. Trong hệ sinh thái có 2 loại chuỗi thức ăn
A. chuỗi thức ăn trên cạn và chuỗi thức ăn dưới nước
B. chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu

C. chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rừng và chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái biển
D. chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước ngọt và chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước biển
5. Trật tự nào sau đây là không đúng với chuỗi thức ăn?
A. Cây xanh → Chuột → Mèo → Diều hâu. B. Cây xanh → Chuột → Cú → Diều hâu.
C. Cây xanh → Rắn → Chim → Diều hâu. D. Cây xanh → Chuột → Rắn → Diều hâu.
6. Cho chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Ếch → Rắn → Đại bàng. Tiêu diệt mắt xích nào sẽ gây hậu quả
lớn:
A. Đại bàng và lúa B. Châu chấu C. Ếch D. Rắn.
7. Nếu cả 4 HST dưới đây đều bị ô nhiễm thuỷ ngân với mức độ ngang nhau, con người ở HST nào trong số 4
HST dó bị nhiễm độc nhiều nhất?
A. tảo đơn bào → ĐV phù du → cá → người
B. tảo đơn bào → ĐV phù du → giáp xác → cá → chim → người
C. tảo đơn bào → cá → người
D. tảo đơn bào → ĐV phù du → cá → người
8. Phát biểu đúng về lưới thức ăn
A. Quần xã phải đa dạng mới tạo thành lưới thức ăn.
B. Các chuỗi thức ăn có mắt xích chung gọi là lưới thức ăn.
C. Nhiều chuỗi thức ăn mới tạo thành lưới thức ăn.
D. Nhiều quần thể trong quần xã mới tạo thành lưới thức ăn.
9. Các loài có cùng bậc dinh dưỡng là các loài có cùng
A. số lượng cá thể và cùng sử dụng một loại thức ăn.
B. mức năng lượng và sử dụng thức ăn cùng mức năng lượng.
C. sinh khối và sử dụng thức ăn cùng sinh khối.
D. số lượng loài sử dụng thức ăn cùng bậc dinh dưỡng.
10. Cho chuỗi thức ăn : Lúa → Châu chấu → Ếch → Rắn → Đại bàng. Ếch trong chuỗi thức ăn thuộc bậc
dinh dưỡng
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5.
11. Cho chuỗi thức ăn : Cây ngô  Sâu ăn lá ngô  Nhái  Rắn hổ mang  Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn
này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước

A. Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang B. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái
C. Nhái , rắn hổ mang , diều hâu D. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu
12. Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì thức ăn càng đơn giản.
B. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định
C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau
D. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
13. Khi nói về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn không kéo dài quá 6 mắt xích
B. Tất cả các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng
C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích chỉ có một loài sinh vật.
D. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.

CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN

1. Chu trình sinh địa hoá là chu trình


A. phân giải các chất trong tự nhiên B. tổng hợp các chất trong tự nhiên
C. trao đổi các chất trong tự nhiên D. tuần hoàn vật chất trong tự nhiên
2. Một chu trình sinh địa hoá gồm có các phần nào?
A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ.
B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
C. Tổng hợp các chất, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong
đất, nước.
3. Chu trình sinh địa hoá có vai trò
A. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.
B. duy trì sự cân bằng năng lượng trong sinh quyển.
C. duy trì sự cân bằng vật chất và năng lượng trong sinh quyển.
D. duy trì sự cân bằng trong quần xã.
4. Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong quần xã, hợp chất cacbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn
B. Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín
C. Cacbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình quang hợp
D. Khí trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật
5. Khi nói về chu trình sinh địa hóa nitơ, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôn ( ) , nitrat ( )

B. Vi khuẩn phản nitrat hoá có thể phân huỷ nitrat ( ) thành nitơ phân tử (N2)
C. Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí.
D. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối , như muối amôn ( ) , nitrat ( ).
6: Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào có khả năng biến đổi nitơ ở dạng thành nitơ ở dạng
?
A. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất B. Thực vật tự dưỡng
C. Vi khuẩn phản nitrat hoá D. Động vật đa bào
7. Loài nào không có khả năng cố định nitơ từ không khí?
A. Vi khuẩn nốt sần cộng sinh với cây họ Đậu. B. Một số vi khuẩn sống tự do trong đất và nước
C. vi khuẩn lam trên với bèo hoa dâu D. vi khuẩn phản nitrat
8. Nội dung không đúng với chu trình nước là
A. nước luân chuyển tuần hoàn và phụ thuộc nhiều vào thảm thực vật
B. nước mưa rơi xuống Trái đất một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, phần lớn tích luỹ trong đại
dương, sông, hồ
C. giữa cơ thể sinh vật và môi trường luôn xảy ra quá trình trao đổi nước
D. trong khí quyển, nước ngưng tụ thành mưa rơi xuống ở lục địa với một lượng lớn.
DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
1. Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất là năng lượng
A. trong các phản ứng hoá học B. ánh sáng mặt trời C. do núi lửa hoạt động D. do sóng biển
2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra như thế nào?
A. bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành quang năng, sau đó năng
lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường.
B. bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hoá học, sau đó
năng lượng được truyền hết qua các bậc dinh dưỡng.
C. từ sinh vật sản xuất hình thành năng lượng hoá học, sau đó năng lượng được truyền qua các bậc dinh
dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường.
D. bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hoá học, sau đó
năng lượng được truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền trở lại môi trường.
3. Điều nào sau đây không đúng với dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
A. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng dần.
B. Năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng từ thấp lên cao.
C. Năng lượng bị thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng.
D. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng giảm dần.
4. Nguyên nhân chính gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái là do:
A. Sinh vật bậc dinh dưỡng sau không sử dụng hết sinh vật bậc dinh dưỡng trước.
B. Năng lượng bị mất qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải
C. Năng lượng tích lũy vào bậc dinh dưỡng cao ít hơn bậc dinh dưỡng trước.
D. Năng lượng bị mất qua hoạt động kiếm ăn, trốn kẻ thù.
5. Trong hệ sinh thái
A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, còn
vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.
B. năng lượng và vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng
C. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường
D. vật chất được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, còn
năng lượng được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.
6. Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:
(1) Động vật ăn động vật (2) Động vật ăn thực vật (3) Sinh vật sản xuất
Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là
A. (2)→(3)→(1) B. (1)→(3)→(2) C.(1)→(2)→(3) D.(3)→(2)→(1)
7. Năng lượng khi đi qua các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn
A. được sử dụng lặp lại nhiều lần. B. chỉ được sử dụng một lần rồi mất đi
dưới dạng nhiệt.
C. được sử dụng số lần tương ứng với số loài trong chuỗi thức ăn. D. được sử dụng tối thiểu 2 lần.
8. Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 xích) vì
A. năng lượng được hấp thụ nhiều ở sinh vật tiêu thụ
B. năng lượng được hấp thụ ở sinh vật sản xuất là quá ít, không đủ để cung cấp cho các bậc dinh dưỡng cao
hơn
C. năng lượng mất qua lớn qua các bậc dinh dưỡng nên càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng tích luỹ
càng ít dần
D. năng lượng được hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất
9. Nhóm sinh vật nào sau đây tạo ra sản lượng sơ cấp ?
A. Động vật ăn thực vật B. Thực vật C. Động vật ăn động vật D. Sinh vật phân
giải
10. Trong hệ sinh thái, sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh tới
môi trường dinh dưỡng là
A. sinh vật tiêu thụ B. sinh vật sản xuất C. sinh vật phân huỷ D. sinh vật tiêu thụ
cấp 1
11. Trong hệ sinh thái, sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường dinh
dưỡng tới môi trường vô sinh là
A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải B. sinh vật phân giải C. sinh vật tiêu thụ D.
sinh vật sản xuất
12. Hiệu suất sinh thái là
A. tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng đầu tiên và cuối cùng trong hệ sinh thái.
B. tổng tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
C. tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng của sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ bậc
một trong HST
D. tỷ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


1. Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng là
A. tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh, tài nguyên vĩnh cửu B. tài nguyên rừng, tài
nguyên biển
C. tài nguyên đất, tài nguyên nước D. tài nguyên vĩnh cửu và tài nguyên không vĩnh
cửu
3. Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh?
1. Nhiên liệu hoá thạch 2. Năng lượng 3. Nước sạch, không khí
sạch
4. Đất 5. Kim loại, phi kim 6. Đa dạng sinh học
Phương án đúng là: A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 5 C. 3, 4, 6 D. 2, 3,
6
4. Tài nguyên nào sau đây thuộc dạng tài nguyên vĩnh cửu?
1. Đất 2. Nước sạch 3. Năng lượng ánh sáng
4. Năng lượng gió 5. Than đá 6. Dầu mỏ 7. Năng lượng
thuỷ triều
Phương án đúng là: A. 1, 2, 7 B. 3, 4, 7 C. 5, 6, 7
D. 1, 2, 3
6. Biện pháp quan trọng để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước là
A. tiết kiệm nước trong việc ăn uống. B. tiết kiệm trong việc tưới tiêu cho cây trồng.
C. hạn chế nước ngọt chảy ra biển. D. không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.
8. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là
A. bão lụt tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh phát triển B. núi lửa phun nham thạch
C. do phương tiện giao thông D. chất thải từ quá trình sản xuất và sinh hoạt của
con người
9. Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là
A. do đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch và do thu hẹp diện tích rừng
B. do thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu
C. do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp
D. do bùng nổ dân số nên làm tăng lượng khí CO2 qua hô hấp
10. Công việc mà con người cần làm tiền đề để phát triển bền vững môi trường thiên nhiên là:
A. Bảo vệ môi trường B. Sử sụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên
C. Bảo vệ các nguồn tài nguyên D. Trồng thêm cây, gây thêm rừng.
11. Biện pháp nào không có tác dụng hạn chế ô nhiễm môi trường?
A. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ở xa khu dân cư. B. Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao
thông.
C. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây. D. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các
nguyên liệu, đồ dùng.
12. Điều nào không đúng với hiệu quả trồng cây gây rừng ở vùng đất trống và đồi núi trọc?
A. Hạn chế hạn hán, lũ lụt. B. Hạn chế mức độ đa dạng sinh học. C. Hạn chế xói mòn đất. D. Cải
tạo khí hậu.
13. Biện pháp nào có tác dụng lớn tới sự cân bằng sinh thái?
A. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. B. Bảo vệ các loài sinh vật.
C. Phục hồi và trồng rừng mới. D. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải
gây ô nhiễm.
14. Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây là không đúng
A. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh
B. Con người phải tự nâng cao nhận thức về sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên
C. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học
D. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống
15. Đa dạng sinh học là
A. sự phong phú về thành phần loài B. sự đa dạng các hệ sinh thái
C. sự đa dạng về môi trường sống của các loài sinh vật D. sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ
sinh thái tự nhiên
16. Nội dung của bảo vệ đa dạng sinh học là
1. bảo vệ các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng 2. hạn chế thay đổi khí hậu
3. sử dụng tiết kiệm nguồn động vật hoang dã để duy trì các quá trình sinh sản của chúng
4. vận động đồng bào dân tộc không săn bắt bừa bãi thú rừng
5. xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.
Phương án đúng là: A. 1, 2 B. 1, 5 C. 1, 3
D. 1, 4
17: Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm,
cần ngăn chặn các hành động nào sau đây?
(1)Khai thác thủy, hải sản vượt quá mức cho phép. (2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã (4)Bảo vệ các loài động vật hoang dã.
(1) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm : mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,…
A. (2), (3), (4) B. (2), (4), (5) C. (1), (3), (5) D. (1), (2), (4)
18: Cho các hoạt động của con người sau đây:
(1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh. (2) Bảo tồn đa dạng sinh học.
(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động
A. (1) và (3). B. (2) và (3). C. (1) và (2). D. (3) và (4).
19: Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái
sinh
B. Con người phải tự nâng cao nhận thức về sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên
C. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học
D. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống
20 : Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền
vững tài nguyên thiên nhiên?
(1)Sử dụng tiết kiệm nguồn nước (2) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng,
làm nương rẫy
(3)Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. (4) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh
và không tái sinh
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
21: So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên
địch có những ưu điểm nào sau đây?
(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. (2) Không phụ thuộc vào điều kiện
khí hậu, thời tiết.
(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh. (4) Không gây ô nhiễm môi trường.
A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (4). D. (3) và (4).
22: Những giải pháp nào sau đây được xem là những giải pháp chính của phát triển bền vững, góp phần làm
hạn chế sự biến đổi khí hậu toàn cầu?
(1) Bảo tồn đa dạng sinh học. (2) Khai thác tối đa và triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
(3) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.
(4) Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
(5) Tăng cường sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các chất diệt cỏ, các chất kích thích sinh
trưởng,...trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Đáp án đúng là: A. (1), (3) và (4). B. (1), (2) và (5).
C. (2), (3) và (5). D. (2), (4) và (5).
23. Giải pháp của sự phát triển bền vững là:
A. bảo vệ sự trong sạch của môi trường đất, nước và không khí.
B. kiểm soát được sự gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho con người.
C. giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên không tái sinh trên cơ sở tiết kiệm, sử dụng lại và tái chế
các nguyên vật liệu, khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh (đất, nước, SV)
D. bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm bảo vệ các loài, các nguồn gen và các hệ sinh thái

You might also like